Vì sao chim lại hót và làm thế nào những chú chim nhỏ có thể hót to vang, khỏe?

AudioPsycho
2/3/2020 4:50Phản hồi: 47
Vì sao chim lại hót và làm thế nào những chú chim nhỏ có thể hót to vang, khỏe?
Ngay cả những người không quan tâm đến thế giới động vật vẫn có cảm giác thư giãn khi nghe tiếng chim. Đối với chúng ta, tiếng chim giống như những “ca khúc vui tai” để quên đi những mệt mỏi trong cuộc sống, tuy nhiên đối với những chú chim thì tiếng hót mang ý nghĩa sâu sắc hơn rất nhiều. Hiểu được lý do chim hót sẽ giúp chúng ta biết thêm về quá trình phát triển trong vòng đời của loài chim, cũng như chọn được thời điểm tốt nhất để thưởng thức tiếng chim theo từng giai đoạn của năm.



Tiếng hót là một trong những kiểu âm thanh mà loài chim tạo ra, và cũng là âm thanh dễ nhận ra nhất. Tiếng chim thực sự vô cùng phức tạp và có rất nhiều âm điệu đa dạng nhờ vào cấu tạo ống minh quản độc đáo của riêng loài chim, cho phép chúng tạo ra những âm thanh khác nhau ở từng phần khí quản riêng biệt.

Capture.PNG
Xem video cách chim tạo ra tiếng hót tại đây

Mỗi “bài” mà chim hót luôn kéo dài từ 2 đến 10 giây hoặc hơn và thường có những đoạn ngắn (hay cả đoạn dài) được lặp lại. Các giai điệu này cũng mang nhạc tính nhiều hơn các tiếng hót ngẫu nhiên và hầu như luôn sở hữu các dải âm và âm điệu khác nhau được kết nối thành 1 chuỗi âm hoàn chỉnh.


tinhte_bird_sing_2.JPG

Vì sao chim lại hót?


Tiếng hót của một chú chim được cất lên theo nhiều lý do ứng với các đòi hỏi của nó trong từng giai đoạn. Các lý do thường thấy nhất bao gồm:

Chiếm hữu và bảo vệ lãnh thổ: Một chuỗi tiếng hót để cảnh báo những con chim khác gần đó rằng “khu vực này đã có chủ nhân là một chim đực khỏe mạnh”. Những con chim khác muốn “giành đất” sẽ phải đoán xem khả năng thành công của nó là bao nhiêu bằng cách phân tích sức mạnh và sự phức tạp của tiếng hót.

Tìm kiếm bạn tình: Tiếng hót của 1 con chim đực vừa để cảnh báo các đối thủ rằng khu vực này đã có chủ, đồng thời cho các chim cái trong khu vực biết rằng nó có đủ khả năng để bảo vệ khu vực của mình. Sự phức tạp của chuỗi tiếng hót cũng cho biết độ tuổi và sức khỏe của chim đực do những con chim lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm sẽ “biến tấu” được nhiều kiểu hót mới hơn, phức tạp hơn. Thời gian hót càng lâu càng cho thấy sức khỏe của chim đực, cho chim cái biết nó có khả năng bảo vệ và nuôi nấng những chú chim con khi chào đời.

Tiếng hót tán tỉnh: Một số loài chim còn có kiểu hót tán tỉnh nhau. Chim đực lẫn chim cái sẽ hót một “bản duet” để gia tăng sự gần gũi giữa chúng. Những giai điệu tiếng hót đưa đẩy qua lại giữa 1 con chim đực và 1 con chim cái còn cho những con chim khác trong khu vực biết rằng chúng đã tìm thấy “nửa kia” của mình, đừng mất công tán tỉnh làm chi nữa.

Các trao đổi thông thường: Ngoài những “bài hót” nói trên, những chú chim cũng dùng tiếng hót để trao đổi như con người nói chuyện với nhau hàng ngày. Mục đích của tiếng hót rất đa dạng, ví dụ như cho những con chim khác biết về vị trí 1 nguồn thức ăn mới, hoặc gọi chim mẹ về ấp trứng, hay để giữ liên lạc khi bay.

Một số loài chim sẽ hót quanh năm trong khi vài loài khác chỉ hót vào mùa đông hoặc đầu hè. Đây là khoảng thời gian để loài chim bắt đầu “chiếm cứ lãnh thổ” và tìm kiếm bạn tình, và tiếng hót chính là thứ quan trọng nhất để đạt được những mục đích đó. Những loài chim hót quanh năm thường ít khi thay đổi nơi sống và chúng chỉ cần tiếp tục giữ lãnh thổ cũng như bạn tình của mình là được, đó là lý do vì sao chúng cần phải hót liên tục.

Quảng cáo



tinhte_bird_sing_3.jpg

Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng có thể chim hót chỉ vì “chúng thích thế”. Một số nghiên cứu về cảm xúc của loài chim hiện vẫn còn khá mù mờ và chưa đạt được tính thuyết phục, tuy nhiên rất có thể loài chim cũng như chúng ta, nghĩa là “hát không cần phải có lý do gì”. Trong trường hợp để bảo vệ lãnh thổ hay tìm kiếm bạn tình, chúng sẽ phải hót theo 1 cơ sở nhất định chứ không thể hót 1 cách ngẫu nhiên được.

Loài chim cũng không “tự biết hót” mà phải tập luyện ngay từ khi mới nở. Những chú chim con sẽ bắt đầu bằng điệu hót “em bé” để thu hút sự chú ý từ chim mẹ và chim bố, sau đó mới dần dần “học” những giai điệu khác từ bố mẹ mình. Đây là lý do vì sao mỗi loài chim ở từng vùng đều có các kiểu hót hơi khác nhau 1 chút. Một số môi trường còn khiến cho chim học hót cho giống với các loài chim khác trong vùng, hoặc thậm chí bắt chước âm thanh của những loài không phải chim. Lấy ví dụ với loài chim họ Mimidae, chúng có thể bắt chước tiếng của loài chim nhại phương Bắc, hoặc bắt chước tiếng còi xe, tiếng nhạc chuông điện thoại và các tiếng thiết bị xây dựng, đưa vào giai điệu hót của mình.

tinhte_bird_sing_4.jpg

Tiếng hót của những chú chim cũng không phải tự nhiên mà có. Chúng cần rất nhiều năng lượng để có thể phát ra tiếng hót to, rõ và truyền đi xa. Ngoài việc bảo vệ lãnh thổ và thu hút bạn tình, tiếng hót cũng vô tình làm lộ vị trí của chú chim với các giống săn mồi khác. Chúng chấp nhận những rủi ro này để tuân theo quy luật của tự nhiên và để phát triển giống loài của mình. Người có kiến thức về loài chim nhờ vậy cũng phân biệt được tiếng loài chim nào đang hót và thưởng thức một cách dễ dàng hơn.
Tiến sỹ Dan Mennill của khoa Sinh học trường Đại học Windsor cho biết: “Loài chim có khả năng tạo ra âm thanh rất lớn nhờ vào việc sử dụng hiệu quả ống minh quản của mình. Cấu tạo độc đáo của ống minh quản cho phép những chú chim tí hon như loài Pacific Wren tạo ra được những tiếng hót cực lớn, và có thể hót liên tục nhiều ngày, so với việc con người chỉ sử dụng khoảng 2% lượng khí đi qua thanh quản để tạo ra âm thanh. Và dù chúng ta nghe thấy tiếng chim hót liên tục không nghỉ nhưng thực sự chúng có những “khoảng nghỉ” nhỏ giữa mỗi âm tiết trong tiếng hót. Sự thay thế liên tục của phần khí giữa mỗi âm tiết đã tạo ra áp lực giữa phần khí bên trong phổi của chim và phần khí bên ngoài, làm tiếng hót nghe như liên tục không bị ngắt quãng”.

Quảng cáo


Nguồn cbc, spruce
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình cũng nuôi 1 con nhưng chẳng khi nào nó chịu hót! Chắc do thiếu ánh nắng mặt trời!
limann
TÍCH CỰC
4 năm
@nguyenvanduy7493k45pda Hót với chả hét, lo mà đi mua khảu trang đi. Sau này, rồi mỗi thằng lại sẽ có nuôi 1 con chim mau già nhưng lâu chết, lúc đấy sẽ tự mà ngộ ra giọng hót của nó
@limann Mua làm gì bác! Với cá giá bây giờ ư! Khẩu trang vải cho nhanh!
image.jpg
@nguyenvanduy7493k45pda nhiều khi có 1 mình nó buồn không thèm hót, thử tìm thêm 1 con khác về xem sao 😁
Tuanluong_hp
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nguyenvanduy7493k45pda Nó phải thấy bướm nó mới hót bác ơi
Yamahazu
TÍCH CỰC
4 năm
Có 1 loài chim không bao giờ bay...nó buồn nó xìu, nó vui chịu ko nổi lun, ...haha.
tayeutl
TÍCH CỰC
4 năm
@Yamahazu Giống ấy mất dạy lắm bạn, nó hay phun nước bọt mấy con cái, thời corona mà vẫn giữ thói quen ấy
@tayeutl Mày nói hay lắm
1583580875363-1.jpg
ConBoChet
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hót thôi mà đa dạng ý nghĩa quá chim ơi, hjhj
Nhiều lúc nó hót nó chửi con người đó
1 đoạn video dài 2h45’ về tiếng Chim, wao
"Loài chim cũng không “tự biết hót” mà phải tập luyện ngay từ khi mới nở. Những chú chim con sẽ bắt đầu bằng điệu hót “em bé” để thu hút sự chú ý từ chim mẹ và chim bố, sau đó mới dần dần “học” những giai điệu khác từ bố mẹ mình."
Mình không nghĩ chim nó học giai điệu từ bố mẹ chúng, điển hình là những người nuôi chim cảnh họ bắt chim non từ lúc bé tí và lớn lên bọn nó vẫn hót tưng bừng như giọng của loài đó. Cũng có người chơi nghiệp dư bắt chim nhỏ về nuôi đến lớn nó tự hót theo giai điệu mà chẳng tiếp xúc, học từ con chim nào cả.
bibica_q
TÍCH CỰC
4 năm
"Chim hót để làm gì?" thay vì "vì sao chim lại hot?" Đó là bản năng mà hỏi vì sao!
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@bibica_q Người nói để chi?
Người nói cho vui 😁
bibica_q
TÍCH CỰC
4 năm
@BenGlo Đương nhiên là người nói để người khác: "không còn nghi ngờ gì nữa".
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@bibica_q Yeah, đám lông vũ cũng vậy.
Chim bị nhốt trong lồng tại sao lại cất tiếng hót ?
NgoJewelry
ĐẠI BÀNG
4 năm
Tuyệt:
Hồi bé mình thường đam mê chơi chim, gà trọi, sáo diều mà mọi thằng con trai ở thời đó đầu muốn.
Lớn lên xíu nam tiến nên mọi đam mê mình bỏ cả, sống và lớn dần thì cái đầu cũng học ra được nhiều điều. Mình vẫn mê chim, yêu quí chim, nhưng yêu thiên nhiên mạnh mẽ hơn và giờ nếu ai cho mình con chim quý mình cũng sẽ thả nó về rừng thôi. Nghe nó hót đi, bản thân mình cũng muốn tự do thì sao bắt nó trong cái lòng nhỏ và hót cho mình nghe được.
Mr.D1u_QuAi
ĐẠI BÀNG
4 năm
@NgoJewelry Chuẩn rồi. Yêu thương là cho nó tự do chứ không phải nhốt nó trong lồng.
Khiemauto
TÍCH CỰC
4 năm
Yes. Nhà tôi gần cánh đồng, hồi nhỏ hay thấy cò bay, sáng dậy nghe đủ tiếng chim tiếng gà gáy, mùa xuân thì én bay đầy trời. Còn giờ thì ô nhiễm, và bị săn bắt nên ít đi rồi.
SaiO
TÍCH CỰC
4 năm
Chim đen với chim trắng con nào hót hay hơn ạ ?
hungbui90
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhà mình cũng có mấy con chim
Tán tỉnh và tìm kiếm bạn tình vẫn là lý do chính khiến mấy chú chim đực phải gân cổ lên hót. Vẫn là vì 1 lý do đơn giản thôi: để bạn gái đồng ý cho chịch dạo 😁
Video trong bài hay ghê. thanks mod
Chim kêu chim kêu nghe buồn chết mẹ.
Chim kêu hoài chết mẹ nghe chim.
Hồi đó coi hài mấy con chim
Hoạ mi hót thì thôi rồi.
Chim hót khỏe vì chăm tập gym và ăn hàu nhé các bác
Trong thế giới chọn lọc tự nhiên,con cái luôn tìm ở con đực những thứ được cho là vượt trội hơn hẳn để được giao phối,

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019