NASA xác nhận Voyager 2 đã rời nhật quyển, vào không gian liên sao sau hành trình 42 năm

bk9sw
6/11/2019 10:34Phản hồi: 173
NASA xác nhận Voyager 2 đã rời nhật quyển, vào không gian liên sao sau hành trình 42 năm
Nối gót Voyager 1 cách đây 7 năm, tàu thăm dò Voyager 2 cũng đã rời khỏi nhật quyển, bay vào vùng không gian liên sao. Voyager 2 được phóng trước Voyager 1 vài tuần vào năm 1977 nhưng có lẽ trang thiết bị của nó bền hơn so với Voyager 1 nên các nhà khoa học tại NASA đã có thể theo dõi sự chuyển dịch của nó từ ranh giới nhật quyển sang môi trường liên sao.

2 tàu thăm dò Voyager có thiết kế y hệt nhau nhưng đường đi của chúng xuyên qua hệ Mặt Trời khác nhau. Theo giải thích của NASA thì Voyager 1 và 2 đã khai thác lợi thế của Grand Tour - một thời điểm 175 năm mới có một lần khi Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương (thời điểm đó vẫn được công nhận là một hành tinh) nằm ở các vị trí phù hợp, tạo lực hấp dẫn giúp con tàu đạt được quỹ đạo mong muốn và có thể bay cắt qua nhiều hành tinh. Nhờ đó Voyager 1 đã ghé thăm và được trợ lực hấp dẫn từ Mộc Tinh và Thổ Tinh trước khi lao đến rìa hệ Mặt Trời.

Voyager2_Uranus.jpg
Voyager 2 cũng bay ngang 4 hành tinh là Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Vào năm 1989 thì con tàu Voyager 2 đã quan sát hành tinh cuối cùng trong hệ Mặt Trời là Thiên Vương Tinh, tức là gần 1 thập niên sau khi Voyager 1 bắt đầu hành trình hướng đến rìa hệ Mặt Trời.

Khi Voyager 1 tiến đến ranh giới là nhật quyển thì máy dò quang phổ plasma của nó đã hỏng. Điều này khiến giới chuyên môn tranh luận về thời điểm chính xác con tàu rời khỏi nhật quyển. Do đó khi có sự chuyển dịch từ plasma ấm sang plasma lạnh, mật độ dày hơn của môi trường liên sao thì khí cụ trên Voyager 1 không đo được và phải nhờ đến các khí cụ đo electron và sự thay đổi của từ trường mới xác nhận con tàu đã ở không gian liên sao.

Voyager 2 trong khi đó vẫn gởi dữ liệu về khi nó vượt ranh giới nhật quyển, máy đo plasma của nó vẫn hoạt động. Sự chuyển dịch này xảy ra gần một năm trước, tháng 11 năm 2018 và thời điểm này trùng hợp với những gì các nhà khoa học kỳ vọng. Khi Voyager 2 vượt nhật quyển vào vùng không gian liên sao thì nó đã phát hiện mật độ plasma tăng cao đến 20 lần.

Voyager1&2_position.jpg
Voyager 1 và 2 đều đã vượt ranh giới nhật quyển ở cùng khoảng cách so với Mặt Trời, Voyager 1 vượt ranh giới này ở khoảng cách 121.6 AU trong khi Voyager 2 là 119 AU. Tuy nhiên vị trí mà chúng thoát khỏi nhật quyền có phần chênh lệch, cách nhau 150 AU. Dữ liệu mà 2 con tàu gởi về khi rời nhật quyển vào không gian liên sao khác nhau và qua nghiên cứu sự khác biệt về dữ liệu, các nhà khoa học hy vọng sẽ có thể tăng hiểu biết về ranh giới của hệ Mặt Trời so với thiên hà rộng lớn. Chẳng hạn như Voyager 2 đã phát hiện ra sự thay đổi liên tục về hướng của từ trường khi nó bay vào không gian liên sao trong khi Voyager 1 lại không. Tương tự, Voyager 2 cũng tìm thấy hạt năng lượng thấp bắt nguồn từ Mặt Trời trong không gian liên sao nhưng Voyager 1 không phát hiện được. Voyager 2 đang tiếp tục bay hướng đến vành đai thiên thạch Kuiper Belt và không rõ chúng ta sẽ có thể duy trì liên lạc với nó trong bao lâu.

Theo: ExtremeTech
173 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tranvinh4u
TÍCH CỰC
4 năm
mất 42 năm mới ra khỏi được hệ mặt trời, giấc mơ khám phá vũ trụ vẫn còn rất rất lâu nữa
@Dừng Bước Giang Hồ đang nghi là tốc độ bóng tối lớn hơn tốc độ ánh sáng 😁
@Reah 😁
@Coca Escanor Khi con người tìm ra cách tạo cổng không gian thực hiện bước nhảy giửa 2 điểm thì tốc độ ko còn là quan trọng nửa
@skayke thuyết này của Albert Einstein chắc phải triệu hồi ông này về tạo ra cái máy đó quá kk
tunglinh10a2
ĐẠI BÀNG
4 năm
Không biết tín hiệu gửi về trái đất mất bao lâu nhỉ?
Hôm nọ xem ông Trump nói chuyện với các nữ phi hành gia trên ISS mà cũng bị chậm mất gần chục giây.
DoiMatNau
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Chú chim nhỏ không biết công nghệ truyền tín hiệu để xuyên được vũ trụ đó là công nghệ gì, sóng gì bạn nhỉ
mitd
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tunglinh10a2 Theo tốc độ ánh sáng hay sao ấy?
nhatminhxeom
ĐẠI BÀNG
4 năm
@DoiMatNau Xài 4g vinaphone nha bạn. Hiện tại Vinaphone đang có chương trình giảm giá. inbox để biết thêm chi tiết
@DoiMatNau sóng điện từ thôi bác, về cơ bản thì nó cũng như sóng điện thoại cúa bác thôi
Họ đã đạt đến tầm này rồi trong khi đông lào vẫn đang lo đau đáu sao mà đc ăn rau sạch, thịt sạch, làm đc xe hơi xịn =))
mitd
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hoang_nguyenvu209 Cách đây gần nửa thế kỷ!
chắc tàu cô đơn lắm, thương
dlcr
TÍCH CỰC
4 năm
Máy móc bền dã man
@dlcr bền tới lúc hỏng mà..
@dlcr Mong lắm 1 con smartphone như vậy
gietchetad
TÍCH CỰC
4 năm
@adagioleonard Sợ chờ đến lúc nó hỏng thì bác ngồi lướt lướt màn hình trên không khí rồi :v
@dlcr Nó dùng pin mặt trời chắc chắn phải có nguồn pin sạc dự phòng vậy chất lượng lõi pin này ms là cái đáng chú ý
Vũ trụ thật rộng lớn
@baomat1585 khám phá vũ trụ có lẽ vẫn là bài toán cho hàng trăm năm sau, thậm chí hàng nghìn năm
vnv88
TÍCH CỰC
4 năm
@vanlinh2905 Sao không phải là vô tận nhỉ?
nemesistan
TÍCH CỰC
4 năm
nhiều film giả tưởng nói đến việc xây dựng các trạm trung chuyển, chắc sớm có trong tương lai
trandinhduc
ĐẠI BÀNG
4 năm
Theo mình nghĩ hiện tại con người nên đi theo hướng là nghiêng cứu cho cơ thể không bị già đi nửa giống như trong phim "In Time" và tập trung nghiêng cứu về động cơ thì mới có hy vọng khám phá vũ trụ nhanh được. Trở ngại lớn nhất của chúng ta là Vũ trụ thì rộng lớn còn tuổi thọ của con người thì có hạn...
Reah
TÍCH CỰC
4 năm
@trandinhduc Nếu có phát minh giúp con người không già đi thì đó chính là ngày tàn của nhân loại. Lúc đó chúng ta đều không chết thì chỉ vài chục năm sau thôi trái đất sẽ không đủ chỗ cho nhân loại sinh sống nữa dẫn đến chiến tranh hủy diệt.
hoangthien7k
ĐẠI BÀNG
4 năm
@conan1212 phim passenger coi hay quá. cần lắm một bộ phim tương tự!
rungvang
TÍCH CỰC
4 năm
@trandinhduc Động cơ khỏe mà vật liệu ko đáp ứng đc thì cũng vứt thôi
Hoang-kuro
TÍCH CỰC
4 năm
@hoangthien7k knight of sidonia, predator, alien , toàn mấy thể loại bị ép phải di cư.
innocence
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cứ bình tĩnh, vài bữa nữa du hành liên sao dc r lại đuổi theo bắt nó về thì hài 😆
pvming
TÍCH CỰC
4 năm
Đồ chơi bọn Mỹ hay ho thế, VN toàn Diều giấy
dacviet
TÍCH CỰC
4 năm
Một trái đất khác chuẩn hị thấy UFO (^_^)
perhaps
ĐẠI BÀNG
4 năm
Máy gì bền kinh khủng vậy trời, công nhận NASA tính toán ghê thật
Guadiola
TÍCH CỰC
4 năm
Công nhận con tàu bền cực kỳ luôn sure.png
42 năm thôi mà, công nhận bền ghê.
Ngoknc
CAO CẤP
4 năm
@Siêu nhân gầy Nó sẽ trôi trong vũ trụ cả hàng trăm ngàn năm nhé bác. Nếu ko đâm vào cục đá nào. Hy vọng là có ai đó thấy đc cái đĩa vàng khắc loài người vị trí của trái đất và nghe đc tiếng aaa...aaaa ớ ớ ư hự huw ư .....
hehe đang ngao du ngoài dó ,biết đâu gặp bà con 😁
upload_2019-11-7_15-0-33.jpeg
Phệu TMC
TÍCH CỰC
4 năm
Nó sử dụng sóng gì để gửi data mà xa vãi vậy ae
@Phệu TMC Sóng điện từ thôi bạn, thực ra thì chúng ta có thể truyền data đi bao xa cũng được, miễn là ở đầu thu có anten đủ tốt để thu được tín hiệu thôi.
@Chú chim nhỏ Sóng đó có bị thất thoát theo không-thời gian ko nhỉ ??
Reah
TÍCH CỰC
4 năm
@Edward Đỗ Môi trường vũ trụ là môi trường chân không nên rất ít bị mất năng lượng. Tất nhiên vẫn có vì thực ra sóng tồn tại ở cả 2 dạng sóng và dạng hạt nên vẫn bị va chạm với bức xạ nền và ánh sáng do mặt trời chiếu đến nhưng không đáng kể so với việc truyền trong khí quyển.
Ngoknc
CAO CẤP
4 năm
@Phệu TMC Tất cả tàu vũ trụ liên lạc bằng sóng radio nhé bạn
IPAD II
TÍCH CỰC
4 năm
cho em hỏi Voyager 2 sử dụng nhiên liệu gì vậy mà sao 42 năm vẫn chạy được, có khi nào Voyager 2 dùng nhiên liệu Hạt Nhân ko ?
Eldimio
CAO CẤP
4 năm
@trantrungkien.ct Các thiên thể ngoài vũ trụ không giống chướng ngại vật trên mặt đất đâu. Khoảng cách là rất lớn, và đường bay có thể dự đoán trước được nhiều năm.
Red_Skin
TÍCH CỰC
4 năm
@IPAD II Dùng 1 hệ thống phát điện năng lượng hạt nhân. Chủ yếu phát điện vận hành hệ thống đo lường, thu phát. Còn di chuyển theo quỹ đạo ko mất năng lượng. Thỉnh thoảng cần đổi hướng động cơ đẩy mới làm vc.
@trantrungkien.ct thực ra không gian hầu hết toàn là chân không bác ạ, theo em biết thì voyager sử dụng anten của nó như 1 cái khiên để tránh va chạm với các thiên thể nhỏ luôn thì phải, việc tránh va chạm chỉ áp dụng với các thiên thể lớn, và các thiên thể này đều đã được tính toán trong lúc xác định đường bay ban đầu rồi, không thể để tới lúc phát hiện mới ra lệnh tránh được vì ping quá cao
Ngoknc
CAO CẤP
4 năm
@IPAD II Nó dùng 2 viên pin phân rã phóng xạ plutunium nhé bạn. Ươc tính thì tầm 2025 nó sẽ hết điện
LINH120612
TÍCH CỰC
4 năm
không gian liên sao, nghe thôi thấy cô đơn vcc, 1 mình lang thang ko có ngày về như bon du cang go
@LINH120612 Bị cái văn hóa KHỔNG + NHO ăn vào đầu nên phát biểu phát biết ngay VN không thể khá nổi. Nhiều khi 3.000 năm sau người ta di cư qua hành tinh khác hết, còn lại Trái Đất này cho những người VN thấm đượm văn hóa "KCN"... như bạn !!!
Giá mà mọi thứ đều bền như Voyager.
gietchetad
TÍCH CỰC
4 năm
@Hũ Tíu Chay Thế thì khó mà đổi mới được 😔, nhưng bền cũng tốt

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019