Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Mùng 5/5: Tết Đoan Ngọ và nguồn gốc cái bánh ú

Rubi Lee
24/6/2020 6:51Phản hồi: 118
Mùng 5/5: Tết Đoan Ngọ và nguồn gốc cái bánh ú
Hàng năm cứ đến mùng 5/5 âm lịch, người người nhà nhà lại chuẩn bị nào lá mùi, bó lá thuốc, nào mâm cúng, đặc biệt không thể thiếu chiếc bánh Ú. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi Tết Đoan Ngọ là gì? Tại sao lại có bánh Ú trong ngày này?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, dân gian Việt Nam còn gọi là ngày tết sâu bọ là ngày Tết truyền thống của nhiều nước phương Đông, diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, năm nay rơi vào ngày 25/6/2020.

"Đoan" nghĩa là mở đầu, "ngọ" là khoảng thời gian từ 11-13 giờ trưa, nghĩa là cái Tết diễn ra vào buổi trưa, là lúc mặt trời ở vị trí gần với trái đất nhất, trùng với ngày Hạ Chí. Theo triết lý y học phương Đông, khí dương của con người và trời đất vào ngày này đều rất tốt. Tại mỗi nước khác nhau, tục lệ ăn mừng và nghi thức cũng khác nhau, chẳng hạn như ở Nhật, ngày này còn là lễ dành cho các bé trai, người ta thường treo cờ cá chép mang ý nghĩa "cá vượt vũ môn" cầu mong phước lành, điều tốt nhất sẽ đến. Vào ngày này ở Trung Quốc người dân sẽ treo một bó lá thảo dược treo trước nhà để xua đuổi tà ma và đeo túi thơm chứa nhiều loại hương liệu có thể đuổi rắn rết, sâu bọ, phòng chống bệnh.

banh-u-3.jpg
Tục lệ treo bó lá thuốc treo trước cửa nhà, lá có hương thơm khá nồng và mạnh, người ta tin rằng mùi hương này sẽ đuổi được các loại côn trùng, hình dạng trông giống như một thanh kiếm có tác dụng xua đuổi được tà ma.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày Tết diệt sâu bọ. Bởi trong giai đoạn chuyển mùa này, cây cối dễ phát sinh dịch bệnh, ngày này người dân sẽ phát động ra đồng bắt và diệt bớt các loại côn trùng gây hại cho mùa màng, sau đó lựa ra những loài sâu bọ có thể ăn được và xem là một bữa ăn bổ dưỡng. Vì thế, vào đúng dịp này dân gian thường có nhiều tục lệ phòng bệnh, xua đuổi tà mà. Cũng theo quan niệm xưa, ngày này các loại ký sinh trong cơ thể thường ngoi lên nên người ta thường ăn những thức ăn, hoa quả có vị chua để tiêu diệt chúng.


banh-u-12.jpg

Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa về vị thi hào Khuất Nguyên vào cuối thời Chiến Quốc. Khuất Nguyên là vị trung thần nổi tiếng chính trực, ngay thẳng, ông còn có tài làm thơ văn được người dân yêu quý và kính trọng. Tuy nhiên cũng do tính tình bộc trực của mình, ông đã khiến cho nhiều người trong triều ganh ghét, đố kị và chơi xấu sau lưng, cùng với việc ông đứng ra can ngăn vua Hoài vương, Khuất Nguyên bị lưu đày ra Giang Nam. Chứng kiến đất nước dần đi xuống mà bản thân không thể làm gì, ông tuyệt vọng và gieo mình xuống sông Mịch La tự tử. Tiếc thương trước tấm lòng trung kiệt của Khuất Nguyên, không muốn thân xác ông bị cá tôm rỉa, người dân đã dùng lá gói nếp đem thả xuống dòng sông nhằm bảo vệ xác ông. Kể từ đó tập tục ăn bánh Ú xuất hiện và dần cải tiến cho đến hình dạng hiện nay. Qua nhiều năm, phần nhân bánh đã được người dân sáng tạo và phù hợp với dân tộc mình hơn.

banh-u-14.jpg

Bánh Ú hay còn gọi là bánh Bá Trạng, hình dạng tương tự bánh Ú tro của người Việt với hình dạng kim tự tháp rất quen thuộc, nhưng đa dạng nhân hơn, mặn có, ngọt có và vị cũng đậm hơn. Nếu như ở bánh tro, phần gạo nếp bên ngoài hơi trong suốt thì ở bánh Bá Trạng, phần gạo nếp vẫn được nhìn thấy khá rõ. Món bánh này hầu như chẳng có công thức rõ ràng, không có cách nào là chuẩn, chúng thay đổi linh hoạt dựa trên sở thích của mỗi gia đình. Với phần nhân bánh rất đa dạng có đến cả chục loại tuỳ từng vùng miền. Bánh của người Quảng thì thường có thêm hạt sen, phần nhân không được xào, của người Tiều thì có thêm tôm khô, còn bánh của người Phước Kiến có màu thẫm hơn của ngũ vị hương và nước tương. Bởi mới thấy, chiếc bánh nhìn đơn giản ấy lại mang trong mình những điểm đặc trưng của từng văn hoá khác nhau.

banh-u-13.jpg
Bánh ú theo kiểu Malay có màu xanh từ hoa đậu biếc, được bọc trong lá dứa thay cho lá tre như thông thường.
Tuy có nhiều giả thiết xung quanh nguồn gốc câu chuyện đằng sau chiếc bánh Ú thế nhưng dù lý do là gì bánh Ú đã trở thành nét văn hoá, tập tục không thể thiếu trong đời sống của người dân.

Tham khảo (1), (2)
118 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quê mình hay gọi là bánh Tò Te, làm đơn giản đủ kiểu, ăn ngon ngon, hồi bé chơi đồ hàng rất hay có cái bánh này vì dễ gói. Giờ hiếm lắm ít người làm bánh này
@Pentanol Thế cũng đi tìm hiểu xem tết cổ truyền, tết đoan ngọ, nguyên tiêu v.v. có trước 1 ngàn năm bắc thuộc đó không nhé !
Rayquaza88
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Pentanol 90 năm Bắc thuộc cái zề, não tàn vừa thôi, ngta dùng sinh mạng ngta để đánh đổi đấy. Đừng có dùng "chúng ta" ở đây, tôi k cùng loại ng như ông.
@micheal9000 Hihi. Chắc do mình ít nghe từ này nên k thuận tai 😆
@micheal9000 văn hóa trung quốc xâm thực rồi bác ạ
Ngoài Bắc ko thấy có khái niệm bánh Ú hay bánh Bá Trạng nhưng từng nghe đâu đó cái tên bánh Ú rồi thì fải 🙄
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Kaitou Duy
ĐẠI BÀNG
4 năm
@crazysexycool1981 Miền nam cái bánh dạng kim tự tháp, loại to thì gọi là ú, loại bé thì gọi là ít. Còn nhân thì tùy vùng miền mà mix các loại với nhau từ mặn đến ngọt
@hoangthanhnt Làm gì có bánh nào tên là "bánh trưng"? 😆
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 Vào tinh tế mà không viết như vậy thì ko phải là tinhter 😀
@hoangthanhnt 😆
Chưa được ăn bánh này bao giờ.
@bud's Người anh em 😆 mình cũng vậy
Ở Huế, 5/5 âm lịch thì cúng thịt vịt, chè kê ^^!
@tautenlatop Chuẩn luôn mai mẹ mình nấu nè.
tuxedo198x
TÍCH CỰC
4 năm
@tautenlatop Chè kê mới nghe , thịt vịt Hà nội tuần nào cũng ăn nên ngán lắm
@tuxedo198x Bạn search chi tiết là chè hạt kê. Đặc trưng vùng mình bạn ơi 😆 thịt vịt bình thường nhưng đến ngày này lại ngon, mâm cổ bao gồm thịt luộc nguyên con chấm mắm gừng, cháo vịt nấu với nội tạng, ai thích thì làm tiết canh, ngon.
Mình xa quê nên nhớ lắm mấy vị này.
@tautenlatop Mới nấu xong, đang bày ra mâm cúng.
image.jpg
@cuLong ngon quá, cậu ng Huế à?
Không biết có anh nào bị đòi quà khi đến tết này không nhỉ? 😁
@copthuy Đòi quà thì cho hộp thuốc giun. :D
@xuantruong1992 tưởng cho hộp thuốc xổ 😆
\
@xuantruong1992 rất gắt 😆
Quê mình có mít với gió lào, 5/5 ăn nhiều chỉ biết nằm thở.
ufdb
CAO CẤP
4 năm
@fuaka93 Thở bằng nhiều lỗ
YuPin
ĐẠI BÀNG
4 năm
Phú Quốc quê mình gọi là bánh Trạng 😆
minhtienbk
TÍCH CỰC
4 năm
Miền nam thì tới ngày 5/5 bán đầy đường , phổ biên như bánh tét bánh chưng ngày tết , gói bằng lá tre lớn, buộc lại từng chục , thường bán theo chục (12 /14 cái).
Trong thì vỏ trong suốt , dai mà giòn , nhân đậu xanh.
Bánh hơi hỏ , nên thanh niên "chơi" lần mấy cái mới "dính kẽ răng".
Tết Đoan Ngọ phải về quê mình. Thịt vịt, chè kê, bánh ú, nước lá tắm diệt sâu bọ. Rồi nước lá thảo dược uống rất mát và tốt cho sức khoẻ gọi là là mùng 5. Nhớ nhà ghê
@hoangsytai Nhiều món ngon thế, quê bạn ở đâu vậy?
tuxedo198x
TÍCH CỰC
4 năm
@Hassler Đoán là Huế mộng mơ
@tuxedo198x Gần Huế đó bạn. Miền trung nhiều cái giống nhau ha
mình chỉ biết bánh tro, chưa biết tết đoan ngọ có cái bánh ú, tại đơn giản là mình người Việt chứ ko phải người hoa 😃
@Nam Air người Saigon thường mua mấy cái bánh tro về ăn ,ko làm tiệc cầu kì
bánh này chám đường thì hết ý 😁
hồi xưa mê chấm đường ,nhưng mấy năm nay ,già rồi nên đổi qua muối mè
makeitmine
TÍCH CỰC
4 năm
@Nam Air Miền Tây đổ bánh xèo 🤤
@Nam Air Ngàn năm Bắc thuộc nên giao thoa và ảnh hưởng văn hóa xứ Tàu nên mới ra mấy cái tết/tục lệ: 端午节(Đoan Ngọ),中秋节(Trung Thu)...Thử hỏi nước Việt này có bao nhiêu cái Tết/tục lệ thuần Việt?
quang4987
ĐẠI BÀNG
4 năm
@wuchengcai Nói phải nói cho chuẩn. Chỉ có dân trồng lúa nước mới có các lễ tết này (các tộc người Việt). Còn bọn hoa hán gốc nó là dân du mục, sau khi xâm chiếm thì bắt ép các tộc người Việt phía nam nhận là người hán thế nên đừng bảo các lễ tết này là do giao thoa hoặc ăn theo bọn hán tọc
sushisashimi
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bánh ú nè he he
4994B74F-C67D-469D-86AA-E9E7556FDF3C.jpeg
ndanhntb
ĐẠI BÀNG
4 năm
Năm nay đói, tính sáng sớm tranh thủ cúng ông bà bún, cháo rồi đi cày! Chỗ mình không có món bánh ú
Ở mình chỉ có bánh ú tro thôi!!!
Tục giết sâu bọ ngày 5/5 âm lịch, ý nói là giết sâu bọ trong người ấy nhé! Người dân sẽ ăn rượu nếp một loại cơm nếp được ủ men mục đích là để giết những con giun sán trong bụng. Món này ăn nhiều có thể say.
@hoainam_002 Cái này gọi là "cơm rượu"
quang4987
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Cửu Thiên Chỗ tôi gọi là rượu nếp. Đồng bằng bắc bộ
ông mình thì nói ,
hồi xưa ,bên tq có thần y Lý Phúc Nguyên ,chữa bệnh cho cộng đồng ,nói chung là nổi tiếng kiểu như Hải Thượng Lan Ông .1 lần qua sông\suối thì ko may mất mạng .ngày giỗ đc làm hằng năm để cảm ơn ông

tết đoan ngọ là tên mới .event này bắt nguồn từ tq ,và suốt thời kì đô hộ ,họ ép dân địa phương fai thờ cúng theo .sau này ,ko thể tiếp tục có chiện ông vn đi làm giỗ cho 1 ông bên tàu đc ,nên ngta mới nghĩ ra nhiều lí do khác : )
Lyhungbd
ĐẠI BÀNG
4 năm
Có ai nhớ phim TÂY DU KÝ tập 20 không, tập mà thầy trò đường tăng chế thuốc bằng lọ nồi và nước đái ngựa, lúc nhà vua ăn tết đoan ngọ với hoàng hậu có ăn bánh ú Luôn nhé
@Lyhungbd Mà bản năm nào có cảnh này vậy bác!!!
Lyhungbd
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hemilo Bản kinh điển nhé, mấy bản sau này thấy ko hay
Lyhungbd
ĐẠI BÀNG
4 năm
@vicktorbui Tuôi thơ của mình đó bạn, phải đi coi ké nhà hàng xóm, coi ko được nói chuyện, ngồi đâu ngồi 1 chỗ
@Lyhungbd Mà bác tinh ý thiệt á!!!
Bánh ú khi mở ra 20% là cái bánh, 10% là dây cột và 70% là... lá dùng để gói bánh.
cabk
TÍCH CỰC
4 năm
mình ghiền bánh ú tro.
Đoan bắt đầu, tháng 5 là tháng Ngọ nên gọi Đoan Ngọ mod ơi
Bánh ú ngon ngon

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019