Không uống rượu bia nhưng luôn có cồn trong máu, cả ngày say xỉn là hội chứng gì?

bk9sw
11/2/2020 11:29Phản hồi: 39
Không uống rượu bia nhưng luôn có cồn trong máu, cả ngày say xỉn là hội chứng gì?
Uống rượu bia bị phạt đã đành, ăn trái cây có cồn cũng bị phạt nhưng nếu anh em rơi vào tình huống của người đàn ông dưới đây thì không ăn không uống đồ có cồn vẫn có thể mất tiền triệu như chơi theo nghị định 100. Một người đàn ông ở Bắc Carolina, Mỹ đã mắc phải một hội chứng hiếm gặp khiến cơ thể tự sản xuất cồn và nồng độ cồn trong máu luôn vượt mức cho phép.

Chuyện là nhiều năm về trước, cảnh sát Bắc Carolina đã dừng xe kiểm tra một người đàn ông vì nghi ngờ ông này đang lái xe khi say rượu. Dù vậy, người tài xế nói rằng ông ta không hề uống một giọt rượu nào. Người này ngoài 40 tuổi, danh tính không được tiết lộ, lúc đó đã từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn và rốt cuộc ông ta được đưa đến bệnh viện để xét nghiệm. Kết quả nồng độ cồn trong máu của ông ta là 0,2% - cao hơn 2,5 lần so với nồng độ cho phép, tương đương với uống 10 ly bia trong một giờ. Mặc dù người đàn ông này quả quyết không uống nhưng với những con số đo được thì khó mà thuyết phục cảnh sát hay các bác sĩ tin vào điều này.

Auto_Brewery_Syndrome.jpg
Tuy nhiên, trung tâm y tế tại đại học Richmond ở New York sau cùng đã phát hiện ra rằng ông này nói thật. Thực tế ông ta không uống bia, rượu hay cocktail mà nấm men trong ruột có khả năng đã chuyển hóa carbonhydrate trong thức ăn thành rượu. Hay nói cách khác, cơ thể ông ta đang tự ủ bia.

Phát hiện này đã được báo cáo trong một nghiên cứu trên tạp chí BMJ Open Gastroenterology. Người đàn ông này đã mắc phải một hội chứng hiếm gặp gọi là hội chứng tự ủ bia (Auto-Brewery Syndrome - ABS) hay còn gọi là hội chứng lên men ruột.

Hội chứng này xảy ra khi nấm men trong đường tiêu hóa khiến cơ thể chuyển hóa carbonhydrate trong thức ăn thành rượu. Quá tình này thường diễn ra trong dạ dày và khúc đầu tiên của ruột non. Fahad Malik - tác giả chính của nghiên cứu và là trưởng khoa nội thuộc đại học Alabama, Birmingham cho biết: "Những bệnh nhân mắc hội chứng này có những biểu hiện tương tự của một người nghiện rượu như mùi, hơi thở, buồn ngủ, dáng đi lảo đảo. Họ sẽ có những hành động như một người say rượu và chỉ có một khác biệt duy nhất là họ có thể được chữa trị bởi các loại thuốc chống nấm."

Thuốc chống nấm!


Trước đó người đàn ông này từng uống một loạt các loại thuốc kháng sinh để chữa lành vết thương trên ngón tay cái. Kể từ đây, tính cách ông ta đã bắt đầu thay đổi, bị trầm cảm, mắc hội chứng sương mù não làm giảm khả năng ghi nhớ, giảm khả năng tập trung và có những hành vi hung hăng khác với tính cách vốn có.

breathalyzer test.jpg
3 năm sau khi bị cảnh sát bắt vì nghi ngờ say xỉn khi lái xe, một người dì của ông ta đã nghe được câu chuyện về một một bác sĩ tại Ohio từng chữa thành công cho một ca tương tự và thuyết phục ông này đến gặp vị bác sĩ.

Các xét nghiệm cơ bản của ông ta không có gì bất thường nhưng các bác sĩ đã tìm thấy 2 chủng nấm men trong phân trong đó đáng chú ý là Saccharomyces cerevisiae - một loại nấm mem thường được sử dụng trong sản xuất bia, làm rượu vang và bánh cũng với một loại nấm khác.

Người đàn ông đã được điều trị bước đầu thành công tại phòng khám của vị bác sĩ nọ ở Ohio và được yêu cầu tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không có carbonhydrate cùng với một số chất bổ sung đặc biệt. Tuy nhiên, chỉ vài tuần sau đó, các triệu chứng ban đầu xuất hiện trở lại và lần này không có biện pháp điều trị nào hiệu quả, các bác sĩ khác cũng lắc đầu bó tay.

Triệu chứng trầm trọng đến độ có một lần ông ta bị say và ngã đập đầu làm chảy máu não. Ông ta được đưa đến một trung tâm giải phẫu thần kinh và tự phục hồi 10 ngày sau đó. Các nhà nghiên cứu cho biết: "Lúc đó nồng độ cồn trong máu của ông ta đạt ngưỡng từ 50 đến 400 mg/dL (0.5 - 4 g/lít khí thở). Các nhân viên y tế tại phòng khám cũng không tin rằng ông ta không uống rượu dù ông ta một mực chối."

Richmond_University.jpg
Cuối cùng, người đàn ông tội nghiệp này đã tìm đến sự trợ giúp từ một nhóm hỗ trợ trực tuyến và liên lạc được với các nhà nghiên cứu tại trung tâm ý tế thuộc đại học Richmond. Các nhà nghiên cứu tin rằng các loại thuốc kháng sinh mà ông ta đã dùng trong nhiều năm trước đã làm thay đổi hệ vi sinh và cho phép nấm sinh trưởng trong đường tiêu hóa.

Quảng cáo



Các nhà nghiên cứu đã sử dụng liệu pháp chống nấm và men vi sinh để giúp hệ vi sinh trong ruột của ông ta trở lại bình thường. Một lần nọ ông ta đã vô tư ăn một miếng pizza và uống soda mà quên báo các nhà nghiên cứu. Kết quả là ông không bị say nữa, điều này cho thấy liệu pháp này đang phát huy hiệu quả và ông ta đã có thể ăn pizza bình thường.

Theo tác giả nghiên cứu: "Khoảng 1 năm rưới sau, ông ta vẫn không có triệu chứng như trước khi điều trị và trở lại cuộc sống thường nhật với chế độ ăn bình thường trong khi vẫn theo dõi nồng độ cồn trong hơi thở đều đặn." Thật may mắn!

Một tình trạng hiếm khi được chẩn đoán!


Nhà nghiên cứu Fahad Malik cho biết chỉ có một vài nghiên cứu ghi nhận các trường hợp mắc hội chứng lên men đường ruột và tình trạng này hiếm khi được chẩn đoán và trong quá khứ, nó thậm chí được coi là một câu chuyện huyễn hoặc.

Hội chứng lên men đường ruột được mô tả lần đầu tiên vào năm 1912, lúc đó gọi là lên men mầm carbonhydrate và được nghiên cứu vào những năm 1930 - 40 nhưng được xem là một yếu tố gây ra các chứng thiếu hụt vitamin và kích thích đường ruột. Đến những năm 70 của thế kỷ trước thì tại Nhật xuất hiện 20 đến 30 ca mắc hội chứng này và ca đầu tiên tại Mỹ được công bố cách đây 11 năm. Năm 2013, một người đàn ông sống tại Texas được xác định mắc hội chứng lên men đường ruột và ông này luôn trong tình trạng say xỉn trong suốt 5 năm mà không rõ nguyên nhân. Năm 2015, một người phụ nữ tại New York cũng đã thoát khỏi án phạt lái xe trong tình trạng không tỉnh táo khi trình ra bằng chứng cho thấy đang mắc phải hội chứng lên men đường ruột.

Làm thế nào để biết mình có mắc hội chứng này hay không?


Theo đại học Richmond thì các dấu hiệu ban đầu sẽ là thay đổi tâm trạng, mê sảng, bị sương mù não làm giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và hay nhầm - những triệu chứng này xuất hiện trước khi có các triệu chứng say xỉn.

Quảng cáo



Điều may mắn là đây là một tình trạng có thể điều trị được bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, dùng các liệu pháp chống nấm thích hợp và men vi sinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong tương lai họ có thể sử dụng men vi sinh song song với liệu pháp cấy ghép vi khuẩn phân để điều trị.

Theo: CNN
39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mrtimap
ĐẠI BÀNG
4 năm
Khi bị thổi vô thì sao chứng minh dc là mình bị hội chứng này?
tohaitrieu
TÍCH CỰC
4 năm
@mrtimap Mang theo các giấy tờ tiền sử bệnh theo người.

Còn nhớ phim Joker, Joker được phát 1 miếng ghi chú nho nhỏ ghi Joker bị bệnh. Mỗi khi phát cơn và mọi ng thấy khó chịu, phản ứng thì đưa miếng này ra.

Giống với vc mấy thanh niên VN làm giả thẻ ngành abc vậy 😆
@mrtimap Nhờ bác sĩ đi cùng
Giả bộ té giật giật.. xùi bọt mép ... ho sặc sụa lên ... nói nóng quá
bitback
TÍCH CỰC
4 năm
@mrtimap Bị hội chứng này thì không nên lái xe 😁
Jojii
ĐẠI BÀNG
một năm
@mrtimap Bị hội chứng này thì cũng say xỉn thôi, khác gì uống rượu bia đâu, nên nghỉ lái là tốt nhất. 😁
mineyukon
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hội chứng cỒn lÀo 😆
@mineyukon Có thể gây ra chứng cồn lùi nhé =))
Cái này là 1 hội chứng có tên Auto-Brewery Syndrome
@Thành Viên Dấu Tên Bị cái này suốt ngày chắc đi trên mây ko quá
libieu
CAO CẤP
4 năm
Không biết rựu dc ủ từ những người này sẽ có hươnq vị ra sao ?
Ước gì cơ thể mình tự ủ được chivat 21 hii
tg791147
TÍCH CỰC
4 năm
Cơ thể tự ủ rượu luôn, mấy lão nghiện mà bị thì khỏi mất tiền bia rượu và la cà hàng quán nhỉ.
Hoàng_CV
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tg791147 Nghiện rượu thì chắc ko bị tình trạng này đâu 😆)
Còn chần chờ gì nữa mà k lưu bài viết này lại phòng khi cần.
Dù bị bệnh nhưng nó có tác dụng tương đương như say xỉn. Tức là đã ko đủ điều kiện về thể chất để lái xe. Về cơ bản sẽ ko bị phạt lần đầu nhưng cố tình ôm cái xe chạy khi chưa khỏi bệnh thì cũng phải bị chế tài.
huyhp95
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cứ tưởng là hội chứ xạo L chứ 😁
Yamahazu
TÍCH CỰC
4 năm
Nghe kể chuyện xưa, chuyện cổ tích, chuyện đêm khuya...
Vác cái hội chứng này ra cãi chắc cũng chẳng ăn thua
là hội chứng nhậu quắc cần câu rồi mà cứ khẳng định là không nhậu
trungtranq7
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hội chứng này đỡ tốn bia dễ sợ
Là nấm men (yeast) tự chuyển hóa carbohydrates thành rượu (cồn) chứ không phải men khiến cơ thể chuyển hóa tác giả ơi
sketch-1581493909065.jpg
Pop-up
TÍCH CỰC
4 năm
đúng là cuộc sống, việc gì cũng có thể có 😁
Chỗ mình có ông sĩ quan cả người đỏ như quan công, đi đâu cũng bị công an bắt thổi nồng độ cồn.
Nói với cảnh sát VN là hệ tiêu hoá của tôi tự lên men thì chúng nó cười i ả ra mất. Và có lẽ cũng đc tha vì nó nghĩ thần kinh có vẫn đề.
westerners
TÍCH CỰC
4 năm
Bệnh muốn bị phạt đó mà.
Ko uống mà vẫn có cồn.
Vậy thì uống vào sẽ ko có cồn.
Lấy độc trị độc.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019