Neon: Lịch sử hình thành và thời hoàng kim hào nhoáng

_vphlinh_
23/6/2020 9:5Phản hồi: 44
Neon: Lịch sử hình thành và thời hoàng kim hào nhoáng
Khi nhắc đến “Neon”, chúng ta thường sẽ nghĩ tới vẻ xa hoa, lộng lẫy của những thành phố như New York, Tokyo, hay Las Vegas thời điểm những năm 1980, với đầy những biển hiệu đèn neon nhấp nháy đầy màu sắc và đa dạng các thể loại, kiểu dáng. Dù là yêu hay ghét sự "hào nhoáng" ấy, chúng ta đều không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng toàn cầu của "Neon" đối với nghệ thuật, khoa học và các phương pháp quảng cáo, đặc biệt vào khoảng thế kỷ 20.


Khí Neon được phát hiện như thế nào?


Việc phát hiện những nguyên tố hóa học mới dường như "diễn ra khá định kỳ", tuy nhiên cho đến thế kỷ 19, mọi người hầu như đều nghĩ rằng các nguyên tố đều đã được phát hiện hết. Thế nhưng, năm 1898, khí Neon được phát hiện lần đầu tiên bởi William Ramsden và William Morris Travers tại UCL ở London. Nó được chiết xuất từ khí Argon (được làm lạnh bằng không khí lỏng). Phát hiện này đã mở đường cho quá trình nghiên cứu Neon cũng như khám phá thêm các nguyên tố khác.

neongas.jpg
Nguyên tố Argon (ở thể lỏng) - là nguyên tố dùng để chiết xuất Neon

Cậu con trai 13 tuổi của Ramsden đã gợi ý với bố về việc đặt tên cho nguyên tố mới này là "novum", nhưng cuối cùng, Ramsden đã lấy cái tên "Neon", dựa trên chữ "neos" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "mới". Ngay khi "tìm ra" Neon, cả Ramsden và Travers đều nhận ra khả năng phát quang của nó, và Travers đã đặc biệt nhận xét rằng "ánh sáng đỏ thẫm phát ra từ ống chứa Neon cũng chính là cách nó tự thuật lại câu chuyện về chính nó, về cách nó tồn tại và để lại ấn tượng khó quên... trong một thời khắc nhất định; quang phổ của nó chính là yếu tố đặc biệt nhất, vì không thứ gì trên thế giới có thể phát sáng như vậy".


nonneon.jpg
Ánh sáng được "sử dụng" như thế này trước khi có Neon

Việc khám phá ra nguyên tố Neon đã dẫn đến ý tưởng sử dụng "khí phát sáng", trong suốt quãng thời gian mà việc sử dụng đèn điện phổ biến dần cho đến giữa thế kỷ 19. Năm 1857, nhà vật lý học và tạo hình thủy tinh Heinrich Geissler đã nãy ra ý tưởng "làm đầy một phần ống thủy tinh bằng khí ga"; tùy vào loại khí được sử dụng mà khi được kết nối với nguồn điện cao áp, mỗi loại khí sẽ phát sáng với những màu sắc khác nhau. Những thiết bị này được gọi là ống Geissler, và chúng nhanh chóng trở nên phổ biến, tạo thành xu hướng trong việc lựa chọn sử dụng thiết bị phát sáng của khắp các cửa hiệu và khán phòng trên toàn thế giới từ những năm 1880 trở đi. Nhằm mở rộng nghệ thuật "thổi thủy tinh", ống Geissler được làm ra với đủ loại hình dạng và thường được gắn trên một mô-tơ quay để làm tăng hiệu ứng thị giác. Điều thú vị là một số ống Geissler cuối cùng và cũng là những loại tốn kha khá công sức mới làm ra được đã bắt đầu có những ký tự chữ viết trông khá giống như phiên bản mini của đèn neon sau này.

gangiong_denneon.jpg


Bảng hiệu Neon


Ảnh hưởng lớn nhất của ống Geissler chính là việc góp phần giúp khám phá ra electron, nhưng bên cạnh đó, vào năm 1902, nguồn cảm hứng để "sử dụng Neon" cũng đến từ kỹ sư và là nhà khoa học người Pháp Georges Claude, bằng cách tạo ra bóng đèn từ một ống thủy tinh kín. Thật ra thì vào thời gian đó, Claude cũng không phải là người duy nhất tạo ra "đèn phóng điện", nhưng lại là người đầu tiên khám phá ra khả năng ứng dụng của Neon.

claude.jpg
Georges Claude (1870 - 1960)

Claude đã ra mắt các "ống phát sáng" mới của mình tại Paris Motor Show vào tháng 12 năm 1910, nơi mà phát minh này trở thành một cú hit lớn; bạn của Claude, đồng thời cũng là đối tác kinh doanh sớm nhất của ông - Jacques Fonseque, đã kịp thời nhận ra tiềm năng của thị trường kinh doanh sản phẩm này. Năm 1911, để kỷ niệm 1000 năm lịch sử của vùng Normandy, Claude đã cho trang hoàng bên ngoài nhà thờ St. Ouen ở Rouen bằng những dải đèn neon và vào năm 1912, ông đã giảm đường kính của ống thủy tinh để giúp chúng dễ uốn và tạo hình theo dáng chữ viết hơn. Khi Neon dần trở nên phổ biến, vấn đề mọi người quan ngại chính là khí Neon chỉ có thể phát ra ánh sáng cam-đỏ, và những màu sắc khác được sử dụng trong đèn neon lại được tạo ra bằng việc sử dụng các nguyên tố khác. Cũng vào năm này, công ty của Claude (Claude Neon Company) đã bán tấm bảng hiệu neon đầu tiên cho cửa hàng cắt tóc Palais Coiffure. Mọi người đều tỏ ra rất thích thú với sản phẩm này và các đơn đặt hàng nhanh chóng gia tăng lũ lượt. Năm 1913, họ dựng lên một biển hiệu quảng cáo "Cinzano" đầu tiên trên tầng thượng, và vào cuối năm đó, họ đã tẩu tán hết 160 biển hiệu Neon trên khắp thủ đô nước Pháp. Đến trước năm 1967, con số đã lên tới hơn 6000 sản phẩm được bán ra.

bienhieu.jpg

Quảng cáo


Sự bùng nổ xu hướng sử dụng biển hiệu đèn Neon đã trở thành hiện tượng toàn cầu. Cặp đèn neon đầu tiên được gã khổng lồ ngành xe hơi Mỹ lúc bấy giờ - Parkard, đưa vào sử dụng năm 1923 với cái giá ngất ngưởng - 24,000 đô (tương đương 365,000 đô hiện nay). Trong một thời kỳ nhất định, hầu hết các công ty, doanh nghiệp và các kiến trúc sư đều muốn sở hữu đèn neon của riêng họ. Sản phẩm này có thể được sử dụng ở mọi nơi, từ công viên khu trung tâm cho đến các nhà thờ, khắp các sàn diễn, trạm tàu ngầm, hay ngay tại Hội chợ Thế giới ở New York năm 1939, và kể cả ở biểu tượng của Olympic năm 1933. Sức hấp dẫn của "liquid fire - ánh sáng lỏng" này bao phủ toàn thế giới, chính nhờ tính linh hoạt cùng với khả năng có thể thấy được ánh đèn kể cả vào ban ngày của nó. Tới năm 1934, chỉ với thống kê tại Brooklyn và Manhattan, đã có hơn 20.000 bóng đèn neon được bán ra.


"Cuộc vui nào cũng có lúc tàn"


cux.jpg
Cũng như những thứ đã từng là xu hướng, việc ưa chuộng đèn Neon cũng dần hạ nhiệt và đi vào dĩ vãng ở khoảng thời gian cuối những năm 1960. Đèn điện đã dần thay thế đèn neon, trở thành một phương tiện mới dùng cho phương thức quảng cáo ngoài trời, hơn nữa, sự kiện suy thoái nền kinh tế những năm 1970 đã khiến cho "xu hướng neon" không còn có được sự thịnh hành như nó đã từng. Mặc dù vào những năm 1980, xu hướng sử dụng đèn neon tưởng như được "hồi sinh", nhưng sự thật là nó không còn được ưa chuộng như trước nữa. Lịch sử hình thành và tồn tại của đèn neon đã "chói lọi" hơn 50 năm, và mặc dù hiện nay, chúng ta đã có LED và đèn sợi quang, thì đèn neon vẫn phần nào khiến chúng ta thích thú khi nhớ lại, cũng như việc một số cao tốc vẫn còn sử dụng biển hiệu và đèn Neon trên một số đoạn đường nhằm mang lại cảm giác hoài niệm nào đó!

neonroad.jpg
Theo Historictech
44 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tại sao các nhà khoa học toàn phương tây cả nhỉ . Việt nam đâu giơ cánh tay xem
@nghiêm trần trung tụi châu Âu giờ nó lo hưỡng thụ thành tụ thôi bạn ơi
hầu như cái gì tiêu dùng cũng từ bọn nó mà ra cả
boybala
CAO CẤP
4 năm
@Freenday Vênzuela là việc của nước đó. Việt cộng có sai làm của việt cộng. Nhưng bản chất éo phải là nô dịch như Mỹ , hay châu Âu. Là giải phóng. Còn không muốn nhìn quá khứ nhìn hiện tại đi
- Dịch covid bọn văn minh làm thế nào .
- Dân chủ Mỹ vs phương Tây bán cho Iraq thế nào ? Syria nữa. Mỹ lấy tiền thuế của dân làm gì. Cả chục tỉ usd mỗi lần vận động tranh cử. Phương Tây cũng thế. Chết để trong nhà éo lo. Lo cứu chọn lọc. Dân Vn không có mơ thế
Mình cũng thích neon hồi mấy năm 80s. Đẹp dã man, nào là biểu tượng cây dừa, mặt trời, disco,....
@Mikeknowsme Vâng trông vẫn thu hút quá trời
Mod Linh làm mình nhớ tới cái clip này. Chắc @ndminhduc cũng sẽ thích <3
@P.W Ôi cảm ơn anh ạ
giờ là thời của đèn led
@daot096 Đèn led nhìn xa xa khá ổn, chứ nhìn gần chói mắt lắm!!!
Google ko ra info hãng này
IMG_20200622_083244.jpg
Đã qua thời rồi giờ đèn led vừa ít hao điện, an toàn và tuổi thọ cao.
Chia sẽ hay, thks
Tự nhiên nhớ tới mấy câu hát
Tokyo by night
City full of light
Tokyo by night
Shining in your eyes
Đỉnh cao 1 thời
Những bảng hiệu neon retro thấy thích
@Lê Huyền Vân Làm 1 cái be bé trong phòng lại hay c nhỉ
Sắp tới sẽ có qc = đèn laser
db9911
TÍCH CỰC
4 năm
Khi nhắc đến “Neon”, chúng ta thường sẽ nghĩ tới vẻ xa hoa, lộng lẫy của những thành phố như New York, Tokyo, hay Las Vegas thời điểm những năm 1980, với đầy những biển hiệu đèn neon nhấp nháy đầy màu sắc và đa dạng các thể loại, kiểu dáng.
Đúng là vậy thật, bọn Mỹ làm truyền thông quá tốt, ăn sâu vào tiềm thức cả thế giới
Nhưng đối với cá nhân mình, đèn neon lại gắn liền với các bảng hiệu đủ màu trên đường phố Hong Kong những năm 80 90s (một fan cứng phim Hong Kong ngày xưa cho hay 😁)
@Banh My Sai Gon Có vẻ là cũng khá đặc trưng ạ
alomehere004
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bây h có led dây y chang neon luôn rồi! mà an toàn và tiết kiệm điện hơn nên bị thay thế là tất yếu thôi!
e sinh muộn quá nên k biết
Một thời retro

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019