Ở một số sông băng, bạn có thể chứng kiến những cục rêu xanh lá nằm đó đây. Nhưng những khối sinh vật sống này không chỉ là thứ thực vật vô chi nằm yên một chỗ, chúng có thể chuyển động được nữa cơ! Các nhà nghiên cứu đặt tên cho những cục rêu di động này là “chuột sông băng - glacier mice”, chúng chính là tâm điểm nghiên cứu của báo cáo khoa học vừa được đăng tải trên Polar Biology. Những cục rêu sông băng di chuyển với tốc độ trung bình 2,5 cm/ngày.

Để tìm hiểu cặn kẽ bí ẩn này, nhóm nghiên cứu theo dõi tổng cộng 30 con chuột sông băng tại khu vực Alaska, gắn một vòng màu quanh thân chúng. Họ theo dõi vị trí của các cục rêu này trong 54 ngày liên tiếp hồi năm 2009, rồi quay lại thăm chúng vào các năm 2010, 2011 và 2012. Họ đã nhầm khi tưởng rằng rêu sẽ lăn tứ tung theo các hướng ngẫu nhiên.

Và tất cả số rêu này đều di chuyển cùng nhau, nhóm nghiên cứu mô tả hoạt động của số chuột sông băng này tương tự một đàn cá hay một đàn chim. Những dự đoán ban đầu bao gồm cục rêu lăn theo đường dốc và rêu lăn do gió thổi, nhưng khi phát hiện ra chúng chẳng lăn dốc mà cũng không đi theo hướng gió thổi chủ đạo, nhóm nghiên cứu phải tìm lời lý giải khác.

Cuối cùng, họ tính tới tác động của Mặt Trời, vốn có khả năng làm tan băng để khiến những cục rêu kia di chuyển, nhưng rồi hướng bức xạ Mặt Trời cũng chẳng khớp với đường di chuyển của “đàn chuột”. Khoa học vẫn bó tay, chưa hiểu chuột sông băng di chuyển sao sao....
7
7
Có luôn. Giờ mới biết
2
Marvinuio
ĐẠI BÀNG
Chuột sông băng đi về phía không có mèo sông băng 😄
1
Kỳ ghê ta
0
huydinh83
TÍCH CỰC
Vô tri, ko phải vô chi
0
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019