Những bức ảnh thắng giải của World Press Photo 2020

tuanlionsg
24/4/2020 5:42Phản hồi: 44
Những bức ảnh thắng giải của World Press Photo 2020
World Press Photo (tạm dịch: Ảnh báo chí thế giới) là giải thưởng của World Press Photo Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Amsterdam, Hà Lan. 65 năm trước, một nhóm phóng viên ảnh người Hà Lan quyết định tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế song song với cuộc thi quốc gia Zilveren Camera mà họ đã có với mong muốn được tiếp cận nhiều hơn tới những câu chuyện bằng hỉnh ảnh từ mọi nơi trên thế giới. Từ đó tới nay, cuộc thi Ảnh báo chí Thế giới (World Press Photo Contest) đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ công chúng cùng hàng ngàn nhiếp ảnh gia dự thi mỗi năm, trở thành cuộc thi ảnh báo chí có quy mô lớn và danh giá bậc nhất trên thế giới.

Những tấm ảnh của World Press Photo vinh danh phóng sự ảnh chuyên nghiệp quy mô toàn cầu, nhằm khuyến khích sự phát triển của thể loại tin ảnh, thúc đẩy việc giao lưu, phát triển những tiêu chuẩn ảnh chuyên nghiệp của báo chí trực quan. Ảnh do World Press Photo chọn có tiêu chí rộng, diễn tả bối cảnh, con người, khoảnh khắc… nổi bật khắc họa những sự kiện và vấn đề nổi bật nhất trên thế giới.

Đây là những bức ảnh thắng giải World Press Photo 2020. Những người thắng giải được chọn bởi một Ban Giám Khảo độc lập, với 73.996 bức ảnh được gửi từ 4.282 nhiếp ảnh gia từ 125 quốc gia.




World-Press-Photo-2020-001-World-Press-Photo-of-the-Year-Yasuyoshi-Chiba-Agence-France-Presse-1.jpg
“Straight Voice” ©️️ Yasuyoshi Chiba, Nhật Bản, hãng tin Agence France-Presse,
quán quân giải Nhiếp Ảnh Báo Chí Thế giới 2020.

Các cuộc biểu tình ở Sudan bắt đầu vào tháng 12 năm 2018 và lan rộng nhanh chóng trên cả nước. Đến tháng 4 năm 2019, những người biểu tình đã dàn dựng một trụ sở gần trụ sở quân đội ở thủ đô Khartoum và yêu cầu chấm dứt sự cai trị 30 năm của nhà độc tài Omar al-Bashir. Vào ngày 11 tháng 4, al-Bashir đã bị cách chức trong một cuộc đảo chính quân sự và một chính phủ quân sự chuyển tiếp đã được thành lập. Các cuộc biểu tình được tiếp tục, kêu gọi quyền lực được trao cho các nhóm dân sự. Vào ngày 3 tháng 6, các lực lượng chính phủ đã nổ súng vào những người biểu tình không vũ trang. Số lượng người bị giết gia tăng và bạo lực leo thang nhanh hơn nữa. Ba ngày sau, Liên minh châu Phi đã đình chỉ Sudan, giữa lúc quốc tế lên án cuộc tấn công. Chính quyền đã tìm cách xoa dịu các cuộc biểu tình bằng cách áp đặt mất điện, và cắt internet. Người biểu tình vẫn tiếp tục. liên lạc bằng tin nhắn văn bản, truyền miệng và sử dụng megaphones, và chống lại sự cai trị của quân đội. Mặc dù có một cuộc đàn áp nghiêm trọng khác vào ngày 30 tháng 6, phong trào dân chủ cuối cùng đã thành công trong việc ký kết một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với quân đội, vào ngày 17 tháng 8.

Một khoảnh khắc phản kháng trong hòa bình đã được phóng viên ảnh người Nhật Bản Yasuyoshi Chiba ghi lại, và được vinh danh tại cuộc thi Nhiếp Ảnh Báo Chí Thế Giới năm 2020. Hình ảnh của ông về một chàng trai trẻ đọc thơ lớn tiếng giữa những người biểu tình đang khóc lóc vì sự cai trị dân sự ở Sudan được xướng tên với giải thưởng cao nhất tại Nhiếp Ảnh Báo Chí Thế Giới năm 2020. Trong một năm đầy biến động, bức ảnh - và hy vọng mà nó đang đem lại cho tất cả mọi người - trở nên ý nghĩa hơn cả.

Chiba là Nhiếp ảnh gia của hãng tin quốc tế Agence France-Presse (AFP) cho Đông Phi và Ấn Độ Dương và hiện có trụ sở tại Kenya. Vào tháng 6 năm 2019, anh ấy đã có mặt ở Sudan trong một thời khắc then chốt. Mọi thứ đang đến hồi kết khi mọi người phản đối chính phủ quân sự chuyển tiếp - đã được dựng lên sau khi chế độ độc tài 30 năm của Omar al-Bashir kết thúc hai tháng trước đó. Khi nhân dân liên tục thúc ép để quyền lực được chuyển sang các nhóm dân sự, các quan chức đã cố gắng khuếch tán tình hình tồi tệ bằng cách tắt internet và áp đặt mất điện. Tuy nhiên, người dân sẽ không chịu để cho tiếng nói của họ bị bóp nghẹt.

Đặc biệt trong thời gian mà chúng ta phải đương đầu với nhiều bạo lực và nhiều mâu thuẫn, điều quan trọng là chúng ta có được một hình ảnh truyền cảm hứng cho mọi người”, ông Lekgetho Makola người đứng đầu Hội thảo Ảnh Thị Trường và chủ tịch ban giám khảo cuộc thi ảnh năm 2020 chia sẻ. “Chúng tôi thấy người trẻ này, người không bắn súng, người không ném đá, nhưng đọc thuộc lòng một bài thơ. Nó công nhận thực tại đau thương, nhưng cũng nói lên một cảm giác hy vọng”.



World-Press-Photo-Story-of-the-YearRomain-Laurendeau.jpg
Kho - cội nguồn của sự nổi dậy ©️️ Romain Laurendeau, Pháp.
Giải Nhiếp Ảnh Báo Chí Thế Giới - Câu chuyện của năm 2020.

Quảng cáo


Những người trẻ tuổi chiếm hơn một nửa dân số Algeria, và theo báo cáo của UNESCO, 72% người dưới 30 tuổi ở Algeria đang thất nghiệp. Những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử Algeria, như cuộc nổi dậy ‘Tháng Mười Đen Tối’ năm 1988, đã khiến giới trẻ tức giận ở sâu trong tâm khảm họ. Tháng 10 Đen Tối đã bị đàn áp khốc liệt, hơn 500 người đã bị giết chỉ trong vòng năm ngày, và sau đó là một thập kỷ đen tối của bạo lực và bất ổn. 30 năm trôi qua, những ảnh hưởng của thập kỷ đó vẫn còn hiện hữu. Ở một đất nước đau thương, tỷ lệ thất nghiệp cao dẫn đến sự nhàm chán và thất vọng trong cuộc sống hàng ngày và nhiều người trẻ cảm thấy bị tách rời khỏi nhà nước và các đơn vị có liên quan. Trong các khu dân cư thuộc tầng lớp lao động bị lãng quên như Bab el-Oued ở Algiers, những người trẻ tuổi thường tìm nơi ẩn náu ở những nơi riêng tư, đó là ‘bong bóng tự do’ để thoát khỏi ánh mắt của xã hội và tránh xa các giá trị xã hội bảo thủ. Nhưng ý thức về cộng đồng và sự đoàn kết thường không đủ để xóa đi sự hiện hữu của thử thách trong điều kiện sống tồi tàn. Vào tháng 2 năm 2019, hàng ngàn thanh niên từ các khu dân cư thuộc tầng lớp lao động một lần nữa xuống đường trong một thử thách toàn quốc đối với triều đại của tổng thống lâu năm Abdelaziz Bouteflika.

Kho (từ này có nghĩa là ‘anh em’ trong tiếng Ả Rập Bắc Phi thông tục) là về cội nguồn của sự nổi dậy. Bức ảnh nói về câu chuyện của sự bất an sâu bên trong mỗi người trẻ tuổi, những người bị chính quyền thách thức, những người được truyền cảm hứng bởi nhóm dân số còn lại để hành động, cùng nhau tạo ra cuộc biểu tình lớn nhất tại Algeria trong hàng thập kỷ".

Đấu tranh vì sự thay đổi tích cực là một chủ đề phủ sóng những bức hình đạt giải của cuộc thi. Romain Laurendeau thắng giải Nhiếp Ảnh Báo Chí Thế Giới - Câu chuyện của năm 2020 với bức hình thể hiện sự nhức nhối của người trẻ Algeria. Bằng cách thách thức chính quyền, họ đã châm ngòi cho cuộc biểu tình lớn nhất mà quốc gia này từng chứng kiến. “Tôi không thể phủ định rằng tôi có thể nhìn thấy chính bản thân mình trong những người trẻ tuổi này”, Laurendeau chia sẻ. “Họ còn trẻ và họ đã cảm thấy rất mệt mỏi vì tình trạng này, và họ chỉ đơn giản là muốn được sống cuộc sống bình thường như những người khác”.

Chiến thắng của nhiếp ảnh gia người Pháp càng đáng chú ý hơn trong điều kiện anh bị mắc một chứng bệnh về mắt khiến cho giác mạc bị biến dạng. Vào năm 2009, anh đã trải qua một cuộc phẫu thuật ghép giác mạc và đã quyết định cống hiến toàn bộ thời gian thực hiện tác phẩm của mình vào việc vẽ nên bức tranh chân thực nhất về điều kiện sống của con người.

Bên cạnh hai giải thưởng đặc biệt, những người thắng cuộc khác của 8 hạng mục được thông báo trên mạng xã hội. Dưới đây là những bức ảnh báo chí rất đặc biệt đến từ cuộc thi năm nay.


Quảng cáo


World-Press-Photo-2020-064-Nicolas-Asfouri-Agence-France-Presse.jpg
Một Hong Kong Không Ngưng Nghỉ ©️️ Nicolas Asfouri, Đan Mạch, hãng tin Agence France-Presse.
Giải nhất hạng mục tin chung - Câu chuyện.

Biểu tình bắt đầu ở Hong Kong vào khoảng cuối tháng 3, là phản ứng của người dân đối với đề nghị của chính phủ về việc sửa đổi luật pháp hiện hành và cho pháp dẫn độ sang Trung Quốc Đại Lục. Những cuộc biểu tình chống chính phủ đã tạo động lực trong những tuần tiếp theo khi các nhóm ủng hộ dân chủ được hợp nhất với nhau, với các sinh viên đóng vai trò lớn trong các cuộc biểu tình và các hình thức đấu tranh khác. Vào ngày 12 tháng 6, hàng chục ngàn người biểu tình đã tập trung xung quanh tòa nhà Hội đồng Lập pháp trước một cuộc tranh luận về luật dẫn độ và gặp phải sự phản đối dữ dội từ cảnh sát. Các cuộc biểu tình tiếp tục leo thang, cả về tần suất và quy mô, cũng như các biện pháp đối phó của cảnh sát. Chính quyền đã cấm đeo khẩu trang, và tại một cuộc biểu tình vào ngày 1 tháng 10, ngày kỷ niệm 70 năm tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lần đầu tiên cảnh sát đã bắn đạn thật vào người biểu tình. Sau khi ban đầu đề xuất hoãn và sửa đổi pháp luật, Giám đốc điều hành của Hồng Kông Carrie Lam cuối cùng đã tuyên bố rằng cô sẽ rút dự luật. Điều này đã được thực hiện vào ngày 23 tháng 10, nhưng những yêu cầu của người biểu tình đã mở rộng để bao gồm việc thực hiện quyền bầu cử phổ thông thực sự và giải phóng những người biểu tình bị bắt giữ, và tình trạng bất ổn vẫn tiếp tục vào năm 2020”.



Hiện trường vụ rơi máy bay Ehtiopian Airlines -
Chuyến bay 302 ©️️Mulugeta Ayene, Ethiopia, Associated Press.
Giải nhất hạng mục tin nóng - Câu chuyện.

“Họ hàng của những nạn nhân trong vụ rơi máy bay ET302 của hãng hàng không Ethiopian Airlines đang than khóc tại lễ tưởng niệm những người xấu số, tại Nhà thờ lớn Holy Trinity ở Addis Ababa, Ethiopia, và ngày 17 tháng 3 năm 2019, một tuần sau khi tai nạn xảy ra”.


World-Press-Photo-2020-103-Alain-Schroeder-for-National-Geographic.jpg
Giải cứu đười ươi ©️️ Alain Schroeder, Bỉ, của National Geographic.
Giải nhất hạng mục Thiên nhiên - Câu chuyện

“Người thay thế mẹ mang đười ươi mồ côi đến một trường học trong rừng nơi họ sẽ dạy chúng trèo cây, tại Trung tâm kiểm dịch SOCP ở Sibolangit, Bắc Sumatra, Indonesia, vào ngày 22 tháng 1 năm 2019”.



World-Press-Photo-2020-037-Lorenzo-Tugnoli_Contrasto-for-The-Washington-Post.jpg
Cuộc chiến tranh dài nhất ©️️ Lorenzo Tugnoli, Ý, Contrasto, của tờ báo The Washington Post.
Giải nhất hạng mục Các vấn nạn đương đại - Câu chuyện.

“Những ‘đấu sĩ’ Taliban trưng bày những thiết bị của họ tại một khu trú ẩn ở quận Khogyani, phí Đông Afghanistan, vào ngày 11 tháng 12 năm 2019”.



World-Press-Photo-2020-127-Silvia-Izquierdo-Associated-Press.jpg
Ăn mừng cú ghi bàn ©️️ Silvia Izquierdo, Peru, Associated Press.
Giải nhì hạng mục Thể thao - Tác phẩm đơn
.​

“Fan của đội bóng đá Flamengo Brazil đang reo hò khi Gabriel Barbosa ghi bàn, chiến thắng đội đương kim vô địch River Plate của Argentina, trong trận chung kết Copa Libertadores, phát sóng trên một màn hình siêu lớn tại một buổi chiếu trực tiếp tập thể ở sân vận động Maracanã tại Rio de Janeiro, Brazil, vào ngày 23 tháng 11 năm 2019”.



World-Press-Photo-2020-039-Steve-Winter-for-National-Geographic.jpg
Những chú hổ bên nhà hàng xóm ©️️ Steve Winter, Hoa Kỳ, cho National Geographic.
Giải nhỉ cho hạng mục Vấn đề đương đại - Câu chuyện.

“Kevin ‘Doc’ Antle đang tạo dáng với nhân viên của hắn trong một bể bơi mà được dùng cho show diễn với hổ, ở khuôn viên giải trí Myrtle Beach Safari ở phía Nam bang Carolina, Hoa Kỳ, vào ngày 30 tháng 3 năm 2019. Khách du lịch chi trả US$399 cho mỗi người để có thể vào xem show, để được chơi cùng những chú hổ con và chụp hình cùng chúng”.



World-Press-Photo-2020-126-Mark-Blinch-for-NBAE.jpg
Buzzer Beater trận thứ 7 của Kawhi Leonard ©️️ Mark Blinch, Canada, cho NBAE.
Giải nhất hạng mục Thể thao - Tác phẩm đơn.

“Kawhi Leonard (đang nhún chân, ở vị trí giữa) của đội Toronto Raptors đang nhìn quả bóng đang phi vào rổ sau cú ném bóng then chốt quyết định chiến thắng của đội, khi đang đấu giải với đội Philadelphia 76ers trong trận thứ 7 của vòng Bán kết các đội khu vực phía Đông của giải National Basketball Association (NBA) 2019 tại sân Scotiabank, Toronto, Canada, vào ngày 12 tháng 5 năm 2019”.



World-Press-Photo-2020-047-Esther-Horvath-for-The-New-York-Times.jpg
Gấu Bắc Cực và em bé gấu của mình ©️️ Esther Horvath, Hungary, cho tờ The New York Times.
Giải nhất hạng mục Môi trường - Tác phẩm đơn.

“Một chú gấu Bắc Cực và đứa con nhỏ của nó đang đến gần các thiết bị mà các nhà khoa học của tàu Polarstern đã lắp đặt. Con tàu này là một phần của chuyến thám hiểm khoa học để điều tra về tác động của biến đổi khí hậu lên các cực, ở trung tâm Bắc Băng Dương, vào ngày 10 tháng 10 năm 2019”.



World-Press-Photo-2020-033-Sean-Davey-for-Agence-France-Presse.jpg
Trung tâm sơ tán cháy rừng ©️️ Sean Davey, Úc, cho tờ Agence France-Presse. Giải nhì hạng mục Vấn đề đương đại - Tác phẩm đơn.

“Abigail Ferris (đang đeo mặt nạ) chơi đùa cùng bạn bè ở trung tâm sơ tán tạm thời ở Bega, New South Wales, Úc, vào ngày 31/12/2019. Abigail và gia đình của bé đã được sơ tán khỏi khu cắm trại lân cận trong một vụ cháy rừng xảy ra vào Giao Thừa”.



World-Press-Photo-2020-114-Lee-Ann-Olwage.jpg
“Black Drag Magic—Portrait of a Drag Artist and Activist” ©️️ Lee-Ann Olwage, South Africa.
Giải nhì, Chân dung

“Belinda Qaqamba Ka-Fassie, một nghệ sĩ tạo dáng tại không gian công cộng, có các phụ nữ đang nướng thịt để bán ở Khayelitsha, Cape Flats gần Cape Town, Nam Phi - 4/8/2019.”



World-Press-Photo-2020-050-Luca-Locatelli-for-National-Geographic.jpg
“The End of Trash—Circular Economy Solutions” ©️️ Luca Locatelli, Italy, National Geographic. Environment, Giải Môi trường

“Amager Bakke, một nhà máy năng lượng gần Copenhagen, Đan Mạch, thay thế nhà máy đốt than cũ, sản xuất điện đủ xài cho 60 ngàn hộ dân sưởi ấm cho 72 ngàn ngôi nhà. Công nghệ lọc tiên tiến giúp giảm lượng khí thải ni-tơ ô-xít độc hại gần như bằng o - ngày 4/10/2019".



World-Press-Photo-2020-141-Farouk-Batiche-Deutsche-Presse-Agentur.jpg
“Cuộc đụng độ với cảnh sát trong cuộc biểu tình chống chính phủ” ©️️ Farouk Batiche, Algeria, Deutsche Presse-Agentur.
Giải Spot News

“Algeria bị kéo vào chuỗi các cuộc biểu tình từ tháng Hai, từ khi có biểu tình đòi lật đổ tổng thống Abdelaziz Bouteflika - 81 tuổi. Abdelaziz Bouteflika đã từ chức vào tháng Tư, giao chính quyền cho Quân đội, nhưng các cuộc biểu tình vẫn diễn ra. Họ đòi hủy bỏ việc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra 4/7 và trở lại với nền dân chủ dân sự. Họ cũng kêu gọi các quan chức liên quan đến chính phủ trước đây của Abdelaziz Bouteflika phải ra đi, gồm cả tổng thống lâm thời, thủ tướng.”



World-Press-Photo-2020-113-Tomek-Kaczor-for-Duży-Format-Gazeta-Wyborcza.jpg
“Awakening” ©️️ Tomek Kaczor, Poland, for Duży Format, Gazeta Wyborcza.
Giải Chân dung, Câu chuyện

“Resignation Syndrome (RS) hội chứng làm cho bệnh nhân bị câm, khôgn ăn uống, không tự chủ và đáp ứng các vấn đề thể lý. Nó làm cho tâm lý đứa trẻ bị tổn thương nhất là những người sống trong trại tị nạn kéo dài. Trong ảnh là Ewa khi gia đình cô cố gắng xin tị nạn Thụy Điển và quá lo lắng sợ hại bj trục xuất sang Ba Lan, là nơi họ đến trước đây với tư cách tị nạn. Họ sợ bbij trả về Armenia..”



World-Press-Photo-2020-116-Adam-Ferguson-for-The-New-York-Times-Magazine.jpg
“The Haunted” ©️️ Adam Ferguson, Australia, for The New York Times Magazine.
Giải Chân dung, Câu chuyện

“Rezan (11 tuổi), bj nhóm Hồi Giáo bắt cóc năm 2014 và trả tự do vào 2019, trại Khanke IDP ở Dohuk, Kurdistan, Irag (20/4/2019)



World-Press-Photo-2020-062-Alessio-Mamo-for-Espresso.jpg

Một đứa bé người Nga trong tay mẹ, cùng với các phụ nữ đang chờ được mua thức ăn tại cửa hàng tạp hóa của trại AI-Hol - Trại có 10 ngàn người thuộc 48 quốc gia khác nhau chung sống.


World-Press-Photo-2020-032-Nikita-Teryoshin.jpg
Nothing Personal—the Back Office of War” ©️️ Nikita Teryoshin, Russia.
Giải về vấn đề đương đại

“IDEX là triển lãm & hội nghị quốc phòng lớn nhất Trung Đông, cũng là hội chợ thương mại vũ khí lớn nhất thế giới. Không có số liệu chính thức, nhưng theo truyền thông UAE thì sự kiện này thu hút 1200 chuyên gia quốc phòng toàn cầu, 1235 nhà triển lãm và 105.000 lượt khách tham quan. Nhưng người tham dự là những thuộc bộ quốc phòng, quân đội, nội các chính phủ... Có những mô hình giả lập cuộc chiến, hình ảnh mô tả, có cả các cuộc biểu tình, trình diễn cuộc chiến như thật."



World-Press-Photo-2020-089-Sabiha-Cimen.jpg
“Hafız: Guardians of the Qur’an” ©️️ Sabiha Çimen, Turkey.
Giải nhì dự án dài hạn.

“Tín hữu Hồi giáo tin rằng đọc Thánh Kinh và sống theo lời Thánh Kinh sẽ được thánh Allah ban thưởng và được lên Thiên đàng. Việc này khởi từ nạn mù chữ lan rộng. Qur'an có 6.236 câu thơ để mọi người học thuộc lòng và dễ nhớ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, có hàng ngàn lớp học Qur'an kiểu này, nhiều nơi có các trẻ gái tham dự từ tuổi 17, và thường mất ba đến bốn năm để hoàn thành thời gian học. Khi tốt nghiệp, các cô gái này lập gia đình nhưng vẫn giữ luật thánh của họ, từng câu chữ.

Nhiếp ảnh gia đã từng theo học tại một trường Qur'an cùng với chị gái sinh đôi của mình từ khi họ 12 tuổi. Nhờ đó, họ kể câu chuyện trải nghiệm của họ mà có thể rất xa lạ với nhiều người. Dự án của cô là cuộc sống hàng ngày của học viên nội trú tại Qur'an, những biểu lộ của họ khi học Thánh kinh, niềm vui của cuộc sống ở đó lẫn những những trường hợp phá luật".



World-Press-Photo-2020-099-Alain-Schroeder.jpg
“Final Farewell” ©️️ Alain Schroeder, Belgium.
Giải thiên nhiên

“Con đười ưoi một tháng tuổi đang được cứu hộ, gần thị trấn Subulussalam, Sumatra, Indonesia. Nó qua đời ngay khi được tìm thấy cùng với mẹ nó đang bbij thương ở một đồn điền, ngày 10/3/2019."



World-Press-Photo-2020-108-Brent-Stirton-Getty-Images-for-National-Geographic.jpg
“Pangolins in Crisis” ©️️ Brent Stirton, Nam Phi, Getty Images, National Geographic.
Giải nhì - những câu chuyện thiên nhiên​

“Một người đàn ông kéo đuôi một con Tê tê sắp bị giết thịt, chuẩn bị cho một bàn ăn ở nhà hàng ngoại ô Quảng Châu, Trung Quốc - ngày 4 tháng 1 năm 2019. Được biết thị Tê tê ở nhà hàng được bán với giá khoảng $376/kg'.

World-Press-Photo-2020-131-Wally-Skalij-Los-Angeles-Times.jpg
Vươn lên từ tro bụi ©️️ Wally Skalij, Mỹ, cho tờ Thời báo Los Angeles.
Giải nhất hạng mục Thể thao - Câu chuyện.

“Emmie Morgan với vai trò của người tiền tuyến đang hò reo trong trận đấu đầu tiên của đội Paradise Bobcats vào ngày 23 tháng 8 năm 2019 từ khi trận cháy rừng phá hủy thị trấn của họ.

Vào tháng 11 năm 2018 đã xảy ra trận cháy rừng do lửa trại lớn nhất trong lịch sử bang California. Thị trấn Paradise đã gần như bị thiêu trụi, và 90% dân số của thị trấn đã phải đi sơ tán ở những thị trấn và thành phố khác trên toàn nước Mỹ, nhưng trận cháy đã dừng lại ở rìa sân bóng bầu dục của trường trung học phổ thông Paradise, cứu những khu vực và tòa nhà xung quanh đó khỏi việc bị cháy rụi. Gần như tất cả mọi người trong đội tuyển đều mất nhà cửa, nhưng các cầu thủ đã bắt đầu quay trở về thị trấn khi HLV Rick Prinz bắt đầu lại những cuộc luyện tập, một vài người dù đang sống tạm ở những nơi cách sân tập 90’ đi ô tô cũng quay lại tập luyện. Họ cho rằng việc vực dậy đội tuyển của thị trấn là một cách để bắt đầu xây dựng lại cộng đồng. Đội tuyển Bobcats có một mùa giải rất thành công năm đó, thắng liên tiếp cho đến khi thua tại trận chung kết của giải vô địch, diễn ra vào cuối năm đó”.


World-Press-Photo-2020-150-Matthew-Abbott-Panos-Pictures-for-The-New-York-Times.jpg
Khủng hoảng cháy rừng ở Úc ©️ Matthew Abbott, Úc, hãng Panos Pictures, cho tờ báo The New York Times.
Giải nhì hạng mục Tin nóng - Câu chuyện.

“Nhôm tan chảy ở nhiệt độ 660.3℃, đã chảy thành suối từ một cái xe đang bốc cháy ở công viên Conjola, tại một thị trấn nơi cháy rừng đã phá hủy hơn 89 khu nhà ở và các cơ sở, ở New South Wales, Úc, vào ngày 31 tháng 12 năm 2019”.




Nguồn: WPP
44 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thật ấn tượng, đằng sau những bức ảnh đoạt giải là cả một câu chuyện dài và ý nghĩa
Năm 2020 cũng có 12 tháng như bao năm khác. Nhưng riêng năm nay thì hết gần nửa năm là thiên tai và đại dịch giáng xuống rồi. Thật là chẳng tốt lành 1 chút nào.
Sjn Alvin
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thật tuyệt vời
để có được bức ảnh ấn tượng thì phải dấn thân và nguy hiểm ấy chứ nhỉ, chưa kể phải có 1 cái nhìn nghệ thuật và khả năng nắm bắt khoảnh khác mà chụp
DrStrange
TÍCH CỰC
4 năm
ko biết khi nào mình mới chụp đc những bức ảnh như vậy. nhìn lại ảnh từng chụp mà buồn
ruanyoufu
TÍCH CỰC
4 năm
Có một vài tấm thiệt ám ảnh
Oài 🤔
joquynh
TÍCH CỰC
4 năm
bức "ăn mừng cú ghi bàn" quá đẹp
Đây là tòa nhà phải không mọi người. thiết kế lạ ghê.
4993867_World-Press-Photo-2020-050-Luca-Locatelli-for-National-Geographic.jpg
@leemanhj916 mình nghĩ đây mới là tòa nhà nè, còn nó như là 1 cái đồi vậy
chrome_2020-04-24_15-11-34.png
@Tài Khoản TKK đó thì là những ngôi nhà trên đó. => Dạng biệt thự
Khu vực các bức tường kia hoàn toàn có thể xây dựng các căn chung cư ở đó chứ nhỉ.
@leemanhj916 có google mà k thấy bên trong nó ntn
còn trên mặt là để trượt tuyết, đã ghê
@Tài Khoản TKK đúng là thiết kế khá ấn tượng.
ThienTA90
ĐẠI BÀNG
4 năm
@leemanhj916 Nó là một cái... nhà máy nha bác.
Xem thêm thông tin về nó:

https://en.wikipedia.org/wiki/Amager_Bakke
Amager Bakke - Wikipedia
en.wikipedia.org
baccon
TÍCH CỰC
4 năm
Toàn siêu phẩm
Nhiều tấm ấn tượng thiệt, mình thích tấm này nhất 😎
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
4993851_World-Press-Photo-2020-039-Steve-Winter-for-National-Geographic.jpg
Nhìn tấm hình 2 con gấu mà hết hồn, tưởng 2 con gấu đang đi bộ trên mặt trăng chứ 😁
tuannd30
TÍCH CỰC
4 năm
Ám ảnh tấm con tê tê
Nghệ thuật quá.
Thật đẹp, ấn tượng, cảm xúc 👌
nhiều tấm ảnh có ý nghĩa thật
Đẹp ,rất ấn tượng !
Tuanpht
TÍCH CỰC
4 năm
Liệu có sắp đặt ko
ThienTA90
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Tuanpht Muốn biết ảnh đem đi dự thi có "sắp đặt" hay không, bác xem vidéo này để nghe bậc tiền bối, người trong cuộc kể cho tường tận nghe ;)

Câu chuyện càng hay, bức ảnh càng đẹp

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019