Xài đồng hồ ngoài vũ trụ: Phi hành gia NASA chia sẻ về chiếc Omega Speedmaster X-33

P.W
22/6/2020 16:24Phản hồi: 114
Xài đồng hồ ngoài vũ trụ: Phi hành gia NASA chia sẻ về chiếc Omega Speedmaster X-33
Không phải Speedmaster Professional đã quá quen thuộc với anh em bằng cái tên Moonwatch, mà bây giờ những chiếc đồng hồ chính thức trang bị cho phi hành gia Mỹ khi thực hiện nhiệm vụ ngoài không gian là Speedmaster X-33, chiếc đồng hồ hybrid có cả kim lẫn màn hình LCD hiển thị thời gian rất dễ đọc. Anh em hẳn còn nhớ hình ảnh phi hành gia Bob Behnken đeo chiếc X-33 trên tay, đeo bên ngoài bộ đồ bảo hộ do chính SpaceX thiết kế khi nhiệm vụ Demo-2 đưa con tàu Crew Dragon cùng hai nhà thám hiểm không gian lên trạm vũ trụ quốc tế:

Tinhte_Omega1.jpg

Trái với suy nghĩ của nhiều anh em, thật ra Omega Speedmaster X-33 đã ra đời từ khá lâu. Phiên bản đầu tiên, Reference 3290.50.00 đã được giới thiệu từ năm 1998. Những tính năng trên chiếc X-33 đầu tiên này được chính thiếu tướng Thomas Stafford liệt kê, dựa trên những nhu cầu mà các phi hành gia của NASA thực hiện nhiệm vụ ngoài không gian, sau đó gửi cho Omega để họ thiết kế đồng hồ. Thiếu tướng Stafford cũng có bề dày khám phá vũ trụ đáng nể như bao phi hành gia Mỹ khác, nổi tiếng nhất chính là nhiệm vụ hợp tác giữa Nga và Mỹ, Apollo-Soyuz Test Project vào năm 1975. Ref 3290.50.00 ngừng sản xuất vào năm 2006, và đến năm 2014, một chiếc X-33 mới được ra đời, ấn tượng hơn, đẹp hơn và đa dụng hơn. Bản X-33 của năm 2014 có số hiệu 318.90.45.79.01.001, nickname cực ngầu: Skywalker.

Tinhte_Omega2.jpg

Mới đây, A Blog to Watch đã có cơ hội trò chuyện với phi hành gia Terry Virts, cũng là một người sở hữu Omega X-33 và là fan của thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ này. Cuộc trò chuyện đã hé lộ trải nghiệm của một phi hành gia thời hiện đại dựa vào chiếc đồng hồ để thực hiện những công việc hàng ngày ra sao, khi đang ở trên Trạm Vũ trụ Quốc tế:

Virts từng là chỉ huy ISS, một phi công lái máy bay chiến đấu, phi công tàu con thoi, và là người thích chụp ảnh ngoài vũ trụ hơn bất kỳ ai từng đặt chân lên ISS. Ông có một cuốn sách ảnh tên là View From Above, được National Geographic xuất bản. Anh em có thể không tin, nhưng chính chiếc đồng hồ X-33 đã giúp Virts có được những khung hình vô giá, như chụp kim tự tháp Ai Cập từ độ cao 400 km so với mặt đất, thông qua việc bấm giờ để xác định vị trí và thời gian chính xác ISS bay ngang qua những kỳ quan trên trái đất.


Tinhte_Omega3.png

X-33, giống như Moonwatch huyền thoại, cũng trải qua quá trình thử nghiệm ngặt nghèo của NASA để được cấp phép sử dụng ngoài không gian. NASA sau đó đặt hàng Omega sản xuất X-33, chất liệu titanium thay vì thép không gỉ, để cấp cho các phi hành gia dưới dạng tài sản quốc gia, sau khi về trái đất phải trả lại cho chính phủ Mỹ. Nhưng điều anh em không biết là, X-33 Skywalker bản 2014 thực ra không được NASA thử nghiệm và cấp phép, vì chương trình tàu con thoi của Mỹ dừng vào năm 2011. Thay vào đó, ESA, Hiệp hội Hàng không vũ trụ châu Âu đảm trách quá trình thử nghiệm X-33 Skywalker, thông tin được khắc lên mặt lưng của chiếc đồng hồ. Dòng chữ này cũng khẳng định chặt chẽ rằng, NASA “từ bỏ cuộc chơi” nghiên cứu phát triển tàu vũ trụ, còn Omega thì không.

Tinhte_Omega4.jpg

Một thông tin khá thú vị mà Terry Virts chia sẻ, đó là những phi hành gia không có đồng hồ đeo vào không gian vẫn sẽ được NASA cấp cho những chiếc X-33 đời cũ. Phía châu Âu sẽ cấp X-33 Skywalker cho những phi hành gia dưới quyền chỉ đạo của ESA.

Tinhte_Omega6.jpg

Trong hơn 20 năm qua, mỗi phiên bản X-33 đều có những tính năng cơ bản phục vụ các nhiệm vụ không gian: Hiển thị nhiều múi giờ, lịch ngày tháng năm, bấm giờ đa năng, đếm ngược và chuông báo thức điện tử. Tất cả những tính năng đó đều được tạo ra để giúp giữ an toàn cho phi hành gia, thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn. Một vấn đề với X-33 là, các nhà thám hiểm vũ trụ không thể đeo nó để đi ra ngoài khoảng không được, vì màn hình LCD không được thiết kế để chịu cái lạnh -455 độ F. Nhưng bên trong ISS, nó rất hữu dụng khi hiển thị được cả hai thông tin về khoảng thời gian nhiệm vụ đã diễn ra, “mission elapsed time” (MET) và “phase elapsed time” (PET). Hai bộ đếm này, đối với những người cần độ chính xác cao nhất để kích nổ tên lửa, là vô cùng có ích.

Tinhte_Omega8.jpg

X-33 Skywalker được sản xuất từ titanium Grade 2 siêu nhẹ, cảm giác cao cấp hơn hẳn so với X-33 của năm 1998, có lẽ nhờ màn hình LCD độ tương phản cao, rất dễ theo dõi thời gian, nhìn mặt đồng hồ trông cũng xịn hơn hẳn so với màn LCD của bản cũ. Bên trong X-33 Skywalker là bộ máy Calibre 5619 quartz, phát triển riêng cho nhu cầu của ESA. Crown chỉnh giờ của chiếc đồng hồ này cũng là nút cho phép người dùng đổi qua những tính năng khác nhau phục vụ đếm, hiển thị thời gian và báo thức.

Tinhte_Omega7.jpg

Khoảng 5 năm trước, Terry Virts thực hiện nhiệm vụ cuối cùng của ông ngoài không gian: Nhiệm vụ Soyuz TMA-15 / Expedition 43, bắt đầu vào ngày 11/3/2015. Cùng với đó là tấm ảnh cuối cùng Virts chụp ngoài khoảng không vũ trụ cỡ 3 tháng sau đó, một khoảnh khắc mặt trời đi vào đúng khung hình, chiếu sáng hành tinh xanh nơi con người sinh sống:

Quảng cáo


Tinhte_Omega5.jpg

Một trong những thứ khiến cho X-33 đến giờ vẫn ấn tượng, đó là không giống những chiếc tool watch khác, nó được tạo ra để phục vụ một mục đích sử dụng duy nhất, đó là dành cho các phi hành gia. Ngay cả Virts cũng thừa nhận ông sử dụng X-33 nhiều hơn bất kỳ thiết bị nào khác trong những lần thám hiểm không gian của mình. Cũng phải. Những nhiệm vụ cần tới sự chính xác của thời gian ở mức tối đa luôn cần một thiết bị theo dõi thời gian chính xác ở mức tương đương. Nếu như Speedmaster được sản xuất để phục vụ những tín đồ tốc độ, rồi sau đó mới được NASA lựa chọn để cùng con người thám hiểm mặt trăng, thì X-33 được phát triển với chỉ một mục đích, phục vụ cuộc chinh phục vũ trụ của nhân loại. Và thực sự rất hiếm có một sản phẩm ở thị trường ngách nào đẹp và ấn tượng như Skywalker, dù Omega cũng không thiếu đồng hồ phục vụ thị trường ngách, như chiếc Flightmaster hay đồng hồ lặn Seamaster Ploprof.

Tinhte_Omega13.jpg Tinhte_Omega12.jpg Tinhte_Omega11.jpg Tinhte_Omega10.jpg Tinhte_Omega9.jpg

114 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

- Có chi tiết nhắc đến trong bài là "Skywalker X-33" được thử và cho phép bởi ESA trong 3 hình cuối. Lcd hiển thị màu xanh lá, chứng tỏ nó có thể dùng ban đêm không cần đèn nền (dạ quang). Thích kim giây chạy liên tục thay vì nhảy mỗi giây.
TitNguyenOz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Dungluong87 Nhiều máy có cả cơ cho chạy giờ và pin chạy điện tử nhé
@TitNguyenOz Google cái gì, quartz kim trôi chỉ có 2 ông là Springdrive của Grand Seiko và Bulova Accutron. Cả hai con đó đều hoạt động khác hẳn so với cơ cấu máy dao động thạch anh truyền thống.
Dungluong87
ĐẠI BÀNG
4 năm
@TitNguyenOz Thế đâu phải thuần cơ , vẫn hết pin dc mà 😂
Im a simple man. I see a watch related topic, I press like. ^^
@gunbluster000 me too, I love Omega logo 😁
Sao họ không xài Áp Pô QÁT ... nghe nói nó thần kỳ mà. Đa chức năng ... có đo điện tâm đồ nữa 😆☕️🍀
@Bão Sài Gòn đấy phải chờ Bê Quát nha bạn 😆)
@kedote Há há 😆😆😆
Newkhoavu
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Bão Sài Gòn Vô duyên
@Bão Sài Gòn Đứa nào bỏ nhiều tiền hơn sẽ dc pr. Vậy mà cũng hỏi. Casio mà cho tiền nhiều hơn thì cũng cầm lên thôi.
Omega thiết kế đồng hồ nào nhìn cũng mê hoặc thật 😃
trongvuneu
ĐẠI BÀNG
4 năm
Làm gì có nhiệt độ -455 độ C. -273.15 là nhiệt độ thấp tuyệt đối rồi. Mod kiểm tra lại bài dịch
@grabber nói chung là ko bit gà rán KFC có liên quan j đến nhiệt độ ko, nhưng cứ 3 chữ đó là đc, nhiệt độ âm tuyệt đối (1 cách tương đối) là 0 độ K ~ -273độ C ~ -459độ F
U.Keitaro
ĐẠI BÀNG
4 năm
@c0mmand0 chắc độ F mới đúng
thongpv87
ĐẠI BÀNG
4 năm
@c0mmand0 Tầm nhiệt độ 1 độ K chỉ những nơi lạnh lẽo nhất của vũ trụ mới có thôi.
ranmap1989
ĐẠI BÀNG
4 năm
@c0mmand0 Có thể là bác Đại tá có tham gia phát triển thang đo nhiệt độ nhưng là bí mật cấp Quốc Gia nên không thể công bố, cuối cùng để ghi nhớ nên được tên thương hiệu là KFC để vinh danh!
baodng
TÍCH CỰC
4 năm
Sao US lại chấp nhận leader của tổ chức khủng bố bậc nhất thế giới làm phi hành gia?
@baodng hehe đúng là dễ nhầm lẫn quá 😁
iss ,ngoài ý nghĩa là tổ chức siu to khổng lồ ,còn là tên của trạm ko gian quốc tế-international space station
@baodng đơn giản, vì US tạo ra tổ chức đó mà
Khi nào được lên đó chắc chắn mình sẽ mua, giờ thì KHÔNG

😁
@c0mmand0 nếu theo truyền thống aviation ,thì breitling mới đúng ,ko hiểu cơ duyên nào omega đc giao nhiệm vụ 'first watch worn on the Moon ' 😁
@kixx Franklin bảo thôi.
simeon
ĐẠI BÀNG
4 năm
@kixx bác có thể mua đc nhưng mà made in khựa
@kixx hỏi hay nè, nhưng đó là 1 long-story, nếu có hơn 10 người y/c, mình sẽ viết 1 bài dài cho ae đọc chơi. Ko thì chỉ dừng ở mức cmt chém gió cho vui thôi :D
cccccc6
TÍCH CỰC
4 năm
Omega 3,6,9 hình như là hàng đắt nhất thì phải
Còn nhiều cái về vũ trụ mà không rành lắm, kiểu như tại sao phải sài cái này mới chính xác vậy. Nhưng con đồng hồ nhìn đẹp mà 😁
@thanhtung6868 bạn biết vì sao phải đeo cái này mới chính xác không, mình cũng không biết nữa 😆
@thanhtung6868 nó có chronograph để đếm giây-stopwatch
'in 1970 when the oxygen tank on Apollo 13 exploded, astronauts used the Speedmaster’s chronograph function to time a crucial 14-second maneuver that allowed them to return to Earth '

tachymeter để đo vận tốc
tourbilon để loại bỏ sai số do trọng lực
có thể có thêm Heli chamber\valve để deal with high pressure {giống diving watch }

hồi đó ,NASA đưa ra yêu cầu ,và Omega đáp ứng đc ,và cho tới giờ ,Moonwatch là dòng đồng hồ duy nhất đc NASA approve .về mảng aviation ,mình vẫn đánh giá cao Breitling hơn ,nhưng chắc do yếu tố truyền thống ,nên NASA vẫn chỉ đang hợp tác với Omega thôi {kiểu như Nikon vs Canon :D }
@thanhtung6868 Omega lobby cho cơ quan nghiên cứu vũ trụ đấy sợ chưa?
em xin bác đừng post đồng hồ nữa, em đang cai nghiện đồng hồ 😔
@kedote kaka, đồng hồ mà bác cai nghiện đc thì cũng tài đấy 😁
@kedote Mình thì đang tập nghiện đây!
@kedote nghiện xem, mua hay nghiện đeo đồng hồ hở bác
aloso88
TÍCH CỰC
4 năm
Đồng hồ đẹp quá,
Tóm lại tiền QC nó ở dạng Tầm Vũ Trụ rồi ... chứ bây giờ đưa cái Bphone lên đó cũng xài dc như dh này thôi ... quang trọng là sợ bị nổ nên thôi
đẹp thật
Độ F chứ làm gì độ C mà -455 @@
@quana75 Độ F đó bạn. -455 độ F ~ -270.5 độ C
@simeon Thì đúng cái đồng hồ chịu đc chứ có ai bảo người chịu đc đâu.
@zozolozozove Ờ nhỉ bảo sao nó cứ sai sai
quana75
TÍCH CỰC
4 năm
@tran_thanhnhan Không đến mức đó đâu bác.
Theo thông tin trên trang web của NASA thì nhiệt độ bên ngoài trạm ISS là 250 độ F (121 độ C) ở phía có ánh sáng mặt trời và -250 độ F (-157 độ C) ở phần tối.
Speedmaster, Flightmaster, Seamaster....vài bữa Omega làm ra Lovemaster chắc bán được số lượng nhiều nhất đó haha....
bichtram1104
ĐẠI BÀNG
4 năm
Độ âm tối đa theo qui ước là -273oC. Mà ở ngoài không gian -455oC là sao Ad?
@bichtram1104 Nhỏ k học lớn làm mod. 😂
@bichtram1104 Bảo sao nó cứ sai sai ở đâu đó nhớ láng máng Lý 6 phẩy cũng vẫn nhớ nhiệt độ tuyệt đối, từ từ đừng nóng để sửa =))
thế này ko đặt riêng đc rồi
@kokuddopopodo Bán ngoài chợ đầy mà bác.
Annotation 2020-06-23 195357.jpg
@P.W trong này ko có mặt cười nhỉ để e cười cái
renovatio
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nasa với Omega như kiểu 1 đôi. 3 phim về vũ trụ kết hợp làm cùng Nasa là Gravity, Interstellar và The Martian, Đồng hồ xuất hiện trong phim toàn của Omega 😁
@renovatio phim thì họ tìm hiểu từ Nasa, mà đụng đến Nasa ổng lại đưa ra Omega, nên phim nào cũng thấy 😃
[Zeus]
CAO CẤP
4 năm
@renovatio Về tâm linh thì Omega là ký hiệu tượng trương cho sự hoàn hảo thành công, về mặt cảm quan thì Omega đi chung với mấy thứ liên quan tới vũ trụ nó nghe Sci-fi ngầu lòi ra. Mấy phim về du hành vũ trụ hay có mấy chiến hạm Alpha, Delta gì đó đặt theo ký tự Hy Lạp, đi chung Omega nữa là hợp tông sợt tông. 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019