Tip kĩ thuật xe thăng bằng

kenarykidshop123
20/10/2019 8:10Phản hồi: 0
#Các_Tips_kỹ_thuật bỏ túi khi chơi xe thăng bằng (nguồn: Kenary lược dịch và tổng hợp)
#Tip4: (Dành cho ba mẹ chuẩn bị mua xe): 9 điều bạn nên biết trước khi mua xe thăng bằng:
1. Chiều cao yên & khả năng điều chỉnh yên:
Khi chọn xe thăng bằng cho bé, quan trọng nhất là bạn phải chọn đúng kích cỡ. Các loại xe trên thị trường hiện có rất nhiều loại với nhiều kích cỡ khác nhau. Nếu xe không đúng kích cỡ sẽ khiến bé dễ nản khi làm quen xe, và hạn chế bớt khả năng chơi xe thăng bằng của bé. Ngoài ra, xe không đúng kích cỡ cũng dễ gây nguy hiểm cho bé.
Chiếc xe đầu đời của bé hãy là chiếc xe phù hợp nhất với bé, chứ đừng chờ đợi bé lớn một chút sẽ ngồi vừa ba mẹ nhé.
Chiếc xe thăng bằng có chiều cao phù hợp nhất là khi bé ngồi lên yên, hai chân chạm bằng phẳng trên mặt đất, đầu gối hơi cong.
Đối với địa hình phẳng và đường dài bạn có thể chỉnh yên nhích lên một chút, còn địa hình chướng ngại vật đường gồ ghề đất cát...bạn nên chỉnh yên sao cho gối cong nhiều hơn một chút.
Một điều nữa cần xem xét là khả năng điều chỉnh chiều cao yên xe nhanh chóng. Vì nếu xe có thể điều chỉnh chiều cao yên mà không cần dụng cụ là vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho bạn.
2. Trọng lượng xe thăng bằng

Khi xem xét trọng lượng tổng thể của một chiếc xe thăng bằng, có một quy tắc đơn giản có thể được áp dụng trên thực tế, một chiếc xe thăng bằng nên có cân nặng không quá 30% trọng lượng của con bạn.
Lúc 2 tuổi, bé trai thường nặng từ 10.6kg đến 15kg, trong khi bé gái nặng 10.2kg đến 14.5kg.
Nếu một đứa trẻ nặng 11.3kg và theo quy tắc 30% thì chiếc xe thăng bằng của bé không nên quá 3.39kg
(trọng lượng bé) x (0,3) = (trọng lượng xe thăng bằng tối đa)
Một chiếc xe thăng bằng nặng 4,54kg sẽ gây khó khăn và nguy hiểm khi vận động đối với một bé 11.3kg hơn là một bé nặng 15.8kg. Ngoài ra còn có một lợi ích phụ cho cha mẹ khi chọn một chiếc xe thăng bằng nhẹ: đó là dễ mang vác. Một tay bế con một tay xách xe thì chiếc xe nhẹ sẽ ưu điểm hơn nhiều đúng không nào?
3. Vật liệu khung xe
Khung xe thăng bằng được thiết kế từ các loại vật liệu đặc biệt: kim loại, hợp kim khác nhau, gỗ, nhôm và carbon
- Xe thép phù hợp cho trẻ lớn, to con. Xe thép cứng hơn, vững chắc hơn nhưng khung xe thép có thể dễ bị rỉ sét, đặc biệt ở nơi khí hậu ẩm ướt
- Xe nhôm / hợp kim rất phổ biến với các bậc cha mẹ đang tìm kiếm một chiếc xe nhẹ. Xe nhôm đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ hoặc trẻ em dưới 3 tuổi. Tải trọng tối đa của xe có thể đạt tối đa khoảng 27-34kg tùy thuộc vào kiểu dáng và mẫu mã. Và may thay, phần lớn trẻ em thực sự đạt đến tải trọng tối đa đều sẵn sàng chuyển qua xe đạp.
Xe gỗ
Xe gỗ có thể thân thiện với môi trường hơn, nhưng bị nhiều giới hạn hơn khi điều chỉnh so với xe thăng bằng thông thường. Xe gỗ phù hợp nhất cho bề mặt địa hình bằng phẳng / cứng. Nhưng xe gỗ cũng có trường hợp khung gỗ bị nứt vỡ
Xe vật liệu sợi Carbon: khung xe thăng bằng nhẹ nhất và đắt nhất hiện nay.
Sợi carbon (xen kẽ sợi cacbon, sợi graphite hoặc sợi than chì) là những sợi có đường kính khoảng 5-10 micrômet và có thành phần chủ yếu là các nguyên tử carbon. Sợi carbon có một số lợi thế bao gồm độ cứng cao, độ bền kéo cao, trọng lượng thấp, kháng hóa chất cao, chịu được nhiệt độ cao và giãn nở nhiệt thấp. Những đặc tính này đã làm cho sợi carbon rất phổ biến trong ngành hàng không vũ trụ, kỹ thuật dân dụng, quân sự và thể thao cạnh tranh.
4. Lốp xe
Một số loại lốp xe thăng bằng khác nhau ở bề mặt gai của lốp. Khi chọn một chiếc xe thăng bằng, bạn nên xem xét các điều kiện / môi trường mà con bạn sẽ đi.
Lốp đặc hoặc lốp hơi:

Quảng cáo


Lốp đặc EVA (xe basic) có một lợi thế khác biệt ở chỗ chúng có trọng lượng nhẹ đáng kể so với các loại lốp khác và không cần bảo trì. Những chiếc lốp này đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ (3 tuổi trở xuống), những bé cần một chiếc xe nhẹ. Có thể đi trên hầu hết các địa hình, trong nhà và ngoài trời. Lốp đặc không có độ đàn hồi và lực kéo bị hạn chế.
Lốp hơi là lốp tiêu chuẩn cho hầu hết các xe thăng bằng, có độ đệm và đi thoải mái. Lốp hơi dễ bị xẹp, phải chỉnh áp suất không khí thích hợp và làm tăng trọng lượng của nguyên chiếc xe
Lốp hơi có độ trớn khá cao, trọng lượng xe khá nặng nên không được khuyên dùng cho các bé mới làm quen xe thăng bằng.
Lốp Big Apple của Swchalbe là loại lốp bản rộng, có lớp đệm khí giảm xóc tự nhiên, giúp xe chạy êm ái trên hầu hết các bề mặt. Hiện lốp Big Apple khá phổ biến trong các giải đua xe thăng bằng Châu Á.
5. Thắng xe: chiếc xe thăng bằng chuẩn luôn được thiết kế giúp bé an toàn nhất. Bản năng tự nhiên của bé khi gặp tình huống hoảng sợ là đặt chân xuống. Ngay cả các bé biết dùng thắng xe cũng đặt chân xuống nếu muốn nhanh chóng dừng xe. Bé mới bắt đầu chơi sử dụng chân chạm đất để kiểm soát tốc độ và dừng lại. Nên xe thăng bằng cũng không quá quan trọng phải có thắng xe hay không.
6. Tay nắm:
Tay nắm phải thoải mái và bảo vệ bàn tay nhỏ bé của trẻ trong một cú ngã hoặc vô tình chạm vào cây, tường...
Tay nắm với một đầu cao su bảo vệ và đệm, bảo vệ bàn tay khỏi bị vô tình bị chèn ép trong khi va chạm hoặc té ngã. Trẻ nhỏ hơn có thể dùng tay nắm nhỏ hơn. Strider đã ra mắt loại tay nắm 12,7mm độc đáo, nhỏ hơn 43% so với kẹp tiêu chuẩn (22,2mm) để cho phép trẻ thoải mái và kiểm soát tốt hơn với bàn tay nhỏ bé. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất xe lưu ý đến tay nắm nhỏ hơn này.
7. Chỗ gác chân
Chỗ gác chân xe thăng bằng là một tính năng hay, nhưng không quá cần thiết. Thường chỉ những bé đã thuần thục và muốn đứng lên xe thăng bằng, chinh phục kĩ năng biểu diễn xe mới cần chỗ gác chân này. Đa số trẻ tập chơi không sử dụng trừ khi thả dốc hoặc thực hành bo cua (kĩ thuật cao)
8. Nón bảo hiểm, đồ bảo hộ và trang phục chơi xe thăng bằng (Kenary sẽ có bài chuyên sâu hơn)
Cực kì quan trọng khi bé nhỏ chưa ý thức rõ về sự an toàn nên ba mẹ cần chọn một chiếc nón bảo hiểm vừa vặn và phải gọn nhẹ cho bé. Nón fullface sẽ an toàn hơn cho các bé đã chạy xe thuần thục.

Quảng cáo


Bảo hộ tay chân trước mọi tình huống không kiểm soát được. Trẻ nhỏ thường hiếu động và tinh nghịch, sẵn sàng lao xe vào bụi rậm, thả dốc, và những địa hình khó khi hưng phấn, nếu được bảo hộ an toàn ba mẹ sẽ không phải thót tim vì những lần như thế.
9. Bảo hành và dịch vụ
Các nhà sản xuất và phân phối uy tín sẽ cung cấp một số hình thức bảo hành. Hầu hết các hãng chỉ bảo hành khung xe không bao gồm hao mòn thông thường.
Hãy chọn mua xe tại các hãng có những dịch vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng phụ kiện. (Tại Kenary luôn bảo hành vĩnh viễn các loại xe thăng bằng được Kenary lựa chọn bán ba mẹ nhé)
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019