Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Nên hay không nên nghe nhạc trong lúc học?

AudioMate
30/10/2019 5:33Phản hồi: 185
Nên hay không nên nghe nhạc trong lúc học?
Mình thích nghe nhạc trong lúc học nhưng bố mình lại không muốn mình làm thế. Ông cho rằng khi nghe nhạc chỉ có một nửa não bộ được sử dụng cho việc học, một nửa còn lại bị xao nhãng bởi âm nhạc. Do đó, bố mình khuyên mình nên cất điện thoại đi để tập trung hơn vào việc học. Rốt cuộc, nghe nhạc trong khi học là thói quen tốt hay xấu? - câu hỏi của Robert, học sinh lớp 11

Chà, một vấn đề quen thuộc mà ae chơi audio vẫn hay gặp phải trong cuộc sống: “Liệu âm nhạc có ảnh hưởng điệu hiệu suất học tập và làm việc của bản thân?” Câu trả lời là “có” và “không”. “Có” vì âm nhạc giúp người nghe có tâm trạng tốt hơn, gián tiếp đề thăng hiệu quả học tập. “Không” vì âm nhạc cũng đồng thời gây xao nhãng, và tất nhiên, khiến thành tích học tập đi xuống.

Như vậy, nếu bạn muốn tìm ra phương pháp học tập hiệu quả trong khi nghe nhạc, bạn nên tìm cách giảm thiểu sự xao nhãng từ các bản nhạc và gia tăng khả năng cải thiện tâm trạng của chúng.

Âm nhạc có thể giúp con người có tâm trạng tốt hơn...


Bạn có thể đã biết hoặc chưa biết về “hiệu ứng Mozart” - hiệu ứng này cho rằng con người trở nên “thông minh hơn” khi lắng nghe các tác phẩm của Mozart. Đây là kết quả dựa trên một báo cáo khoa học được xuất bản vào năm 1993, báo cáo chỉ ra rằng điểm kiểm tra của các thí sinh có sự cải thiện đáng kể khi họ làm bài trong lúc lắng nghe các tác phẩm của Mozart. Các nhà khoa học cho rằng kết quả này xảy ra do âm nhạc đã kích thích các bộ phận của não bộ có vai trò quan trọng trong khả năng tính toán của con người.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này đã hoàn toàn phủ định hiệu quả của “hiệu ứng Mozart”. Lần này, câu trả lời chỉ đơn giản là: “Thực tình thì chúng chẳng hề liên quan gì đến khả năng tính toán của bạn cả, đơn giả là tâm trạng của bạn tốt hơn khi nghe nhạc mà thôi.”

Một nghiên cứu khoa học khác cũng được thực hiện trong thập niên 90 của thế kỉ trước phát hiện ra “hiệu ứng Blur”. Về mặt lý thuyết, “hiệu ứng Blur” và “hiệu ứng Mozart” là giống nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của “hiệu ứng Blur” thậm chí còn vượt trội hơn cả người đàn anh, đơn giản vì giới trẻ thích nghe nhạc Pop hơn là nhạc thính phòng. (Blur là một BritPop band tại thời điểm diễn ra nghiên cứu).

Một tâm trạng tốt thường tạo ra động lực giúp con người cố gắng hơn trong việc phải đương đầu với các thử thách khó khăn hoặc nhẫn nại hơn trong quá trình làm việc. Qua đó, dẫn tới hệ quả là sự đề thăng trong kết quả học tập.

file-20191014-135509-xpdud2.jpg

...Nhưng cũng đồng thời khiến ta xao nhãng

Một mặt khác của vấn đề, âm nhạc khiến con người trở nên xao nhãng...dưới một số tình huống cụ thể như sau.
Trong quá trình học tập, bạn sử dụng “bộ nhớ làm việc” của bản thân - đồng nghĩa với việc não bạn đang chạy đa tác vụ với nhiều tuyến thông tin trong cùng một thời điểm.Dẫn chứng từ một số báo cáo khoa học chỉ rõ rằng một bản nhạc nền, đặc biệt là nhạc có lời có tác động xấu đến hiệu suất làm việc của “bộ nhớ làm việc”.

Như một hệ quả tất yếu thì khả năng đọc hiểu giảm thiểu rõ rệt khi con người nghe nhạc có lời. Đồng thời, có vẻ như người hướng nội sẽ bị xao nhãng bởi âm nhạc nhiều hơn người khác, đây có lẽ là kết quả từ xu hướng dễ bị kích thích quá mức của người hướng nội. Một nhà nghiên cứu đến từ Úc, Bill Thompson và đồng nghiệp của mình đã thực hiện một số thí nghiệm nhằm tìm ra mối tương quan giữa hai yếu tố đầy tính xung đột trên - tâm trạng và sự xao nhãng.

Các tình nguyện viên trong quá trình được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung cao độ trong khi nghe nhạc cổ điển, bản nhạc có thể được phát chậm hoặc nhanh, to hoặc nhỏ nhằm theo dõi và đánh giá sự ảnh hưởng của nó lên người tham gia nghiên cứu.

Quảng cáo


Các nhà khoa học phát hiện rằng, kết quả của các tình nguyện viên chỉ bị giảm thiểu khi họ nghe nhạc được phát nhanh và với âm lượng to (theo ước tính, thì nhanh cỡ tempo của Shake It Off và với âm lượng của một cái máy hút bụi).

Tuy nói là giảm thiểu nhưng sự khác biệt là không hề lớn. Thậm chí một nghiên cứu tương tự cũng không thể phát hiện ra sự chênh lệch to lớn trong kết quả giữa trường hợp thí nghiệm được đưa ra.

file-20191014-135529-1oicid3.jpg

Như vậy...tôi có nên nghe nhạc trong lúc học hay là không?

TLDR: Các nhà nghiên cứu cho rằng bạn hoàn toàn có thể nghe nhạc trong quá trình học tập nhưng vẫn phải lưu ý một số điểm sau:
  • Âm nhạc chỉ tốt khi nó cải thiện tâm trạng của bạn.
  • Đừng chơi nhạc quá nhanh hoặc quá to, bạn nên để ý đến sức khỏe của đôi tai mình hơn.
  • Tránh các bản nhạc có lời (Các bạn thích Rap tự hiểu nha).
  • Hãy cố đừng sống quá khép kín và hướng nội.
Chúc các bạn nghe nhạc vui vẻ và học tập thật tốt 😃

Nguồn: SINews​
185 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mk lại k thể nghe nhạc để học bài hay làm việc. Vì cứ nghe thì sẽ k chú tâm được vào vc cần làm. vậy mà nhiều ng vừa nghe nhạc vừa làm việc rất hiệu quả
minhmoc0710
ĐẠI BÀNG
4 năm
@TaThiTan chuẩn, mặc dù nghe nhạc nhưng còn chả để ý đang phát bài nào luôn.
VozerHere
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Hoang Tien Hoan Mình thuộc type đã nghe nhạc là chả làm đc việc gì, trừ mấy việc nhà kiểu nấu cơm rửa bát blah blah. Công việc dùng đầu óc nên nghe nhạc phát là mất tập trung luôn.
@Hoang Tien Hoan Mình cũng giống bác
Nico8101
TÍCH CỰC
4 năm
E hướng nội đây bác, 80% thời gian làm việc đều nghe nhạc.
NNhậtMinh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nghe nhạc lúc học cũng có cái lợi..cũng có cái hại.tốt nhất lúc học bài thi nên nghe ít tí
Re0
CAO CẤP
4 năm
nghe trước khi học , hoặc đúng loại nhạc và nhỏ , tất nhiên là học 1 mình chứ không phải trên lớp rồi
Thực chất thì trong lúc tập trung, lúc quẩy lúc làm việc thì tuỳ thể loại nhạc sẽ rất phù hợp. Trong lúc học bài nghe nhạc dễ làm sao nhãn tập trung lắm. Theo mình là vậy
Tốt nhát cứ để trí não tập trung vào một việc nhất định. NẾu nghe nhạc để học, nên nghe nhạc không lời, giao hưởng hoặc nhạc nền như đang ở nơi tự nhiên, để tập trung được tốt nhất.
@Cốp Hoàng tốt hơn hay không xem qua bài viết này là biêt·https://www.emg.com.vn/

EMG Online - Trang thông tin Giáo dục Đào tạo

TRANG CHIA SẺ TÀI LIỆU ONLINE MIỄN PHÍ
emg.com.vn
GeneralNhan
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nghe nhạc Baroque
Học bài mà nghe nhạc chắc học thuộc hơi căng =)))
utkz2319
TÍCH CỰC
4 năm
Cái này cũng cần hỏi, tùy người, tùy lúc.
Thấy lợi thì nghe, không thì thôi. Kém thông minh
Học thì ko nên làm gì và chỉ chú tâm vào học 😁
😁 Mình học ko nghe nhạc và lái xe cũng ko luôn
Giáo Vũ
TÍCH CỰC
4 năm
Mình mà nghe nhạc là ko ngủ đc, nghe nhạc thức cả đêm cũng đc
LuuVanCM
ĐẠI BÀNG
4 năm
Lúc học không nên nghe nhạc hay xem phim anh gì hết
tuanta13
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nên quá chứ
Mình nghe nhạc ko lời, nhạc thính phòng và ko nghe các bản ko lời kiểu cover các bài hát vì dễ sa đà vào nhớ lyrics.
@vicktorbui Mình tự nhẩm lời trong đầu luôn nên chắc chắn là ko thể tập trung vào việc cần làm đc.
@vicktorbui Không lời nhẹ nhàng là okk nhất , mình cực thích nghe cover guitar không lời và để volume nhỏ như thế vừa giúp đỡ chán mà tránh bị phân tâm
@Thành Lâm 1289 Mình học nhạc lý nên nghe mấy bản cover dễ nhẩm lyrics hoặc note lắm.
@vicktorbui hahaaa thế thì em chịu bác rồi :V !!! thôi thì kiểu này chắc bác nên nghe rap eminem nhanh kiểu đó thì không nhẩm ra nốt nổi đâu :V
leduong84
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nói chung tùy tâm trạng. Có một số người lại nghe nhạc học sẽ tốt hơn (vùng ghi nhớ, cảm nhận hình ảnh và âm thanh trong não khác nhau- nghe nhạc có thể kích thích học tốt hơn).
Tùy loại học. Làm bài tập, nghiên cứu viết bài.... nghe nhạc nhẹ nhẹ OK. Cần học thuộc lòng thì không nên nghe.
gamebit
ĐẠI BÀNG
4 năm
@schtroumf Chuẩn bác nghe mà học thuộc thì thuộc lòng bài hát
Trưa hay ra Phúck Long uống trà đá thấy mấy đứa học sinh sinh viên sinh đẻ gì đó hay học nhóm đeo tai phone, chốc chốc lại đưa ly nước lên nút mấy cái sành điệu vãi
@caffeinezzZ Tôi ra đó toàn để ngắm gái. Hehe. Học dc cak.
À cá nhân tôi thôi.
Nghe được là tim mình đập cùng nhịp với nhịp điệu của nhạc. Lol

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019