Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Có thể bạn chưa biết] Thảm họa núi lửa nguy hiểm đến mức nào?

BaroTo
10/2/2020 15:10Phản hồi: 38
[Có thể bạn chưa biết] Thảm họa núi lửa nguy hiểm đến mức nào?
Núi lửa hình thành như thế nào?

Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt độ càng tăng lên đến mức làm cho đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn khiến các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy (mắc ma) hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa. Trong quá trình phun trào, khí ga nóng và các chất rắn khác cũng bị hất tung lên không trung.

1.gif

Núi lửa nguy hiểm đến mức nào?


Vào năm 1816, khi Châu Âu và Bắc Mỹ vừa trải qua hàng loạt cuộc chiến tàn khốc và bắt đầu công cuộc tái thiết chậm chạp, thì thiên nhiên lại có kế hoạch khác. Sau 2 năm mùa vụ thất thu, mùa xuân năm đó lại có mưa to và gió lạnh, gây ngập các con sông và làm mất mùa từ British Isles đến Thụy Sĩ. Trong khi đó, tuyết với màu sắc kỳ lạ rơi tại Ý và Hungary. Nạn đói, khủng hoảng thực phẩm và các bệnh dịch liên tục xảy ra. New England thì bị bao trùm bởi sương mù bất thường và không tan đi do mặt đất vẫn bị đóng băng cho đến tận tháng 6. Trong thời kỳ được gọi là "Năm không có mùa hè", nhiều người nghĩ tận thế đã đến.

2.gif

Họ không biết rằng nguồn gốc sự khó khăn của họ đến từ sự kiện xảy ra một năm trước đó, ở cách họ hàng ngàn dặm. Ngọn núi Tambora, phun trào năm 1815 trên đảo Sumbawa tại Indonesia, được biết đến như một siêu núi lửa, với khối lượng phun trào gấp nhiều lần khối lượng phun từ núi lửa bình thường. Khác với hình ảnh núi lửa phun trào thường được khắc họa với đá nóng chảy tàn phá các vùng xung quanh, lần này sự tàn phá lớn hơn gây ra bởi lượng tro bụi phun vào bầu không khí.

3.gif

Gió làm phân tán tro từ núi lửa bao trùm bầu trời trong nhiều ngày, và khí độc như lưu huỳnh điôxit, phản ứng với tầng bình lưu, ngăn cản bức xạ mặt trời và làm lạnh luồng không khí bên dưới. Kết hợp với những yếu tố khác như mưa axit có thể ảnh hưởng nhiều châu lục, phá vỡ những chu kỳ tự nhiên và hủy diệt sự sống của thực vật ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn kể cả con người. Thải ra gần 160 km khối đá, khí và tro, sự phun trào của núi Tambora được ghi nhận lớn nhất trong lịch sử, làm 90,000 người thiệt mạng.

4.gif

Một trong những loại siêu núi lửa nguy hiểm nhất là núi lửa đã phun trào nhưng vẫn còn hoạt động, được hình thành sau khi một ngọn núi lửa phun trào quá lớn. Mặc dù phần núi lửa trên mặt đất đã nguội nhưng phần dưới mặt đất vẫn tiếp tục hoạt động. Và khi không có cách nào thoát ra, mắc ma và khí núi lửa tiếp tục tích tụ và gây áp lực lớn cho đến khi một trận phun trào khác lớn và dữ dội hơn không thể tránh khỏi.

5.gif

Hiện nay, một trong những miệng núi lửa còn hoạt động nằm ngay dưới công viên quốc gia Yellowstone. Lần cuối cùng nó phun trào là 650,000 năm về trước, các nhà nghiên cứu địa chất khẳng định, lượng mắc-ma, tro và khí khổng lồ trong lòng núi lửa đủ khả năng xóa sổ nước Mỹ, đồng thời đẩy nhân loại vào tình thế khốn cùng.

6.gif

Các nhà khoa học liên tục quan sát những núi lửa đang hoạt động và đưa ra dự báo sự phun trào giúp người dân di tản kịp thời, kỹ thuật chuyển hướng dòng dung nham cũng ngày càng tiến bộ hơn. Nhưng dù gì độ lớn và sự tác động toàn cầu của một siêu núi lửa cũng ngoài sức chúng ta, chúng ta chỉ có thể hạn chế chứ chưa thể ngăn chặn. May mắn là số liệu mới nhất cho thấy không có dấu hiệu của sự phun trào dữ dội nào trong vài nghìn năm tới.

Nguồn: TED-Ed

Quảng cáo

38 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thua corona
sunseeker26
ĐẠI BÀNG
4 năm
@xuhariver Thế bạn chưa biết rồi, có những ảnh hưởng của núi lửa đã từng xảy ra làm con người chỉ có một lượng dân số rất ít đó. Không phải chỉ vùng núi lửa phun đâu, mà cả trái đất luôn
làm cho đất phì nhiêu hơn
Thường phải sau 9 tháng mới thông kê thiệt hại sơ bộ ban đầu dc 😁
@Bão Sài Gòn Dùng từ thiệt hại hơi sai rồi, phải là thành quả 😃
Thảm hoạ thì cái nào cũng nguy hiểm, diệt vong... con người thì thật nhỏ bé, yếu ớt trước tự nhiên nhưng lại là loài gây hoạ nhất trái đất. Các bạn nghĩ có đúng ko??? 😃
libieu
CAO CẤP
4 năm
@ngườidavàng Mình thì nghĩ ngược lại , con người mới chính là kì quang vĩ đại nhất mà hệ mặt trời này đã từng tạo ra 😁
Sao ko cho thả 1 trái bom thiệt to vô ngay miệng núi lửa xem nó ntn nhỉ
DmooN
TÍCH CỰC
4 năm
@honghai12a1 muoi~ dot' inox
@honghai12a1 đã từng có nhiều ké hoạch đốt rác nhờ vào núi lửa ,nhưng kqua khá tiêu cực : )
@honghai12a1 Cũng giống như bạn lấy hộp quẹt đốt đít 1 trái khinh khí cầu sắp nổ vậy
uyvuhuy
ĐẠI BÀNG
4 năm
Tất nhiên nguy hiểm không lường trước rồi. Mỏ than đá sẽ được hình thành sau đó.
Dù có thể chưa biết nhưng cũng có thể nghĩ tới những nguy hiểm và thiệt hại của nó.
Mỗi người qua đó đái 1 bãi là tự nó tắt thôi mà 😁 Việc gì phải lo lắng!
@Khẩu trang xanh Chưa kịp vác cu ra để đái đã thành tro rồi, nếu muốn đứng trên miệng núi lửa
Cmt có não tí. Thấy cmt ngu người không vậy.
unveralone
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Khẩu trang xanh cmt như một thằng ko có não, dù ghi joke mà đọc thấy ngu rồi
nghoangtin
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Khẩu trang xanh Thế nó khai lắm
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@Khẩu trang xanh Có đổ hết nước trên trái đất vào đó cũng không si nhuê :D
hungpham.plh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Việt Nam có núi lửa k ae?
@hungpham.plh Có nhưng không còn phun trào nữa rồi, cái phun trào gần nhất cũng đầu từ đầu những năm thế kỷ 20.
Jinnie KTL
TÍCH CỰC
4 năm
Kéo theo động đất-sóng thần mới phê
Kèm sóng thần nữa thì bá cháy.
Núi lửa vs Covid19
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@minhdoduc Covid-19 đã có khá nhiều người khỏi và sẽ không trổ thành đại dịch
Kiểu bị mụn tự vỡ hả ta
nduckhai
ĐẠI BÀNG
4 năm
sau núi lửa thì vùng đất đó sẽ trù phú nhờ mắc ma
Chưa đến gần đã tan chảy!
Haikbang
TÍCH CỰC
4 năm
VN may mắn không bị núi lửa phun trào.
siu to khổng lồ mà phọt thì đỡ sao nổi
đó là việc của thiên nhiên ,còn việc của đôi ta là yêu nhau 😁
@kixx Video toẹt nhất 14.2 ʘ‿ʘ
Nhìn ảnh khiếp quá.
núi lửa đang hoạt động khu vực miền trung tây nguyên 😁
image.jpg
@nicolasdoan Mời anh lên phường.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019