Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


“Nhạc phẩm” đến từ từ trường của trái đất trong cơn bão mặt trời

AudioPsycho
26/11/2019 8:55Phản hồi: 52
“Nhạc phẩm” đến từ từ trường của trái đất trong cơn bão mặt trời
Các nhà khoa học mới đây vừa phân tích và thu lại một đoạn âm thanh mà từ trường trái đất tạo ra trong một cơn bão mặt trời. “Nhạc phẩm” này nghe không khác gì nhạc nền trong một bộ phim khoa học giả tưởng. Bão mặt trời chính là là một vụ phun trào lớn của các hạt điện tích trong bầu khí quyển mặt trời, giải phóng lượng phóng xạ khổng lồ và tạo nên một số ảnh hưởng đến bề mặt trái đất đang hướng về nó.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Helsinki (Phần Lan), đứng đầu bởi nghiên cứu viên Lucile Turc từng làm việc tại ESA (European Space Agency). Lucile đã sử dụng nguồn dữ liệu Cluster Science Archive được cung cấp bởi ESA để phân tích và tạo ra đoạn âm thanh nói trên.



Dữ liệu Cluster được thu thập từ 4 vệ tinh bay quanh trái đất để theo dõi các hiện tượng môi trường cũng như những tương tác giữa trái đất với gió mặt trời (là một dòng các hạt đến từ mặt trời). Trong quá trình bay và thu thập dữ liệu, các vệ tinh đã cho thấy từ năm 2001 đến 2005, trái đất đã trải qua 6 cơn bão mặt trời ở các khu vực bờ biển. Âm thanh trong đoạn ghi âm cũng được thu tại foreshock, được chuyển đổi từ tần số sóng từ thành sóng âm nghe được.

tinhte_earth_magnetic_song_2.jpg
Lucile nói: “Nghiên cứu cho thấy các cơn bão mặt trời đã làm biến đổi mạnh mẽ ở tiền chấn. Khi không có bão mặt trời, sóng từ được chuyển đổi thành sóng âm có pitch thấp hơn và cũng không quá phức tạp, hầu như chỉ gồm một tần số duy nhất. Tuy nhiên khi có bão mặt trời, cường độ tần số cao gấp hai lần và chuyển hóa thành một mạng lưới phức tạp hơn và có tần số cao hơn”.
Thành quả nghiên cứu trên là thông tin được phân tích từ chiếc máy Vlasiator hiện đang được phát triển tại trường Đại học Helsinki.

Nguồn classicfm
52 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hoahoa999
ĐẠI BÀNG
4 năm
Ban đêm mà nghe thì cũng hơi rợn
nghe bao rợn... hay là mình nhạy cảm
xuboom2002
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nightwish47 Ghê thật mà
ninh135790
TÍCH CỰC
4 năm
thật là viễn tưởng
Tudzi55
ĐẠI BÀNG
4 năm
Như phim kinh dị
quá đỉnh, có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục
Re0
CAO CẤP
4 năm
Wow
Nghe ghê quá
anninh1606
ĐẠI BÀNG
4 năm
nói thế thì biết thế thôi, k tin được
Jaywalk
TÍCH CỰC
4 năm
nghe rất tuyệt!
hentx
TÍCH CỰC
4 năm
😆) đên từ từ trường.... mình góp ý kiến riêng là : viết ra bởi từ trường.... không biết có hợp lý và dễ đọc hơn không
thien762
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hentx Viết ra có vẻ hay hơn
Nghe chẳng ra cái gì
Nghe cái tần sóng âm thanh kiểu vầy thấy ghê quá đi đó ha , rợn rợn ma mị hú hồn kok thú gì film Kinh Dzị Tâm Linh
mình góp ý là trong một câu không nên để lặp từ như vậy, trong khi đây là tiêu đề một bài báo thì càng không thể bị lặp từ.
Cơn bão thì phải ghê rợn rùi hêhh
herio
ĐẠI BÀNG
4 năm
Giảm tốc độ xuống vài lần xem có khác ko. Để tốc độ này nghe hơi ghê
Chả thấy hay gì cả
akiralnb
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nghe hơi ghê. Âm thanh ngoài vũ trụ có khác :v
Bản chất của âm nhạc dùng âm thanh.
Âm nhạc không dùng toàn bộ dải âm thanh trong ngưỡng nghe của con người (20Hz - 20kHz) mà chỉ lấy ra một số âm.
Phổ biến: Âm nhạc phương Tây sử dụng 7 nốt (bản chất là 12 nốt - tần số âm thanh), phương Đông dùng 5 nốt (ngũ cung)
Ở đây chỉ là Âm thanh được chuyển thể ra từ Bão mặt trời chứ không phải là Nhạc phẩm 😁
@AudioPsycho à ;)
@deathoralive Nhạc phẩm là 1 từ hoa mỹ để diễn tả vấn đề cảm xúc thôi bạn ạ! Bạn thấy mod để trong ngoặc kép chứ?
ExVelocity
TÍCH CỰC
4 năm
@deathoralive Bác nên tìm hiểu thêm về cái gọi là "sarcasm" - "sự mỉa mai" 😆)) Người ta đã để trong ngoặc kép rồi bác lại ngồi phân tích như chuyên gia. Nghiêm túc quá mức cần thiết
@ExVelocity Comment để nhận AirPod 2 ;))
beeP970
TÍCH CỰC
4 năm
Comment để nhận airpod 2 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019