Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Chia sẻ] Anh em có coi “mông đẹp” là chuẩn mực cho một chiếc đồng hồ tốt?

P.W
22/4/2020 15:12Phản hồi: 293
[Chia sẻ] Anh em có coi “mông đẹp” là chuẩn mực cho một chiếc đồng hồ tốt?
Cũng lâu mình chưa có bài viết gì về đồng hồ chia sẻ với anh em mê những cỗ máy thời gian. Cá nhân mình đổ lỗi cho mùa game đầu năm 2020, xảy ra trùng hợp thay là cùng thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát dữ dội. Hệ quả là rất nhiều người chọn game làm thú vui giải trí khi không được đi café, không được đi xem phim, cũng không được ra ngoài đường lượn lờ hóng mát. Cùng lúc từ tháng 3 đến giữa tháng 4, rất nhiều game hay ra mắt và được nhiều anh em quan tâm.

Để đền cho anh em mê đồng hồ, dưới đây là một bài viết rất hay về bộ máy đồng hồ, và bàn tay hoàn thiện của những nghệ nhân ảnh hưởng tới giá trị của chúng trong mắt người chơi đồng hồ ra sao.

Bài viết của Jack Forster, đăng trên Hodinkee ngày 20/4/2020.


Hãy bắt đầu với chiếc Heritage Manufacture Pulsograph của Montblanc. Bộ máy của nó được tạo ra tại Institut Minerva de Recherche en Haute Horlogerie, Villeret, Thụy Sỹ. Những cái đầu sành sỏi sẽ nhanh chóng nhận ra đó chính là mái nhà của công ty đồng hồ Minerva. Trong 20 năm qua, Minerva đã qua tay vài đời chủ, thay đổi định hướng vài lần, để rồi giờ đây đảm nhiệm việc sản xuất máy cho đồng hồ Montblanc.

Tinhte_DH1.jpg


Những chiếc đồng hồ Montblanc trang bị máy Minerva luôn tạo ra những phản ứng vô cùng tích cực. Bỏ qua những câu chuyện liên quan tới chủ sở hữu, tới định hướng kinh doanh, mà hãy chỉ để tâm đến tính mỹ thuật và tính năng của chiếc đồng hồ, máy của Minerva sản xuất luôn khiến dân mê đồng hồ trên thế giới háo hức, và có lẽ chính họ là một trong những cái tên còn giữ lại những giá trị lâu đời của ngành công nghiệp đồng hồ xa xỉ Thụy Sỹ.

TInhte_DH2.jpg

Nhưng với trường hợp của Heritage Manufacture Pulsograph, phản ứng có thể sẽ trái chiều, vì thời thế đã thay đổi. Sẽ là bất ngờ nếu có người nói rằng bộ máy trong tấm hình anh em thấy ở trên không còn phản ánh đúng thời thế. Ấy vậy mà vẫn có những người như vậy. Họ là những cá nhân cho rằng ngành đồng hồ Thụy Sỹ phải biết thích ứng, phải kết hợp được cả tiến bộ công nghệ cơ khí để từ đó hoàn thiện tối đa khả năng hiển thị chính xác thời gian. Đối với họ, những bộ máy được hoàn thiện tỉ mẩn, tốn tổng cộng hàng trăm hàng nghìn giờ đồng hồ của bàn tay các nghệ nhân, không có nhiều giá trị sáng tạo đột phá ngoài việc chiều chuộng những người chơi hoài cổ, thủ cựu, lưu luyến những giá trị cũ.

Tinhte_DH3.jpg

Câu hỏi giờ đã rõ ràng, liệu bộ máy được hoàn thiện tỉ mỉ mặc định tạo ra một chiếc đồng hồ tốt? Hay một chiếc đồng hồ có bộ máy được tạo ra từ hệ thống máy cắt công nghiệp trở nên kém cỏi so với những sản phẩm đắt tiền? Câu hỏi thì đơn giản, nhưng để tìm ra câu trả lời thật sự chẳng dễ chút nào. Nó không chỉ liên quan tới tiến bộ công nghệ vật liệu, mà còn gắn liền với chính bản thân truyền thống và công dụng của đồng hồ cơ hàng trăm năm qua nữa.

Mọi người đều dùng khái niệm “movement decoration”, xin phép tạm dịch là trang trí bộ máy đồng hồ. Trang trí máy đã trở thành một môn nghệ thuật trưởng thành song hành với quá trình đồng hồ phát triển, từ quả quýt đến chiếc máy gọn gàng trên cổ tay người đeo. Những bộ máy đồng hồ để bàn sơ khai nhất được tạo ra từ gang thép, với kích thước khổng lồ. Với kích thước như vậy, đáng lẽ ra chúng nên được trang trí cẩn thận với hoa văn họa tiết, nhưng không, những bộ máy đó gần như vô cùng thô sơ:

Tinhte_DH4.jpg

Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi đồng hồ để bàn trở nên nhỏ gọn dần, vừa vặn túi áo vest của những nhà quý tộc. Gang dần được đổi thành đồng thau và được mạ một lớp vàng mỏng để chống rỉ sét. Gần như ngay lập tức, thế hệ đồng hồ bỏ túi đầu tiên của nhân loại vào thế kỷ XV được các nghệ nhân trang trí hết sức cầu kỳ. Nhưng những hoa văn họa tiết đều tập trung vào “mặt tiền”: Mặt số, kim cọc và cả bộ vỏ nữa. Máy không ai nhìn thấy nên bị ngó lơ.

Quảng cáo



Đến thế kỷ XVI và XVII, bộ máy đồng hồ mới được để ý, và cũng rất nhanh trước khi các nghệ nhân thả sức sáng tạo để hoàn thiện những cỗ máy thời gian mang giá trị và công sức lao động vô giá của bàn tay con người. Khi ấy đồng hồ bỏ túi cũng không cần quá chính xác, và cũng chỉ là món đồ chơi cho cánh nhà giàu lắm tiền nhiều của khoe khoang với nhau. Nếu cần chính xác thì những tháp đồng hồ ở từng thành phố và đồng hồ để bàn sẽ đảm nhiệm. Hệ quả là những cỗ máy nhỏ xíu trở thành những tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa đen:

Tinhte_DH5.jpg
Tinhte_Dh6.jpg

Trùng hợp thay, đẳng cấp của những nghệ nhân không chỉ phát huy cùng sự phát triển của đồng hồ, mà còn ở cả vũ khí nữa. Những khẩu súng thời ấy cũng chẳng khác gì những tác phẩm điêu khắc, thứ được truyền tới tận ngày hôm nay khi những giá trị cũ vẫn được gìn giữ bởi những cái tên lâu đời như Beretta, Remington, Holland & Holland hay Webley & Scott...

Tinhte_DH7.jpeg

Giai đoạn đầu tiên của trào lưu trang trí máy bắt đầu thay đổi khi hai thành tựu kỹ thuật của đồng hồ được phát minh ra. Thứ nhất là việc con người khám phá ra balance spring của bộ máy, và thứ hai là lever escapement thay thế cho verge escapement để điều tiết năng lượng từ lò xo chính lưu năng lượng để chạy đồng hồ. Thế kỷ XVIII đến, đồng hồ bỏ túi đã có sai số trong vòng 1 phút mỗi ngày, và sai số ngày càng giảm xuống khi linh kiện bên trong được sản xuất chính xác hơn. Cũng nhờ những thành tựu ấy, con người để tâm hơn tới việc trang trí sao cho chiếc đồng hồ không chỉ chạy đúng giờ, mà còn đẹp mắt nữa. Cái tên cần được nhắc đến ở giai đoạn này chính là Abraham-Louis Breguet. Những cỗ máy của nghệ nhân gốc Phổ đến thế kỷ XXI vẫn đầy tính nghệ thuật, nhưng song hành với đó là sự chính xác và tỷ mẩn trong từng chi tiết.

Tinhte_DH8.jpeg

Quảng cáo



Trong hình trên đây là chiếc No. 1176 mà Breguet tạo ra cho nhà quý tộc Ba Lan, Bá tước Stanislaus Potocki, và nó chính là hiện thân của sự cân bằng giữa vẻ đẹp mỹ thuật và sự chính xác của thời gian. Chính vì lẽ đó, trông nó không hoa hòe hoa sói như những tấm ảnh trên đây anh em được chiêm ngưỡng, mà thay vào đó độ chính xác của từng chi tiết được cố gắng đẩy đến mức tối đa. Chi tiết đồng thau được mạ vàng hơ lửa, ốc thép nung xanh để chống lại mọi khả năng gây ra rỉ sét, bố cục thì hoàn mỹ, lấy tourbillon làm trụng tâm. Nó là những giá trị đến giờ có lẽ rất nhiều hãng đồng hồ cũng không dám với tới vì lý do chi phí sản xuất.

Cũng vì thế mà chiếc đồng hồ quả quýt này chẳng giống những món đồ chơi đắt tiền nhưng đa phần là vô dụng khi nhanh chậm có khi đến vài phút mỗi ngày ra mắt những thế kỷ trước. Nói vậy liệu có đồng nghĩa với việc Breguet là một trí tuệ thiên mạnh về tính kỹ thuật của một chiếc đồng hồ? Có lẽ là không.

Bằng chứng là kiệt tác mang tên No. 160 ra mắt năm 1827, hay còn gọi là chiếc Breguet “Marie Antoinette” vì chủ sở hữu của nó chính là nữ hoàng cuối cùng của nước Pháp, trước khi cách mạng nổ ra năm 1789. No. 160 cũng có số phận sóng gió như người chủ nhân của nó. Năm 1983, nó bị Na'aman Diller đánh cắp khỏi bảo tàng L.A. Mayer Institute for Islamic Art, Jerusalem, và mãi đến năm 2007 mới tìm lại được. Không phải ngẫu nhiên mà có người gọi No. 160 là “áng thơ đồng hồ”, lý do mời anh em tự chiêm ngưỡng trong tấm hình dưới đây. Đến năm 2017, các nghệ nhân ở Breguet tái tạo lại chiếc “Marie Antoinette” và đặt cho bản copy này cái tên No. 1160:

Tinhte_DH9.jpg

Đến đây câu trả lời đã phần nào rõ ràng. Nỗ lực tăng tính thẩm mỹ (hoàn thiện) và nỗ lực tăng độ chính xác (độ bền) trong một chiếc đồng hồ luôn song hành cùng nhau, chứ không phải hai khái niệm tách biệt và đối kháng đến cực hạn. Để kết thúc cuộc tranh luận, có lẽ những dòng viết của Walt Odets đầu những năm 2000 mô tả rất đúng lý lẽ của cả hai phe:

“Khi nói đến chuyện hoàn thiện và độ bền, chỉ có một thực tế rõ ràng cần được chỉ ra. Nếu mỗi phần trong bộ máy đều có công dụng riêng, thì ắt có thể sẽ có phần hoạt động chống lại phần khác bên trong chiếc đồng hồ. Hoàn thiện có tốt thì chiếc đồng hồ mới bền được. Những bề mặt được hoàn thiện kém có thể bù khuyết bằng chất bôi trơn, nhưng về lâu về dài độ hao mòn của chúng sẽ rất đáng kể, và thậm chí còn có thể gây ra hao mòn cho những linh kiện khác nữa.”


Nếu đã đồng ý với luận điểm đó, chúng ta có thể tiếp tục với quá trình phát triển của kỹ nghệ hoàn thiện bộ máy đồng hồ kể từ giữa thế kỷ XX (khi Thế chiến thứ II kết thúc) đến nay phải không anh em 😁

Hãy tiếp tục với chiếc đồng hồ quả quýt tourbillon của Jaeger-leCoultre, ra mắt năm 1946. Dù nó không phải một chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ nhắn, nó vẫn là một ví dụ đáng nể về độ hoàn thiện của đồng hồ giữa thế kỷ XX. Tuyệt đại đa số chi tiết bên trong đều được làm và hoàn thiện bằng bàn tay con người. So với những cỗ máy phía trên, có thể nó không đẹp, nhưng sự hoàn thiện được tạo ra để khiến chiếc đồng hồ hoạt động hoàn hảo cả trăm năm sau này, cùng lúc giữ được mức độ chính xác đáng nể khi hiển thị thời gian:

Tinhte_DH10.jpg Tinhte_DH11.jpg Tinhte_DH12.jpg

Nó có đẹp không? Dĩ nhiên có, nhưng tất cả những gì các nghệ nhân bỏ công thực hiện đều để đảm bảo chiếc đồng hồ hoạt động hiệu quả nhất có thể: Thép được đánh bóng để có bề mặt sáng như gương, những con ốc cũng vậy… Rất khó để có một chiếc đồng hồ đem lại cảm giác tương tự, trừ phi nó được chăm chút tỉ mỉ từng đường nét, từng chi tiết bởi bàn tay của người nghệ nhân. Không một cỗ máy thời gian nào được làm ra từ thiết bị tự động hóa tạo ra trải nghiệm giống như thế này. Và từ đó, cái giá của chúng cũng ở trên trời, hầu hết vì khoảng thời gian và công sức con người phải bỏ ra để hoàn thiện chúng.

Những nếu nói về những chiếc đồng hồ quả quýt giữa thế kỷ XX, gần như không có đối thủ “cửa dưới” để chúng ta tiện so sánh, vì nhân loại đã bước sang thời kỳ đồng hồ đeo tay. Đây mới là lúc mọi so sánh trở nên hấp dẫn, khi con người tạo ra những phương thức chế tác dùng máy móc, nhanh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn. Đến một thời điểm, máy tiện thép tạo ra được những chi tiết chính xác tới mức đánh bóng hoàn thiện bằng tay không còn cần thiết để chiếc đồng hồ hoạt động hiệu quả nữa. Bước ngoặt thứ hai chính là khi những chiếc đồng hồ có thể được sản xuất hàng nghìn hàng vạn chiếc mỗi đơn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một trong số những ví dụ kinh điển là Caliber CH 27 của Lemania, ra mắt những năm 1950:

Tinhte_DH13.jpg

Hơn 70 năm sau, CH 27 vẫn tồn tại. Nó trở thành Caliber 321 dùng trong Omega Speedmaster, và là nền tảng để phát triển Caliber 1142 trong Cornes de Vache của Vacheron Constantin cũng như bộ máy dùng trong chính những chiếc chronograph của Patek Philippe.

Cùng một bản vẽ thiết kế, cùng tính năng, cùng cơ chế hoạt động, nhưng khác biệt giữa chất lượng hoàn thiện ở mức trung bình và mức cao được mô tả hoàn hảo trong tấm hình dưới đây, với Omega Speedmaster và Vacheron Constantin Cornes de Vache. Giá của chiếc Omega chỉ bằng 1/10 so với Vacheron Constantin:

Tinhte_DH14.jpg

Nếu như Cornes de Vache phải hoàn hảo ở từng đường nét, thì Speedmaster không hề kém cạnh. Nó vẫn hoạt động chính xác đến đáng nể, nhưng chất lượng hoàn thiện không thể sánh bằng. Bù lại, Speedmaster ở một cái tầm giá dễ tiếp cận hơn rất nhiều, còn những người có thể mua được Vacheron Constantin, thiết nghĩ trên thế giới không nhiều. Mức độ hoàn thiện của bộ máy đồng hồ cũng trở thành tiêu chuẩn của một vài tầm giá của thế giới đồng hồ cơ.

Tinhte_DH15.jpg

Vẫn là nền tảng Lemania CH 27, nhưng dưới đây là bộ máy CH 27-70 bên trong Patek Philippe 3970. Khác biệt có lẽ đã quá rõ ràng:

Tinhte_DH16.jpg

Nhờ một ví dụ với 3 chiếc đồng hồ ở ba tầm giá trên đây, mà câu hỏi “mông đẹp” có đồng nghĩa với chiếc đồng hồ tốt giờ có lẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc chính bản thân một bộ máy có tốt hay không trước. Lemania CH 27 là huyền thoại, và phải có nền tảng tốt như bộ máy đó, thì những bước hoàn thiện bằng bàn tay con người mới xứng đáng được.

Ở một thái cực khác, Omega, Rolex hay thậm chí Grand Seiko, vì mức giá của chúng, không có điều kiện nhận được những sự chăm sóc của bàn tay con người như Patek Philippe hay A. Lange & Sohne. Nhưng điều đó đâu có đồng nghĩa Seamaster, Submariner hay Spring Drive Snowflake là những chiếc đồng hồ tệ? Không hề. Khi ấy chiếc đồng hồ thuần túy đem lại giá trị về mặt công năng, sai số chỉ chưa đầy 5 giây mỗi ngày.

TInhte_DH17.jpg

Giờ đây, hoàn thiện bằng tay thường dành cho những thương hiệu ở đỉnh của kim tự tháp hàng xa xỉ, nơi những thương hiệu nổi tiếng ấy giữ khách bằng chất lượng và mức độ tinh xảo của sản phẩm. Bù lại, những cái tên tầm trung lại có những tiến bộ công nghệ đáng nể, như balance spring silicone chống từ tính, hay thậm chí là bộ máy lai Spring Drive trứ danh của người Nhật Bản, thứ mà chưa có một thương hiệu nào bắt chước nổi. Quay trở lại với chiếc Montblanc đã dẫn chúng ta đến với chủ đề bài viết này. Nó không có silicone balance spring, cũng chẳng có những công nghệ ghê gớm gì như của Seiko hay Omega, nhưng nó vẫn khiến mọi người kiêng nể.

Tinhte_DH18.jpg

Ngay cả Seiko đôi khi vẫn giữ vững những giá trị truyền thống, bằng chứng là Credor Eichi II, với mặt số vẽ men bằng tay, cùng bộ máy spring drive lên cót tay đẹp chẳng thua gì A. Lange & Sohne Saxonia. Với những mẫu đồng hồ được sản xuất chỉ vài chục hay vài trăm chiếc, việc lưu giữ truyền thống bỗng tạo ra thứ cá tính riêng hút hồn những chủ nhân sở hữu chiếc đồng hồ. Còn ở khía cạnh khác, những chiếc đồng hồ giá rẻ nhưng khả năng hoạt động ổn định lâu dài bền bỉ, dù có "mông" không đẹp bằng những kiệt tác tiền tỷ vẫn được hàng chục triệu người yêu mến, đơn giản vì chúng ta vẫn cần đến chúng.

293 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

auto đúng k chỉ với đồng hồ ;))
hoangtuna
TÍCH CỰC
4 năm
@meonmeo Tourbillon vô đối...
gif-3-1510972298777-1511486809091[1].gif
hoangtuna
TÍCH CỰC
4 năm
@meonmeo Tourbillon tuyệt vời...=))

https://thumbs.gfycat.com/GeneralExcitableHippopotamus-mobile.mp4
Mrsimply
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hoangtuna nhìn cái mặt đồng hồ tự dưng cảm thấy bình yên lạ thường, thú chơi thanh cảnh của người có tiền có khác 😆
Ko biết nữa vì 2 thập niên qua có đeo đồng hồ mô 😆
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Gialam
ĐẠI BÀNG
4 năm
@cumhencui Ủng hộ bạn, cố lên!
image.jpg
cumhencui
TÍCH CỰC
4 năm
@Gialam Giau vkl =))
Nghe anh em ĐH bảo là Omega chính xác hơn Rolex do có bộ thoát đồng trục Co Axial
Gialam
ĐẠI BÀNG
4 năm
@cumhencui Ngoài bộ Có-Axial, nó còn có bộ kháng từ 15.000 gauss, nên đạt chứng nhận Master Chronometer.
cumhencui
TÍCH CỰC
4 năm
@Gialam ROLEX đắt là do gắn kim cương với hột xoàng thôi chứ Bằng Sáng Chế về Máy Móc chưa thấy hơn OMEGA điểm nào =))
OMEGA có dòng đồng hồ Speed Master lên Mặt Trăng và dòng đồng hồ Sea Master có kỷ lục lặn sâu nhất TG rồi =))
ByGP
TÍCH CỰC
4 năm
Nhìn mông này rất kích thích đấy
id@wn...
TÍCH CỰC
4 năm
@vrthanh Có cái chỉ "thích" nhưng không "kích" lên được.
@binhminh1977 Thôi xong ...
ByGP
TÍCH CỰC
4 năm
@HiYouHCM Quaooo
ByGP
TÍCH CỰC
4 năm
@vrthanh 😆😆😆
Gavin207
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài dịch chất lượng quá (y)
SeekerT
TÍCH CỰC
4 năm
mông phải đẹp và cân đối, hoàn thiện cao thì mới coi là đồng hồ Tốt
nnquangit
TÍCH CỰC
4 năm
@sieutaymay Cân đối chỉ tồn tại ở mảng design bề ngoài thui. Cơ khí không bao giờ tồn tại 2 chữ cân đối, nhất là ở những kết cấu truyền động, hộp số.
Thực sự mê nhìn mông đồng hồ cơ, nhưng xét trên khía cạnh thực dụng thì nó không có tác dụng nhiều... mấy ai lại đeo ngược để show mông như các em gái ở showbitch bây giờ đâu :v
ngoisaole
TÍCH CỰC
4 năm
@summon_rain Thì chọn dòng lộ máy hết luôn để nhìn tận mông bác 😆)
@ngoisaole Đúng vậy 😃)) nên đến giờ em vẫn mê open heart 😃
ngoisaole
TÍCH CỰC
4 năm
@summon_rain Mình cũng đang tìm thêm 1 con mông đẹp mà chưa biết dòng nào 😔
cumhencui
TÍCH CỰC
4 năm
@summon_rain open heart giá rẻ thì phải hy sinh chức năng lịch ngày =))
Gía cao hơn tí thì nó làm lịch ngày có kim nhỏ - nhưng vẫn khó thấy bỏ mẹ =))
inseptio
ĐẠI BÀNG
2 năm
@ngoisaole Đeo con Patek Chime là hợp lý nhề, mông nào cũng nhìn được =))))
nautical
TÍCH CỰC
4 năm
Là người thực dụng, tôi đếu care mông, nhưng nếu hở mông và đẹp thì đương nhiên là thích.

Sau khi lăn lộn với mấy em tissot, seiko, orient.... các kiểu, hiện tôi đang happy với 2 em casio, 1 em 550k và 1 em 800k =))
nautical
TÍCH CỰC
4 năm
@Erix Ko có chê. Mà mấy cái đồng hồ casio kia nó nhẹ. Với đeo chả phải nghĩ gì, ko phải chỉnh giờ mà vứt đâu thì vứt
cumhencui
TÍCH CỰC
4 năm
@Erix Tissot Pin bèo lắm hàng JOMA xách tay cũng hơn 3 củ mà =))
Thấy cũng hơi lạ =))
Hạnh phúc với TISSOT còn tin được...
cumhencui
TÍCH CỰC
4 năm
@nautical CASIO thì duy mình nó có đồng hồ nhựa mặt vuông chạy Pin - dây cao su là nhẹ nhất rồi - Pin 5 năm chứ 0 có Hãng nào làm nữa cả - Dòng đó thấp nhất cũng hơn 500k rồi
Erix
TÍCH CỰC
4 năm
@cumhencui bởi z đó..khó hiểu
Mình bữa giờ tính mua cái Omega Deville Prestige giá $5k mà nó không lộ máy.
Mr.Chuong
TÍCH CỰC
4 năm
@harry.pham16 Hàng fake giờ rất tin vi. Con rolex nó fake đến 99,99%. Bởi vậy mới có dịch vụ xem hộ.
@Mr.Chuong Mua trên web hãng omega hay jomashop mà
cumhencui
TÍCH CỰC
4 năm
@harry.pham16 Không lộ máy nhưng Máy nó bao chất lượng hơn bọn Orient Start nhiều đấy =))
Tất cả các Máy OMEGA đều đạt chuẩn COSC +4 -6 s/d cả... Bác đừng lo
Em còn muốn đổi con LONGINES của em sang OMEGA máy kín đây =))
Chỉ cần khoe LOGO Mặt Tiền là biết đẹp trai rồi - cần gì lộ Đít =))
cumhencui
TÍCH CỰC
4 năm
@harry.pham16 Joma mua Ok nhưng sợ đem về bị bọn Nhân Viên Bưu Điện nó tráo cho Fake thì khốn bác ạ
CaoHoa6997
ĐẠI BÀNG
4 năm
bài viết rất hay. thanks.
Mình là một người rất mê đồng hồ cơ
cumhencui
TÍCH CỰC
4 năm
Muốn Mông Đẹp thì điều đầu tiên là phải là đồng hồ lên cót bằng tay mới show hết Mông Đít được
Chứ loại Automatic thì cái Miếng lên cót tự động nó che hết rồi
Thường thì người ta thích độ chính xác COCS nhiều hơn chứ Mông Đít đẹp mà ĐH chả chính xác cũng như không...
cumhencui
TÍCH CỰC
4 năm
@Cáo Lửa DH Mua Fake chi bác... Đang đeo nó rụng rời hết bộ phận thì khốn =))
Fake nhìn dại lắm Bác vì vật liệu kém chất lượng mà
@cumhencui tiền đâu ra mua loại này 1-2 trăm củ bác ơi 😆 thấy thích cái thiết kế của nó nên hỏi chơi vậy thôi
ngoisaole
TÍCH CỰC
4 năm
@Cáo Lửa DH Có super fake gần như thật chỉ dân sành nhìn mới biết đc đấy bạn, giá cũng k rẻ đâu à
tq@thanh
TÍCH CỰC
4 năm
@Cáo Lửa DH Mình thấy muốn có bộ máy lộ đẹp tý cũng 200 củ cơ..
Thái Hà El
ĐẠI BÀNG
4 năm
Rất nghiện nhìn mông đồng hồ 😁
@Thái Hà El Còn các "mông khác" thì sao bác :p
tuan 95
CAO CẤP
4 năm
e ko biết về đồng hồ chứ cái gì mông má ngon thì đều ngon
@tuan 95 Mông gì nữa vậy bác 😁
tuan 95
CAO CẤP
4 năm
@vrthanh e nghe nguời ta bảo mông má lại thì ngon, nên e nghĩ cái gì cũng thế. 😆)
@tuan 95 Thì đúng vậy mà, cứ mông má lại là ngon phải biết, haha
Mình cực mê đồng hồ skeleton bởi rất thích nhìn chuyển động cơ khí chính xác. Có điều mình thích face skeleton hơn là mông.
P/s: đang cần tìm con skeleton dây da nào đó để tặng đứa em (trai) mà giá tầm 800 - 1k đô liệu có không các bác nhỉ. Cũng ko quá quan trọng thương hiệu vì thực ra nó cũng chả biết thương hiệu nào với thương hiệu nào và quan trọng nhất là mình chỉ chịu được tầm giá đó 😁
@porco-rosso Cảm ơn bác để mình tham khảo
IPAD II
TÍCH CỰC
4 năm
@vicktorbui mình mê đồng hồ cơ : tourbillon
@vicktorbui tầm tiền bác thì oris artelier skeleton là tối ưu nhất với mức tiền rồi
ngoisaole
TÍCH CỰC
4 năm
@vicktorbui Nghiên cứu dòng FC đi bác, tinh tế
tq@thanh
TÍCH CỰC
4 năm
Nhìn mông hay backside là tiêu chí ưu tiên hàng đầu khi chọn mua watch. Mà một mẫu mông đẹp không hề rẻ tiền, chí ít cũng phải 8k đổ lên mới có cái mông đẹp tí.. Mà best mông thích nhất của mình là Alange & Sohne của Đức.. có điều đắt quá..
cumhencui
TÍCH CỰC
4 năm
@tq@thanh Chung mâm PP và BOVET 1822 rồi còn gì =))
Đặc điểm chung là toàn máy Inhouse Limited không à =))
princez
CAO CẤP
4 năm
@tq@thanh cũng đang chưa hiểu tại sao cái đồng hồ cơ lại đắt như vậy, các thứ tinh vi hơn hàng tỷ lần như các con chip máy tính cũng chỉ có giá cỡ 100$/1 đơn vị trở lên, nữa là các thứ cơ khí như thế này, chả có gì khó khi sản xuất hàng loạt nó cả.
tq@thanh
TÍCH CỰC
4 năm
@princez Vỏ vàng trằng, vàng hồng 18k.. nguyên khối, máy ráp thủ công toàn bộ, thợ ráp là nghệ nhân bậc cao, sản xuất có giới hạn, không dễ mà sản xuất hàng loạt như chip đâu.. Trước mình cũng không nghĩ đồng hồ cơ đắt như vậy, sau này tìm hiểu bộ máy inhouse và search giá trên chrono24.. thì mới biết là khá đắt so với thu nhập người Việt....
princez
CAO CẤP
4 năm
@tq@thanh Tức là nó chỉ đắt do nó làm bằng vật liệu đắt và chế tác thủ công số lượng giới hạn, chứ không liên quan đến độ chính xác của nó đúng không? Chứ mình không tin vào hàng thủ công lại đem lại độ chính xác cao hơn hàng gia công chính xác bằng máy tính được.
tq@thanh
TÍCH CỰC
4 năm
@princez Bạn tìm hiểu thêm trên các diễn đàn trong vs ngoài nước sẽ hiểu vì sao nó đắt, có nhiều chiếc chỉ inox không mà giá trên 500 củ đổ lên..Độ chính xác chưa hẳn đã là giá cao, nhiều chiếc như rolex độ chính xác khá cao nhưng giá chỉ 7000 $ đổ lên à..
Và cuối cùng anh em có thích AW ko nào 😂😆🍀☕️🍂🍁
team mặt đê :3
2b7c6881a3e359bd00f2.jpg
BBoyTiTan
ĐẠI BÀNG
4 năm
@visaodemroi Dưới 1tr thì có ko bác ^^
@BBoyTiTan Có casio và một vài em thím ạ
vquoc
ĐẠI BÀNG
4 năm
@visaodemroi Góp vui
image.jpg
Đối với đồng hồ cơ thôi 😁
prochang
TÍCH CỰC
4 năm
Thay vì khoe mông sao các anh ko khoác cho em nó 1 bộ trang phục trong suốt để tất cả cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của em nó. Điển hình như em Breguet Classique Tourbillon Extra-Plat Squelette 5395 in Rose Gold. Có lẽ vì đánh vào sự ích kỷ của mỗi người đàn ông, khi đã sở hữu em nó thì giữ những phần đẹp nhất để riêng mình ngắm.
@prochang Hublot có con full case bằng sapphire, nhưng mà nó mờ mờ thôi, kg trong được

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019