Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Video giải thích và hướng dẫn "các chế độ chụp trên máy ảnh số - PSAM" cho người mới học

tuanlionsg
28/10/2019 1:39Phản hồi: 55
Video giải thích và hướng dẫn "các chế độ chụp trên máy ảnh số - PSAM" cho người mới học
Đây là series "sử dụng máy ảnh" của @Cameratinhte. Bọn mình làm video giúp cho người mới học nhanh làm quen với máy ảnh hơn. Có bài sẽ tổng quát chung, có bài sẽ chi tiết cụ thể. Video lần này là về "các chế độ chụp trên một chiếc máy ảnh cơ bản". Một cái máy ảnh đều có nhiều chế độ chụp để người dùng tuỳ chọn. Các chế độ này thường được điều chỉnh bằng vòng xoay, nút bấm hay lựa chọn trong menu. Các máy ảnh số như DSLR chuyên nghiệp ưu tiên nhiều hơn cho các chế độ cho phép sự can thiệp của người chụp. Các máy ảnh số tầm trung hay bán chuyên thì kết hợp đa dạng các chế độ tự động và có thể một phần can thiệp của người dùng. Các máy ảnh du lịch phổ thông, điện thoại ... thì ưu tiên cho các chế độ chụp tự động.

Video này sẽ có 3 phần chính:
  1. Các chế độ chụp có thể can thiệp thông số
  2. Các chế độ chụp hoàn toàn tự động
  3. Chọn chế độ chụp: M, A (AV), S (Tv), hay P?
Video "các chế độ chụp trên một chiếc máy ảnh cơ bản"


Tóm tắt Video:

1. CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP CÓ THỂ CAN THIỆP

Các chế độ chụp có chung mục đích là để người dùng kiểm soát các thông số sao cho đảm bảo bức ảnh đúng sáng theo ý muốn. Có ba thông số: Khẩu độ, Tốc độ, Độ nhạy ISO. Tuỳ theo mỗi chế độ chụp khác nhau, ba thông số này được điều chỉnh tự động hoặc do người chụp điều khiển khác nhau. Ba thông số này được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để cho ra cùng một lượng sáng. Ví dụ: giảm khẩu độ một nấc nhưng tăng tốc độ hay độ nhạy ISO một nấc đề bù trừ.

  • Phối hợp ba thông số ISO, khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập
  • Bốn chế độ chụp chính người dùng có thể can thiệp các thông số: PSAM
  • Hiểu về giá trị lộ sáng - Ev (Exposure value)

2653851_knowledge5_1_1.jpg


2. CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP TỰ ĐỘNG

Chế độ chụp tự động là máy ảnh xác định các thông số về ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính... tự động chọn cách kết hợp tương ứng với bối cảnh ánh sáng cụ thể. Trong các máy ảnh bán chuyên hoặc phổ thông, kể cả điện thoại đều có rất nhiều chế độ chụp tự động này.

3549382_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--6.jpg

Nhiều khi chính nhà sản xuất cũng không giải thích rõ ràng về cách ứng dụng, nên người dùng phải thử nghiệm để làm chủ các chế độ này hầu có chọn lựa đúng tình huống. Chẳng hạn, nếu chọn chế độ chụp phong cảnh, máy sẽ tự động khép khẩu nhỏ để có trường ảnh sâu, từ đó phải cân đối ISO và tốc độ cho tương ứng để đủ sáng; hoặc nếu chọn chế độ chụp cận cảnh tự động, máy sẽ mở khẩu lớn để làm mờ nhoè hậu cảnh cho chủ thể nổi bật hơn, nên lại có cách cân đối ISO và tốc độ tương ứng.


3. CHỌN CHẾ ĐỘ NÀO: A (Av), S (Tv) P hay M ?


M - (manual) theo thông số báo của hệ thống đo sáng trong máy, hoặc theo kinh nghiệm.
A - (aperture priority) thì máy ảnh sẽ tự động chọ tốc độ màn trập.

Quảng cáo


S - (shutter priority) thì máy sẽ tự động chọn khẩu độ.
P - ( program) máy tự động chọn lựa cả tốc độ lẫn khẩu độ theo chương trình lập trình sẵn.
Chọn chế độ nào & tại sao?

2.jpg

Có hai chế độ được gọi là "bán tự động": A (Av) và S (Tv). Bạn phải quyết định một trong hai thông số và máy ảnh sẽ chọn lựa thông số còn lại. Vì cả hai cùng một hệ thống đo sáng, cùng cho một giá trị lộ sáng (EV) như nhau trong cùng bối cảnh ánh sáng. Chọn chế độ nào là do ý độ hay nhu cầu của người chụp.
  • Aperture priority - ký hiệu là A (aperture) hay Av (Aperture value)
Dành cho nhu cầu chụp ảnh phong cảnh, hoặc cần lấy nét sâu (vùng ảnh rõ sâu / trường sâu độ ảnh sâu / dof dày) và có thời gian thư thả để nhìn ngắm, lựa chọn ảnh phù hợp thì thường chọn chế độ A / Av. Chọn chế độ này, bạn chỉ cần đặt máy theo một khẩu độ nào đó đủ để cho hình ảnh có vùng ảnh rõ theo ý (thường là f/8 hoặc nhỏ hơn), không cần bận tấm đến tốc độ màn trập. Máy ảnh sẽ tự động chỉnh tốc độ nhanh chậm theo lượng sáng bên ngoài hoặc theo sự thay đổi khẩu độ của bạn.

3912612_6323860_orig.gif
  • Shutter priority - ký hiệu là S (shutter) hay Tv (time value)
Dành cho nhu cầu chuyên chụp ảnh phóng sự, đối tượng chuyển động, thể thao, hay cần chụp bắt dính những diễn tiến nhanh sẽ chọn chế độ S / Tv. Chọn chế độ này, người chụp chỉ cần đặt máy theo một tốc độ màn trập nào đó đủ nhanh để không làm rung nhoè hình ảnh (thường là tốc độ 1/250 trở lên) và cứ việc bám theo chủ đề, không cần bận tâm đến khẩu độ ống kính nữa. Máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ (mở lớn hay khép nhỏ) tuỳ theo lượng sáng bên ngoài hay theo thay đổi tốc độ màn trập của bạn. Chế độ S / Tv kết hợp với chế độ chụp liên tiếp (5 fps ... 11fps) sẽ là một lợi thế cho nhu cầu chụp ảnh chuyển động, thể thao...
  • Program - ký hiệu là P
Chọn chế độ này, máy ảnh sẽ tự quyết định cả tốc độ màn trập lẫn khẩu độ theo những thông số được lập trình sẵn. Hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng "thông minh" của máy ảnh tính toán mọi thông số. Người chụp vẫn có thể thay đổi, nhưng xoay vòng xoay là thay đổi luôn cả cặp thông số (tốc độ & khẩu độ), nên có thể ưu tiên khẩu độ hay tốc độ bằng cách đó.
  • Manual - ký hiệu M
Các chế độ trên (bán tự động) trên các máy ảnh chuyên nghiệp / bán chuyên rất tiện lợi, tuỳ theo mỗi nhu cầu cụ thể và hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, có những trường hợp người chụp cần làm chủ tất cả mọi thông số theo ý mình, hoặc để tránh sự sai sót (trong việc đo sáng) của máy ảnh ở các chế độ trên, thì kinh nghiệm của người cầm máy sẽ quyết định các thông số bằng chế độ Manual - M.

Quảng cáo



Như vậy, tuỳ theo ý đồ chụp, tuỳ nhu cầu hay bối cảnh chụp mà chọn chế độ chụp phù hợp với bản thân và với ý muốn cho bức ảnh của mình. Không có chế độ nào là chuyên nghiệp hay chế độ nào là của nghiệp dư cả. Nhanh nhạy thành thạo làm chủ cái máy ảnh của mình, linh hoạt sử dụng đúng chế độ chụp vào đúng lúc sẽ hiệu quả hơn là chọn sai mà cứ nghĩ đó mới là chuyên nghiệp.
55 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Lee San
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hay, khả dụng rất nhiều
HoangLong SG
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Lee San Mấy cái này là thứ căn bản nhất, ai dùng máy ảnh đều phải biết
Mình thì thường chỉ sử dụng M vs mấy cái U thôi, về làm hậu kỳ hàng loạt dễ hơn
LeonTr
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Hoàng Z Quen tay thì chứ Manual chỉnh tất, nhưng nhiều khi lười thì để A/S cho đỡ suy nghĩ :"))
aiglove
CAO CẤP
4 năm
@Hoàng Z Bác hậu kỳ hàng loạt bằng phần mềm gì vậy. 😃
@aiglove Lightroom
Nobj Nguyen
ĐẠI BÀNG
4 năm
Trong tất cả thế loại hướng dẫn thì chỉ có về lĩnh vực chụp hình là mod Tinh tế phải nói là hứng thú nhất, viết hay nhất, và cụ thể nhất.....
daskrene
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Nobj Nguyen với thiết bị âm thanh và những bài về data, vọc vạch của mod Duy Luân nữa 😃 Còn lại những mảng khác chưa thấy có mod đủ đam mê và khả năng
99v9.9999
TÍCH CỰC
4 năm
Cần người mẫu để thêm sinh động hơn
@99v9.9999 Video sau bạn nhé! Bọn mình sẽ cố gắng làm sao cho dễ dàng nhất với mọi người.
Thường là chụp A, set khẩu để kiểm soát độ sâu trường ảnh. Khi nào chụp phơi sáng thì vặn về M set cả khẩu, tốc lẫn ISO
Nhìn A,S,M,P nó quen nên thấy Av, với Tv nó cứ khó chịu thế nào ấy 😁
Nikon thấy dễ chỉnh dễ chụp hơn canon ! Hồi đó học nhiếp ảnh toàn lấy máy nikon để chụp :v nhọ 1 cái ra thi bị đưa cho canon
@Hiệp Có Tóc Chup j quen nấy thôi chứ mình xài canon cái bưa cầm
Nikon d7100 chẳng biết chỉnh sao 😆
hữu ích thiệt. thanks mod
Video quá tuyệt vời.
Cảm ơn mod Tuanlionsg.
Chúc mod thật nhiều sức khoẻ để cống hiến cho ae tinhte nhiều kỹ thuật chụp ảnh nhé.!!
cứ mua về chụp nghịch nhiều vào sẽ biết hết thoii
haigt11392
TÍCH CỰC
4 năm
Theo các bác để chế độ nào mới là Pro. Cái vấn đề này cũng nhạy cảm quá. E lần nào chụp cũng để auto hoặc A hoặc S toàn bị các anh súng to chê sao ko để M 😆
@haigt11392 Cũng tùy người thôi. Chụp raw chuyên nghiệp số lượng lớn thì người ta để M cho nhanh và dễ hậu kỳ. Còn mấy bác chụp chơi thì thế nào chả đc vì mấy bác đó có phải chịu áp lực j đâu
leetromas
TÍCH CỰC
4 năm
Bác Tuanlionsg viết bài chất quá. Cảm ơn bác nhiều.
10 đứa để M thì phải đến 15, 16 đứa thuộc dạng đú đởn "để vậy cho nó pờ rồ" mà thực chất chả hiểu gì hết. Số lượng người để M làm việc nghiêm túc thì hiện nay trên quả địa cầu này chỉ đếm chưa quá số ngón tay của 1 bàn tay.

Tuyệt đại đa số người hiểu chuyện thì thừa biết cái máy bây giờ nó hỗ trợ mình được những gì (gần như là tất cả) và do đó mình chỉ việc chủ động kiểm soát 1 hoặc 2 yếu tố thiết yếu nhất là đủ. Thế nên, chẳng cần biết người mới hay người cũ gì sất, công thức gần hoàn hảo nhất là tậu 1 em lens Sigma Art, để Aperture Priority, set ISO auto với min shutter speed phù hợp rồi cứ mở khẩu to nhất mà quất, vừa tận hưởng độ nét đỉnh cao lại vừa có bokeh siêu mịn màng.

Thừa nhận đi, đã chơi DSLR hay mirrorless thì phải gắn lens khẩu lớn mà bắn cho sướng - mà lens khẩu lớn hiện nay thì Sigma nếu tự nhận số 2 đố ai dám giành ngôi số 1 (trừ phân khúc 70-200, Nikon vẫn là đỉnh nhất). Không thì cầm điện thoại mà phang cho nhanh :rolleyes:
@DarthTyr Mình cũng gần 40 tuổi đầu rồi nên ko còn trẻ nữa. Chắc kiến thức của bạn nó hiện đại quá mình chưa update kịp.

Đồng ý là đa số các bác thợ ảnh chụp kiếm tiền là loại chụp rõ mặt ăn tiền, rẻ rúng và theo đúng công thức hoàn hảo bạn nói, nhưng nhiếp ảnh ko nhỏ bé vậy đâu thanh niên ạ. Bạn nên xem lại nhân cách của mình trc khi cầm chiếc máy ảnh, học cách chấp nhận quan điểm của người khác để thoát kiếp bần nông.

Kiến thức của bạn ko phải là nhiếp ảnh, nó chỉ là công thức mỳ ăn liền cho lũ trẻ con mới nứt mắt cầm chiếc máy ảnh đi chụp cave xóa phông. Để chụp loại ảnh như của bạn ko cần phải học, ai cũng có thể làm đc như vậy, kể cả kẻ ngu nhất, nên bạn đâu cần cố tỏ ra thượng đẳng kiểu bần nông nhất như thế?
Syter
TÍCH CỰC
4 năm
@DarthTyr tại sao lens Sigma bị lệch back/front focus là do người dùng?
@DarthTyr K phải cái gì auto cũng ngon nhé bác.
@Hoàng Z Bác thông cảm bác ấy đi ạ, bác ấy tưởng ai cũng như bác ấy ạ.
QuanDzung
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đọc biết bao cho đủ. Thanks for sharing!
wire_EDM
TÍCH CỰC
4 năm
Cảm ơn anh đã khai sáng
chụp nhiều như bữa oto show mình để av, chỗ nào tối quá mình để m để tăng tốc độ màn chập và tăng iso lên
Cảm ơn anh tuấn sư tử. Nói thiệt giờ em mới đọc bài nhiếp ảnh cơ bản. Hehe
Cứ M mà phang. Để tự động thì nó tốn pin, có lúc lấy nét sai. Khẩu độ không như ý muốn, mỗi tội hơi chậm tí thôi. Tầm 5 giây mỗi khi chuyển chủ đề, 2 giây khi chuyển cảnh.
Mình không biết gì mấy nên hỏi ngu tí: Mọi người cứ nói "Đo sáng" nó nghĩa là gì vậy (trong văn cảnh của máy ảnh số) trong bài? Ví dụ nói là đo sáng vào điểm A, có phải là mình lấy nét vào điểm đó không?

Về lấy nét thì nếu trên điện thoại mình có thể chạm vào điểm nào trên màn hình mà mình cần lấy nét, nhưng trên máy ảnh số thì làm thế nào để lấy nét vào điểm mình muốn? Cảm ơn các pro!
NatvPa
TÍCH CỰC
4 năm
@Cookie210206 đo sáng là điều chỉnh độ sáng tối thôi. Bác đứng trong phòng, hướng máy vào cái bóng đèn, máy sẽ hiểu là bác đang muốn chụp cái bóng đèn và kéo độ sáng sao cho bắt được đường nét cái bóng, khi đấy mọi thứ xung quanh tối thui. Còn nếu bác hướng máy vào 1 cái góc tối, máy sẽ kéo độ sáng lên để bắt được chi tiết vùng tối đấy, nhưng cái bóng đèn sẽ sáng lòa đến nỗi chỉ còn 1 vùng trắng (cháy).
Lấy nét trên máy ảnh thì tùy máy. Nó có thể nhận tự động trên toàn khung hình hay ở 1 điểm lấy nét đã đặt trước (điều chỉnh điểm này cũng tùy máy luôn). Các máy bây giờ cũng cho phép chọn điểm lấy nét trên màn hình y như trên điện thoại luôn (tất nhiên là nếu nó hỗ trợ).
@Cookie210206 Bác cứ nhớ là đo sáng nó khác với điểm lấy nét ạ, thường máy ảnh nó có nhiều kiểu đo sáng, và nhiều điểm lấy nét.
@Cookie210206 Đo sáng là cái thước có các mốc -1, 0, 1 trên màn hình ấy bác. Nó hoạt động dựa vào các chế độ đo sáng khác nhau: toàn khung, đo sáng điểm, trung tâm. Mỗi chế độ sẽ có cách cân bằng khác nhau. Nếu kim ở mức 0 tức là đúng sáng ở chế độ đang chọn.

Điểm lấy nét bác phải đọc manual thì dễ hiểu hơn, hoặc tham khảo thêm cái này https://gonshoot.com/lay-net-tren-may-anh/

Thông thường thì điểm lấy nét cũng chính là điểm máy ảnh đo sáng.
Thông tin hữu ích.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019