Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Video] Giải thích & hướng dẫn thiết lập "tốc độ màn trập" cho người học chụp ảnh

tuanlionsg
5/11/2019 4:47Phản hồi: 30
[Video] Giải thích & hướng dẫn thiết lập "tốc độ màn trập" cho người học chụp ảnh
Đây là video thảo luận về "tốc độ màn trập" của máy ảnh.

Video giải thích & hướng dẫn thiết lập "tốc độ màn trập"


_______________________
TÓM TẮT VIDEO ĐƠN GIẢN
Tốc độ màn trập là một lượng thời gian nhất định. Như bạn có thể đã biết, khi màn trập mở ra, máy ảnh thu nhận ánh sáng vào. Bạn càng để cho máy ảnh thu nhận nhiều ánh sáng, trị số phơi sáng càng lớn. Hầu hết tốc độ màn trập bạn sử dụng đều sẽ là một phần nhỏ của giây, dưới đây là các trị phổ biến đối với tốc độ màn trập mà bạn sẽ thấy khi nhìn qua ống ngắm hoặc màn hình LCD của máy ảnh:

3971625_camera.tinhte.vn-4.jpg 3971630_camera.tinhte.vn-3609140_3027548a_thubanbotui_5_camera_tinhte.jpg
4696051_Untitled-18.jpg 4696052_Untitled-19.jpg 4696053_Untitled-20.jpg

____________________
GIẢI THÍCH PHỨC TẠP

Màn trập là gì?

Màn trập (shutter) là bộ phận của máy ảnh mà người chụp dùng để quyết định thời lượng cho ánh sáng tiếp xúc với bề mặt phim trong máy chụp dùng film, hoặc bề mặt cảm biến ảnh trong máy số. Thời đầu máy ảnh không có màn trập. Người chụp mở nắp ống kính một quảng thời gian mà họ nghĩ là đủ cho ánh sáng đi vào đúng ý muốn thì họ đóng nắp lại. Về sau, những phim có độ nhạy sáng cao, thời gian cần để lộ sáng rất nhanh nên người ta chế ra cái màn trập và được dùng đến ngày nay. Màn trập có 2 loại:
  • Màn trập nằm trong thân máy (focal plane shutter) gồm hai màn đen bằng nhiều lá thép kết hợp xếp chồng khít lên nhau để cản sáng. Khi bấm nút trập, tấm thứ nhất dịch chuyển sang một bên để lộ mặt bộ cảm biến ra ánh sáng, sau khoảng thời gian ấn định thì tấm thứ hai dịch chuyển theo tấm thứ nhất che kín mặt bộ cảm biến lại, kết thúc việc lộ sáng.
  • Màn trập nằm trong ống kính (leaf shutter) thường kiêm luôn vai trò khẩu độ. Khi nhấn nút trập (shutter release), vòng các lá thép mở ra theo kích thước khẩu độ để ánh sáng đi vào bộ cảm biến, sau đó đóng lại sau thời gian đã được ấn định, kết thúc việc lộ sáng.
3142955_filmshutteracroos.jpg

Tốc độ màn trập là gì?
Tốc độ của màn trập là khoảng thời gian ánh sáng sẽ tác động vào bề mặt cảm biến và được điều chỉnh bằng một vòng chỉnh tốc độ trên thân máy (shutter dial). Các chỉ số chỉ tốc độ màn trập là con số tỷ lệ so với 1 giây, như 500 nghĩa là 1/500 giây. Các chỉ số thông thường chỉ tốc độ màn trập: 30s - 15s - 8s - 4s - 2s - 1s - 2 - 4 - 8 - 15 - 30 - 6- - 125 - 250 - 500 - 1000 - 2000 - 4000 - 8000 ...
  • Mỗi nấc tốc độ tương ứng thời gian màn trập mở nhanh gấp đôi nấc đứng trước nó và bằng 1/2 nấc đứng sau nó. 1/125 nhanh gấp đôi tốc độ 1/60 và 1/250 nhanh gấp đôi 1/125 chẳng hạn.
  • Màn trập còn có thể thiết đặt tốc độ B (Bulb) hay T (Time). Khi chọn tốc độ này, chừng nào nút bấm chụp còn nhấn xuống thì màn trập còn mở ra cho cảm biến lộ sáng.
3142957_2788534_screenshot3.jpg

Đừng quên tốc độ màn trập là một số đo về thời gian, do đó một gấp đôi thời lượng mở màn trập thì cũng đồng nghĩa với một gấp đôi về ánh sáng. Cụ thể, một di chuyển từ 1/250 giây đến 1/125 giây là một thay đổi ‘stop’. Bạn tăng gấp đôi thời lượng mở của màn trập, tức là bạn cũng đã nhân đôi trị số phơi sáng.

Quảng cáo



Điều có thể khiến bạn băn khoăn chính là máy ảnh của bạn không hề thay đổi các thiết đặt (qua từng nấc của núm điều chỉnh) khi tăng lên 1 ‘stop’. Đa phần các máy ảnh đều được thiết kế để chuyển đổi trong vòng 1/3 ‘stop’. Do đó, khi chuyển từ 1/250 đến 1/125, thì mỗi nấc bấm của núm điều chỉnh trên máy ảnh của bạn chỉ có tác động 1/3. Phải cần đến ba nấc bấm mới tăng hoặc giảm tròn một ‘stop’. Hiện tượng đó được minh họa như sau :

3971626_camera.tinhte.vn-8.jpg

Phối hợp tốc độ và khẩu độ là gì?

Tốc độ và khẩu độ sẽ được phối hợp với nhau để điều chỉnh lượng sáng tác dụng vào bộ cảm biến. Để dễ hình dung, ta ví dụ cái ly hứng nước ở cái vòi. Vòi mở lớn, ly nhanh đầy. Vặn vòi nhỏ cho rỉ từng giọt, cái ly đầy nước sau một khoảng thời gian dài. Tốc độ và khẩu độ làm việc với nhau gần như vậy.
  • Với lượng sáng lớn (khẩu độ ống kính lớn) thì cảm biến chỉ cần khoảng thời gian lộ sáng ngắn (tốc độ nhanh) là nhận đủ lượng sáng cần thiết (đủ sáng). Với cùng một cường độ sáng, cặp thông số 1/500 - f/4, 1/125 - f/5.6, 1/60 - f/8 hay 1/30 - f/11 ... có cùng lượng sáng vào bộ cảm biến như nhau.
  • Với cùng một cường độ sáng, ta có thể dùng nhiều cặp tốc độ khẩu độ khác nhau để cho cùng một lượng sáng như nhau đi vào cảm biến ảnh. Nói cách khác, với một giá trị lộ sáng (exposure value - EV), ta có nhiều tuỳ chọn thời chụp (tốc độ phối hợp với khẩu độ) khác nhau tuỳ ý đồ riêng. Chẳng hạn muốn lấy vùng ảnh rõ (DOF) thật sâu thì dùng tốc độ màn trập chậm - khẩu độ ống kính nhỏ (chỉ số f lớn), muốn bắt dính chuyển động thì dùng tốc độ màn trập nhanh - khẩu độ lớn (chỉ số f nhỏ). Chúng ta có bài bàn riêng về khẩu độ.
3142898_2653851_knowledge5_1_1.jpg


Thiết lập tốc độ màn trập thế nào?

  • Trên các dòng máy DSLR và nhiều loại máy ảnh khác, có một nút gọi là ưu tiên tốc độ. Thường được đánh dấu bằng chữ “S” hoặc “Tv”. Bằng cách chuyển qua chế độ ưu tiên tốc độ này, người chụp chủ động kiểm soát tốc độ và để cho máy tuỳ ứng trị số khẩu độ thích hợp cho chính xác với môi trường ánh sáng. Các chỉ số tốc độ thường giới hạn từ 30 giây đến 1/8000 giây với màn trập cơ hoặc có thể lên đến 1/32000 với màn trập điện tử ở một số máy MLR cao cấp.
  • Hoặc chụp chế độ M (manual mode), để chủ động tuỳ chọn các thông số khẩu độ, tốc độ màn trập...
  • Ngoài ra, có máy ảnh cho phép chụp với chế độ “Bulb”, cho phép giữ nguyên vị trí màn trập mở khi bấm nút chụp và chỉ đóng khi nút bấm chụp được thả ra. Tốc độ màn trập khi đó dựa vào việc người chụp giữ nút chụp lâu hay mau.
Chụp ở tốc độ màn trập chậm, hoặc chế độ “Bulb”, sự rung lắc là không tránh khỏi, nên phải gắn máy ảnh lên chân máy hoặc đặt máy ảnh cố định trên bề mặt nào đó, thậm chí phải sử dụng một phụ kiện bấm máy bên ngoài, hay gọi là remote, dây bấm mềm...

Quảng cáo



Một số gợi ý chụp tốc độ màn trập chậm:
Chuẩn bị:
  • Gắn máy ảnh vào chân máy, hoặc đặt lên bề mặt nào đó vững chắc.
  • ISO thấp nhất (thường là 100 - 200)
  • Tốc độ màn trập tuỳ cơ ứng biến, từ 2s - 30s hoặc Bulb tuỳ hoàn cảnh và ý muốn.
  • Lấy nét thủ công (manuel), vì đôi khi hoàn cảnh thiếu sáng máy khó lấy nét AF
  • Gạt nút che ống ngắm phòng ánh sáng phản chiếu đi vào đến cảm biến ảnh (nếu có).
  • Sử dụng filter ND (neutral density) nếu cần thiết.
3142876_8442539782_0b1ff180b1_k.jpg 3142881_2653859_-4.tinhte.vn.jpg
Ảnh tuanlionsg - tốc độ màn trập 30 giây


Máy ảnh như công cụ của một nghệ nhân. Làm chủ máy càng chắc, cầm máy càng vững, thành thạo với các chức năng điều khiển máy ảnh, thì khả năng bắt được nhiều hình ảnh thú vị ưng ý, giúp cuộc sống vui hơn.
30 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ronaldo37
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cái bài cơ bản này hình như viết đi viết lại cả trăm lần rồi hay sao ấy, xin đừng viết nhiếp ảnh căn bản nữa, hãy viết cái khác đi!
Syter
TÍCH CỰC
4 năm
Bạn biết rồi thì đi ra, hoặc dành thời gian hướng dẫn và giải thích cho những người chưa biết hay đang thắc mắc. Một tập thể có nhiều người đóng góp cho cộng đồng sẽ làm giảm đi sự xuất hiện của những bài như này.
Còn bạn, đã không làm được gì thì ít ra cũng nên khích lệ công sức của những người soạn ra nó, chứ la làng lên như kiểu bạn trả lương để tinhte viết bài cho riêng bạn vậy, đồ ích kỉ nông cạn.
@Ronaldo37 Có nhiều bài viết về “cái khác” mà bạn. Mình thấy anh Tuấn đang tổng hợp và cập nhật thêm cái nền căn bản này cho anh em thành series để dễ nắm hơn.
alohakool
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Ronaldo37 Chắc đéo gì đã thành thục mấy cái căn bản này mà đòi mấy cái cao siêu
lllll-13
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Ronaldo37 Các bài viết cơ bản sau một thời gian sẽ lạc trôi đi một nơi mà khó ai có thể tìm thấy, nhưng nhưng con người muốn tìm tòi những thứ cơ bản để bắt đầu thử một công việc mới hay đơn giản chì là tìm thú vui mới thì luôn luôn xuất hiện, thế nên các bài viết chi tiết, dễ hiểu thế này luôn luôn đang giá (không tính trường hợp copy paste đi muôn nơi).

Còn khi bạn muốn nó không căn bản nữa (theo mình hiểu là chuyện nghiệp hơn) vậy thì bài viết sẽ phải dài hơn, nhiều nội dung hơn, tốn thời gian chỉnh sửa hơn, và tất nhiên là không có nhiều người chuyện nghiệp hơn thừa thời gian để viết đi viết lại được bạn ạ. Thêm nữa những nội dung chuyện nghiệp đấy thường sẽ mất kha khá thời gian của người viết (thu thập thông tin, sàng lọc dữ liệu, hay kinh nghiệm bao nhiêu năm lăn lộn làm việc), nếu tính về chi phí thì rất mắc (bạn tìm mua sách nước ngoài sẽ thấy mấy cuốn sách đấy nó mắc thế nào), thế nên đừng đòi ...
@Ronaldo37 khoe ảnh chơi
Bài bác Tuấn làm lúc nào cũng chất lượng! 😁
XBlue
CAO CẤP
4 năm
Lập Chủ đề về máy film đi
dohai92
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài viết có đầu tư, căn bản vẫn là quan trọng nhất. Nhiều người vẫn chạy theo trend mà quên đi điều cơ bản nhất để tạo nên bức ảnh đẹp. Cảm ơn mod.
Lại thêm một bài viết bổ ích. Mặc dù chỉ sài đt. Anyway, thanks
888.888
TÍCH CỰC
4 năm
Mình thích bài này.
cảm ơn mod 😃
KhuyênLA
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mod có tâm nhưng vẫn thích bác Luân nhất
rất dễ hiểu
binhpk
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thông tin súc tích trực quan dễ hiểu. Rất hữu ích
Gates
TÍCH CỰC
4 năm
Về cơ bản màn trập như cái mí mắt dùng bảo về thủy tinh thêt và tấm phim bên trong.
hongphuc9x
TÍCH CỰC
4 năm
Ngày xưa bác Thanh, giờ bác Tuấn chia sẻ những kinh nghiệm của mình. Thanks
mt9011
TÍCH CỰC
4 năm
@hongphuc9x À há, chắc Dr Thanh mắc bán trà...đá.
Lâu rồi kg thấy !
traisau_ht
TÍCH CỰC
4 năm
Còn chưa có máy ảnh để học chụp
ComAbu
ĐẠI BÀNG
4 năm
rất chi dễ hiểu. cám ơn những bài viết chia sẻ cơ bản của bác
Nói chung là đọc xong, không thực hành thì 3 ngày bài này lại như mới, vậy nên bạn nào chuyên nghiệp máy ảnh rồi thì lướt qua cho vui, sao phải nặng nhẹ với nhau vậy?
mt9011
TÍCH CỰC
4 năm
@Seven-Galaxy Muốn show cái tôi, ta đây giỏi và biết rồi !
leo007
ĐẠI BÀNG
4 năm
Rất thích đọc bài viết thế này. Cảm ơn anh
Rất hữu ích.
wahzlens
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thanks bác.. được mở mang thêm khi chuyển qua chế độ chỉnh tay trên điện thoại 😁
I love Java
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đã nắm rõ nhưng đọc lại vẫn thấy rất hay!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019