Ornette Coleman - Tay Saxophone huyền thoại của dòng Free Jazz

AudioPsycho
20/3/2020 7:19Phản hồi: 13
Ornette Coleman - Tay Saxophone huyền thoại của dòng Free Jazz
Ornette Coleman là nghệ sỹ saxophone huyền thoại và cũng là một trong những tên tuổi quan trọng có công đặt nền móng cho Free Jazz tại Mỹ. Ông sinh ngày 9/3/1930 tại vùng Fort Worth (Texas) trong 1 gia đình có truyền thống âm nhạc. Sau khi những mất mát liên tục ập đến, cậu bé Ornette Coleman lúc đó chỉ mới 10 tuổi đã bắt buộc phải trưởng thành để có thể tự lo cho cuộc sống của mình.

Mời nghe trên Spotify tại đây
Ornette Coleman yêu thích nhạc jazz từ rất sớm và thần tượng Lionel Hampton Band. Ông cũng rất hay đi xem những buổi jazz concert khi có điều kiện, mê mẩn tiếng kèn trumpet của Dizzy Gillespie. Vào năm 1951, ông tham gia ban nhạc của nghệ sỹ guitar Pee Wee Crayton và có điều kiện trau dồi thêm kỹ năng cho các loại nhạc cụ khác như saxophone, trumpet và violin. Ornette Coleman sau đó cũng có tham gia biểu diễn với các nghệ sỹ tên tuổi như Don Cherry hay Jimmy Giuffre (Verve Records).

tinhte_Ornette_Coleman_2.jpg

Không biết vì sao mà khán giả lúc đó khi nghe Free Jazz Ornette Coleman lại chia thành 2 “trường phái” riêng biệt: 1 phía ủng hộ ông hết mực và phía còn lại xem ông như thằng hề. Tuy nhiên Ornette Coleman không quá quan tâm đến các anti-fan, và những phòng trà mời ông đến diễn cũng vậy. Câu lạc bộ âm nhạc Hillcrest (Los Angeles) từng ví Ornette Coleman như 1 quả bom nguyên tử “bùng nổ” hằng đêm tại đây. Ngay cả John Coltrane cũng ấn tượng đặc biệt với phong cách biểu diễn của Ornette Coleman.

Một trong những yếu tố quan trọng trong phong cách của Ornette Coleman chính là sự sáng tạo tuyệt vời, tạo nên kiểu chơi thoải mái và không hề gò bó theo bất cứ quy củ nào. Vào khoảng những năm ’60, ông bắt đầu lưu diễn khắp các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Thụy Điển... và tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng người yêu nhạc jazz nói chung và thể loại free jazz nói riêng. Ornette Coleman cũng thu bộ album live At The “Golden Circle” Stockholm tại Thụy Điển, ký hợp đồng với Blue Note Records.

tinhte_Ornette_Coleman_3.jpg

Album The Empty Foxhole được ông thu âm vào năm 1966 ở Van Gelder Studio (Englewood Cliffs, New Jersey). Cover art của album là 1 trong những bức tranh do ông tự vẽ, đồng thời mặt sau bìa album còn được in thêm 1 bài thơ (cũng do ông sáng tác). Ornette Coleman nói “đó là những ý tưởng sẽ giúp xã hội phát triển và văn minh hơn”. Ông sau đó thử cho con trai mình chơi trống trong 1 album tuy nhiên không nhận được các đánh giá tích cực. Tay trống Shelly Manne mỉa mai rằng Denardo, con trai của Ornette Coleman, sau này “chắc sẽ là một thợ mộc giỏi”.

Ornette Coleman tiếp tục thu âm cho Blue Note các album New York Is Now!Love Call (1968) trước khi chính thức về với Impulse! Records, tiếp tục phát hành album Ornette At 12 (cuối 1968) và Crisis (1969).

Qua lời kể của những người đã từng tiếp xúc với Ornette Coleman thì ông là người khá kín tiếng và ăn nói rất nhẹ nhàng. Ornette Coleman cũng từng kể trên chương trình Saturday Night Live (1979) về những người bạn mà ông rất quý trọng như nhà văn William S Burroughs, Yoko Ono và Patti Smith, cũng như sở thích hội họa và những chuyến lưu diễn đầy máu lửa (cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) của ông.

Ornette Coleman sở hữu suy nghĩ kỳ quặc rằng tình dục có thể khiến ông xao nhãng sự tập trung vào âm nhạc, đó là lý do vì sao ông trốn tránh nó. Sau khi Denardo sinh ra, ông có ý định triệt sản để “triệt tiêu mọi ham muốn tình dục có thể còn sót lại”.

Các album tiếp theo của ông gồm Tone Dialing, Sound Museum: Hidden Man, Sound Museum: Three WomenColors: Live From Leipzig phát hành trong những năm ’80 và ’90 bởi Harmolodic/Verve. Album Sound Grammar (2006) thắng giải Pulitzer Prize For Music.

Ornette Coleman mất năm 2015 do đau tim, hưởng thọ 85 tuổi.

Quảng cáo


Nguồn udiscovermusic
13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mấy thể loại nhạc châu âu thời 1968 chắc ko hợp với mình thời điểm đó chẮc mê nhạc Việt Cộng với Trịnh Công Sơn 🙂
Thích ngồi cà phê nghe này ... nó phiêu làm sao ☕️🍂
@Bão Sài Gòn Y chang bạn, kg cần quá yên tĩnh, cũng kg thể quá ồn vì mình thích nhìn có người xung quanh
ddamme
TÍCH CỰC
4 năm
Nhìn đàn này lại nhớ Careless Whisper - R.I.P George Michael
không thích thể loại nhạc này
Ad ơi triệt sản vẫn cong ham muốn tình dục nhá. Bạn nói vậy là bôi nhọ một phương pháp tránh thai rất văn minh đó. Nếu không tìm từ nào thì hãy nói từ thiến, hoạn nha.
roycaro5151
ĐẠI BÀNG
4 năm
tiếng kèn Saxophone nghe với cặp tannoy trong 1 không gian phòng rộng thì rùng cả người . =)))
@roycaro5151 Ornette Coleman có kiểu thổi bất tuân luật lệ của bất kỳ loại jazz nào, miễn sao ông (và người nghe thời đó thấy hay là đc), thời gian đầu free jazz bị chỉ trích nặng nề, thậm chí Coleman còn bị dọa đánh bởi các fan cuồng bebop, hardbop và cool jazz. Tuy nhiên về sau này, Free jazz là dòng nhạc tiền đề của avant-garde jazz mà Keith hay Pat Metheny đều theo đuổi.
roycaro5151
ĐẠI BÀNG
4 năm
@AudioPsycho ko ngờ về jazz bác thớt am hiểu như vậy . Điều này thật hiếm hoi đối với đa số người chơi audio ở VN.
Jazz về bản chất nguyên thủy cũng là 1 sự biến tấu , nhịp điệu theo cảm xúc của người nghệ sỹ như một câu chuyện tự sự cho tâm trạng nỗi lòng vào thời điểm đó . Sau này mới phát sinh ra nhiều nhánh cùng với với những khuôn khổ riêng . Nên free jazz mới đúng là trở về nguyên bản triết lý nhất .
qua2007
TÍCH CỰC
4 năm
không thấy hứng thú
kienlam
ĐẠI BÀNG
4 năm
hôm nào viết về Thelonious Monk với thể loại Bop đi ad :3
@kienlam uh, dạo này đang luyện lại toàn bộ jazz nên sắp tới sẽ có nhiều bài về jazz, từ bebop hardbop, modal, cool, free, avant-garde
Huyền thoại

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019