Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Video] Tìm hiểu ống kính máy ảnh - cho người bắt đầu

tuanlionsg
14/11/2019 4:31Phản hồi: 35
[Video] Tìm hiểu ống kính máy ảnh - cho người bắt đầu
Đây là video về ống kính cho những người bắt đầu tìm hiểu máy ảnh và học sử dụng máy ảnh.

Ống kính là yếu tố rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong việc xử lý hình ảnh. Lượng sáng và chất lượng các tia sáng đi qua ống kính sẽ quyết định chất lượng hình ảnh được tạo thành, hay nói cách khác chất lượng của ống kính quyết định chất lượng hình ảnh. Bài viết dành cho các bạn mới tìm hiểu về thiết bị chụp ảnh nói chung, ống kính nói riêng. Hiểu rõ về ống kính để mua sắm đúng nhu cầu và khai thác đúng mức ống kính mình đang có.

TÓM TẮT VIDEO
  • Cấu trúc cơ bản của một ống kính
  • Cách đọc các con số trên ống kính
  • Trị số khẩu độ ống kính
  • Trị số tiêu cự ống kính
  • Ngàm ống kính
  • Các tính năng phụ trợ
  • Các bước suy xét khi mua sắm:
    1. Chọn: Độ dài tiêu cự bao nhiêu & một tiêu cự hay zoom
    2. Chọn: Khẩu độ tối đa tương đương ngân sách dự chi
    3. Chọn: Chính hiệu hay là ống của hãng thứ ba (Tamron, Tokina, Sigma, Samyang...)
    4. Thêm: Tính năng bổ sung có cần không: chống rung, thiết kế...
    5. Quyết định mua ống mới hay ống qua sử dụng.
4696059_Untitled-25.jpg 4696061_Untitled-27.jpg 4696060_Untitled-26.jpg 4696062_Untitled-28.jpg

NỘI DUNG DIỄN GIẢI

Khẩu độ ống kính:

Để hiệu chỉnh lượng ánh sáng đi qua ống kính đến bề mặt phim hoặc cảm biến ảnh, người ta thiết kế trong ống kính bộ phận điều chỉnh dung lượng ánh sáng, đó là khẩu độ ống kính. Có thể hình dung một hộp tối được khoét một lỗ nhỏ hay lớn để ánh sáng xuyên qua ít hay nhiều. Lượng ánh sáng đi qua ống kính tương ứng với diện tích của vòng tròn khẩu độ nên chỉ số khẩu độ càng lớn thì lượng sáng đi qua càng ít. Chúng ta có những chỉ số khẩu độ thông thường: 1 - 1.4 - 2 - 2.8 - 4 - 5.6 - 8 - 11 - 16 -22 - 32

Tiêu cự ống kính
Điểm quan trọng nhất của một ống kính chính là độ dài tiêu cự, gọi tắt là tiêu cự. Tiêu cự là khoảng cách nằm trên trục tính từ trung tâm quang học của ống kính đến điểm hội tụ trên mặt phim hay cảm biến khi ống kính lấy nét ở vô cực. Tiêu cự ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn, kích thước tiêu cự và hình ảnh tỷ lệ thuận. Hình ảnh chụp bằng ống kính tiêu cự 100mm có hình ảnh gấp đôi hình ảnh chụp bằng ống kính 50mm trên cùng máy ảnh.

Một ống kính dùng cho hai loại máy ảnh số có kích thước cảm biến ảnh khác nhau sẽ có cùng độ khuếch đại nhưng khác góc thu hình. Chẳng hạn ống kính 50mm trên máy ảnh DSLR Full-Frame (tương đương kích thước film 35mm) có góc thu hình rộng hơn khi gắn trên máy ảnh DSLR Crop Sensor (tỷ lệ x1.3 hoặc x1.6 với dòng máy DSLR Crop sensor của Canon; Còn Nikon, Pentax, Sony thường là x1.5; hay các dòng máy chuẩn Four Thirds thường là x2). Từ đó, ống kính 50mm trên máy ảnh DSLR Full-Frame là ống tiêu chuẩn normal thì khi gắn trên máy DSLR crop sensor lại là ống kính góc hẹp hơn, tương đương ống kính có tiêu cự dài hơn trên FF. Chẳng hạn ống kính 50mm gắn trên máy ảnh số có cảm biến tỷ lệ x1.5 là 75mm.

Khoảng lấy nét tối thiểu:
Là khoảng cách từ bề mặt phim hoặc cảm biến ảnh đến vật thể được lấy nét. Một ống kính có khoảng lấy nét tối thiểu tốt khi điều chỉnh vòng lấy nét ở vô cực thì hình ảnh nhận được luôn rõ nét. Thường thì ống kính có khoảng cách lấy nét tối thiểu là 50cm đến 30cm. Ống kính macro chuyên dụng chụp cận cảnh có xích độ tối thiểu ngắn hơn.

Vùng ảnh rõ (Dof - Dept of Field)
Khoảng ảnh rõ của một bức ảnh là phần không gian trước và sau của chủ đề được lấy nét có độ nét rõ trên bức ảnh đó, ngoài vùng rõ này không gian còn lại của ảnh mờ dần. Vùng ảnh rõ mỏng hay dày (độ nét sâu ít hay nhiều) tuỳ thuộc vào yếu tố khẩu độ, tiêu cự và xích độ.

Quảng cáo


PHÂN LOẠI ỐNG KÍNH

Ống kính trung bình (normal):
Là ống có độ dài tiêu cự tương đương đường chéo khung phim hoặc cảm biến của máy ảnh dùng ống kính này. Chẳng hạn máy ảnh phim 35mm, kích thước khung phim là 24mm x 36mm có đường chéo là 43mm thì tiêu cự trung bình là từ 45mm - 55mm. Nhiều người bảo ống có tiêu cự tầm trung này tương đương góc nhìn của mắt người, phù hợp với nhiều tình huống chụp. Mình thích cách phân biệt trên hơn.
* Đặc tính của ống kính trung bình:
  • Góc thu hình khoảng 45°, xấp xỉ góc nhìn phối cảnh như mắt người.
  • Chủ đề giữ đúng tỷ lệ, không bị biến dạng.
  • Đa dụng trong nhiều hoàn cảnh chụp.
Ống kính góc rộng (wide-angle):
Là ống kính có tiêu cự ngắn hơn và dĩ nhiên góc thu hình rộng hơn ống kính 35mm đối với máy ảnh DSLR Full-Frame. Nói về cái ống 35mm được nhiều người chụp ảnh chuyên nghiệp "xem" là ống tiêu chuẩn (normal) nhưng bản chất nó là ống wide. Loai ống góc rộng này sử dụng trong ảnh đại cảnh, kiến trúc... và đắc dụng khi ghi hình ở hoàn cảnh bị hạn chế góc chật, hoặc người dùng muốn có hiệu ứng góc rộng (chúng ta sẽ bàn đến vào bài sau). Với loại ống góc rộng, chỉ cần thay đổi nhỏ trong góc chụp (vị trí đặt máy) có thể làm một khung ảnh bình thường trở nên độc đáo và ngược lại.
* Đặc tính của ống kính góc rộng:
  • Góc thu hình từ 60° - 180°
  • Vùng ảnh rõ (dof) rất sâu
  • Tăng sự nổi bật của chủ đề ở gần trong phối cảnh rộng, ống càng có tiêu cự ngắn, hiệu ứng này càng tăng. Tỷ lệ gần xa rất mạnh tạo tương quan tiền cảnh hậu cảnh độc đáo nếu dùng đúng cách.
  • Đường chéo là phần mạnh nhất trong tầm nhìn góc rộng, kéo hướng nhìn về hộ tụ rất xa. chẳng hạn con hẻm cụt có thể như một ngõ sâu hun hút.
  • Hạn chế các chủ đề hình dạng tròn, mặt người ở gần góc và cạnh khung dễ bị biến dạng.
Ống kính télé ( ống kính tiêu cự dài, ống kính tầm xa):
Là ống kính có độ dài tiêu cự lớn hơn tiêu cự của ống kính normal. Loại ống này cho ta góc nhìn hẹp đến rất hẹp, tức là khuếch đại rất lớn các thành phần nhỏ của chủ đề trong khung ảnh. Vì vậy, ống tele hữu dụng khi cần lấy chi tiết một chủ đề mà ta không thể tiếp cận. Ống có tiêu cự càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn và khoảng ảnh rõ càng mỏng. Phối cảnh chụp bởi ống kính tele có hiệu ứng "mỏng/ dẹt", các mặt phẳng trong khung sát lại với nhau, có thể tạo bố cục độc đáo nhưng cũng tạo đối tượng ở xa to hơn bình thường như mặt trăng/ mặt trời.
* Đặc tính của ống kính télé:
  • Độ khuếch đại lớn
  • Vùng ảnh rõ mỏng, tách chủ đề với hậu cảnh (xoá phông)
  • Tiêu cự càng lớn, phối cảnh bị dồn ép lại, chiều sâu ảnh giảm
  • Dài và nặng hơn các loại khác
Ống kính zoom (đa tiêu cự):

Quảng cáo


Là ống kính thay đổi được tiêu cự. Nếu tiêu cự thay đổi trong khoảng tiêu cự ngắn được gọi là wide-zoom (chẳng hạn ống 14-24mm); nếu thay đổi trong khoảng tiêu cự dài được gọi là tele-zoom (chẳng hạn ống 100-400mm); nếu thay đổi từ tiêu cự ngắn đến tiêu cự dài thì được gọi đơn giản là zoom (chẳng hạn ống 18-200mm).
* Đặc tính của ống kính zoom:
  • Cơ động của nhiều tiêu cự.
  • Có thể chụp zoom in / zoom out
  • Phù hợp với nhiều hoàn cảnh cần phản ứng nhanh
Ống kính đặc biệt: Ống kính macro và ống kính Fisheye
Các loại ống kính thông thường có khoảng cách lấy nét tối thiểu xấp xỉ gấp 10 lần độ dài tiêu cự. Chẳng hạn ống kính 50mm thì khoảng cách lấy nét gần nhất có thể là 50cm. Nên loại ống kính macro hay micro là ống kính một tiêu cự được thiết kế đặc biệt để có thể lấy nét cực gần và cho hình ảnh cực nét ở cự ly gần. Ống macro thường có tỷ lệ phóng đại 1:1 tức là kích thước vật thể bao nhiêu trong thực tế thì trên bề mặt phim hay cảm biến ảnh cũng có kích thước như vậy.

Cover5.jpg
35 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mr.Chai Lọ
ĐẠI BÀNG
4 năm
- Mẹ ơi mẹ, sao nhà mình làm mãi mà ko mua được máy ảnh hả mẹ?
- Bố mày làm vì đam mê thôi con, có tiền mẽo đâu mà mua máy ảnh.
Socola H2O
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hay !
amio1st
TÍCH CỰC
4 năm
Ahii 😁. Ít người thế ợ. Chơi ống fix cho đã. Từ từ chơi zoom xa.
saladass
TÍCH CỰC
4 năm
@tuankhanhsaigon 85f1.4 chứ
amio1st
TÍCH CỰC
4 năm
@zombie01 Thật ra chơi fix đễ nâng cao khả năng biết vật nó nét thế nào, khoảng cách..vẫn đáng mua khi cần. Thích hợp mới chơi. Từ từ nâng lens cao hơn. Còn lens đa dụng thì chán phèo mua phí tiền.
@amio1st Tùy nhu cầu mỗi người bác à. Trước mình cũng bắt đầu với 35 1.8. Về sau thấy bất tiện quá vì cứ lo chạy tới chạy lui hoặc loay hoay đổi len thế là vụt mất khoảng khắc. Sau này mình thiên về dùng 16-50 hơn. Cứ thế gắn lên body cả khi du lịch hay đi chụp. Ít phải thay len hơn trước.

Chắc có thể do nhu cầu về chất ảnh của mình thấp hơn bác nên đánh đổi lấy sự tiện lợi 😁
amio1st
TÍCH CỰC
4 năm
@zombie01 Lúc mua thêm cái lens đa dụng thý ko đáng mua lắm cứ sài fix 1 thời gian đủ cứ cho ng mới chơi, thìok rùi lên cấp lens zoom cũng vừa. Còn tùy nhu cầu thì bạn phải xác định ngay lúc đầu và là am tường nên cần gì lúc này thì bác đã kinh nhiệm đầy mình. Dùng fix tuy duy chuyển nhiều thì cho bác thêm cái nhìn khoảng cách và nhìu góc tức suy nghĩ nhiều hơn chứ ko phải bấm 1 đống ảnh rùi về lựa. MÌnh đánh giá cao suy nghĩ trước khi bấm, góc sáng tạo và ko ngại duy chuyển. Còn khi dùng đa dụng có zoom thì toàn chỉ đứng 1 chỗ chả khác nào sniper là bao chắc cũng ko ít ai bắn lén ng khác nhỉ :D.
Ôi tiền và thời gian đâu mà theo đam mê giờ nhỉ, thèm quá
reaper911
TÍCH CỰC
4 năm
Mặc dù đã chơi ảnh lâu vẫn xem và like để ủng hộ a ra nhiều clip cho ae mới chơi thêm kiến thức ^^
Đang xài len mobile cho iphone Xs
bxv77
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hữu ích cho anh em mới chơi. Cảm ơn anh Tuấn. 😁
Trang này đăng về máy ảnh và kỷ thuật chụp ảnh nhiều quá làm mình cũng máu lên, muốn mua 1 cái về chụp. Nhưng cái đt thì đéo có tấm ảnh nào nên thôi luôn.
@KeniVinh Phải có đam mê chụp trước khi mua thiết bị, chứ ngay cả với điện thoại mà bác cũng không có hứng tạo ra ảnh thì mua máy ảnh về chỉ phí tiền, được một thời gian lại vất xó 😁
@KeniVinh Nếu nhu cầu và đam mê không nhiều thì không nên dấn thân vào con đường tốn kém này bác ơi. Điện thoại giờ chụp chất lượng cũng khá tốt so với nhu cầu cơ bản rồi.
ndta13
CAO CẤP
4 năm
Còn loại ống tilt shift nữa anh, loại này đặc biệt quá chắc anh cho riêng một bài luôn hỉ 😁
Elnino11
ĐẠI BÀNG
4 năm
@ndta13 ống đó chỉ có dân chuyên như dân kiến trúc họ mới cần thôi, chứ bình thường mấy ai xài loại đó bác
Syter
TÍCH CỰC
4 năm
@Elnino11 Tilt shift để giải trí thôi, chứ kiến trúc sao dùng. Tính đa dụng không có + giá cao + dễ giả lập = méo ai xài
Elnino11
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Syter để chụp nhà cao tầng, chụp nội thất không bị mất cân đối thì dùng ống này chứ ống nào nữa bác
Syter
TÍCH CỰC
4 năm
@Elnino11 Cái này giờ mới biết luôn, thanks bác 😁
Theo mình
- Chơi 1 con đa dụng trước để biết tiêu cự nào mình cần.
- Nếu có nhu cầu xóa phông và chim cò thì sắm tiếp tele
- Yêu cầu về chân dung với chất lượng cao và giá tốt thì mua tiếp ống fix
- Mua con góc rộng nếu thích chụp cảnh.
sáng design
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cảm ơn mod bài hữu ích
Sten Le
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình đang dùng ống prime pancake 27mm, nhưng thèm 1 con từ nhà đến trường quá, có điều chưa đủ điều kiện.
Mong là anh Tuấn ra nhiều bài chất lượng như vậy về nhiếp ảnh nữa để mọi người mở mang thêm kiến thức. Cảm ơn anh.
traisau_ht
TÍCH CỰC
4 năm
Khá hay dành cho những ng mới đam mê
nhemdaika
TÍCH CỰC
4 năm
anh @tuanlionsg ơi, bài review về mấy cái lens cho điện thoại bao giờ có thế anh?
Thông tin hữu ích.
cupido
TÍCH CỰC
4 năm
+1 cho seri bài rất hay, dễ hiểu cho newbie
Bác tuấn lập kênh riêng đi cho dễ theo dõi 😃
Anh mod có tâm nhất
Rất hay
Combo tốt nhất để tập chơi là A6k + lens kit 16-50, làm quen vài tháng rồi mua thêm lens theo sở thích của mình. Thích chuyên phong cảnh thì Sigma 16, chuyên chân dung thì Sigma 56, còn thích cả 2 cái mà ko nhiều tiền thì Sigma 30 chụp cũng tốt cả phong cảnh và chân dung.
Sau 1 thgi chán chụp chuyển sang quay thì up A6300, bán đám lens kia rồi mua 18-105 G, 18-135 hoặc zeiss 16-70.
Nào dư dả thì up tiếp FF A7R2 chẳng hạn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019