"cắt cúp ảnh trong hậu kỳ" - những lưu ý cho các bạn mới tập sửa ảnh

tuanlionsg
28/10/2019 10:39Phản hồi: 37
"cắt cúp ảnh trong hậu kỳ" - những lưu ý cho các bạn mới tập sửa ảnh
Bấm máy (đôi khi) không phải là kết quả mà chỉ là một công đoạn của tiến trình tạo hình. Cần phải hoàn tất nó sau đó trong khâu biên tập, trong đó có cả việc cắt cúp bỏ bớt phần dư thừa., thay đổi tỷ lệ không hình hoặc cải thiện bố cục tổng thể.

Đây là bức ảnh mình chụp trong dịp tham quan một viện bảo tàng. Khách tham quan ngắm cảnh vật và di chuyển rất nhanh, mình chỉ kịp đưa điện thoại lên (LG V10) chụp nhanh và về cắt cúp thử. Anh em thích tấm nguyên bản hay tấm crop?


3605321_crop-camera.tinhte.vn--13.jpg 3605320_crop-camera.tinhte.vn--18.jpg
  • Cắt cúp chặt chủ đề chưa hẳn là hay
    Không hẳn là theo quy tắc bố cục nào. Nhưng không phải lúc nào cắt cúp chặt chủ thể cũng là hay. Cá nhân mình vẫn thấy tấm rộng để thấy con cò đang di chuyển vẫn có điều thú vị hơn là chỉ có chân dung nó.
dont-center-subject.jpg
  • Ngược lại, đôi khi càng chặt lại càng kịch tính
    Cũng có tình huống cắt cúp cận cảnh, đặc tả một chi tiết thú vị nào đó của nhân vật, lại làm cho bức ảnh tạo cảm giác kịch tính hơn. Dĩ nhiên là việc chụp ảnh, càng gần càng tốt, ngay khi bấm máy. Nhưng nếu ở mức độ nào đó, việc crop không ảnh hưởng quá phức tạp đến không gian hay nội dung, thì crop đặc tả cũng hữu hiệu. Nổi bật chi tiết và cảm xúc nhiều hơn.
tight-cropping.jpg

  • Chi tiết không cần thiết có thể loại đi
    Có một số chủ đề ảnh như đường phố, sinh hoạt đời sống, đời thường bla gì đấy ... thì người ta thích để tất cả những chi tiết râu ria như là dấu vết của bối cảnh. Nhưng một số loại ảnh khác, như chân dung đặc tả chẳng hạn, hay thực phẩm sản phẩm... thì các chi tiết không có ý nghĩa gì có trong khung lại dễ làm phân tâm người xem. Cắt bỏ đi!

Croppola.jpg

  • Cứ mạnh dạn thử nghiệm
    Việc ngồi thử nghiệm các kết quả do việc cắt cúp mà ra rất thú vị, nếu bạn có thời gian. Đôi lúc, một cú cắt táo bạo có thể tạo ấn tượng về mặt thị giác rất mạnh mẽ cho bức ảnh. Cắt cúp theo cách khác thường, mang tính cá nhân của bạn nhiều hơn, có thể tạo ra kết quả tuyệt vời hơn.
experiment-with-cropping.jpg

Bây giờ thì tản mạn về chuyện cắt cúp
Chụp xong một bức ảnh, người chụp có thể cúp cắt loại bỏ bớt đi các phần / yếu tố dư thừa để nhấn mạnh chủ thể chính trong khung ảnh. Việc loại bỏ một phần hình ảnh ấy ngày nay được thực hiện bằng phần mềm rất dễ dàng, không khó như cắt cúp thủ công thời xưa, nên nó càng trở nên "bình thường hoá" hơn. Việc cắt cúp trong khâu hậu kỳ trở thành gần như mặc định là một công đoạn trong cả quá trình tạo ra bức hình, dẫu cho có khuynh hướng phản bác việc này để bảo vệ tính chất nguyên bản.

Cắt cúp trong khâu hậu kỳ là làm biến đổi hình ảnh. Đó là điều chắc chắn. Xưa cắt thủ công trong phòng tối trên bản in, nay thì cắt trên giao diện phần mềm. Việc cắt cúp tựa như thao tác "tái bố cục" khung ảnh, làm cho tập trung hơn vào chủ thể, loại bỏ đi chi tiết không mong muốn. Chúng ta đang chỉ bàn đến việc cắt cúp bớt một phần của khung ảnh, không bàn đến việc bôi xoá hay thêm bớt chi tiết trong khung ảnh. Có một số khuynh hướng của người chụp, hoặc của các bạn mới tập chung, được người hướng dẫn, hoặc bị ảnh hưởng, thừa hưởng nghệ thuật thị giác theo "quy tắc một phần ba". Quy tắc đó gợi ý cho người chụp một số cách đặt chủ thể chính tại môt vài vị trí trong khung. Nên, cắt cúp khéo léo, bức ảnh sẽ phù hợp với quy tắc ấy, và cũng tập cho người mới học chụp thói quen bố cục sắp xếp chủ thể trong khung ảnh.

Quan điểm của nhiếp ảnh thuần tuý

Nhưng, nhóm người chụp ảnh khác lại theo chủ trương thuần tuý (purist) là phải bố cục trước khi bấm nút chụp, phải tư duy hình ảnh trong đầu trước khi chụp. Họ (Straight Photography) đề cao nhiếp ảnh đúng nghĩa là sáng tạo trực tiếp từ máy ảnh chứ không được thay đổi chỉnh sửa hình ảnh sau khi chụp, cụ thể là việc cắt xén bớt một phần của khung ảnh đã ghi nhận. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn hay thấy những phản ứng về việc hiệu chỉnh lại bằng phần mềm ảnh sau khi chụp. Họ thấm nhuần lý thuyết "khoảnh khắc quyết định" của Henri Cartier-Bresson như một lý tưởng. Với họ, đó mới là nhiếp ảnh trung thực, dẫu không phải đối nghịch với nhiếp ảnh thời kỹ thuật số, nhưng đó mới là nhiếp ảnh là nhiếp ảnh. Dĩ nhiên, với thể loại nhiếp ảnh truyền thông báo chí, xưa nay việc cắt cúp bớt hình ảnh luôn là vấn đề gay gắt mỗi khi nhắc đến. Chụp sao để vậy! Đúng như tinh thần chụp ảnh là tập trung sự chú ý vào diễn tiến và cơ hội của thế giới bên ngoài trong tầm mắt, để bấm máy. Người ta kể rằng, Bức ảnh "Em bé Nepal" "Em bé Napalm" của Nick Út ban đầu bị hãng thông tấn Associated Press từ chối công bố vì tác giả không đồng ý cho cắt cúp bớt yếu tố trần truồng trong bức ảnh. Ông cho rằng cắt cúp như thế sẽ làm suy giảm sức mạnh đạo lý của bức ảnh. Các phóng viên luôn cố gắng kiểm soát tính toàn vẹn của hình ảnh khi được mang đi sử dụng.

Quảng cáo


Nhiếp ảnh phổ thông ngày nay

Nhiếp ảnh số phát triển, phần mềm cắt cúp ảnh có ngay trên máy ảnh chưa kể các thiết bị ghi hình di động. Việc chụp hàng loạt ảnh trong thời gian rất ngắn và nhanh cần công đoạn hậu kỳ cắt cúp. Thậm chí việc cắt cúp có thể sử dụng ngay khi sử dụng ống kính tele để phóng to đối tượng chính dễ dàng hơn trước rất nhiều. Cắt xén bớt một phần bức ảnh để bố cục lại tổng thể khung ảnh hoặc thay đổi tỷ lệ bức ảnh trở nên thông dụng và bình thường hoá hơn. Trừ phi bạn làm việc ghi hình cho một tổ chức nào đó có quy định khác.

Cẩn thận và tính toán một sắp xếp những gì xuất hiện trong khung hình và cái gì không cần có trong khung hình, ngay khi bấm máy luôn là lý tưởng. Tuy nhiên, có những tình huống vội vàng cho kịp, hoặc giới hạn không gian, giới hạn thiết bị, hoặc thậm chí chụp xong mới thấy một chi tiết hay ho... thì việc cắt cúp để chỉnh chu nội dung truyền đạt cho người khác là việc cần. Nếu lạm dụng hoặc cắt cúp quá tay, sẽ làm suy giảm chất lượng ảnh, tạo thành thói quen không tư duy nhạy bén ngay lúc bấm chụp, thì rất tiếc.

Ok! Trước khi “xâm mình” bước vào thế giới cắt xén, việc tốt nhất là hãy luôn ghi nhớ trong đầu những điểm sau đây :

  1. Cắt xén ảnh không phải là một việc bắt buộc, nó chỉ được thực hiện khi bức ảnh bạn chụp có cấu trúc thành phần, bố cục không như ý mà thôi. Vì vậy, hãy cố gắng bố cục khung hình đúng ý đồ ngay khi bấm nút chụp.
  2. Cắt xén không phải là việc thường xuyên nên làm. Bởi vì khi cầm máy đối diện với chủ thể, có thể bạn chụp với ý tưởng hay cảm xúc khác, khi crop tái bố cục bạn có thể nghĩ khác về bức ảnh.
  3. Giữ lại file ảnh gốc sau khi crop hoặc chỉnh sửa, có thể sau này cần dùng. Nếu sử dụng trên máy tính như Lightroom hay Photoshop thì phải đảm bảo là đã lưu lại file ảnh gốc; nếu thực hiện trên điện thoại thì hãy cẩn thận vì có nhiều ứng dụng chỉnh sửa (edit) không lưu ảnh gốc cho bạn, bấm save là lưu luôn kết quả đè chồng lên ảnh gốc.
  4. Nếu mục đích của bạn là sau này sẽ in các bức ảnh ra giấy hoặc để treo, thì kích thước hoặc “tỉ lệ tương ứng” của bức ảnh bạn cắt xén phải tùy vào kích cỡ được in. Các ‘Lab’ thường thích làm việc với các cỡ in tiêu chuẩn hơn, vì như thế mới có thể hạn chế được đôi chút việc cắt xén (sẽ nói thêm ở phần cuối bài này).
  5. Tránh đừng cắt xén quá nhiều tại những vùng nhỏ của bức ảnh, vì như vậy sẽ làm giảm đáng kể độ phân giải. Nếu bạn cắt xén quá mức, sẽ gây thêm nhiều vấn đề "xấu" cho bức ảnh. Hãy nhớ, nếu độ phân giải của bức ảnh gốc đã quá thấp, bạn không còn cần đến lợi ích của việc thu nhỏ ảnh bằng crop.
  6. Nếu bạn muốn áp dụng cách cắt xén một cách khéo léo, thì tốt nhất là bắt đầu với một bức ảnh sắc nét 100% khi nhìn bằng mắt thường. Nếu bức ảnh không bị nhiễu hạt và rất sắc nét, bạn có thể cắt xén nó theo mức độ điểm ảnh mà không phải lo lắng về khả năng làm giảm chất lượng bức ảnh sau khi hoàn thành.


Trước khi cắt : tấm này gửi tặng anh bạn chụp hình 😃
3605325_crop-camera.tinhte.vn--25.jpg

Quảng cáo



Sau khi cắt : tấm này gửi tặng hai cô gái. 😁
3605324_crop-camera.tinhte.vn--44.jpg
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

2 cù nèo
TÍCH CỰC
4 năm
Nói chung. Bấm chụp cũng chỉ là một công đoạn. Mình có thói quen phải hậu kỳ sau khi chụp mới đem khoe.
denis_tien
TÍCH CỰC
4 năm
@2 cù nèo hic. mình toàn chụp xong dấu xem chơi và chưa bao giờ hậu kỳ- vì ko biết làm, cũng ko có thời gian làm. Và cái máy chắc đang mốc rồi sao á
@denis_tien Mình cũng không biết hậu kỳ, nhưng đi chụp hoạt động tập thể cứ chụp RAW sau đó mở lên tích vào Auto cho nó cân bằng sáng lại và tăng tí ánh sáng + màu rồi copy settings hàng loạt 😁
Vì mình chụp chơi chứ không phải hướng tới chuyên nghiệp nên thế là đủ, chủ yếu là khoảnh khắc :p
denis_tien
TÍCH CỰC
4 năm
@mrhuymap1491 mình cũng chỉ chụp chơi thôi, toàn chụp hoa vợ trồng. :p
tấm đầu tiên cắt ra chuẩn nhỉ.kk
hanoipilot
ĐẠI BÀNG
4 năm
@pengoccmg Đồng ý với bạn. Nghĩ khác hoàn toàn khi xem ảnh đã crop 😁
sngocn
ĐẠI BÀNG
4 năm
một tấm chụp lén ... và sau khi cắt xén (xin tặng người đẹp trong ảnh dù ko biết tên)
image.jpg
image.jpg
@sngocn Nhìn lát thôi mà cả thằng Anh lẫn thằng em ưng quá bác ạ
hanoipilot
ĐẠI BÀNG
4 năm
Có thêm kinh nghiệm. Cám ơn bài viết của @tuanlionsg!
Mr Seen
CAO CẤP
4 năm
cảm ơn bài viết của thớt nhiều rất chi tiết nhé
hongminhtri
ĐẠI BÀNG
4 năm
Có thể dùng các tool mạnh như Topaz AI Gigapixel để upscale ảnh gốc lên độ phân giải cao hơn x1.5, x2 v.v.... rồi sau đó crop ảnh. Ta sẽ thu dc ảnh chất lượng cao hơn so với khi crop ảnh gốc
@hongminhtri Hay quá, cảm ơn bạn !
Wave alpha
TÍCH CỰC
4 năm
Chụp ảnh chưa bao giờ là dễ!
Ảnh này mình cắt như này có quá tay ko ad?
image.jpg
lanhthuan
TÍCH CỰC
4 năm
@Mr Gau Không có ảnh gốc nên khó đánh giá
@lanhthuan Hì ảnh gốc em nó chỉ mặc ... nửa bộ quần áo thui 😁
Khó nhất là crop ntn để ổn được, cái này đòi hỏi phải có thời gian và kinh nghiệm ngồa yếu tố may mắn. Chính vì vậy nhiếp ảnh luôn phát triển. Cảm ơn bác sư tử
yeuvothuat
ĐẠI BÀNG
4 năm
@HLG114 cái đó phải học bố cục trong nhiếp ảnh, hiểu về bố cục thì sẽ biết crop ntn
K hiểu sao mình k thích hậu kì, muốn chân thực nhất 😔
yeuvothuat
ĐẠI BÀNG
4 năm
@mannavod thế nào gọi là chân thực nhất hả b?
Đôi khi là dùng để thay đổi thông điệp muốn truyền tải trong bức ảnh 😁
KenKuroppy
TÍCH CỰC
4 năm
Thuộc trường phái chụp là ăn ngay ít khi chỉnh. Chỉ crop khi thực sự cần thiết. Chỉnh màu cũng thế. Mọi thứ nếu có thể thao tác được trên body thì làm hết trên đó.
yeuvothuat
ĐẠI BÀNG
4 năm
@KenKuroppy mình cũng ít khi crop ảnh nhưng chỉnh sắc độ thì chắc chắn cần thiết. 1 phát ăn ngay mà cho ra bức ảnh đúng sáng đúng ý của mình thì thực sự chỉ có ăn may
KenKuroppy
TÍCH CỰC
4 năm
@yeuvothuat ừa riêng chỉnh sáng thì 1 phần đúng. Nếu đó là chụp có set thì sẽ có tgian căn chỉnh. Còn những ca chụp nhanh thì mình mới cần chỉnh thôi.
white_3n
TÍCH CỰC
4 năm
Thay đổi góc nhìn là thấy ảnh khác đi cũng nhiều ghê
Nói chung chất lượng ảnh chụp ra phải nét và crop ra không bị nhòe thì cut thoải mái!? 😁 :p

Chứ chụp bằng thiết bị có megapixel 0,3 hay 1 thì cut ra vỡ nát hết hình :D :p
Cũng khá hữu ích.
Tấm đầu tiên E thấy crop hợp lý, còn mấy tấm sau giữ nguyên Gấu trúc (5).gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019