Giáo sư đại học Yale: Đóng cửa trường học chắc chắn giúp ích trong việc phòng chống dịch

P.W
13/3/2020 7:31Phản hồi: 47
Giáo sư đại học Yale: Đóng cửa trường học chắc chắn giúp ích trong việc phòng chống dịch
Giữa lúc dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn thế giới, nhiều người, trớ trêu thay, vẫn đặt ra câu hỏi rằng trường học thì sao? Hiện tại những trường học ở Nhật Bản, Ý, Trung Quốc cùng nhiều nơi khác đã đóng cửa. Ở Việt Nam, tin chính thức là học sinh, sinh viên TP. HCM sẽ nghỉ đến mùng 5/4, học sinh THPT ở Hà Nội nghỉ hết tuần này.

Tiện đây, mình muốn gửi tới anh em bài phỏng vấn nhà nghiên cứu xã hội học Nicholas Christakis, ngành khoa học xã hội và là bác sỹ ở đại học Yale, Mỹ về vấn đề đóng cửa trường học trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Christakis nghiên cứu những vấn đề liên quan tới mạng xã hội, kinh tế xã hội, từ đó xác định hệ quả của hành vi, sức khỏe và tuổi tác tới xã hội.

Theo ông Christakis, đóng cửa trường học có tác động tích cực, nhưng cũng biết rằng những câu hỏi xoay quanh việc đóng cửa trường học sẽ khiến tranh cãi nổ ra. Mình thấy bài phỏng vấn với ông Christakis có nhiều câu trả lời rất có giá trị:

Hiện tại các trường học đều có cách đối phó riêng với dịch. Vậy các trường có thể chọn các biện pháp khác nhau nào, và chúng có tác dụng ra sao?


Tôi muốn nhấn mạnh khác biệt giữa việc đóng cửa trường học theo cách đối phó và cách chủ động. Đối phó là khi một trường học quyết định đóng cửa vì có học sinh, phụ huynh hoặc nhân viên của trường nhiễm bệnh. Hầu hết mọi người đều không phàn nàn chuyện đó. Nếu có dịch bùng lên ở trường học, ai cũng sẽ muốn đóng cửa.


Có không ít những nghiên cứu khoa học đề cập đến đóng cửa trường học để đối phó. Trong đó có một nghiên cứu đăng tải trên tờ Nature năm 2006, sử dụng mô hình toán học để mô phỏng tốc độ lây lan của dịch cúm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng đóng cửa trường để đối phó với mầm bệnh có thể giúp giảm tỷ lệ nhiễm bệnh xuống khoảng 25% và làm chậm thời gian dịch đạt đỉnh (ở khu vực đó) khoảng 2 tuần. Khi đỉnh dịch có tốc độ chậm lại, chúng ta sẽ có thể trì hoãn tốc độ bùng phát của đại dịch và khiến lượng người nhiễm bệnh thưa dần. Việc đó có tác động tích cực, khi lượng người nhiễm bệnh giảm xuống, từ đó giảm tải cho hệ thống bệnh viện.

Vậy đóng cửa đối phó sẽ diễn ra nếu một trường có học sinh, phụ huynh hoặc nhân viên mắc COVID-19. Nếu chỉ có 1 ca thì có đủ để đưa ra quyết định đóng cửa trường không? Hay phải phụ thuộc vào tình hình?

Nếu, lấy ví dụ, một người bay từ Ý về nơi bạn sống và đem theo COVID-19, khi ấy tình hình sẽ khác so với việc mầm bệnh lây lan trong một cộng đồng, vì không biết họ lây bệnh từ ai. Trong khi đó khi mầm bệnh lây lan trong cộng đồng, chỉ cần phát hiện ra 1 ca bệnh là có thể xác định sẽ có khả năng hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác cũng đã bị lây nhiễm.

Vậy nếu có ca bệnh lây lan trong cộng đồng, nên đóng cửa trường học?


Đúng như thế. Khi phát hiện ca bệnh trong cộng đồng, rất có khả năng mầm bệnh đã lây lan cho nhiều người khác. Đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Một nghiên cứu tôi đã đọc cho thấy việc cho một lớp hoặc một cấp nghỉ học không đem lại nhiều hiệu quả. Nên đóng cửa cả trường học.

Vậy còn đóng cửa chủ động, trước khi ghi nhận ca bệnh liên quan tới trường? Nó có hiệu quả không?


Đóng cửa trường học một cách chủ động, nghĩa là cho học sinh và nhân viên trường nghỉ trước khi ghi nhận ca bệnh ở đó, là một trong những cách phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả nhất mà chúng ta có. Đóng cửa chủ động không chỉ giúp loại trẻ em, những vector lây bệnh tiềm năng, ra khỏi quá trình lưu thông của mầm bệnh. Khi đóng cửa trường, chúng ta cũng ngăn được việc người lớn tụ họp lại với nhau, như phụ huynh đưa đón con đi học, giáo viên có mặt ở trường. Khi đóng cửa trường học, về cơ bản phụ huynh sẽ phải ở nhà trông con.

Có một nghiên cứu xuất sắc phân tích dữ liệu của dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, phân tích giữa đóng cửa đối phó và đóng cửa chủ động. Họ phân tích số liệu và thông tin liên quan tới thời điểm trường học đóng cửa so với thời điểm dịch cúm hơn 100 năm trước hoành hành. Kết quả cho thấy đóng cửa chủ động đã cứu rất nhiều sinh mạng. Trường St. Louis đóng cửa trường 1 ngày trước khi dịch bùng phát mạnh, và cho học sinh nghỉ trong 143 ngày. Pittsburgh đóng cửa trường 7 ngày sau khi dịch đạt đỉnh và chỉ đóng cửa trong 53 ngày. Tỷ lệ tử vong của cúm Tây Ban Nha ở St. Louis chỉ bằng khoảng 1/3 so với Pittsburgh. Rõ ràng đóng cửa chủ động có tác dụng hơn nhiều.

Quảng cáo



Những điều kiện nào xác định việc có nên đóng cửa trường một cách chủ động?

Có bao nhiêu ca bệnh ở khu vực? Những khu vực dịch tễ nào có liên quan? Nếu tôi sống ở một thị trấn cỡ vừa, chỉ cần có 1 ca bệnh xuất hiện trong khu vực, không cần biết có liên quan tới trường của tôi hay không, tôi vẫn sẽ đóng cửa trường học.

Hãy so sánh với vụ một mục sư ở nhà thờ tại Washington D.C. bị nhiễm COVID-19 từ cộng đồng. Có nên đóng cửa tất cả trường học chỉ vì một ca bệnh đó hay không?


Nếu vị mục sư sống ở khu vực dịch tễ có liên quan, và nếu bạn tin rằng khi có ca bệnh ở trường mình mới đóng cửa đối phó, hãy xác định tinh thần rằng một ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng chắc chắn sẽ lan tới trường của bạn. Vậy tại sao không đóng cửa trước một cách chủ động, để từ đó có được khoảng thời gian quý báu giúp nhân viên và các học sinh giảm khả năng lây nhiễm mầm bệnh?

Nghe có vẻ dễ gây tranh cãi?


Một điều không bất ngờ lắm là chi phí y tế và chi phí kinh tế là những con số rất lớn. Trẻ em ăn trưa ở trường có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe khi phải ở nhà. Nhân viên y tế có thể phải ở nhà trông con thay vì đi làm, nơi thực sự cần đến họ. Các bậc phụ huynh sẽ bị ảnh hưởng tới công việc. Đó là lý do vì sao ở Nhật Bản, khi đóng cửa trường học, họ cung cấp lương cơ bản cho các bậc phụ huynh. Áp vào trường hợp ở Mỹ, khoản tiền đó nên được chính quyền các bang trả để kiểm soát dịch.

Quảng cáo



Bên cạnh đóng cửa trường học, có những nỗ lực nào để giảm việc tụ tập đông người? Lấy ví dụ hủy những sự kiện lớn quy tụ các gia đình lại với nhau chẳng hạn?

Có chứ. Chúng ta có thể triển khai những bước trung gian. Lấy ví dụ, tại sao không hủy hết những sự kiện như thể thao hay trình diễn kịch, âm nhạc nơi nhiều người tụ tập? Lợi ích thật sự của việc này là chúng ta sẽ không ở những nơi mầm bệnh có thể lây lan dễ dàng. Ấy là lý do hiện giờ nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc ở nhà.

Nhiều trường học đóng cửa 1 ngày để phun thuốc khử trung. Điều đó có ích hay không?


Tôi thật sự không rõ, phải phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình mỗi nơi một khác.

Một câu hỏi nhức nhối khác. Đóng cửa xong thì đến khi nào nên mở cửa trường trở lại?


Thú thật mà nói, tôi không biết mọi người nghiên cứu sâu đến đâu. Một khi đóng cửa trường học, khoảng thời gian nghỉ ở nhà sẽ lên đến hàng tuần. Người Trung Quốc đã đóng cửa trường học trong vòng 6 tuần. Nhật Bản là 4 tuần. Quy luật mở cửa trường học trở lại như thế nào, tôi vẫn chưa biết câu trả lời cụ thể.

Đóng cửa trường học là chủ đề gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng lợi ích của việc đóng cửa trường là quá ít so với những hậu quả mà nó gây ra cho cả học sinh lẫn phụ huynh và cả các nhân viên của trường. Vì dịch này còn quá mới, chúng ta phải dựa trên kinh nghiệm của những đợt dịch trước đây để đoán xem tác động của các biện pháp phòng ngừa tốt đến đâu. Ông muốn nói gì với những người cho rằng đóng cửa trường học không đem lại nhiều tác dụng, nhất là khi khu vực có rất ít ca bệnh nhiễm loại virus này?


Hãy thử nghĩ một chút. Nếu có dịch bùng lên ở trường con bạn học, bạn có muốn lên tiếng kêu gọi trường đóng cửa hay khong? Nếu đại dịch đang bùng lên ở nơi xung quanh trường học, bạn biết chắc chắn nó sẽ lan tới ngôi trường đó. Và vì thế nếu bạn sẵn sàng kêu gọi trường đóng cửa KHI mầm bệnh lan tới đó, thì sẽ hợp lý hơn nếu cho con em chúng ta nghỉ ở nhà TRƯỚC KHI mầm bệnh tấn công ngôi trường.

Chúng ta đều biết, dựa trên kinh nghiệm của các đợt dịch khác, đóng cửa trường học chủ động có tác dụng tốt. Dĩ nhiên chúng ta biết điều đó không khiến tốc độ lây bệnh của người lớn chậm lại, khi trẻ em không phải vector truyền nhiễm. Trong trường hợp của COVID-19, trẻ em rất có thể là vector lây nhiễm bệnh, dựa trên bằng chứng ban đầu ở Trung Quốc. Tôi tuyệt đối tin rằng đó là quyết định khó khăn, nhưng chúng ta đang nói đến một đại dịch toàn cầu ở thời điểm hiện tại.

Theo ScienceMag
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cái bộ giáo dục nhà em suốt ngày cứ làm tụi em lo sợ vụ đi học mùa dịch.
jedi9
TÍCH CỰC
4 năm
Giúp ích trong việc làm ngu cả 1 thế hệ =))
@TsanHoang Có vấn đề đọc hiểu à. Tụi nó vẫn nhiễm nhưng gần như không bệnh.
@Hiệp K Bi bệnh và nhiễm trùng nhẹ , mau hồi phục hơn người lớn thôi nhé... gg xem dùm rồi chém tiếp...bạn có vấn đề nhầm lẫn rồi đấy ...
knonlylove
TÍCH CỰC
4 năm
@Hiệp K lên youtube mà coi Vũ Hán nó gói xác trẻ em nhiễm bệnh, cứ 3 đứa trẻ vào 1 bao đựng xác, ở đó ngồi phán, thông tin thì ít mà thích phát biểu lung tung.
@knonlylove Quăng link đi đừng nói nhiều. Nếu trong clip bạn gửi cho thấy xác trẻ em trong bao thì mình nhận lỗi. Không thì bớt coi fake news đi bấy bi à.
huyhoangjo
TÍCH CỰC
4 năm
Châu âu toang thế mà nhiều nước vẫn đăn đo đóng cựa trường học sợ lun...Tính ra bảo dân mình lại chống dịch tốt hơn bên kia nhiều nhỉ.
Xấp xỉ bình quân mỗi nhà có bố mẹ+2 con, 2 con nghỉ học thì giảm trên 50 % tỷ lệ tiếp xúc của gia đình với người ngoài rồi.
Phát hiện này phải đc trao giải nobel
thinhbk11
TÍCH CỰC
4 năm
@NguyễnSongHào Dân VN không cần ngồi bàn giấy cũng biết. Haha, giống kiểu hồi xưa các cụ đâu học hình học mà vẫn bắn máy bay rớt tằng tằng.
Đúng quá rồi, trẻ em là mầm non mới nhú! Nếu cho đi học thời điểm này thì quá mạo hiểm! Biết bao phụ huynh sẵn sàng cho con em mình lưu ban, học lại 1 năm chứ nhất quyết ko cho đến trường! Rủi dính phát thì cả nhà đều dính theo, chưa kể lây lan sang nhiều người xung quanh khác :eek:
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 Một phát hiện thật vĩ đại
anhvu161
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Fan_phong_trào Thím này chuyên cmt xàm xàm những chuyện ai cg biết 😆) cái tên đã dài, còn thêm cái chữ ký...xàm
Đc nghỉ học tụi nó rất thích, vui vẻ hẳn ra, mà tinh thần vui vẻ nên đề kháng chúng nó mạnh, dụ vài câu ăn đc ngủ đc vui cả nhà.
Hornet600
TÍCH CỰC
4 năm
Ah mình thấy giáo sư nói có lý, trong khi cái bô GDDT xứ Đông Nào cứ gào cho đi học, không sao đâu, khỏi đeo khẩu trang.

Mới phát hiện là điều chỉnh lịch thi, Vãi cái đám này
Nhà có 2 con nhỏ đi học, chúng nghỉ ở nhà cũng bí, nhưng cũng yên tâm hơn.
Mấy cái chuyện đơn giản thế này cần gì phải hỏi giáo sư nhỉ? Lãng phí chất xám quá.
Tầm giáo sư mới biết ak
Đây, một thằng tiến sĩ so sánh với cúm mùa, phản đối nghỉ học đây
https://vnexpress.net/giao-duc/co-so-nao-de-tiep-tuc-cho-con-nghi-hoc-4061508.html


Bị chửi quá khóa bình luận trên FB rồi
@trungkhiconmtv Tui là tui ngứa lông với thằng ông cố nội tiến sĩ này bữa giờ luôn. Tiến sĩ gì mà đi so sánh ngu vãi.
knonlylove
TÍCH CỰC
4 năm
@trungkhiconmtv tiến sĩ giáo dục nên phát biểu thua tiến sĩ đại lý nhiều : TQ hơn 4.000 người chết, mà VN lại sát biên giớ TQ và mỗi ngày có hơn 10.000 lao động qua lại biên giới, dựa vào nhiêu đây thôi là biết VN ko thể yên ổn sớm dc rồi. pó tay.
Alibace
ĐẠI BÀNG
4 năm
@trungkhiconmtv Xin hãy dừng ngay việc gọi đây là bệnh cúm. Từ khi làm việc ở bệnh viện Bergamo hơn hai năm nay, tôi chưa từng thấy ai bị cúm mà phải cấp cứu.
(https://vnexpress.net/doi-song/bac-si-italy-chung-toi-khong-ngo-covid-19-hung-du-nhu-vay-4067518.html)
lhungyolo
ĐẠI BÀNG
4 năm
Ngon hay lắm giáo sư
hungthieuk
TÍCH CỰC
4 năm
lý luận nào cũng là sáo rỗng nếu không áp dụng vào thực tiễn, VN thực tiễn bước đầu đã thu được thành công, còn nước nào ấy mãi lý luận và tranh cãi nhau hay nước đến chôn thì l*n mới nhảy thì toang
mình cũng ủng hộ các trường cho sinh viên, học sinh nghỉ trong thời gian dịch bệnh này.
mong là vậy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019