Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Có thể bạn chưa biết] Những điều cần biết về đột quỵ và cách nhận biết một người sắp gặp nguy hiểm

BaroTo
5/1/2020 7:47Phản hồi: 77
[Có thể bạn chưa biết] Những điều cần biết về đột quỵ và cách nhận biết một người sắp gặp nguy hiểm
Cứ mỗi hai giây, sẽ có một người ở đâu đó trên thế giới bị đột quỵ. Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Khi ai đó trải qua cơn đột quỵ, trợ giúp y tế kịp thời là điều rất quan trọng giúp tránh được tổn thương não vĩnh viễn.

Nguyên nhân đột quỵ?


Bộ não chỉ chiếm 2% khối lượng cơ thể nhưng tiêu thụ hơn 20% oxy trong máu. Oxy được đưa lên não thông qua một hệ động mạch, chúng được chia thành các mạch nhỏ giúp vận chuyển lượng oxy cần thiết hàng cho hàng tỉ neuron thần kinh. Nếu dòng máu bị gián đoạn, cung cấp oxy dừng lại và các tế bào não sẽ chết. Điều này có thể xảy ra theo hai cách.
  • Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi mạch máu bị thủng gây mất máu.
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn, xảy ra khi một cục máu đông chặn mạch máu và làm máu ngừng lưu thông.
giphy (1).gif

Vậy những cục máu đông từ đâu mà có?


Trong một số trường hợp hiếm gặp, một vài thay đổi đột ngột trong nhịp tim ngăn cản buồng trên của tim co bóp bình thường. Điều này làm chậm sự lưu thông máu, làm tiểu cầu, các nhân tố gây đông máu và các sợi huyết kết dính với nhau hình thành máu đông. Cục máu đông sẽ đi qua động mạch và tới các mạch máu nhỏ, nơi mà nó bị kẹt lại. Điều này khiến mạch máu bị tắc nghẽn, làm giảm lượng oxy cung cấp cho toàn bộ các tế bào phía sau.


giphy (2).gif

Bộ não không có cơ quan cảm nhận cơn đau, nên bạn không thể cảm nhận được khi nào tắc nghẽn. Nhưng sự thiếu hụt oxy sẽ gây ra những tác động trên cơ thể dễ nhận biết. Ví dụ, nếu khu vực tắc nghẽn ở phần não chịu trách nhiệm về khả năng giao tiếp sẽ khiến bạn bị nói lắp. Nếu khu vực tắc nghẽn ở phần não điều khiển vận động cơ bắp sẽ gây ra tình trạng yếu ớt.

giphy (3).gif

Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ cố gắng bù đắp ngay lập tức bằng cách chuyển hướng dòng máu đến khu vực bị ảnh hưởng, nhưng đây không phải là giải pháp tối ưu. Cuối cùng, những tế bào thiếu oxy bắt đầu chết đi, dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng do đó cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ làm gì để xử lý đột quỵ?


Việc điều trị đầu tiên là truyền một loại thuốc tiêm tĩnh mạch gọi là chất hoạt hóa Plasminogen, phá vỡ cục máu đông và cho phép máu tiếp tục lưu thông. Nếu được truyền trong vòng vài giờ, loại thuốc này làm tăng đáng kể cơ hội sống sót và ngăn ngừa các hậu quả lâu dài.

giphy (4).gif

Nếu không thể truyền chất hoạt hóa Plasminogen vì bệnh nhân đang dùng những thuốc khác, có tiền sử chảy máu nặng hay cục máu đông quá lớn, các bác sĩ sẽ thực hiện một quy trình gọi là can thiệp nội mạch. Dùng thuốc nhuộm huỳnh quang và tia X để rọi sáng các mạch máu nhằm xác định vị trí tắc nghẽn.

giphy (5).gif

Sau đó, bác sĩ sẽ chèn một ống dẻo, dài và nhỏ gọi là ống thông vào một động mạch ở chân và điều khiển nó đến chỗ tắc nghẽn. Một sợi dây chuyên dụng được luồn vào ống thông, nó sẽ giữ cục máu và sau đó được kéo ra ngoài.

Quảng cáo



giphy (6).gif

Các phương pháp điều trị này phải được thực hiện càng sớm càng tốt để bảo toàn chức năng não, có nghĩa là phải nhanh chóng nhận ra nếu ai đó có dấu hiệu sắp bị đột quỵ.

Vậy làm sao để biết một người sắp gặp nguy hiểm?


Nếu một người có dấu hiệu bất thường khiến bạn nghi ngờ hãy áp dụng ba cách thử sau:
  1. Yêu cầu họ mỉm cười. Nếu miệng bị méo hay gương mặt chảy xệ biểu thị sự yếu cơ.
  2. Yêu cầu họ giơ hai tay lên. Nếu chỉ nhấc được một tay, tay còn lại không có sức cũng là dấu hiệu của đột quỵ.
  3. Yêu cầu họ lặp lại một từ hay cụm từ đơn giản. Nếu họ nói líu lưỡi hay phát âm kỳ lạ, có thể vùng ngôn ngữ trong não bị tổn thương.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức vì mạng sống có thể đang bị đe dọa.

Nguồn: TED-Ed
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thông tin bổ ích cho mọi người. Thanks mode
LinhVN1807
TÍCH CỰC
4 năm
Nguy hiểm thật 😔
Cảm ơn mod vì bài viết hữu ích 😃
Đột quỵ mà Ko chết thì còn khổ hơn
@Tuanvu10hp Tùy mức độ tổn thương thôi, chứ không phải lúc nào cũng nặng.
libieu
CAO CẤP
4 năm
@xuantruong1992 phần lớn cũng tùy ngay thời điểm đột quỵ phương pháp sơ cứu dc diễn ra như thế nào nữa !
@Tuanvu10hp Nói bậy. Người bị liệt 1 nửa , có người thì hồi phục tất cả các chức năng nhưng sức khỏe yếu đi
pingcu
TÍCH CỰC
4 năm
Dạo này tinh tế có cái chuyên mục Có thể bạn chưa biết này khá hay và hữu ích. Like mạnh
thoho
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thak
Bài dịch lại sơ sài quá. Thật ra bài viết về vấn đề này cực kỳ hay, nên nói rõ hơn về cách sơ cứu thế nào và nhiều cái khác nữa.
Đột quỵ mà sơ cứu ko đúng cách thì còn tệ hơn...
Long kengg
TÍCH CỰC
4 năm
@kobebryant ngắn gọn để hiểu nhanh thôi
DrTMA92
TÍCH CỰC
4 năm
@Long kengg Thế này cho cộng đồng dễ hiểu này bác
4AE601DC-0B67-498D-9EC9-0821E5629A7B.jpg
tranvinh4u
TÍCH CỰC
4 năm
Từ nhà tới bệnh viện thì khoảng thời gian ấy cũng đã là rất dài đối vs người bị tai biến rồi, nhà mình có người bị nên cảm giác ấy đã từng trải qua
Cái cuối cùng là bổ ích nhất đó. Biết được thì dễ cứu lắm
Rất bổ ích, cám ơn mod!
Dấu hiệu nhận biết Đột quỵ trong cộng đồng dựa vào các dấu hiệu chủ yếu (FAST)
Face: nhìn mặt xem có bị méo, lệch bất thường
Arm: dơ tay 2 bên xem có yếu liệt bên nào không.
Speech: Nói ngọng, nói khó
Time: đưa đến cơ sở có khả năng điều trị thuốc tiêu huyết khối càng sớm càng tốt, thời gian vàng trước đây là 3-4,5h, hiện nay có thể lên đến 6h tùy bệnh viện.
@Dang Giau Bạn nói rất chính xác.
Nguy cơ cao ở người có bệnh lý tim mạch hoặc cao huyết áp
Nhiều trường hợp mắc có yếu tố liên quan đến di truyền
Cô giáo mình trước sống rất lành mạnh, ăn nhạt, không dùng đồ uống có gas, không cafe, chăm vận động nhưng cũng bị tai biến
Vickk
TÍCH CỰC
4 năm
Hôm nào mới đọc trên reddit thì phải. 😃
TMinh29
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hũu ích wuas
Enya Pham
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhà mình lúc nào cũng phòng bị sẵn vài viên An Kim Ngưu
voldemort123
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Enya Pham Mấy viên đó ko có tác dụng gì với người bị đột quỵ đâu bạn
mepif
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình phải đăng nhập để nói về chuyện này vì mẹ mình mới bị vài tuần trước. Cũng may đưa vào BV kịp thời nên ko nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ nói nhiều người lớn tuổi hay thích sống ở miền quê, đất rộng, trồng rau nuôi gà, nhưng khi đột quị xảy ra phải mất rất lâu để đưa vào BV. Còn ở thành phố nhà chật chội hơn nhưng chỉ mất trong vòng 1 tiếng đến được BV. Mà bệnh này ko đưa vào trong "giờ vàng", tức là dưới 6 tiếng, thì coi như thua. Mình vào BV thấy có rất nhiều người trong độ tuổi 50, 40, 30 và có cả 20 nữa. Đem vô trễ quá nên sống sót nhưng sống đời thực vật, bất hạnh lắm.

Và 1 lời khuyên nữa mà các bạn nhớ nhé, tuyệt đối ko cao gió, xức dầu, bấm huyệt, hay mat xa khi bệnh nhân bị đột quị. Chỉ cần để bệnh nhân nằm xuống, sau đó đưa vào BV. Xe cấp cứu phải mất nhiều thời gian để được đến nhà bạn, nên cứ gọi taxi 7 chỗ cho nhanh. Và khi vào phòng cấp cứu, phải nhanh chóng làm các thủ tục giấy tờ, tuyệt đối ko được do dự, từng giây là vàng là bạc. Khi có người thân bị đột quị rồi sẽ hiểu bệnh này nó đáng sợ như thế nào, nó có thể thay đổi cuộc sống của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong tích tắc.

Thôi năm mới chúc mọi thành viên tinhte năm mới luôn mạnh khỏe.
@mepif Chúc mẹ bác mau bình phục
0905245492
ĐẠI BÀNG
4 năm
@mepif Ba mình bị nặng 10 năm rồi. Nó thay đổi cuộc sống của gđ mình. Bạn đừng theo mấy thông tin bác sĩ Võ Hoàng Yên gì cả. Tất cả chỉ là lừa dối. Chỉ có chăm chỉ luyện tập. Tẩm bổ. Và động viên người bệnh. Bên cạnh đó phải kiên nhẫn với người bệnh nữa.
@0905245492 Thầy Võ Hoàng Yên chỉ chữa bệnh chứ không có thời gian đâu mà đăng bài trên facebook đâu bạn.
Những thông tin bạn đọc được toàn là người giả mạo đấy thôi
@mepif Tiền ứng ra mua dây chọt máu đông, tầm 80trieu đóng lên cuu kip.
Bây giờ thấy đột quỵ nhiều quá
Để đề phòng trong nhà lúc nào cũng nên có ít nhất 2 viên An cung ngưu hoàng của Đồng Nhân Đường
@latdatdeokinh Đột quỵ mà uống An Cung Ngưu Hoàng hoàn thì ngang với tự tử, đặc biệt là khi đột quỵ chảy máu não (mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não) vì có thể xảy ra xuất huyết nặng hơn. Uống An cung ngưu hoàng hoàn để phòng đột quỵ thì càng không nên, người ta ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm độc thạch tín, thủy ngân sau khi uống thuốc. Chẳng phải thuốc đắt chứng tỏ là nó sẽ hiệu quả đâu bạn.
@voldemort123 Nên tìm hiểu trước khi nói nhé bác
@Black Mamba Theo kinh nghiệm của trưởng khoa đông y viện đa khoa hà đông thì trường hợp vỡ mạch uống sẽ có tác dụng tốt hơn, trừ trường hợp ngập lụt não thất. Và phải có nguồn thuốc thật
voldemort123
ĐẠI BÀNG
4 năm
@ephemeral55 Mình hiểu rất rõ về đột quỵ mới dám trả lời vậy đó bạn. Bạn tin hay không tùy bạn, không sao hết
0905245492
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cảm ơn bài viết
Atưdút
TÍCH CỰC
4 năm
Cách 6 năm về trước.Cũng có ông dượng bị đột quỵ.mà k biết bị khoảng bao lâu bà gì mới phát hiện.đưa đi cấp cứu. Đưa vào bệnh viện nhỏ nữa( Bv q7).lúc mình biết và tới nơi thì bác sĩ còn đang ép tim.một hồi bác sĩ cứu k dc.mình sờ thử người vẫn còn ấm lắm.phải chi biết sớm các vấn đề về đột quỵ thì sẽ có cách chở đi cấp cứu tốt hơn (đưa vào Bv lớn hơn).bây h gia đình khổ nhiều hơn.vì ông ấy là trụ cột gia đình.hỗi đó ngu thật với lại lúc đó rối trí quá trời.bà gì thì ngồi khóc k.k làm gì dc.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019