Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Trên tay Fujifilm X-Pro3: màn hình giấu bên trong và màn hình "Memory LCD" đem lại cảm giác hoài cổ

Non@me
18/11/2019 15:11Phản hồi: 61
Trên tay Fujifilm X-Pro3: màn hình giấu bên trong và màn hình "Memory LCD" đem lại cảm giác hoài cổ
Fujifilm X-Pro3 là phiên bản cao nhất của dòng máy cảm biến APS-C của Fujifilm, kế thừa thiết kế cổ điển từ hai đàn anh là chiếc X-Pro1 ra mắt từ tháng 2/2012 và X-Pro2 ra mắt vào tháng 3/2016 được rất nhiều người ưa thích với phong cách rangerfinder cổ điển. X-Pro3 ra đời với những cải tiến về công nghệ mới của Fujifilm.

Chiếc X-Pro3 đã bắt đầu được công bố chính thức tại Việt Nam và chính thức được bán ra từ ngày 28 tháng 11 với giá bán 41,99triệu đồng cho phiên bản màu đen và 46,49 triệu cho phiên bản màu “Đen sậm” (DR Black) và “Bạc sậm” (DR Silver) (sẽ được bán ra chính hãng tại Việt Nam vào giữa tháng 12/2019)​


DSC_6532.jpg
Fujifilm X-Pro3 là chiếc máy ảnh tạo cảm giác cầm cái máy phim rangerfinder nhiều nhất nhờ thay đổi thiết kế của màn hình LCD, giúp tập trung cho việc ngắm chụp trực tiếp bằng khung ngắm hơn là nhìn vào cái màn hình như các máy kỹ thuật số hiện nay. Điểm khác biệt so với X-Pro1 và X-Pro2 chính là màn hình LCD cảm ứng được giấu đi, gập vào bên trong và mặt lưng có màn hình nhỏ hiển thị chế độ giả lập phim hoặc chế độ hiển thị với các thông số, khi dùng LCD lớn thì phải lật ra, có thể nghiêng góc 180º xuống dưới.

DSC_6408.jpg
DSC_6458.jpg Đầu tiên, cái mà Fujifilm muốn nhấn mạnh nhất ở chiếc rangefinder mới này chính là họ đã đổi hoàn toàn việc thiết kế, bây giờ, thay vì sử dụng các kim loại truyền thống như nhôm hay hợp kim magie để làm khung máy thì bây giờ, họ đã đầu tư chất liệu mới để làm thân máy chắc chắn hơn, X-Pro3 được trang bị chất liệu titan nguyên khối như trên một số máy phim cao cấp ngày xưa để làm mặt trên và mặt đế máy, khung máy bên trong vẫn là hợp kim magie, giúp máy có thêm độ bền và khả năng chống ăn mòn. Có hai phiên bản màu sắc khác nhau được trang bị thêm công nghệ làm cứng bề mặt Duratect giúp tăng độ bền và lớp hoàn thiện cao cấp.


DSC_6951.jpg
Hai phiên bản phủ sử dụng lớp phủ Duratect được phát triển bởi công ty đồng hồ Citizen, đây là một quá trình làm cứng bề mặt với nhiều giai đoạn để đạt được độ cứng Vickers lên đến 1500Hv giúp bảo vệ máy ảnh khỏi trầy xước đồng thời làm nổi bật vẻ ngoài với kết cấu độc đáo.

DSC_6948.jpg DSC_6545.jpg DSC_6347.jpg
Mặt sau của thân máy là màn hình, nhưng khác với đại đa số các máy ảnh bây giờ, Fujifilm không muốn người dùng sử dụng cái màn hình đó, theo họ thói quen chụp xong và coi hình làm chúng ta phân tâm, không tập trung để sáng tác được, họ muốn bạn chỉ nhìn vào khung ngắm và chụp đúng nghĩa đen truyền thống mà thôi, nên màn hình chỉ là bộ phận phụ, sẽ được giấu đi, khi nào cần thì bạn có thể lật ra để xem hình mà thôi.

DSC_7084.jpg
Đây là mặt sau phía ngoài của màn hình LCD dấu kín, thay vì là cái màn hình để xem ảnh thì Fujifilm thiết kế một màn hình phụ "Memory LCD", để hiển thị thông số tương tự những màn hình e-Ink thấy trên GFX hay X-H1 giúp hiển thị loại phim được giả lập mà bạn đang dùng để có cảm giác hồi cổ như những ngày xưa ta hay chụp phim và cắt vỏ bao phim bỏ vào.

DSC_6429.jpg
Tuy nhiên cái màn hình này còn được trang bị khả năng hiển thị màu, nhưng bị giới hạn chỉ hiển thị được tối đa 8 màu, với góc nhìn khá hạn chế và được nhìn thấy rõ nhất khi nghiêng bạn ra một góc 45 độ (tức là khi bạn cầm máy ảnh và nghiêng về phía trước), dễ thấy nhất là nó hiển thị từng hình chụp của từng loại phim mà bạn đang set trong máy, như kiểu các máy phim ngày xưa chúng ta hay cắt 1 phần hộp phim gắn vào để biết mình đang chụp phim loại nào đễ đỡ lộn.
DSC_7069.jpg
Bạn có thể thay đổi bằng cách xoay vòng xoay phía sau để đổi loại "phim" mà mình chụp. Màn hình phụ này được bảo vệ bằng kính cường lực, giúp hiển thị các thông số được cài đặt để chụp ảnh, bất kể khi máy có được bật hay không. Màn hình phụ này có thể được đặt ở chế độ "Classic" để hiển thị các chế độ giả lập phim, cân bằng trắng và các cài đặt khác gợi liên tưởng tới máy ảnh chụp phim mạnh mẽ hơn, hoặc có thể set về chế độ "Standard" giúp hiển thị các thông số cơ bản như tốc độ màn trập, ISO và các chế độ chụp khác nhau hiển thị bằng số hay biểu tượng đơn giản. Mafn hình phụ này có thể giữ lại hình ảnh hiển thị cuối cùng khá lâu sau khi ta tắt máy đi và tiết kiệm năng lượng, ít hao pin.

DSC_6421.jpg DSC_6925.jpg

Quảng cáo


Fujifilm đã cho thêm một loại phim mới với tên gọi là 'Classic Negative' vào bộ màu giả lập phim của mình, như vậy đây là bộ giả lập thứ 10 trên các máy Fujifilm cho đến nay, theo thông tin từ Fujifilm thì sắp tới có thể họ sẽ đem giả lập này cho chiếc X-T3 ở các bản cập nhật tiếp theo. 'Classic Negative' chính là bộ giả lập màu mà chúng ta từng thấy khi chụp những cuộn film Fujicolor Superia ngày xưa. khi chụp bằng chế độ giải lập này, ta thấy dường như nó có một độ tương phản cao vừa phải, chế độ bão hòa trung bình với một chút thay đổi màu sắc.

DSC_6371b.jpg X-Pro3 vẫn giữ cấu trúc kính ngắm theo kiểu dáng rangefinder. Người dùng có thể chuyển đổi giữa khung ngắm quang học (OVF), cung cấp góc nhìn liên tục cho đối tượng mà không có độ trễ, và khung ngắm điện tử (EVF), cho phép bạn kiểm tra phơi sáng trong khi chụp.
DSC_6418.jpg
Sự cải tiến của Fujifilm áp dụng cho kính ngắm điện tử với tấm nền EL hữu cơ 3.69 triệu điểm ảnh với hiệu suất hiển thị nâng cao có độ tương phản cao trên 1:5000 và độ sáng tối đa 1500cd/m2, tái tạo màu lên đến 97% dải màu sRGB để hiển thị chi tiết tốt nhất ngay cả trong vùng rất tối hay quá sáng, giúp tái tạo màu chính xác hơn. Người dùng có thể chuyển đổi dễ dàng giữa ống ngắm quang học (OVF) và ống ngắm điện tử (EVF) tuỳ để phù hợp hơn cho từng mục đích sử dụng khác nhau.

Chức năng mới trên Hệ thống kính ngắm này chính là "Electronic Range Finder" được tích hợp, nó sẽ hiển thị như là một khung EVF thu nhỏ lồng vào góc dưới bên phải khi sử dụng kính ngắm quang OVF, để anh em kiểm tra và các cài đặt thông số chụp ảnh. Giúp cho khung ngắm OVF hữu dụng hơn.

DSC_6470.jpg
Bên trên là các lưu ý về chiếc X-Pro3 này, còn về phần cứng, thông số kỹ thuật, thì X-Pro3 cũng được chia sẻ phần lớn phần cứng mạnh mẽ kế thừa từ chiếc X-T3 để đảm bảo hiệu suất và chất lượng hình ảnh phù hợp.
DSC_6523.jpg
X-Pro3 sử dụng cảm biến BSI X-Trans CMOS 4 độ phân giải 26.1MP kết hợp với bộ xử lý hình ảnh “X-Processor 4”, được sử dụng lần đầu tiên trên FUJIFILM X-T3 và sau đó là FUJIFILM X-T30, sẽ cho chất lượng hình ảnh, tốc độ lấy nét và hiệu năng hoạt động tốt hơn thế hệ trước khá nhiều. Sự kết hợp này cùng với firmware mới, hệ thống lấy nét tự động theo pha (AF) giờ đây hoạt động xuống tới -6EV, cho phép chụp các tình huống được xem như là "hoàn toàn tối". Dãi ISO từ 160 đến 12800 cho phép máy dễ dàng chụp trong các điều kiện thiếu sáng mà không sợ ảnh bị noise quá nhiều. Hệ thống lấy nét tự động, phát hiện pha mở rộng, có 425 điểm có thể lựa chọn bao phủ gần như khu vực cảm biến. Hệ thống AF này mang lại hiệu suất lấy nét nhanh hơn, chính xác hơn trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau.

Quảng cáo



Chức năng chụp HDR mới với khả năng chụp rất nhiều ảnh liên tiếp ở các mức độ phơi sáng khác nhau để mở rộng dải nhạy sáng, giúp ảnh mượt mà với tông màu tự nhiên hơn.

DSC_6354.jpg DSC_6360.jpg
Một lần nữa, mặc dù chia sẻ phần lớn phần cứng của nó với X-T3, X-Pro3 có thông số video hơi khiêm tốn hơn so với người anh em của nó, X-Pro3 chỉ có thể quay 4K ở độ phân giải cao UHD và DCI trực tiếp trên thẻ nhớ, không xuất ra các đầu thu rời được và nó cũng có thể quay FullHD 120fps.

DSC_6407.jpg
DSC_6391.jpg
Ở cạnh trên của máy, Fujifilm trang bị các bánh xe điều chỉnh tốc độ màn trập, ISO cũng được tích hợp để xác nhận cài đặt độ nhạy mà không cần phải bật máy ảnh và bù trừ sáng cho phép bạn chọn +/-3 EV trong 1/3 bước.

DSC_6435.jpg DSC_6499.jpg
X-Pro3 là máy ảnh đầu tiên của Fujifilm hỗ trợ 2 khe cắm thẻ nhớ SD hỗ trợ thẻ nhớ với tốc độ cao UHS-II.

DSC_6451.jpg
Các cổng kết nối bây giờ đã bị lượt bớt đi chỉ còn cổng Mic 2.5mm và cổng USB-C giứp sạc trực tiếp cho viên pin theo máy hay dùng các adapter để chuyển thành cổng 3.5mm sử dụng tai nghe khi quay.

DSC_6462.jpg
X-Pro3 vẫn sử dụng viên pin NP-W126S dung lượng cao trên các máy mới gần đây với 8.7Wh, có thể chụp tối đa 440 tấm mỗi khi sạc đầy khi bạn sử dụng khung ngắm quang và chỉ tối đa 370 tấm nếu bạn chụp bằng khung ngắm điện tử.

DSC_6349.jpg DSC_6352.jpg DSC_6348.jpg DSC_6426.jpg
Về các cải tiến chức năng bên trong, ta có thể thấy “Cài đặt Clarity” đã được đưa vào như một tham số về chất lượng hình ảnh để bổ sung cho tông màu sáng, tông màu tối và độ sắc nét hiện có. Kết cấu và đường viền của đối tượng có thể được làm nổi bật hoặc làm mềm trong khi vẫn giữ được độ chuyển màu để kiểm soát tổng thể hình ảnh. Chức năng Hiệu ứng hạt (Grain Effect) mô phỏng ảnh phim, đã được phát triển để có thể điều chỉnh “mức độ” và “kích thước” đạt được sự kiểm soát chính xác hơn đối với độ hạt, thay vì chỉ có hai tùy chọn về “độ mạnh” và “độ yếu” của hạt trong các mẫu máy trước đó.
Tái tạo độ chuyển màu là rất khó cho đối tượng có độ bão hòa màu sắc cao. Hiệu ứng “Color Chrome”, giúp tạo độ chuyển và màu sắc sâu hơn cho các đối tượng như vậy, giờ đây đã được bổ sung thêm hiệu ứng “Color Chrome Blue”, thêm chiều sâu và độ sống động tự nhiên cho tông màu xanh trong ảnh.

Cám ơn các bạn đã theo dõi.
Cám ơn Fujifilm Việt Nam đã cho Camera Tinh Tế mượn máy trên tay.
61 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nói chung chụp trên dt đem lại cảm xúc khó tả nếu lia dc po đẹp ... mình thì gà nên đưa là chụp .. đã từng xài con 6300
Wang Fu
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Bão Sài Gòn Mirrorless fuji chụp tự động đẹp
@Binge giá này cho địa chủ, không phải cho nông dân =)))
cổ nhưng đẹp
Khanh.Lam
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cầm fuji rất có cảm hứng chụp
ChauNC
ĐẠI BÀNG
4 năm
"Giấu màn hình" chứ không phải 'dấu màn hình" nhé @Non@me
anhvu999
TÍCH CỰC
4 năm
@ChauNC thì tinhte cũng chỉ là trang web quảng cáo rao vặt đồ công nghệ thôi mà, nên đòi hỏi hơn làm gì
Ultimo
ĐẠI BÀNG
4 năm
@anhvu999 Viết đúng chính tả chỉ là yêu cầu tối thiểu, chứ chưa đòi hỏi gì hơn.
anhvu999
TÍCH CỰC
4 năm
@Ultimo dc như ý bạn thì họ chả làm cho tinhte
Hôm qua vừa dc mời đi tại Hà Nội..sơ sơ là độc và đẹp..nhiều tính năng mới thậm chí T3 ko có...nhưng ghét FUJIFILM làm ăn chậm chạp quá..đặt màu dura sliver mà tận 15-12 mới có..mong là có hàng sớm..
LRM_EXPORT_481333543822322_20191113_190916381.jpeg
WuTa_2019-11-17_08-56-22.jpg
@Ác thần_ls Idol của tôi ^^
@NamLueng Đâu cũng thấy cụ.
đồ ngon kìa
chắc ẩm giải thưởng thiết kế của năm quá
Không có ảnh chụp thử nhỉ hehe
Test con này với lens kit 14-45mm xem có chất ảnh có ăn thua không?! 😁 :p

Chứ lắp lens fix 1 tiêu cự/khẩu thì chất ảnh cho ra khác là hiển nhiên :D
@Cuong Nb Còn này đi với kit thì quá phí. Lắp con 16-55 f/2.8 thì còn được.
thiết kế của Fuji vẫn đem lại cảm giác khi cầm tốt
Hienle0512
TÍCH CỰC
4 năm
@illusion N fiction Thiết kế Fuji đâu đem lại cảm giác cầm tốt so với các hãng khác đâu nhỉ, vì cái bán cầm rất nông. Được cái cầm fuji được cái cảm giác chụp ảnh và thích nhìn nó. ^^
@illusion N fiction Phét, riêng Mirrorless mình chỉ thấy Sony cầm là đã nhất vì có báng cầm như máy DSLR, mình đang dùng XE-2s, cầm nó cứ hụt hụt ko chắc tay !
longhons
TÍCH CỰC
4 năm
@illusion N fiction Fuji mà cầm tốt cái gì, máy thì nặng mà báng thì nhỏ, gắn lens nặng là cắm đầu liền.
Nhất là đám xpro, phẳng lì thấy ông nào chơi cũng phải gắn grip :v
romero
TÍCH CỰC
4 năm
Vẫn là poor leica thôi!
@romero Full frame mới gọi là hiến máu chứ cropped frame mà hiến gì bác :p
thanhchihg
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Hiệp K SL1 thì chậm nổi tiếng rồi, còn M10 lấy nét bằng cơm
mình đang dùng Q, lấy nét rất nhanh và chính xác
Sten Le
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Hiệp K Mình dùng Sony A6300 và Leica CL thì thấy CL lấy nét nhanh ko thua gì A6300 đâu bạn, thậm chí Leica lấy nét chính xác hơn Sony nữa.
@Sten Le Mình cũng đang xài a6300 nhưng chưa được đụng vào Leica CL nên không dám chém 😁. Nhưng mình cũng có cảm giác là a6300 lấy nét nhanh nhưng không chính xác, chỉnh Eye AF-C vẫn có nhiều tấm ko lấy đúng vào mắt.
pbtonline
ĐẠI BÀNG
4 năm
vẫn thích dòng xpro này nhứt
Nhìn đẹp quá.
zdng12
TÍCH CỰC
4 năm
Thiết kế đẹp quá
97% sRGB là cực kì cơ bản chứ nhỉ, bình thường màn hình phải ít nhất phủ đc dải màu đó chứ
Đúng là tiền nào của đó =))
Smurf:v
TÍCH CỰC
4 năm
Nhìn như máy chụp của bố hehe, cơ mà Fujifilm chất ảnh rất ưng
bxv77
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhìn các dòng X của Fuji cứ cảm giác hoài cổ và đẹp vl. Cầm máy cảm xúc ùa về liền.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019