Loạt ảnh “Rời đi & Vẫy chào" - cảm xúc sống mãi khi chụp người thân yêu

tuanlionsg
5/3/2020 4:38Phản hồi: 81
Loạt ảnh “Rời đi & Vẫy chào" - cảm xúc sống mãi khi chụp người thân yêu
Loạt hình là những cái "vẫy tay chào" kể lại câu chuyện Cha Mẹ tiễn con mỗi lần con về thăm. Theo trục thời gian, sự già đi - chết mòn dần - của hai người song song với những thay đổi trong cuộc sống của người con ấy: trưởng thành, lấy chồng, sanh con, kiếm sống... Người Cha qua đời trước, rồi tiếp đó là người mẹ được chuyển vào dưỡng lão, rồi qua đời vài năm sau đó. Xem đến bức ảnh cuối cùng, cảnh trước hiên nhà, nơi Cha Mẹ thường đứng ở đó, vẫy chào khi con rời đi. Bây giờ nó trống trơn, im lặng cô tịch...


Câu chuyện nguyên bản ở link: "A Photographer's Parents Wave Parewell"
Tác giả: Eren Orbey
Ngày 4 tháng 3 năm 2020


orbey-dikeman01a.jpg

Ba mẹ của Deanna Dikeman đã bán ngôi nhà thơ ấu của cô, ở thành phố Sioux, bang Iowa, vào năm 1990, khi hai người hơn 70 tuổi. Họ chuyển đến một ngôi nhà một tầng có màu đỏ sáng ở trong cùng thị trấn, rồi họ mang tất cả nội thất cũ đến để sắp xếp lại trong ngôi nhà mới. Dikeman, một nhiếp ảnh gia khoảng 30 tuổi, đã tới thăm ba mẹ rất nhiều lần và đã ghi lại sự điền viên tuổi nghỉ hưu của họ. Ba cô, người đã từng là quản lý điều phối vận hành ở một tập đoàn sản xuất ngũ cốc, thường hay dành thời gian trồng cà chua ở vườn sau nhà. Mẹ cô thường rán gà và nướng bánh cây đại hoàng (rhubarb), và sắp xếp các loại rau củ quả tươi vào tủ đông để trữ đồ ăn qua mùa đông lạnh giá. Vào mỗi ngày Lễ chiến sĩ trận vong (Memorial Day - diễn ra vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 5 hằng năm), họ sẽ chất đầy chiếc xe Buick màu xanh da trời của họ bằng nhiều chậu hoa, và lái xe xuống nghĩa trang địa phương và trang trí những bia mộ ở đó.

collage1.jpg


Vào cuối mỗi lần ghé thăm của cô con gái, cũng giống như vô số những ông bố bà mẹ khác ở vùng ngoại ô, ba mẹ của Dikeman sẽ đứng ở phía ngoài căn nhà và tiễn cô khi chờ đợi trong khi cô lên xe và lái xe đi. Một ngày vào năm 1991, cô nghĩ đến việc chụp lại hình của họ trong “dáng pose" này, vì cô chợt bàng hoàng nhận ra rằng những năm tháng bình yên này sẽ không tồn tại mãi mãi. Mẹ của Dikeman mặc quần sooc xanh indigo và một chiếc áo màu hồng vào sáng hôm đó, ba cô thì mặc quần suông màu be, nán lại ở đằng sau mẹ cô, đứng trên bãi cỏ trước nhà, lẫn trong bóng xơ xác của cây thích. Bức ảnh cho thấy họ đều đang giơ tay lên và vẫy chào tạm biệt. Trong hơn 20 năm tiếp theo, cứ mỗi lần ra đi rời khỏi căn nhà này, Dikeman đều chụp lại đúng một khoảnh khắc đó của ba mẹ cô, kéo cửa kính xe xuống và chĩa ống kính của cô về phía căn nhà. Mẹ của Dikeman thường hay mắng nhẹ cô vì thói chụp hình liên tọi. “Ôi Deanna à, bỏ cái máy đó xuống đi,” bà thường nói. Và dù thế nào đi nữa, cả ba và mẹ cô đều sẽ theo cô ra tới tận ngoài hiên nhà.

collage2.jpg

collage3.jpg


Trong bộ hình “Rời đi và Vẫy chào tạm biệt", một series hình chân dung mà sau này được sử dụng làm album hình gia đình luôn, Dikeman đã cô đọng gần 3 thập kỷ của những lần tạm biệt này vào một một biên niên sử khéo léo và có tầm ảnh hưởng. (Vào năm 2009, cô đã xuất bản một phần của series trong một cuốn sách tựa đề “27 lời chào tạm biệt.") Mỗi bức hình nhắc nhớ sự trung thành thầm lặng truyền thống của ba mẹ cô. Họ lui vào phần ánh sáng ấm áp của khu ga-ra vào những tối trời mưa và cười lớn dưới mái hiên trong những ngày đẹp trời. Vào mùa hè, họ gửi những nụ hôn gió từ đường xe lên nhà. Vào mùa đông, họ sẽ mang thêm khăn và đứng sau hàng rào tuyết. Sự thật không thể tránh khỏi, họ già đi. Một trong những tấm chân dung mà Dikeman đã chụp, được crop để có cả hình ảnh bên trong xe đang khởi hành của cô, để có thể chuyển tải cả quá trình diễn ra song song về sự thay đổi cuộc sống của cô nữa. Bàn tay nắm chặt ống kính máy ảnh của cô, đôi khi hiện rõ ở gương bên xe, dần dần cũng có thêm bộ nhẫn đính hôn. Những bức hình chụp từ những năm đổ về trước thì cho thấy tai xù lông của một chú chó già và một chiếc hình có mặt đứa con trai nhỏ của cô nhưng bị mờ. Trong những tấm hình sau, cậu bé đã lớn và đã ngồi sau bánh lái, lùi xe trên đường trong lúc Dikeman ngồi ở ghế hành khách đằng sau còn bận chụp hình ba mẹ đã già của cô.

orbey-dikeman07a.jpg

Quảng cáo


collage4.jpg

orbey-dikeman13a.jpg


Ba của Dikeman qua đời trước, vào khoảng cuối năm 2009, và ông đã xuất hiện lần cuối trong series này vào tháng 8 năm đó. Trong bức hình cuối cùng của ông, ông cho một tay gác lên phần tay nắm của một chiếc gậy chống 4 chân và vẫy chào cô con gái bằng bàn tay còn lại, người đung đưa giữa phần gồ lên cản xe, tựa bên người vợ. “Thôi nhé, không chụp hình nữa đâu nhé Deanna,” mẹ của Dikeman nói với cô sau khi ba cô mất, một vài tuần sau đó. Nhưng Dikeman đã kháng cự chuyện đó một cách nhẹ nhàng. Dikeman đã chụp lại hình của mẹ đứng bên ngoài căn nhà, thỉnh thoảng có thêm những người họ hàng ở bên, cho đến năm 2017, khi mẹ cô chuyển sang một cơ sở phụng dưỡng người già. Bà vẫn luôn vẫy tay chào với chiếc máy chụp hình, mặc cho tuổi già đã làm cong hết những ngón tay bà. Nửa cuối năm đó, bà đã qua đời trong giấc ngủ.

orbey-dikeman14a.jpg

collage5.jpg

Quảng cáo


Hầu hết các bức hình trong bộ “Rời đi và Vẫy chào tạm biệt" đều là những bức chụp nhanh, chớp lấy khoảnh khắc ngắn ngủi khi chiếc xe đang khởi hành. Chỉ có duy nhất bức hình cuối cùng, của một đường xe lên nhà trống trải, là bức mà Dikeman đã có nhiều thời gian hơn để tác nghiệp. Sau đám tang của mẹ cô, cô đã đặt một tripod trên đường và chụp 50 khung hình trong khi chị gái cô đợi ở quán Starbucks gần đó.

Mùa xuân năm ngoái, con trai cô đã ra ở riêng, chuyển đến Columbia ở bang Missouri, lái xe về phía Đông để theo đuổi công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp Đại học. Họ đã chất đầy xe của cậu với đủ thứ đồ đạc, và trong lúc chiếc xe đang nằm yên ì trệ ở đường xe lên nhà, cậu nhìn mẹ mình và hỏi, “Mẹ không định chụp hình à?” Dikeman, hơi ngạc nhiên một chút, chạy vội vào nhà và vơ lấy chiếc máy chụp hình của cô, và lần đầu tiên, chấp nhận việc đóng một vai mới trong một thủ tục xưa cũ.

orbey-dikeman18a.jpg

collage6.jpg

orbey-dikeman23a.jpg
81 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chủ yếu ở Phương Tây. Ngoài 18 tuổi là tự lập, đi xa. Chứ VN thì k thấy chào kiểu này
@Evolution X bạn sai rồi, chỉ đúng vs những người sống vật chất, nếu có tình thân bất kể là nước nào cũng đợi người kia rời đi khuất mới vào nhà. Kể cả bạn tôi đến chơi, khi ra về tôi cũng nhìn họ chạy khuất, mới vào nhà huống chi là người thân
@Evolution X Bạn thấy được bao nhiêu thứ rồi?
tiny.spirit
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Evolution X Đó là ông nói về ông. Còn tôi và những người tự lập lại nằm ở 1 vế khác
dual1
CAO CẤP
4 năm
Nhìn hình ảnh này chợt nhớ cảnh trong film em là bà nội của anh có cảnh ngừoi vợ mang bầu tiễn chồng ra trận, mình thấy rất xúc động.
Những hình ảnh đó ở vn chắc hẳn không hề thiếu và mang đầy cảm xúc. Love Vietnam!
@dual1 Mình chưa được xem phim này. Để tìm thử.
Sút lợn
TÍCH CỰC
4 năm
@dual1 Mấy tấm ảnh vợ trẻ ôm con tiễn chồng chết trận cũng đầy cảm xúc.
@Sút lợn Lúc đó ôm con khóc chồng chứ tiễn gì nữa pa =.=
Sút lợn
TÍCH CỰC
4 năm
@hoangpham1986 Tiễn biệt, đem chôn đó! Khóc cũng được.
dual1
CAO CẤP
4 năm
@tuanlionsg Lại còn vang lên bài "còn tuổi nào cho em" của tcs nữa, thành thật khuyên đừng xem.
Nhớ quá, ngày chia tay Chú hỏi: khi nào con trở ra thăm Chú và cả nhà?
Con trả lời: dạ trễ nhất là 5 năm Chú ạ.
Vậy mà giờ đã gần 10 năm con chưa thực hiện đc lời hứa đó, Chú cũng k còn trên thế gian này nữa, con xin lỗi chú, con cũng nhớ và thương mọi người lắm.
@chetdichoroi <3 những hình ảnh sống mãi. Xin đồng cảm với bạn.
@tuanlionsg cảm ơn bạn
Hồi đó đi làm xa mình ghét chào thế này, buồn lắm. Đi là kêu taxi ra thẳng sân bay, về báo mấy ngày nhưng mai là về rồi khỏi đón đưa.
unsigup
TÍCH CỰC
4 năm
@caffeinezzZ Bác giống tôi. Người nhà hay nói mình ít tình cản nhưng thực ra tình cảm nhiều quá không muốn bộc lộ hết cảm xúc ra ngoài . Đọc bài này thấy nhớ gđ quá!
@caffeinezzZ Chính xác luôn.
@caffeinezzZ Giống bác này nè
famille
ĐẠI BÀNG
4 năm
..... 😔
nhìn cảm giác chia xa buồn v
Sau khi chào nhau xe dần lăn bánh đi, người trên xe cũng như người ở lại ngoảnh mặt đi vì họ không muốn người đi hay người ở lại thấy lệ tràn khoé mi... Cảm xúc của những đứa xa quê mỗi khi đưa người thân ra bến xe...
@Kính Cận 0_0 ng đi thì không hoặc ít buồn hơn ng ở lại
@caffeinezzZ Dù người đi hay ở lại thì tâm trạng cũng đong đầy cảm xúc bạn ạ
@Kính Cận 0_0 nhớ hồi mấy năm trước khi mà giao thông còn khó khăn nên cả năm anh em tôi tết đến mới có dịp gom về nhà cùng bố mẹ, thế nên qua tết tôi là người đi sớm nhất vì tôi sợ nếu tôi đi sau cùng tôi sẽ nhìn thấy mẹ tôi khóc khi tiễn mấy anh em tôi đi.
Alextr-321
ĐẠI BÀNG
4 năm
nhìn cảnh này lại nhớ nhà...
trưa đọc bài buồn ghê gớm. 9 năm rồi mình chỉ về quê vào dịp tết
lhxung2009
ĐẠI BÀNG
4 năm
Những bức hình đơn giản nhưng rất xúc động. Thanks bạn
totalhn
TÍCH CỰC
4 năm
Bộ hình xúc động và cũng là câu chuyện của rất nhiều gia đình
Sút lợn
TÍCH CỰC
4 năm
3 thời khắc không thể quên của mỗi con người:
- Lúc lần đầu gặp con.
- Nhìn con lập gia đình.
- Nhìn cha (mẹ) ra đi.
Cảm giác buồn quá, rất hay nhưng lắng đọng lại nhiều cảm xúc buồn mang mác... ai rồi cũng sẽ đến lúc mà thôi.
Xúc động thật, nay ba mình ở 1 mình ở nhà, mình cũng chỉ về thăm vào cuối tuần. Cảm thấy một cảm giác có lỗi với ba...
Sinh già bệnh chết. Là quy luật của tự nhiên. Nhưng mấy ai chấp nhận sự thật này..và thường hay lãng quên nó..đến lúc nó xảy ra thì..bàng hoàng và đau khổ..
ByGP
TÍCH CỰC
4 năm
Ở chung nhà ba mẹ nhưng mỗi ngày đi làm thì ông bà lại lủi thủi như vậy. Mình thì chọn cách lưu lại câu chuyện về ba mẹ bằng những tấm ảnh sinh hoạt thường ngày trong nhà... 20190808_064601.jpg
ByGP
TÍCH CỰC
4 năm
@hoangtumattroj Cùng nhau karaoke
IMG_1567311413785_1567311909481.jpg
mình up hết ảnh lên google photo, mỗi dịp tết về tháng 1 tháng 2 có thêm hình mới rồi coi lại hình cũ từ hơn 10 năm trước mà thấy thời gian qua nhanh thật

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019