Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


The Open Ears Project - chương trình podcast chuyên về nhạc cổ điển của Clemency Burton-Hill

AudioPsycho
14/10/2019 8:46Phản hồi: 14
The Open Ears Project - chương trình podcast chuyên về nhạc cổ điển của Clemency Burton-Hill
Clemency Burton-Hill, nữ phát thanh viên và nghệ sỹ violin chuyên nghiệp, mới đây vừa giới thiệu The Open Ears Project, một chương trình podcast chuyên sâu về nhạc classical và được cộng đồng yêu nhạc hưởng ứng nhiệt liệt. Chương trình sẽ trò chuyện với các khách mời về tác phẩm nhạc classical mà họ yêu thích cũng như có ảnh hưởng đến họ nhất, sau đó giới thiệu tác phẩm đó đến thính giả của chương trình.

Click vào đây để nghe trên Spotify
The Open Ears Project, các khách mời từng tham gia cho đến nay gồm nhiều tên tuổi nổi tiếng như Alec Baldwin, Jamie Barton, Ian McEwan, Eva Chen... Mỗi câu chuyện là những cảm xúc đa dạng, niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, mất mát hay các giây phút "nhìn lại mình" sau ánh hào quang của truyền thông.

tinhte-Clemency-Burton-Hill-1.jpg


Nhạc classical được nhiều người chọn lựa để nghe thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng hay khi cần giải tress, giúp đầu óc tỉnh táo hơn để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Dạo trên các diễn đàn âm nhạc hay kỹ thuật âm thanh dành cho dân audiophile, nhạc classical cũng được nhắc đến khá thường xuyên, tuy nhiên hầu như chỉ dừng lại ở khả năng test chất âm của thiết bị âm thanh đắt tiền mà thôi, ít có ai nhắc đến các cảm xúc mà nhạc classical mang đến khi nghe.



Âm nhạc từ lâu luôn được xem như một chiếc cầu nối để dẫn dắt các cảm xúc phức tạp của chúng ta. Vui thì nghe nhạc vui để hào hứng hơn, buồn thì nghe nhạc buồn nhằm tìm kiếm sự đồng cảm. Nhiều bác sỹ tâm lý khuyến nghị bệnh nhân của mình nghe nhạc classical mỗi ngày, và chỉ cần vài phút chứ không nhiều lắm. Thực hiện phương pháp này thường xuyên sẽ có thể giúp đầu óc trở nên tỉnh táo hơn, từ đó làm tiền đề giải quyết những khúc mắc mà bạn đang phải đối mặt trong cuộc sống.
tinhte-Clemency-Burton-Hill-2.jpg
Clemency Burton-Hill
Đối với phần lớn giới trẻ hiện nay, nhạc classical hay được xem như là một thứ gì đó "cao sang", "xa lạ" quá mà họ ngại phải tiếp cận. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi thị trường ngày càng nhiều những bài nhạc pop sướt mướt thậm chí đến sáo rỗng. Nhạc rock vì thế cũng lui vào một góc riêng với fanbase trung thành của nó, hay các thể loại jazz hay R&B cũng trở nên kén người nghe hơn. Sự phát triển của mạng internet dĩ nhiên sẽ giúp nhiều người tiếp cận hơn với classical, tuy vậy cái rào cản "cao sang" nói trên vẫn làm người nghe đại trà khó có thể (hay ít muốn) tiếp cận với nó.

JacquiCheng.jpg

Khi xem các bộ phim điện ảnh hiện nay, các nhà làm phim thường sử dụng nhạc classical để tăng sự kịch tính, bi thảm, hoặc điêm "deep" vào những cảnh phim của mình, dễ thấy nhất là ở cảnh hôn lễ, đám tang hay các sự kiện lớn, từ đó khơi dậy được cảm xúc ở người xem. Đây cũng là cách để đạo diễn "lái" cảm xúc của người xem theo mạch phim. Âm nhạc đã làm rất tốt vai trò của nó trong việc truyền tải cảm xúc đến người nghe, và trong trường hợp này chính là nhạc classical.

tinhte-Clemency-Burton-Hill-3.jpg
Nicola Benedetti
Thật ra thì cũng khó có thể trách được những ai đã quen nghe nhạc pop thị trường. Với người thích nghe pop đơn giản, đối với họ như thế đã là đủ và không cần phải tốn thêm thời gian nghiên cứu các thể loại nhạc khác làm chi. Chúng ta có thể giới thiệu và hướng những người nghe đó đến nhạc classical, nhưng lựa chọn cuối cùng vẫn là của họ.

Clemency Burton-Hill là con gái của Humphrey Burton, trưởng ban âm nhạc và nghệ thuật của đài BBC. Clemency giành được học bổng của trường nữ sinh St Paul và trường Wesminster, sau đó theo học Đại học Magdalene (Cambridge) và nhận danh hiệu Danh dự ở 2 môn học khác nhau, hay còn được gọi ngắn gọn là Double First. Clemency trước đó cũng đã từng theo học ở trường Đại học Âm nhạc Hoàng gia và được nhận giải Violin Hugh Bean.

Quảng cáo



Clemency Burton-Hill bắt đầu công việc phát thanh từ năm 2008 với tư cách là thành viên của chương trình trực tiếp The Prom cho 2 kênh BBC Four và BBC Two. Cô có cơ hội gặp gỡ và phỏng vấn nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Philip Glass, Joshua Bell, Marin Alsop, Quincy Jones và Daniel Barenboim. Từ năm 2015, Clemency nhiều lần được chọn giới thiệu chương trình Last Night of The Prom và cô cũng là host chính của BBC Young Musician từ năm 2010 đến nay.

Clemency Burton-Hill được giới phê bình nghệ thuật và người yêu nhạc biết đến qua những bộ phim tài liệu âm nhạc đặc sắc, trong đó có thể kể đến Stradivarius and Me hay Who’s Yehudi nói về nghệ sỹ violin tài năng Yehudi Menuhin (1916 - 1999), cũng là thầy dạy violin cho Clemency Burton-Hill.

Trong khoảng từ năm 2009 ~ 2015, Clemency Burton-Hill làm phóng viên âm nhạc cho The Culture Show của đài BBC Two, giới thiệu đến khán giả hơn 30 bộ phim về các đề tài âm nhạc classical, opera, jazz, theatre... cũng như một số đầu sách khác viết về âm nhạc. Từ năm 2015, Burton-Hill bắt đầu host các chương trình âm nhạc của Royal Opera House và cũng là host thường xuyên của chương trình giáo dục Insights, phục vụ người xem trực tiếp trên sóng truyền hình và YouTube. Tháng 5/2018, Clemency Burton-Hill chuyển sang vị trí mới là Giám đốc sáng tạo cho mảng âm nhạc và nghệ thuật của đài WQXR-FM (New York), một trong những đài phát thanh chuyên nhạc classical lớn nhất của Mỹ.

Không dừng lại ở công việc phát thanh viên, Clemency Burton-Hill còn làm phóng viên viết các chủ đề âm nhạc cho nhiều tờ báo lớn như Vogue, The Economist, The FT Weekend, The Guardian, The Observer, The Independent, The Sunday Times, The Sunday Telegraph, The Times Literary Supplement, Elle, và The Mail on Sunday. Các bài viết của cô chủ yếu nói về các khía cạnh âm nhạc, nghệ thuật hay mới đây là âm nhạc bằng trí tuệ nhân tạo. Clemency Burton-Hill còn đăng bài trên BBC Culture và là Trưởng chuyên mục phỏng vấn người nổi tiếng của BBC Music Magazine từ năm 2013. Nhiều bài viết của Clemency Burton-Hill cũng xuất hiện trên các tạp chí như The Daily Telegraph, The Spectator, Total Politics và The Liberal.

Clemency Burton-Hill xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tiên vào tháng 1/2009 mang tên The Other Side of the Stars, phát hành bởi Headline Review trực thuộc Hodder Headline. Quyển thứ hai là All The Things You Are sau đó được tiếp tục ra mắt vào tháng 10/2013. Vào tháng 10/2017 Clemency xuất bản quyển Year of Wonder: Classical Music for Every Day (cũng phát hành bởi Headline Review) cũng được độc giả toàn thế giới đón nhận nhiệt liệt.

Clemency tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật khác như đóng phim điện ảnh và truyền hình (Dream Team, The Last of the Blonde Bombshells, Midsomer Murders, Supernova, Hustle, Party Animals...), tham gia các hoạt động từ thiện và xuất hiện với tư cách khách mời trên nhiều show âm nhạc nổi tiếng. Cô cũng chơi thông thạo đàn violin và từng được mời biểu diễn tại các nhà hát lớn như La Scala (Milan), Musikverein (Vienna), Barbican Hall (London) và Boston Symphony Hall.

Quảng cáo



RobVogt.jpg

Nguồn theguardian
14 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Coi mấy phim Châu Âu thời xưa ..thấy nó đội tóc đuôi ngựa ..rồi mặc độ chật ních ..nghe ngộp thở
hóng thôi
tool
ĐẠI BÀNG
4 năm
"...here’s a reason film directors turn to classical music when they want to generate profound emotion; there’s a reason, too, that classical music tends to soundtrack weddings, funerals and other big life events that provoke deep feelings..."
"...Khi xem các bộ phim điện ảnh hiện nay, các nhà làm phim thường sử dụng nhạc classical để đưa những cảm xúc "cao quý" vào những cảnh phim của mình..."

Nên dịch là "sâu sắc, sâu lắng, đầy cảm xúc, ..." theo kiểu teen bây giờ hay gọi là "deep" chứ mod 😃
Làm gì có cảm xúc âm nhạc nào là "cao quý"?
@tool Uh, nãy ko biết đang nghĩ cái gì mà gõ cụm từ đấy :v
tool
ĐẠI BÀNG
4 năm
@AudioPsycho Ah, mình cũng có suy nghĩ về chỗ này: "nhạc classical hay được xem như là một thứ gì đó "cao sang", "xa lạ"" (không có ý kiến về câu văn nhé, suy nghĩ riêng của mình thôi)
Nhạc classical nên xem là "hàn lâm" hơn là "cao sang", vì để nghe được, đòi hỏi người nghe phải được đào tạo cơ bản, hoặc phải tự tìm hiểu, chứ ko thể nghe một cách thụ động như nhạc hiện đại được.
@tool thì đúng là vậy mà. Con người vốn có khả năng nhận biết âm thanh từ nhiên tốt hơn và cảm thụ chúng cũng tốt hơn. Đó là tại sao mà người ta cho con học đàn từ rất sớm, hoặc nghe piano, violin từ khi trong bụng mẹ. Nhưng lúc sinh ra rồi đi học, đi làm, nhạc vinahey or dăm ba cái loại pop em đá anh anh đá em, chúng ta nghe nhiều hơn thành ra phải đi...tập nghe lại 😁
quocdat1409
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình nghe concerto mỗi ngày, nhiều nhất là của Tchaikovsky, Sibelius và Arnold Schoenberg.
Theo mình, nhạc cổ điển khó nghe ở chỗ âm thanh kích thích não tạo ra những hình ảnh mà bản thân mỗi người thấy hòa hợp với giai điệu và xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, những hình ảnh gợi lên đó tạo nên một câu chuyện. Nhiều khi mình ngồi nghe một bản concerto hoặc sonata 2-3 lần thôi đã gần 2 tiếng đồng hồ chỉ vì chưa tìm được "dàn ý" của bài. Với lại bác nào nghe nhạc pop quen không đủ kiên nhẫn ngồi vừa nghe vừa đánh giá liên tục trong thời gian dài nên dẫn tới lối suy nghĩ ít ai rãnh ngồi mà thưởng thức. Cũng co những bản cổ điển ngắn (tiểu phẩm) thường tầm 10 phút, đó là những bài mình tập trung nghe trước khi thấy thích concerto/sonata/partita vì những loại nhạc này hơi dài và nghe hơi đuối, nhưng nếu thực sự "phê" thì thấy không dài lắm.
Admin có vẻ thích Nicola nhỉ, thấy topic nào về nhạc cổ điển cũng hay thấy hình cô này.
Title là podcast mà bâm vào link lại ra playlist?
ashn2k
ĐẠI BÀNG
4 năm
@rungxanh2901thanhlam Đúng rồi. Mình cũng vừa mở Podcast tìm thấy link đúng
Mai Dinh Huy
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình thích nghe các nhà soạn nhạc theo trường phái cổ điển Vienna Haydn, Mozart, Beethoven, Schubert. Độ này đang nghe Schubert, có bản Symphony No.9 nghe không kém gì Beethoven cả. Lãng mạn thì mình thích nghe của Mendelssohn, Brahms hoặc Schumman. Nhạc cổ điển trong vậy rộng lớn lắm, vừa sâu vừa rộng. 😆
tool
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Mai Dinh Huy Bạn nghe thử Bach đi, đầy chất Đức.
tool
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hey, đừng nói là nghe, chém gió về đề tài classical music thôi mà cũng lèo tèo thế này là hiểu rồi : ))

Website cho mấy bạn muốn tìm hiểu thêm về nhạc cổ điển
https://nhaccodien.info/web/
Thật sự ta kém rhif làn s
mua về mở cho bầu nghe 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019