Liên Hợp Quốc: Mỗi năm con người vứt đi cỡ 10 tỷ USD kim loại quý trong rác thải điện tử

P.W
4/7/2020 9:2Phản hồi: 64
Liên Hợp Quốc: Mỗi năm con người vứt đi cỡ 10 tỷ USD kim loại quý trong rác thải điện tử
Đó là số liệu trong báo cáo mới nhất của hội đồng giám sát rác thải điện tử thuộc Liên Hợp Quốc về vấn đề môi trường. Mỗi năm trong hàng triệu tấn rác thải điện tử và rác công nghệ, những bảng mạch và chân tiếp xúc của những món đồ vứt đi ấy chứa lượng kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc… với giá trị cỡ khoảng 10 tỷ USD. Theo ước tính trong báo cáo của hội đồng này, năm 2019, con người thải ra môi trường con số kỷ lục 54 triệu tấn thiết bị công nghệ và đồ điện tử không còn giá trị sử dụng, tăng 21% chỉ trong vòng 5 năm, và tương đương với việc mỗi cá nhân trên trái đất thải ra môi trường trung bình 7,3 kg.

Tinhte_Rac1.jpg

Bản báo cáo này đổ lỗi cho quá trình quản lý của chính phủ các quốc gia, và đổ lỗi cho các hãng sản xuất thiết bị, tạo ra những món đồ công nghệ và điện tử với vòng đời ngắn, một số thậm chí còn không thể sửa chữa, hỏng là sẽ trở thành rác điện tử. Các chuyên gia của ủy ban giám sát rác thải điện tử cho rằng, tình hình này là “một scandal hoàn toàn có thể phòng ngừa từ trước.”


Theo báo cáo này, những người sống ở Bắc Âu thải ra nhiều rác công nghệ nhất, trung bình 22,4 kg mỗi đầu người. Kế đến là Úc và New Zealand, trung bình 21,3 kg mỗi người. Con số này ở Mỹ và Canada là 20,9 kg. Tính trung bình ở châu Á và châu Phi, chúng ta xả thải đồ công nghệ hỏng hóc ra môi trường với tần suất thấp hơn nhiều, lần lượt là 5,6 kg và 2,5 kg mỗi đầu người trong năm 2019 vừa rồi.

Rác thải điện tử và công nghệ chứa rất nhiều nguyên liệu quý giá hoàn toàn có thể tái chế được, như đồng, thép, bạc, vàng, bạch kim, với giá trị ước tính sơ sơ khoảng 57 tỷ USD trong toàn bộ 54 triệu tấn rác công nghệ mà con người vứt bỏ trong năm vừa rồi. Nếu chỉ tính riêng kim loại quý, ước tính giá trị của chúng rơi vào khoảng 14 tỷ USD, nhưng chỉ tái chế được có 4 tỷ USD giá trị vàng, bạc hay bạch kim mà thôi. Còn lại phần lớn rác thải công nghệ hoặc bị đốt, hoặc bị chôn dưới lòng đất thay vì được tái chế.

Tinhte_Rac2.jpg

Dù xả thải rác điện tử nhiều nhất, nhưng châu Âu cũng có tỷ lệ tái chế rác điện tử cao nhất ở mức 42%, kế đến là châu Á nhưng chỉ ở mức 12%. Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Đại Dương chỉ có tỷ lệ 9%, còn ở châu Phi, con số này là 0.9%. Ở những quốc gia thu nhập trung bình và thấp, rác điện tử cũng được tái chế nhưng quy trình rất không an toàn, như đốt bo mạch điện tử để lấy lại đồng chẳng hạn. Quy trình này tạo ra khí độc chứa những kim loại nặng như chì, thủy ngân và cadmium, “từ đó gây ra tác động rất xấu tới sức khỏe công nhân cũng như trẻ em sống gần nơi xử lý rác thải công nghệ,” theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.

Chưa dừng lại ở đó, ước tính mỗi năm lượng thủy ngân trong màn hình, TV, đèn tiết kiệm điện và những món đồ điện tử khác bị chôn xuống đất đạt mức 50 tấn. Còn lượng khí nhà kính từ những chiếc tủ lạnh và tủ đông, điều hòa nhiệt độ bị hỏng tương đương với 98 triệu tấn carbon dioxide xả vào bầu khí quyển.

Kees Baldé thuộc trường đại học Liên Hợp Quốc tại Bonn, đồng tác giả bản báo cáo nói trên cho biết: “Rác thải công nghệ là một vấn đề đau đầu vì khối lượng rác thải đang tăng với tốc độ đáng báo động mỗi năm, và tốc độ tái chế không bắt kịp được với tốc độ con người xả thải. Điều quan trọng nhất là muốn xả rác thải điện tử, mọi người đều phải đóng một khoản phí tái chế, còn ở thời điểm bây giờ xả rác gần như tự do, miễn phí.”


Tinhte_Rac3.jpg

Mijke Hertoghs của Liên minh Viễn thông Quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc cho rằng: “Vấn đề lớn nhất hiện giờ là ở nhiều quốc gia, gần như không có hệ thống thu gom rác điện tử. Những công ty tạo ra các sản phẩm để người dùng vứt đi sau vài năm hiện giờ không có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với những món đồ trở thành rác thải do họ sản xuất ra, sau khi vòng đời sản phẩm kết thúc.” Tuy nhiên ông cũng ghi nhận giá trị tiềm năng của hàng triệu tấn kim loại quý còn sót lại trong hàng chục triệu tấn rác thải công nghệ. Ông Baldé cũng đồng ý với nhận định đó: “Nếu việc thu gom và tái chế được diễn ra với quy mô và tổ chức tốt hơn, quy mô kinh tế cũng sẽ tăng mạnh và đó sẽ là cơ hội cho cả một ngành kinh tế mới, hỗ trợ việc làm mới. Quỹ lương cho ngành kinh tế mới này cũng sẽ rất cao, và việc tái chế cũng sẽ giảm mạnh tác động của ngành khai mỏ đối với môi trường: “Một gram vàng khai thác để lại rất nhiều hậu quả cho môi trường sống.”


Maria Neira thuộc WHO cho biết: “Xử lý rác thải công nghệ không đúng cách đang tạo ra nguy cơ độc hại cho con người ở mức đáng báo động, chúng âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe của các công nhân môi trường và cả thế hệ sau nữa.” Theo cô, cứ 4 đứa trẻ tử vong trước tuổi 18 thì có 1 trường hợp là hệ quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ ô nhiễm môi trường.

Theo Guardian
64 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tái chế thì không biết chi phí sẽ ntn nhỉ
@taudayma Mà 1 kg vàng ở hiện tại mình đang comment có giá 57129usd từ đó suy ra giá trị vàng kiếm đự từ rác điện tử tại nhật là bao nhiêu 😃)
3 ngàn
ĐẠI BÀNG
4 năm
@taudayma Đúng là 1 người làm, 1000 nhà phản biện, 1 triệu nhà phê bình.
Thiết nghĩ mấy nhà phê bìn, nhà phản biện này cũng nên đem tái chế thôi
3 ngàn
ĐẠI BÀNG
4 năm
@3 ngàn Cứ để ngoài tự nhiên thế này cps khác gì ô nhiễm môi trường đâu 🌱
@Tuanvu10hp Biết là chi phí sẽ cao nhưng đại loại là, các kim loại quý thường hiếm, mà đem vứt mãi như thế, đến 1 ngày nó hết :d
Đừng lo. Sắp tới Apple sẽ ra mắt iPhone 12 k có cục sạc và tai nghe Earpods đi kèm. Tái định nghĩa bảo vệ môi trường.
https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2020/06/5059828_cover.jpg
@from team b with love Ko cần phải chọt ng ta thế đâu
hailua_tq
ĐẠI BÀNG
4 năm
@from team b with love 1 chiến lược cách mạng của áp bồ
Ko thể tin nổi, những con số biết nói này thật sự quá lớn, chúng ta đã & đang vô tình quẳng đi tiền tỷ mỗi 5 mà ko để ý 🤐
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@sharinran141 Có phải thời chiến tranh ngày xưa đâu mà xài hình thức này hả chú 😂
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 Nếu bay vào tái chế thì sẽ có bài: "Mỗi năm chúng ta quăng 20 tỷ USD chỉ để thu hồi 10 tỷ USD kim loại hiếm"
djbuj
CAO CẤP
4 năm
@crazysexycool1981 Asin . Ko dùng đc bác nghĩ sẽ lzi . 1 năm mua đồ cnghe giỏi vài chục củ chứ mấy bác . Đây là ng ta tính tổng số tiền từ việc tất cả các thiết bị bỏ đi mà bác . Bác coment lấy số lượng nhạt quá đi mất 😅😅😅
lv.thuy
ĐẠI BÀNG
4 năm
@uthalinh Cmt lấy số lượng, có kịp nghĩ đâu mà chẳng nhạt hả bác.
Biết sao giờ? Người tiêu dùng thì luôn muốn mua đồ rẻ, cty muốn có nhiều lợi nhuận. Hiện tại thì khai thác lại dễ hơn tái chế. Khi nào mà cán cân giá trị của kim loại khai thác vượt quá chi phí tái chế thì tự khắc sẽ có người/cty tìm cách tái chế. Trừ khi bây giờ có ai đó bỏ chi phí ra tài trợ việc tái chế thì may ra.
Đặc biệt là các máy Android vòng đời ngắn. Xài hơn năm là người dùng muốn bỏ trong khi đó Apple làm rất tốt, sắp tới IP 12 sẽ bỏ sạc 😆
@mannavod Chắc thiết kế ra sản phẩm khó sửa chữa cũng là một cách bảo vệ môi trường chăng?
@mannavod Apple tính vì môi trường cả rồi 😬
varentive
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Blitzwaffen ơ thế muốn mua 1 cái điện thoại chỉ mong nó hư dễ sửa ah? ;)))) nên mua android mau hư sửa cho dễ xong kẻo vài năm kiếm ko ra hàng thay.
Vứt đi cũng thể hiện một phong cách mà
Repost vào đây cho hợp trend. 1 ví dụ điển hình từng gây tranh cãi ngày xưa. Hồi ý cũng gay gắt lắm. 🤣

https://tinhte.vn/thread/vice-airpods-khong-phai-san-pham-tuong-lai-nhu-moi-nguoi-nghi.2957848


P.s: tt làm ăn kiểu j mà link ko hiện thumbnail vậy? 😳 Link bài viết của chính tt mà.
Đã vậy trên tinh tế này có nhiều bài viết khuyến khích xài đồ thải của các nước với danh xưng mỹ miều là hàng nội địa...tăng nhập rác thải của các nước về !!!!!!
nhqdat
TÍCH CỰC
4 năm
@khunghoang kinhte 2008 Sử dụng hàng nội địa là góp phần làm giảm rác thải điện tử đó bạn.
crabs
CAO CẤP
4 năm
@nhqdat Hay làm bãi rác cho họ?????
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
Không thể tin được hàng tỷ đô la đã bị vứt đi một cách vô nghĩa 😕
Muốn tái chế thì tốn 20 tỷ 😆)
@Tinluntit1010 Quá đúng, đó là lý do họ mang chôn chứ đâu thèm tái chế.
Cuộc sống được nâng cao thì luôn đồng nghĩa sự phí phạm . Mua món đồ mới quá dễ dàng thì những món đồ cũ cũng vứt đi ko khó .
Sử dụng đồ tái chế là bảo vệ môi trường , cái này ai cũng biết nhưng ít người thực hiện .
Nhà.nghèo dùng đồ hỏng sửa lại , đến khi nào ko sửa được thì mới bỏ .
Nhà có điều kiện thì chỉ cần một lỗi nhỏ cũng vứt đi hoặc cho , cũng nhiều khi bán rẻ .
Ko phải tự nhiên mà dân buôn hàng bãi Nhật ,Mỹ vẫn sống khỏe .
Bọn da trắng thượng đẳng lúc nào cũng cho mình là văn minh nhưng nói về xả các loại rác thì ... Nhất thế giới . Vậy kêu ca có ích gì ?
Làm thêm bài về nghề : Thu thập kim loại quý từ linh kiện điện tử bỏ đi nữa cho đủ bộ.
@Hà Duy Hiếu Nghề đấy ở VN có chưa nhờ?
@P.W Nghề đó một thời cha chú qua bên Liên Xô làm. Giờ vẫn còn. Tại Việt Nam thì Mình không rõ lắm.
Ngày xưa đồ rẻ linh kiện không cần tối ưu nguyên liệu, không gian nên chip được thu mua về nấu lấy vàng. Bây giờ vàng mắc, chíp bé tí mỏng dính nêu lấy vàng không còn tối ưu nữa
dongnajlinh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thu gom về kiếm ít triệu usd
@dongnajlinh Tiền gà quá tiền thóc =)) làm được chỗ tái chế để ra triệu đô vàng thì cũng mất ngần đấy tiền nhân hàng trăm lần lên.
Tái chế sẽ có rất nhiều thứ phải giải quyết
Bên m ngta vẫn mua xác đt cũ mà. Chắc để triết kim loại quý
_ Thực tế là việc đầu tư công nghệ, nhân lực, tài nguyên, môi trường cho tái chế rác thải điện tử còn tốn kém hơn giá trị các kim loại quý kia mang lại sau khi tái chế nên người ta mới không làm nhiều. Châu âu cũng chỉ tái chế 42% số rác thải điện tử và mình đọc ở đâu là còn được trợ giá đáng kể thì mới duy trì được con số đấy thì phải. Nói chung đào quặng lên bán vẫn có lời hơn nên người ta mới không đi tái chế nhiều (mà tái chế có chọn lọc etc )
Trước có xem tv nhà máy tái chế ra vàng, đồng ... từ rác điện tử.
oxechip
TÍCH CỰC
4 năm
Chỉ mong các hãng cho phép sữa chữa thay thế dễ dàng, giảm cũng nhiều lắm đó

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019