Coronavirus - một dịch bệnh lan truyền nhanh & rộng vì sai lầm và sự thờ ơ của con người

Enzo Le
7/3/2020 9:12Phản hồi: 180
Coronavirus - một dịch bệnh lan truyền nhanh & rộng vì sai lầm và sự thờ ơ của con người
Khi nói đến việc ngăn chặn sự bùng phát dịch Covid-19, những sai lầm dù là nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quả lớn cho xã hội chúng ta. Sự vô ý của một số ít người có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Sự bùng phát của dịch bệnh ở Ý, Iran, Hàn Quốc và các nước lớn khác ở châu Âu hiện nay chính là minh chứng cho điều này.

corona-2.jpg

Tại thị trấn nhỏ San Marco, Lamis, miền Nam nước Ý, một người đàn ông đã chết trước khi biết rằng anh ta đã mang virus Corona chủng mới lây nhiễm cho vợ và con gái mình, những người sau đó đã tiếp xúc với hàng chục người thân và bạn bè trong đám tang của anh ta, và 70 người trong số họ hiện đang được cách ly.

Một ví dụ khác, một người đàn ông (đã chết, 75 tuổi) đã cùng với con gái mình đi đến một thành phố ở vùng phía Bắc của vùng Lombardy (miền Bắc nước Ý) - nơi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nhất. Ông ấy đã bị nhiễm bệnh và chết trên đường trở về nhà, và gần như đã đi đến tận phía Nam của nước Ý (một nước có hình dạng hẹp và dài).

corona-1.jpg


"Một xét nghiệm sau khi chết cho thấy người đàn ông đã bị nhiễm Coronavirus, nhưng trước khi có kết quả thì thi thể của anh ta đã được trao trả cho gia đình" - ông Lud Ludovico Vaccaro, người đứng đầu văn phòng công tố viên ở Foggia, nói với tờ Guardian. "Họ nên chờ đợi kết quả xét nghiệm rồi hãy đem xác về nhà" - ông Vaccaro nói.

corona-14.jpg

Các vụ việc trên đã làm rõ một sự thật: Coronavirus đã khai thác triệt để sai lầm của con người để tạo ra sự lây lan gần như là không ngừng của nó trên khắp hành tinh này.

Từ việc thiếu sự tham gia một cách nhiệt tình của các lãnh đạo chính trị đến các bộ kit xét nghiệm bị lỗi, các giao thức bị áp dụng sai, sự trì hoãn, sự thờ ơ và đơn giản nhất là sự xui xẻo, virus Corona đã luồn quá các "khe hở" đó và làm khổ con người.

corona-3.jpg

Và trên toàn cầu, các sự việc tương tự như trên đã lặp lại ở các quốc gia khác. Có lẽ kịch bản quen thuộc nhất là khi virus đã xâm nhập vào các địa điểm mới, thì các chuyên gia y tế mới bắt đầu ưu tiên kiểm tra các triệu chứng ở những người có di chuyển từ các địa điểm có nguy cơ cao - đầu tiên là Trung Quốc, và sau đó là Iran, Hàn Quốc và Ý. Trong quá trình đó, đã có những trường hợp "lọt lưới" và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Ví dụ như trường hợp "bệnh nhân số 17" đang gây xôn xao dư luận Việt Nam mấy ngày qua.

corona-4.jpg

Mặc dù sự chú ý ở châu Âu ban đầu tập trung vào phản ứng của người Ý và liệu một trong những bệnh nhân đầu tiên ở thị trấn Codogno, Lombardy, có nên được kiểm tra nhanh hơn hay không, một cuộc tranh cãi gần như giống hệt ở Mỹ, nơi một bệnh nhân có triệu chứng Coronavirus đã không được xét nghiệm trong một tuần vì họ không biết lịch sử phơi nhiễm hoặc du lịch của bệnh nhân đó.

Quảng cáo



corona-5.jpg

Phản ứng của Mỹ dưới thời Donald Trump - người đã gây ra sự nhầm lẫn với những bình luận ngẫu nhiên thường mâu thuẫn với sự thật, khi ông tìm cách giảm thiểu sự bùng phát trong năm bầu cử - đã là một trường hợp điển hình.

corona-13.jpg

Chỉ trong vòng một tuần, đã xuất hiện những câu chuyện về các bộ dụng cụ xét nghiệm của Hoa Kỳ do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cung cấp, và một khiếu nại tố cáo rằng nhân viên y tế đối phó với bệnh nhân bị nhiễm bệnh không được cung cấp thiết bị thích hợp.

corona-11.jpg

Các cáo buộc cũng đã xuất hiện về sự chậm trễ trong việc xét nghiệm trường hợp lây lan trong cộng đồng đầu tiên ở California, vì thiếu sự liên kết đến một địa điểm có nguy cơ nhiễm bệnh cao bên ngoài Hoa Kỳ. Và đến nay thì Mỹ đã có vài chục ca tử vong trong số vài trăm ca dương tính với Covid-19.

Quảng cáo



Khi các quan chức Ý đã cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của dịch bệnh tồi tệ hiện nay ở châu Âu và vượt ra ngoài biên giới, các lý thuyết bắt đầu xuất hiện về những sai lầm trong phản ứng chống dịch của nước Ý. Một trong những kết quả điều tra là chính quyền đã quyết định cho phép các chuyến bay từ miền Bắc, nơi dịch bắt đầu bùng phát ở Ý, đến các khu vực khác của đất nước.

corona-6.jpg

Trong một số trường hợp, các quốc gia đơn giản là không thể xác định được gốc rễ của sự bùng phát dịch để đưa ra bất kỳ kết luận có ý nghĩa nào, ngay cả khi những tin đồn đang liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở vùng Oise của Pháp, ổ dịch lớn nhất của đất nước hình lục lăng, các nhà chức trách đang tìm kiếm "bệnh nhân số 0" của họ, người mà họ cho rằng sự lây nhiễm bắt nguồn từ đó.

Trong khi một số báo cáo trên các phương tiện truyền thông Pháp đã chỉ ra một căn cứ không quân với 15 bênh nhân là nguồn gốc của sự lây lan, ngầm lên án vụ việc liên quan đến một chuyến bay hồi hương từ Trung Quốc, đã bị chính quyền Pháp phủ nhận rằng không có ai trên chuyến bay có xét nghiệm dương tính.

corona-8.jpg

Đối với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh, một số vấn đề đã trở nên quen thuộc. Cập nhật về tiến trình của cuộc chiến chống lại virus, Mike Ryan - người đứng đầu bộ phân phản ứng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - đã đề cập đến vấn đề này.

"Tôi đã đảm nhiệm công việc này nhiều năm và chưa từng thấy ai có thể đối phó với dịch bệnh một cách hoàn hảo. Chưa ai từng phản ứng lại nó trong một thời gian tối ưu." - ông Mike Ryan nói, ngay cả khi WHO khẳng định rằng các trường hợp mắc bệnh ở Trung Quốc đang giảm liên tục và chứng tỏ căn bệnh này có thể được kiểm soát bằng một phản ứng mạnh mẽ và thống nhất.

corona-7.jpg

Bản chất bên trong của SARS-CoV-2 chủng mới cũng là một yếu tố phức tạp. Nghịch lý thay, mặc dù tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với SARS, nhưng nó lại nguy hiểm hơn vì biểu hiện bệnh nhẹ hơn, do đó khi phát hiện bệnh và dễ bỏ sót hơn. Chưa kể đến ý thức của người bệnh, do biểu hiện nhẹ lúc đầu nên họ cũng sẽ chủ quan và dễ hành động một cách "ích kỷ" hơn.

corona-9.jpg

Tuy nhiên, điều khiến cộng đồng quốc tế quan tâm không phải là những sai lầm nhỏ mà là những thiếu sót lớn trong chính sách - thực tế là nhiều quốc gia vẫn chưa huy động đầy đủ các sức mạnh có thể có của họ để chống dịch.

corona-10.jpg

"Có một số quốc gia đã nói rằng đây là nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Y tế và ngành Y tế; Chúng tôi nói rằng điều này là hoàn toàn sai lầm, nó cần một cách tiếp cận từ toàn bộ chính phủ và toàn dân" - người đứng đầu tổ chức WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

corona-12.jpg

Một chuyên gia của WHO đã nói rằng: "Sự cố gắng hợp tác của người dân tuy không thể ngăn chặn mọi khả năng lây lan mầm bệnh, nhưng nó có thể làm giảm hậu quả của toàn bộ dịch bệnh". Và đó chính là phương pháp hữu hiệu nhất làm giảm thiểu tác động của virus Corona trên toàn cầu.

Anh em nghĩ sao về vấn đề này? Liệu con người mới là nguyên do chính dẫn đến sự lây lan dịch bệnh như hiện nay hay do con virus này quá mạnh?

Theo TheGuardian
180 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ruiz
CAO CẤP
4 năm
Tình người trong cơn rẫy chết đạch đạch đạch
@cheetah_fast chữa theo triệu chứng ví dụ sốt thì hỗ trợ hạ sốt chứ cũng không phải trị đúng tác nhân gây bệnh. với có vài ba chục ca bệnh trúng người khoẻ mạnh chứ mà ông già bà cả ho hen các kiểu thì cũng toi cơm hết
@se7en2008 Ặc, chính sách nhập cư nhắm vào mấy nc nghèo, sao đấm dc bọn âu. Bác đang nói về việc gì?????
se7en2008
TÍCH CỰC
4 năm
@baotuan có bao gồm thắt chặt du học sinh TQ, khối Ả rập và hồi giáo nhé ... dịch ở Iran cũng trách dc 1 phần.
@se7en2008 Rồi thì liên quan gì đến bọn Âu??? Hay bác đang nói về lệnh cấm bay mới phát của Trump???
"Dại thì toi thôi"
Phòng vẫn hơn chống
Giờ châu âu v usa lây tùm lum rồi, chống thấy mồ luôn
Tới nơi rồi mà còn nói không sao thì đúng là quá tự tin
@Rachmaninoff tiện cho em hỏi Ý sao ko cho lây tiếp mà lại đóng cửa vậy bác? nghe nói là chọn lọc tự nhiên roài lọc dân số hữu hiệu lắm cơ mà. hay TBN, London đang đóng cửa trường học nhằm tránh lây lan. em tưởng là cho tụi con nít lây corona mới nhiều benefit nhất chứ nhỉ. hay Mỹ đang cấm châu âu nhập cảnh... kỳ vậy ta. hình như phương tây đang ko tư duy như phương tây rồi nhỉ.
Rachmaninoff
ĐẠI BÀNG
4 năm
@legiondark Em ko đọc fake news, bác ko tin bác cứ hỏi những người quen đang ở mấy nước phương tây coi việc đeo khẩu trang, yêu cầu được cách li, xét nghiệm bên đó ntn? Có khác hẳn bên VN mình ko?
@Rachmaninoff Có fake hay không thì sự thực là hiện tại phương Tây cũng đang bắt đầu run sợ trước con Covid19 rồi đấy bạn ạ. Thông tin của bạn chắc update cách đây ít nhất 1 ngày rồi. Hệ thống y tế của họ có tốt đến mấy cũng không gánh được số lượng bệnh nhân khổng lồ do tốc độ lây lan của con này gây ra đâu.
washi68
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nhokngok95 Hạn chế đi lại với việc cô lập ở nhà nó hoàn toàn khác nhau bạn ko phân biệt được ah, không thấy các nguồn lây lan đều từ những người di chuyển nhiều ah. Đi xem film với du lịch trong tinh hinh hien tai có hợp lý ko?
.Gù.
TÍCH CỰC
4 năm
Nhờ tàu khựa mà nó mới lây mạnh vậy
@kechienthang Đang cần TQ giúp =)). Giúp bằng cách khoá lại chung cư để cho dân trèo xuống, đang còn thở thì ném vào lò thiêu à? À còn remdesivir là của thằng nào sản xuất đâý? =))
@kechienthang Phản biện theo kiểu tự suy, không số liệu =)). Có não, có não =)). Chán =))
TG sắp sụp đổ vì dịch bệnh...
Nghia NV
ĐẠI BÀNG
4 năm
@#JK Interpon sắp vào cuộc 😁
Thế giới bây giờ mỗi ăn rồi đi ngủ
Nghia NV
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thanos đã có viên đá thời gian trong Avengers 3... liệu hắn có nhìn thấy thất bại của mình trong Avengers 4 và sau đó tính đến việc sử dụng virus ở các hành tinh để thanh loại 1 nửa vũ trụ không
Tuankts2.0
TÍCH CỰC
4 năm
Do con người, vd : con Nhung
unwrittlaw
TÍCH CỰC
4 năm
Cách suy nghĩ và hành động của người châu Âu và người châu Á khác nhau, ngay cả cách suy nghĩ của các nước phát triển và các nước đang phát triển ở Châu Á cũng khác nhau, nên đừng vội chỉ trích bất cứ nước nào vì "không chống dịch tốt bằng Việt Nam".

Những nước như Việt Nam luôn đối diện với sự bất ổn từ thượng tầng nên người dân có xu hướng phản ứng nhanh với mọi sự kiện diễn ra xung quanh, và luôn tìm cách đi đến kết quả càng nhanh càng tốt dù có dùng mọi cách không chính thống.

Còn ngay cả Sing, Nhật, Hàn người dân cũng thụ động hơn do họ thường có xu hướng làm theo bài bản, và ít có phương án dự phòng cho các trường hợp bất thường xảy ra vì xã hội của họ rất ổn định. Nhật có kịch bản chống động đất, sóng thần,... những thứ họ đã trải qua rồi, nhưng bệnh dịch thì chưa và họ trở nên thụ động. Châu Âu hay Mỹ thì lại càng như vậy.

Vì thế, đừng vội chỉ trích ai đó nếu bạn chưa nhìn rõ vấn đề. Bài viết này mình viết dưới con mắt khách quan và không chỉ trích, chê bai gì. Hi vọng nhận được các comment lịch sự và có chiều sâu.
@langtudatinh117 Nói năng liên thiên, nhìn qua láng giềng Lào của chúng ta đi, 4 mặt giáp dịch nhưng đã có lấy nổi 1 ca nhiễm chưa, đẳng cấp nó thể hiện ở đây này.
unwrittlaw
TÍCH CỰC
4 năm
@hypous Haha, Hà Lan có Phillips hay IGN, Heineiken đó bạn, còn công ty gì chuyên làm công nghệ chip nền tảng rồi bán cho Intel nữa cơ. Dubai Qatar mà ko có tài nguyên gì, vãi bạn. Bạn lấy ví dụ thế là mình đủ biết trình độ bạn tới đâu rồi. Chúng ta ngưng ở đây đc rồi.
hoanlkpr
TÍCH CỰC
4 năm
@hypous bạn kia nói một phần cũng đúng..xưa giờ VN lùm xùm mấy vụ thất thoát nghìn tỷ, bộ y tế giáo dục lùm xùm ..nên dân ko tin cứ tự bảo vệ bản thân trc, dịch vô VN tầm 1 mười mấy người mà đua nhau đi mua khẩu trang hàng hóa ..dân ta vẫn còn xài tiền mặt và vàng nên đó là cái nói vụ chính trị ko ổn định vì chưa tạo sự tin tưởng nhất quán đến nhà nước có thể lo cho họ khi hiểm nghèo..
hoanlkpr
TÍCH CỰC
4 năm
@hypous Hiện tại VN mới thay đổi nhờ đổi người..bà bộ trưởng y tế Kim Tiến..mấy vụ lùm xùm bảo hiểm thuốc giả ,vacxin giả, đời sống giáo viên còn thua công nhân..hàng loạt sai phạm chục năm..mấy ông hiệu trưởng ăn chặn dâm ô các kiểu, mấy vụ thua lỗ thất thoát nghìn tỷ ..vài con sâu đã làm rầu nồi canh thì chưa bất ổn à ..dân họ vẫn chưa tin tưởng đó là bất ổn còn gì
Châu âu cỗi quá rồi, nước có đến chân thì vẫn cứ ì ạch đúng chất già cỗi, người dân có thói quen mọi việc lớn nhỏ cứ để chính phủ lo.
Càng ngày càng nghiêm trọng 😔
vsphere
TÍCH CỰC
4 năm
@4bkshared Mấy đứa kêu VN dấu dịch tưởng tuyệt chủng trên tinhte rồi chứ, bố này mạng lag à? Còn dấu thì phải hỏi thằng Anh.
noridomi
TÍCH CỰC
4 năm
@4bkshared Cái này là chậm công bố, phải qua nhiều khâu, chứ ko phải là giấu. Nên phân định rõ
@4bkshared Dẫn chúng cụ thể xem giấu dịch chỗ nào . Giờ này mà vẫn còn người suy nghĩ kiểu này, không đóng góp đc gì thì cũng xin đừng nên làm lộn xộn thêm tình hình nhé.
@4bkshared Không phải là giấu dịch, mà là chậm công bố, mà là phải theo đúng "quy trình" Bài ca muôn thủa của xứ thiên đường.
Dcm bọn trung quốc. Phát hiện dịch còn giấu đmm à
Đi phương tiện công cộng nhiều nguy cơ lây lan nhanh.
Sự thờ ơ không nhận thức được sự nguy hiểm của virus của các nước phương Tây đang phải trả giá cực đắt cho những việc đó. Đầu tiên là do các quan chức quản lý lỏng lẻo, không nhận thức rõ sự nguy hiểm tạo hậu quả ngiêm trọng những người gánh hậu quả đó lại là người dân.
Vấn đề ở đây là các nước thuộc con đường vành đai của Trung Quốc có tỷ lệ người nhiễm và bùng phát nhanh hơn ở các nước còn lại.....
httd121
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Coca Escanor nhanh hay chậm đợt này phụ thuộc vào tốc độ xét nghiệm và sự nghiêm túc chống dịch nhiều hơn, HQ đâu có thuộc vành đai TQ mà vẫn top đấy thôi
@httd121 Mình đang nói châu âu mà b. nghiêm túc hiện tại là khoanh vùng cho người dân tự vùng vẫy trong đó không được ra ngoài nhé b. chỗ nào có dịch là khoanh chỗ đó.
@ ict
TÍCH CỰC
4 năm
Khi bạn khỏe .... có thể bỏ rơi bạn, nhưng khi bạn gặp hoạn nạn ..... Sẽ ở bên và giúp đỡ bạn.
89737861_2780048758784733_7901189612029083648_n.png
@thedinh02 Bạn còn quá trẻ để bàn về chính trị và sự phát triển của 1 quốc gia. Bạn đang so sánh 1 nước phát triển hàng trăm năm so với 1 nước mới bước ra khỏi thời kỳ nghèo đói. Bạn đang đòi hỏi 1 đứa bé 3 tuổi phải giỏi như 1 sv đại học mà quên rằng lúc thằng sv đại học 3 tuổi thì nó cũng ngu dốt vậy thôi. Những kẻ như bạn tốt nhất nên an phận xứ tư bản, để yên cho VN tự phát triển theo cách mà nó cho là tốt nhất.
@thedinh02 Chính vì /// chỉ nhìn vào phần ngọn như bạn nên năm 75 mới phải đu càng đó. Mấy cái bạn nói chả có gì lạ với VN vì báo chí VN vẫn nói hàng ngày, nếu ko có gì mới thì đừng nói. Bạn hy vọng những gì đám /// vô dụng rêu rao sẽ giúp VN nhanh chóng thay đổi, thật nực cười và ấu trĩ. Lấy vd ngay như vụ covid-19 này, Mỹ thừa tiền, nhân lực và điều kiện để cô lập dịch như VN đã và đang làm. Chỉ việc copy công thức thôi là được nhưng sao vẫn để hơn 2000 ca nhiễm. Chuyện đó không copy được, thì bạn hy vọng thể chế của cả 1 quốc gia có thể copy được à? Muốn copy cũng mất hàng chục năm mà chưa biết trên quãng đường đó có biến động gì không. VN tự nó sẽ tốt đẹp lên mà không cần những lời chỉ trích của các bạn, dù có thể chậm hơn và nhiều đau khổ hơn các nước khác.
bọn châu Âu kì thị khẩu trang lắm, hồi mình qua châu Âu trời lạnh phải đeo khẩu trang ai cũng dòm như người ngoài hành tinh
@Methylamine Nó quan niệm đeo khẩu trang nghĩa là ốm nặng mịa rồi, tôn giáo nó cũng kỵ rọ mõm.
kurt80
TÍCH CỰC
4 năm
@Methylamine Không những kì thị mà nó nằm ngay trong luật của Pháp, cấm che mặt khi ra đường. Điển hình là đạo hồi bên Pháp cũng không được phép chùm kín mặt. Phải hở ra, che tóc thì được bác ạ.
@kurt80 Thì ra là thế, hên ghê lần đó mình đéo bị bắt
radaonline
ĐẠI BÀNG
4 năm
Dịch bệnh lần này mới thấy bọn Châu Âu ngu ngốc thờ ơ thật sự
@radaonline K hẳn mà là người dân bên đấy tin tưởng vào cơ quan chính quyền. Và cơ quan chính quyền thì lại quá chủ quan.
Cái k đeo khẩu trang thực ra chính là khuyến cáo của WHO.
heliosy
TÍCH CỰC
4 năm
@Joshua_Tree trên đời này chẳng có thằng công dân nào mà nó tin vào chính quyền nước nó cả 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019