[Video tuần này xem ảnh của ai?] Mai Nguyên Anh kể về 63 năm xa cách của bà và anh trai

blueJune
15/11/2019 8:14Phản hồi: 25
[Video tuần này xem ảnh của ai?] Mai Nguyên Anh kể về 63 năm xa cách của bà và anh trai
Ngày xưa, khi đất nước còn nghèo khó, rất nhiều gia đình phải gửi con cho người khác nuôi, dẫn đến cảnh ly tán. Bà ngoại của Mai Nguyên Anh là một trong số những trường hợp như thế, và bà càng khó gặp lại anh ruột của mình hơn khi ông phải bay sang Mỹ để sống tị nạn sau năm 1975. Để tái hiện lịch sử gia đình, thu hẹp khoảng cách giữa bà mình và người anh trai, cũng như để hiểu hơn về hiệu ứng kéo dài của cuộc chiến chống Mỹ trong các gia đình, Mai Nguyên Anh đã thực hiện bộ ảnh Gửi anh Tuyền (63 năm) từ năm 2015 tới năm 2019. Đây là dự án ảnh nhiều tâm huyết và rất ý nghĩa mà mình muốn chia sẻ trong chuyên mục Tuần này xem ảnh của ai? lần này.


Về Mai Nguyên Anh
Giới thiệu một chút về tác giả, Mai Nguyên Anh là một nghệ sĩ thị giác trẻ (sinh năm 1992) với mối quan tâm về các vấn đề đương đại. Các tác phẩm của anh thường là sự kết hợp giữa phong cách nhiếp ảnh tư liệu truyền thống nhưng giàu cảm xúc, nặng tính cá nhân. Theo học chuyên ngành Kinh tế tại Đại học Surrey, Vương quốc Anh, đam mê nhiếp ảnh tư liệu đã đưa anh đến với nghề phóng viên ảnh. Năm 2013, anh tham gia đội ngũ VnExpress. Năm 2015, Nguyên Anh rời VnExpress và làm việc tự do cho nhiều hãng tin địa phương, cũng như tập trung hoàn thiện các dự án cá nhân của mình. Năm 2016, anh hoàn thành chương trình đào tạo tại International Center of Photography tại New York. Anh là đồng sáng lập Matca, một dự án nhiếp ảnh tại Việt Nam.

00001tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg

Về dự án ảnh Gửi anh Tuyền

Bà Hường, bà ngoại của Nguyên Anh, năm nay 75 tuổi, đã sống một mình tại Hà Nội từ năm 2001, sau khi người chồng qua đời. Đối với bà, hai cuộc chiến tranh lớn của Việt Nam giờ đây chỉ còn là ký ức xa xôi nhưng dư âm mà nó để lại vẫn ám ảnh bà tới tận bây giờ.

00018tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg 00017tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg

Ông Tuyền, giờ đây đã 81 tuổi, từng là cán bộ cấp cao của chính phủ miền Nam Việt Nam đang ở Mỹ. Đã gần 40 năm kể từ khi ông rời Việt Nam sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ. Hiện tại, ông đang sống với vợ mình trong căn nhà nhỏ tại Santa Ana, California. Trong suốt những năm qua, ông luôn khao khát được trở về nhưng còn trách nhiệm phải nuôi gia đình mình cũng như những nỗi sợ nhất định khiến ông không thể làm theo ý muốn.


00016tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg 00014tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg

Vào năm 1952, Tuyền, cậu con trai sáng sủa nhất trong nhà đã được đưa vào miền Nam để người bạn thân của cha cậu nuôi dưỡng. Tuyền hiểu hoàn cảnh gia đình mình quá nghèo để nuôi ba đứa con nên đã cố không khóc và chào tạm biệt cả gia đình rồi rời đi. Tuy nhiên, cậu bé luôn tin rằng khi chiến tranh qua đi và gia đình khấm khá hơn, cậu sẽ lại được sống với họ lần nữa. Năm 1954, khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, cả đất nước vui mừng khi chiến tranh đã qua đi. Tuyền mong ngóng cha mình sẽ ghé thăm và háo hức khi sắp được gặp lại gia đình. Không ngờ rằng, niềm hạnh phúc này nhanh chóng trở thành nỗi tuyệt vọng khi khu phi quân sự được thiết lập vào ngày 14 tháng 8 năm 1954, chia cắt đất nước trong 21 năm sau đó. Tuyền không bao giờ được gặp cha mình nữa và cậu không nhận được bất cứ lá thư nào từ gia đình gửi đi. Lòng ngập tràn hối hận vì đã gửi đứa con của mình đi, cha của Tuyền ốm nặng và qua đời không lâu sau đó.


00013tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg 00015tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg 00011tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg

Tuyền bắt đầu trưởng thành mà không có gia đình ở bên. Anh lập gia đình và được thăng tiến làm Phó Chủ tịch tỉnh Cần Thơ khi còn trẻ. Tuy nhiên, làm việc cho chính phủ miền Nam Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc liên lạc với gia đình ở miền Bắc sẽ gần như bất khả thi. Khi chế độ Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, Tuyền cùng gia đình bay sang Mỹ và tại đây, anh đã gửi được lá thư đầu tiên của mình về cho gia đình.

Quảng cáo


00012tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg
Năm 1976, bà ngoại Nguyên Anh nhận được một lá thư từ Mỹ. Bà không chắc người gửi là ai và lo sợ rằng chính quyền sẽ đặt câu hỏi vì sự thù hận đối với Mỹ vẫn còn rất lớn tại thời điểm đó. Tuy vậy, linh cảm mách bảo rằng đó là lá thư của ai đó gần gũi với bà. Bà hỏi thăm những người lớn tuổi trong làng và xác nhận được người gửi là anh trai thứ hai của mình. Dù chính quyền siết chặt kiểm soát, bà vẫn quyết định viết thư hồi đáp ông Tuyền mà không ngần ngại. Từ đó trở đi, bà và ông Tuyền luôn giữ liên lạc với nhau. Bà Hường gửi thư hai lần một năm cho tới khi có điện thoại.

00010tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg 00008tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg

40 năm đã trôi qua, bà Hường chứng kiến sự ra đi của mẹ và của người anh cả và trong những sự kiện này, bà luôn ước rằng giá như ông Tuyền có thể ở đây cùng bà. Ước nguyện của bà cuối cùng đã thành hiện thực vào tháng Ba năm 2015. Ở tuổi 80, ông Tuyền quay trở về Việt Nam lần đầu. Họ đoàn tụ lần đầu tiên nhưng cũng có thể là lần cuối cùng.

Từ đây, Nguyên Anh tò mò muốn tìm hiểu về ông Tuyền và một phần là do anh choáng ngợp trước cảm xúc và phản ứng của bà sau cuộc hội ngộ. Đó là khi dự án ảnh bắt đầu.

00009tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg Ban đầu khi thực hiện dự án, Nguyên Anh tiếp cận bằng cách chụp ảnh theo lối báo chí đơn thuần. Anh vẫn chụp ông Tuyền như vậy khi tới Mỹ. Tuy nhiên, khi quay lại Việt Nam, tác giả gặp khó khăn và khúc mắc khi không biết kết nối ba câu chuyện riêng rẽ: chuyện về bà, về ông Tuyền và chuyến thăm nhà của ông như thế nào. Chia sẻ về "nút tắc" này, anh đã suýt bỏ ngang kế hoạch.

Sau đó anh nhận ra, mình chỉ đang cố gắng ghi lại những gì trước ống kính máy ảnh. Nhưng câu chuyện không hề bày ra trước mắt hay có thực. Nguyên Anh nhận ra rằng câu chuyện nằm trong sự tưởng tượng và mong đợi của những người trong gia đình vì trước nay họ chỉ liên lạc qua thư từ, điện thoại. Họ hình dung về một ông Tuyền trong tâm trí hơn là người mà ông Tuyền thực sự là. Thông qua nhận thức này, nghệ sĩ đã phát triển dự án theo nhiều hướng khác nhau và mở ra một ý tưởng mới: vẽ nên một nhân vật hư cấu thông qua việc sử dụng các phương tiện khác nhau. Vì thế, ngoài ảnh, Nguyên Anh cũng thực hiện các đoạn ghi âm những buổi phỏng vấn người thân và họ hàng. Những bức ảnh được chụp dựa vào những lá thư và những cuộc phỏng vấn này. Các bức phác hoạ được thực hiện thông qua tưởng tượng của nhiều hoạ sĩ khác nhau khi họ nhận những mẩu thông tin nhỏ và không đầy đủ.

Quảng cáo




00007tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg 00006tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg 00005tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg
Thông qua dự án Gửi anh Tuyền, Nguyên Anh hi vọng nó có thể bằng cách nào đó hàn gắn vết thương và giúp người Việt trong và ngoài nước hiểu nhau hơn. Đối với khán giả chung, anh muốn họ có thể tìm hiểu về hiệu ứng kéo dài của cuộc chiến và sự chia sẽ nó tạo ra trong gia đình. Với những khán giả sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, anh hi vọng họ có thể xem xét lại cuộc chiến chống Mỹ mà thường mô tả phía bên kia là "kẻ phản bội".

Ở góc độ cá nhân, câu chuyện này là cuốn hồi ký về 63 năm chờ đợi của bà ngoại Nguyên Anh. Đó là một bức chân dung của người anh trai đi xa bao ngày, người còn sống duy nhất trong gia đình bà. Thông qua việc thực hiện dự án, anh hi vọng sẽ thu hẹp khoảng cách không thể lấp đầy giữa bà và ông Tuyền, cũng như khoảng cách giữa những người họ hàng của anh ở Việt Nam và ở Mỹ.

00003tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg
Dự án ảnh Gửi anh Tuyền của Nguyên Anh đã được nhận Giải thưởng nhiếp ảnh tư liệu Objectifs lần thứ nhất và triển lãm tại Singapore (Trung tâm Nhiếp ảnh và Phim Objectifs là một tổ chức phi lợi nhuận dành cho nhiếp ảnh và phim đã có 10 năm hoạt động tích cực tại Singapore).

00004tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg 00002tuan-nay-xem-anh-cua-ai-mai-nguyen-anh-gui-anh-Tuyen.jpg

Tham khảo MaiNguyenAnh, Objectifs & Matca
25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mr.Chai Lọ
ĐẠI BÀNG
4 năm
gi nữa đây
Ko thấy gì đẹp luôn.
@hakuruno Giá trị của bộ ảnh này không nằm ở mặt hình ảnh đèm đẹp thường thấy bạn tôi ơi 😃
NatvPa
TÍCH CỰC
4 năm
@vitaminSea Vậy thì nó nằm ở đâu hả mod? Nếu như giá trị của bộ ảnh không nằm ở một bức ảnh đẹp mà nằm ở mấy cái kể lể dài dòng thì nó có hơn gì 1 bài ký với mấy cái doodle minh họa?
Một khi anh đã gọi tác phẩm của mình là 1 phóng sự ảnh, anh phải đảm bảo bức ảnh của mình có khả năng kể chuyện và đảm bảo được vấn đề thẩm mỹ ảnh. Chữ nghĩa chỉ có nghĩa vụ nói thêm cho trọn vẹn nội dung.
Anh chụp hẳn 1 tập ảnh, nhưng tính thẩm mỹ không ra gì thì ai thèm đọc. Câu chuyện, triết lý sâu xa ấy hả? Tôi ra nhã nam lụm bừa 1 quyển về thì hay hơn là đứng lại nhìn ảnh anh và ngơ ra không hiểu anh làm cái gì.
@NatvPa Đây không phải là phóng sự ảnh. Với cả nếu bạn định nghĩa đây là phóng sự ảnh thì chẳng phải nó làm quá tốt nhiệm vụ của nó à? Vì phóng sự ảnh nào chả có cả một bài viết lẫn caption ảnh dài thì bạn mới hiểu được câu chuyện. Bạn có dám chắc là bộ ảnh phóng sự nào đăng trên các trang báo cũng đẹp không? Nhiều bộ không đẹp nhưng nó mang giá trị về mặt thông tin, truyền tải nhiều khía cạnh đến người xem.

Với lại, mình thấy bộ ảnh này bạn ý chụp rất đẹp, có chất thơ trong từng tấm ảnh. Thế theo bạn tại sao bộ này không đẹp?
@NatvPa Trước hết cần phải biết bộ ảnh này là một trong những cách thức dùng ngôn ngữ để thực hiện dự án cá nhân của tác giả, ngoài ra trong triển lãm còn kèm theo các phương tiện khác như video, âm thanh đi kèm. Mục đích của Dự án này hướng đến những đối tượng cụ thể của tác giả, ở đây là hàn gắn mối quan hệ của người thân tác giả chẳng hạn. Chúng tôi muốn chia sẻ dự án này để anh em biết thêm những gía trị, vai trò và cả sức mạnh khác của công cụ nhiếp ảnh này, không chỉ về mặt hình ảnh thôi.

Bạn gọi đây là phóng sự ảnh và áp đặt cho nó những quy chuẩn xem cá nhân của bạn vào, mình thấy trật lất rồi.
@blueJune Chất thơ? Quào. Chắc tại mình người trần mắt thịt nên ko thấy đc cái mà bạn thấy.
mEnO 22
TÍCH CỰC
4 năm
Cái gì vậy mọi người. xem qua không có gì hấp dẫn nên không có đọc bài
minhchinmc
TÍCH CỰC
4 năm
đề tài bạn này thường đưa tư liệu về VNCH, mình rất thích
thanhlocgp
TÍCH CỰC
4 năm
Đối với khán giả chung, anh muốn họ có thể tìm hiểu về hiệu ứng kéo dài của cuộc chiến và sự chia sẽ nó tạo ra trong gia đình. Với những khán giả sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, anh hi vọng họ có thể xem xét lại cuộc chiến chống Mỹ mà thường mô tả phía bên kia là "kẻ phản bội".

Thông qua việc thực hiện dự án, anh hi vọng sẽ thu hẹp khoảng cách không thể lấp đầy giữa bà và ông Tuyền, cũng như khoảng cách giữa những người họ hàng của anh ở Việt Nam và ở Mỹ.

///Xin lỗi mình không cảm nổi 😃
Mà từ khi nào xem ảnh phải đọc mấy dòng caption để nâng tầm tấm ảnh vậy. Title bài này là xem ảnh chứ đâu phải đọc truyện. :|
@thanhlocgp Từ khi tấm ảnh đầu tiên ra đời, người ta đã có mô tả bằng chữ cho tấm ảnh đó rồi bạn.
@vitaminSea Mô tả khác với kể chuyện nha bạn.
Jim Houston
ĐẠI BÀNG
4 năm
Rất thích đọc những bài giới thiệu như vậy... Thật sự quý trọng công sức của mod... Mong mod cố gắng tiếp tục serie này vì chắc chắn cộng đồng tinh tế luôn có những người thích thú với content này...
@Jim Houston Tụi mình cũng cần những người như bạn để lấy động lực tiếp tục, cảm ơn nhie hihi
Jim Houston
ĐẠI BÀNG
4 năm
@vitaminSea Bình thường mình vẫn đọc nhưng không để lại comment. Nhưng hôm nay thấy mục comment khá buồn :v... Tiếp xúc với contemporary art và concept art được 2 năm và những gì mình thấy là VN mình có rất rất nhiều cá nhân với những dự án rất có giá trị nhưng cộng đồng đón nhận những giá trị đó còn quá ít... Những bài viết nhỏ như vậy, nhưng biết đâu sẽ truyền cảm hứng 1 bạn nào đó để tiếp cận... Cố lên!
@Jim Houston Cảm ơn bạn nhiều 😃 Mình cũng thấy vậy vì căn bản contemporary art cũng hơi khó hiểu với số đông và không phải ai cũng chấp nhận nó. Viết bài mà có người ủng hộ cũng rất vui dù chỉ là số ít, vẫn mong đem lại giá trị gì đó.
namchamvn
ĐẠI BÀNG
4 năm
@vitaminSea Hay đó mod. Tiếp tục nhé
Em không hiểu sao Mod lại dùng chấm Đen để che lá cờ đỏ đi nhỉ ?.Em thấy chính họ ở bên kia bán cầu mới là người suy nghĩ nhiều về định kiến đấy !.Giờ đây họ nên biết họ chỉ có một lá cờ ,một tổ quốc mà thôi .
@thuyhu1996_1996 Ah là tác giả ảnh làm đấy chứ mình đâu dám sửa đổi. Có dụng ý, bạn nghĩ xíu là ra 😁
djchuoi
TÍCH CỰC
4 năm
bài viết thật khó nuốt thưa quý vị!
bb7290deu
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nản
Bộ ảnh này rất hay và ý nghĩa . Mong mod tiếp tục đăng những bài viết tư liệu thế này. Cảm ơn admin
Gu thẩm mỹ của mod này thì.... Khó tả lắm 😁
Có những dự án ảnh cá nhân, cần thời gian xem nhiều hơn và mở rộng lòng để tiếp nhận nhiều hơn thì mới đồng cảm phần nào với tác giả được. Nếu cứ áp đặt một khuôn chuẩn nào đó của mình khi đi xem ảnh hay bất kỳ dự án nghệ thuật nào, thì rất khó để điều mới được tiếp nhận, mà sẽ có những phản ứng tự thân. Lòng đầy rồi thì chẳng có gì cho thêm vào được nữa.

Cảm ơn @blueJune giới thiệu, cảm ơn tác giả cho chia sẻ dự án.
sao tấm chụp Dinh Độc Lập lại phải che lá cờ nhỉ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019