[Ảnh] "Những bàn tay lo âu của hành khách tàu điện" chụp bằng iPhone

tuanlionsg
29/3/2020 9:20Phản hồi: 60
[Ảnh] "Những bàn tay lo âu của hành khách tàu điện" chụp bằng iPhone
Những bàn tay nắm lấy túi xách, nắm điện thoại, tiền, những móng tay được sơn sửa, những móng tay khác thì bị cắn lởm chởm, những ngón tay cuộn lại, hoặc đan xen nhau, ôm lấy và bảo vệ cơ thể của chủ nhân nó. NAG La Follette Ryan đã chụp và quay video bằng chiếc iPhone, hơn một ngàn nhân vật, những đôi bàn tay trở thành những thứ xa lạ và trừu tượng, những sinh vật tồn tại độc lập khỏi những cơ thể của chúng. Mặc dù vậy, một cách cá thể, những bàn tay thể hiện rất riêng biệt để nhận diện như ta vẫn nhận diện những gương mặt - có thể còn hơn thế.

Đặc biệt là trong một không gian công cộng, những khuôn mặt có thể được bảo vệ và khó hiểu. Những bàn tay rất biểu cảm và rất nhạy cảm với mọi thứ... Chúng bộc lộ rất nhiều về bản thân qua những thể hiện rất nhỏ bởi sự căng thẳng, sự căng thẳng trên bàn tay, những cử chỉ của tiềm thức.La Follette Ryan nói.


Xin giới thiệu anh em loạt ảnh "Những bàn tay lo âu của hành khách tàu điện"
Hình ảnh được tác giả đăng rất nhiều trên Instagram La Follette Ryan
Bài viết gốc được đăng tại newyorker


hand1.jpg


Gần đây, khi đại dịch vi-rút Corona đang phát triển rất nhanh ở thành phố New York, La Follette Ryan đã bắt đầu ghi lại những mẫu mới nổi: những bàn tay đang bóp chai nước rửa tay, những ngón tay cuốn vào nhau để tán những giọt cồn lên da, những bàn tay cật lực lau chùi điện thoại. Những bàn tay đeo găng tay. Những bàn tay giữ chặt miếng giấy ăn. Tàu điện ngầm New York là động mạch và tĩnh mạch của thành phố. Thậm chí ngay cả giờ đây, khi các chuyên gia y tế “nài nỉ" mọi người tránh những chỗ đông người, để có thể làm chậm tốc độ lây lan của vi-rút, và khi một số trường học đã đóng cửa, toàn bộ các công ty đã làm việc từ xa, những cuộc tụ tập nhiều người đã bị cấm hết, kể cả khi như vậy, tàu vẫn chạy, và mọi người thì vẫn bắt tàu đều đặn - chúng ta còn có thể làm gì khác ư?

hand4.jpg

Rất nhiều người dân vẫn phải đi làm; vẫn có những cuộc hẹn mọi người phải tới để gặp nhau, vẫn cần phải đi mua đồ. Trong số những người đã đi tàu điện ngầm tuần này, có một sự “siêu nhận thức" mới về thể chất chung của việc đi lại, của việc cùng nhau hít chung một bầu không khí, cùng nhau chạm vào một máy bán vé và thang cuốn và thanh kiểm soát. Bàn tay của chúng ta đột nhiên trở thành một mối nguy hiểm, là cánh cổng cho phép những thứ tàng hàng đáng sợ di chuyển qua lại. Nước rửa tay cũng giúp phần nào. Giữ khoảng cách cũng giúp phần nào đó: đợi để lên chuyến tàu vắng người hơn, khi đứng đợi tàu ở ga thì hãy đứng cách xa nhau hơn. “Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ sống để nhìn tận mắt cảnh những người dạo bộ quanh thành phố này đột nhiên tôn trọng cái gọi là không gian cá nhân đến thế,” La Follette Ryan nói. (Chỗ này lưu ý là bối cảnh đa phần các thành phố ở Mỹ khá là thưa dân, không như ở Việt Nam. Chỉ có thành phố siêu lớn và là trung tâm tài chính như tp New York mới đông đúc dân cư, nơi diễn ra cảnh đi bộ trên đường cứ vài bước chân thì sẽ va vào một người lạ khác cũng đang đi bộ).

hand2.jpg


Những bàn tay mà La Follette Ryan ghi hình lại đang kể câu chuyện chất chứa đầy những cảm xúc; trong “dáng pose" và tư thế kìm kẹp cố gắng níu lấy một vật gì đó, những bàn tay đã kiêm luôn vai trò truyền tải tính nhân văn siêu thực của nghệ thuật điêu khắc. (Thật gợi hình gợi cảm làm sao! Thật sống động làm sao! Trông chúng cứ như thể là đồ thật vậy!) Những bàn tay đó, tháng này qua năm khác, cũng kể những câu chuyện được nhặt nhạnh ở nhiều nơi, về việc chúng ta mặc gì, chúng ta mang gì trên người: những xu thế làm móng, đồng hồ, nhẫn; những mẫu điện thoại và tai nghe mới nhất. Nhưng câu chuyện được kể trong những bức hình gần đây nhất của Hannah đã bất ngờ xuất hiện - bao gồm cả một tập thể - những sự điều chỉnh diễn ra đồng thời và bao quát về cách chúng ta tương tác với thành phố này và với những người xung quanh. Tính khẩn cấp của thời điểm này đã biến bộ ảnh “Những bàn tay tàu điện ngầm" từ tác phẩm chân dung trái với thông lệ thành một trong những phóng sự ảnh đầy tính nghệ thuật.

hand9.jpg

Một vài ngày trước, khi tôi đang đứng đợi ở ga Quảng trường Thời Đại, để đón một chuyến tàu tới Brooklyn, bên khóe mắt tôi thấy thấp thoáng hình ảnh hoa oải hương, một vùng ánh sáng phá vỡ sự đơn điệu tăm tối của đám đông: găng tay y tế nitrile, bọc lấy bàn tay của lác đác vài người trong số hàng chục người đang chờ tàu. Màu sắc của nó như lời cảnh báo về an toàn: một màu tím rõ nét, khó có thể bị y tá hoặc bác sĩ nhầm lẫn với sắc tố cơ thể con người, hoặc cũng khó có thể bị một nhân viên làm trong ngành dịch vụ thực phẩm nhầm lẫn với một thứ gì đó ăn được - một sự phân biệt rạch ròi giữa vật thể và vật cản.

hand13.jpg

Trên tàu điện ngầm, những chiếc găng tay lóe sáng lên từ những móc treo để khác đi tàu bám vào trên xe và từ những chiếc túi siêu thị, như những biển cảnh báo. Tôi quan sát một người phụ nữ đứng tuổi lột găng tay của cô ra và rũ đập cặp găng tay đó trong không khí, rồi bôi thật nhiều nước rửa tay lên lòng bàn tay của cô ấy. Cô chà sát bàn tay của mình và rồi lại vẫy vẫy tay trong không khí, để có thể đẩy nhanh tiến trình bay hơi của cồn, làm cho tay cô trông như đang lấp lánh dưới ánh đèn huỳnh quang. Trong bộ “Những bàn tay tàu điện ngầm", qua ống kính của máy ảnh, không thể nhận thấy lớp óng ánh của nước rửa tay có cồn - kì cọ bàn tay và vẩy vẩy để làm khô tay trong vũ điệu khô khan. Những chuyển động này trông có vẻ vừa mang tính loạn thần kinh và vừa mang tính cầu nguyện, không hơn không kém giữa việc hành động để ngăn chặn hàng loạt bệnh và việc thực thi một nghi thức huyền bí. Những hành động đó cũng giống như những hành động mê tín dị đoan để bảo vệ con người khỏi những thành phần tà ác trong thời kì Di-chuyển-hàng-loạt này , như việc nín thở khi đi qua một nghĩa trang, nhấc chân lên khi lái xe qua đường ray tàu, vỗ tay rồi vặn tay mấy lần rồi xoa tay vào nhau khi có ai đó ho ở gần bạn khi đang ở trên tàu điện ngầm.

Quảng cáo



hand10.jpg

Chúng ta sẽ làm gì với đôi bàn tay của mình trong những tuần tới, tháng tới, trên thực tế, là vấn đề liên quan đến y tế cộng đồng: theo như rất nhiều chuyên gia, việc vi-rút lây lan ra toàn lãnh thổ nước Mỹ là không thể tránh được nữa, nhưng hệ thống y tế đang bị quá tải của chúng ta cần được trang bị kiến thức để có thể tiếp tục việc chữa trị cho những người cần nó nhất, và bất cứ việc gì chúng ta có thể làm để có thể làm giảm tốc độ lây lan của bệnh để hỗ trợ hệ thống này, chúng ta đều nên làm. Lúc xem qua cuốn catalogue của La Follette Ryan, không thể tránh khỏi cảm giác đáng lo ngại của sự cô độc: ngay cả trong hệ thống vận tải công cộng, mỗi cơ thể chỉ là của riêng chúng ta mà thôi. Nhưng những bức hình mới của Hannah, được chụp bên lề của đại dịch, cũng đã nâng đỡ chủ nghĩa duy ngã đó một cách tinh tế. Mỗi khung hình chỉ tập trung vào một cá thể, có lẽ là hai cá thể - nhưng bàn tay của họ thì rất tập trung, những hành động tỉnh thức lương tâm thể hiện sự cẩn trọng tập thể, và sự quan tâm đến tập thể.

collage1.jpg



Từ khi chuyển đến sống ở thành phố New York, bắt đầu từ năm 2015, nhiếp ảnh gia Hannah La Follette Ryan đã ghi lại hình ảnh bàn tay của những người dân đi làm bằng tàu điện ngầm hằng ngày. La Follette Ryan chụp chuỗi hình này bằng chiếc iPhone của cô, trong khi cô đi quanh thành phố, và thường những nhân vật của cô không biết là “chân dung" bàn tay của họ đang được ghi lại. Anh em có thể xem thêm nhiều hình của Hannah đã đăng lên tài khoản Instagram của cô @subwayhands


collage2.jpg

collage3.jpg

Quảng cáo



collage4.jpg

Anh em có thể xem thêm nhiều hình của Hannah đã đăng lên tài khoản Instagram của cô @subwayhands


hand6.gif
60 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sợ dịch như vậy mà ko đeo khẩu trang. Ngộ
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
@nhtphuc Có đâu mà đeo
Lank Ma
TÍCH CỰC
4 năm
@nhtphuc khẩu trang dành cho bệnh nhân và y bác sĩ thôi .
That Broly
TÍCH CỰC
4 năm
@nhtphuc Bên đấy môi trường ngta sạch nên ít đeo khẩu trang lắm. Ko có văn hoá đeo khẩu trang luôn.
Hồi có 2 ông Tây qua vn chơi, có đến trung tâm Tiếng Anh và đc mình với thg bạn dẫn đi chơi ở SG.
Đưa cho họ cái khẩu trang mà họ ko đeo đc vì thấy k thoải mái. Nói họ môi trường ô nhiễm các kiểu, đi ngoài đường lấy tay chỉ mấy đống rác và mấy con xe bô nhả khói đen xì, thì 2 ông mới chịu đeo khẩu trang @@!
LeAnhKha
ĐẠI BÀNG
4 năm
@That Broly Một phần là vì khí hậu nên đó không nắng như ở mình nữa.
Nhìn ám ảnh vl 😔
Tàu điện ngầm: 1 phương tiện vận tải công cộng hiện đại và rất được nhiều người chọn lựa, giờ đây là 1 nỗi lo sợ.
@samsung focus May quá, việt nam toàn chơi xe buýt với đường sắt tk20 nên ko sao!
Phucnguyen11
ĐẠI BÀNG
4 năm
@QuanLyNhaNghi Xe buýt thì khác gì đâu. Giờ xe buýt HN dừng phục vụ luôn rồi.
Trong bộ “Những bàn tay tàu điện ngầm", qua ống kính của máy ảnh, không thể nhận thấy lớp óng ánh của nước rửa tay có cồn - kì cọ bàn tay và vẩy vẩy để làm khô tay trong vũ điệu khô khan. Những chuyển động này trông có vẻ vừa mang tính loạn thần kinh và vừa mang tính cầu nguyện, không hơn không kém giữa việc hành động để ngăn chặn hàng loạt bệnh và việc thực thi một nghi thức huyền bí. Những hành động đó cũng giống như những hành động mê tín dị đoan để bảo vệ con người khỏi những thành phần tà ác trong thời kì Di-chuyển-hàng-loạt này , như việc nín thở khi đi qua một nghĩa trang, nhấc chân lên khi lái xe qua đường ray tàu, vỗ tay rồi vặn tay mấy lần rồi xoa tay vào nhau khi có ai đó ho ở gần bạn khi đang ở trên tàu điện ngầm.

Đoạn này mô tả hành động tự bảo vệ bản thân là loạn thần kinh?
Tác giả có bị loạn trc khi viết ra những lời này?
Đây là bản năng phòng veej của động vật trước những nguy cơ có thể cảm
nhận hay duoc cảnh báo , tuỳ theo trí óc của mỗi loài
Phương cách phòng vệ sẽ khác nhau...
Tác giả đã trang bị gì khi thực hiênj hình ảnh trên những chuyến tàu này? Một sự so sánh không có căn bản về y học. Muốn là người hùng trong mùa dịch ?
@TsanHoang bác ko hiểu ý thâm sâu của tác giả rồi!
Ý nói tàu điện ngầm, phương tiện giao thông tiên tiến của tư bản cũng phải khuất phục trước vi-rus!
Nên VN ta cứ vui vẻ mà đi xe buýt với đường sắt, cao tốc, tàu điện có trễ 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa thì cũng ko sao, vì mấy thứ kia cũng ko giúp dân an toàn với virus đâu, nó không nhon như ta tưởng đâu, nên đừng có nôn có sớm làm gì!
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
@QuanLyNhaNghi Xe buýt thì khác quái gì.
That Broly
TÍCH CỰC
4 năm
@viettan28 Đúng r bác, Xe buýt, tàu hoả, xe khách ở vn thì khác gì. À khác chứ, cùi bắp hơn. Được cái mùa dịch, vn mình k có dân chủ nên nhà nước quản lý chống dịch ổn, cái mấy thánh gáy lên, vn phát triền đi lùi, tụt hậu với Thế giới là tốt hơn. Bắt đầu bài ca chỉ trích Thế giới
phải nên như vậy.họ mà chịu đeo khẩu trang nữa thì ok
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
@pengoccmg Ko có mà đeo chứ k phải k đeo.
Thật sự không biết khi nào sui xẻo tới mình, mặc dù cố hết sức hạn chế
Chụp bằng ip mới chịu 😆
Mỹ toang vì khẩu trang
thật ra dùng 1 vật để nắm vào những chỗ đó cũng không có tác dụng nhiều. Vì môi trường trong tàu điện ngầm rất chật chội, người đứng gần như sát nhau, nên nếu có 1 người bị thì chắc chắn cả khoang đó đều bị lây nhiễm.
@Anthonie Le xe buýt của đông lào thì sao bác!?!
That Broly
TÍCH CỰC
4 năm
@QuanLyNhaNghi Ở trên mấy bình luận kia có mấy thánh bảo xe buýt cùi bắp xứ đông lào thì ko sao, đi thoải mái và bắt đầu bài ca chỉ trích phương Tây :v
Ủa sao ko lấy điện thoại chụp ảnh đẹp samsung mà lại chụp bằng iphone, dở rồi dở rồi
@Johnny Đạt Phú Dân công nghệ chắc ko dám ra đường!?!
@QuanLyNhaNghi Mấy ông nội dân công nghệ samsung đây
Screenshot_20200308-212515_Facebook.jpg
Chưa biết đến bao giờ thì mọi thứ mới trở lại bình thường được, ra đường vào những ngày này thật sự sợ, đường phố nhộn nhịp mọi ngày nay bỗng dưng vắng tanh
@dongquyetchien Nay ra đường y như mùng 1 tết
doki
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhìn đâu cũng cảm giác có virus, ko biết đâu mà tránh. Chỉ biết tự phòng vệ tối đa có thể và CẦU TRỜI
soclose81
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bàn tay lo âu ... 😁
25FCF750-F7D4-48BA-B806-12F25326A643.jpeg
@soclose81 Tuyệt!
Hồi đầu mùa dịch mình có qua Sing. Đi tàu điện ngầm or bus là luôn chỉ dùng 1 tay bám. xuống khỏi tàu điện or bus là rửa tay ngay và luôn. Hên ở bển tuần ko dính.
@gagalovegood Đúng là hên, phương tiện công cộng ở bên đó là phương tiện chủ yếu và rất nhiều nguy cơ lây nhiễm.
sangery
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cả thế giới run sợ với dịch. Phương Tây đã sống trong sự an toàn quá lâu và phần nào nào đó phụ thuộc nhiều vào "khuyến cáo" của chính phủ và truyền thông. Sẽ còn nhiều thứ nữa bọc lộ qua đại dịch
@sangery Mình thì nghe báo chí nói phương tây nay xả súng, mai khủng bố, kia giết người hàng loạt! Chỉ có Việt Nam ta nghèo nhưng bình yên!
Giờ bác lại bảo an toàn quá lâu!
Lại kiểu nói ngược nói suôi như tuyên giáo rồi!
Tây nó từng trải qua bao nhiêu nạn dịch! Ko phải ngẫu nhiên mà nó khoẻ, gen nó tốt hơn ta!
Còn ta cũng trải qua bao nạn dịch, mà chỉ có dịch đói thôi!
Nên giờ ốm nhom gầy mò chiều cao tí nị đấy!
That Broly
TÍCH CỰC
4 năm
@QuanLyNhaNghi Oh, vn nghèo đói nhưng bình yên ghê lắm. Hôm nay nghe cướp của giết ng, ngày mai nghe cướp giật, ngày mốt nghe trộm cắp. Hôm qua lại nghe xe vượt đèn đỏ gây tai nạn r bỏ trốn, hôm kia lại nghe quỵt nợ r lừa đảo. Ngày 1 thì nghe lưu manh côn đồ chém giết người, ngày 2 lại nghe wan chức lấn chiếm đất dân đen. Ngày 3 lại nghe ng dân làm thực phẩm bẩn, độc hại để đầu độc người mua, thị trường tiêu dùng. Ngày 4 lại nghe ng tiêu dùng bệnh tật tùm lum, bệnh viện quá tải, chi phí trên trời, dân đen khổ sở. Ngày 5 lại nghe thuế tăng ng dân cùng cực, tệ nạn xã hội đầy rẫy xung quanh,...
Wòw, có vẻ bình yên
vauto0123
ĐẠI BÀNG
4 năm
rồi khẩu trang họ ko đeo>>??

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019