Trí tưởng tượng thường sẽ biến thành hiện thực trong hội họa và các nghệ thuật khác

tuanlionsg
8/7/2020 16:32Phản hồi: 32
Trí tưởng tượng thường sẽ biến thành hiện thực trong hội họa và các nghệ thuật khác
Năm 1886, nhà văn và phê bình nghệ thuật người Hy Lạp Jean Moréas đã xuất bản một chủ trương về Symbolism (Chủ nghĩa tượng trưng). Moréas miêu tả khái niệm này là “sự thúc đẩy hiện tại của tinh thần sáng tạo trong nghệ thuật”. Chủ nghĩa tượng trưng xuất hiện trong một phút lóe lên từ đòi hỏi của đời sống tinh thần, rồi sau đó được nuôi dưỡng và thành hình như một phong trào thiên về tính chủ quan hơn so với chủ nghĩa hiện thực.

symbolism-1.jpg
Gustave Moreau, “The Apparition” (chi tiết), vào khoảng năm 1886
(Photo: Wikimedia Commons [Public Domain])


Đên thế kỳ 20, khi Chủ nghĩa tượng trưng bắt đầu mất đi sự phổ biến và suy yếu, ảnh hưởng của nó vẫn còn được lưu lại dài lâu, chạm đến các phong trào nghệ thuật tiếp theo và truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ trong nhiều năm sau đó. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về thể loại nghệ thuật đậm tính mơ mộng này, khám phá mọi thứ từ nguồn gốc hấp dẫn đến di sản đầy mê hoặc của nó.


Chủ nghĩa tượng trưng là gì?


symbolism-2.jpg
Pierre Puvis de Chavannes, “The Dream” (Giấc mơ) 1883
(Photo: Wikimedia Commons [Public Domain])

Chủ nghĩa tượng trưng là một phong trào văn hóa diễn ra mạnh mẽ vào khoảng giữa thế kỷ 19. Đầu tiên, nó xuất hiện ở dạng thơ và viết, và sau đó là hội họa. Chủ nghĩa tượng trưng nổi lên trên hai thể loại văn học và nghệ thuật chính đó là: Chủ nghĩa lãng mạn - Romanticism (1800-1850) và Chủ nghĩa hiện thực - Realism (1840 - 1880). Khi mà những người theo Chủ nghĩa tượng trưng ủng hộ việc chú trọng vào cảm xúc mãnh liệt và huyền bí của Chủ nghĩa lãng mạn, thì họ từ chối sự tập trung của Chủ nghĩa hiện thực vào mọi vấn đề hàng ngày.


Đẩy cách tiếp cận này lên một tầm cao mới, những người theo Chủ nghĩa tượng trưng, bằng một cách rất chiến lược, đã tạo ra các tác phẩm có nội dung (dù được thể hiện bằng hình thức viết hay vẽ) đều đóng vai trò là biểu tượng của những ý tưởng sâu sắc hơn, chứ không phải chỉ là một phương tiện để tái tạo hiện thực. “Mỗi biểu hiện của nghệ thuật gặp phải sự bần cùng và kiệt quệ chết người”, Moréas đã viết trong Le Symbolisme, bản tuyên ngôn về Chủ nghĩa tượng trưng của ông, “theo sau đó là các bản sao của các bản sao, sự bắt chước của những tác phẩm bắt chước; những điều mới mẻ và tự phát thì trở nên sáo rỗng và phổ biến”. Ông cho rằng việc kết nối ước mơ và khai thác tiềm thức sẽ làm sống lại nghệ thuật và thổi sức sống mới vào bối cảnh văn hóa thiếu trí tưởng tượng.


Phong trào Chủ nghĩa tượng trưng
TRONG VĂN VIẾT


symbolism-3-1.jpg

Quảng cáo


Frédéric-Auguste Cazals, “7e Exposition du Salon des Cent”
(chi tiết nhân vật là Paul Verlaine và Jean Moréas), 1894
(Photo: Wikimedia Commons [Public Domain])

Khi Moréas xuất bản Le Symbolisme trên tờ Le Figaro của Pháp vào ngày 18 tháng 9 năm 1886, ông đã tìm cách thiết lập vị thế cho Chủ nghĩa tượng trưng như là một phong trào nổi bật. Để thực hiện điều này, ông chính thức chấp nhận thuật ngữ Chủ nghĩa tượng trưng là tên của phong trào, với lưu ý rằng “tên đó có thể tồn tại mãi”. Ông cũng thảo luận về các giá trị của thể loại vừa chớm nở, bao gồm nhấn mạnh vào sự thuần khiết, nổi loạn chống lại “giáo dục, tuyên bố, cảm giác sai lầm, [và] mô tả khách quan”, và không tán thành Decadent Movement (Phong trào suy đồi), một thể loại đương đại với những đặc trưng của sự phù phiếm quá mức và sa đà vào sự kỳ ảo.

Trên cả những phẩm chất trừu tượng của Chủ nghĩa tượng trưng, bản tuyên ngôn cũng nêu ra những cân nhắc về kỹ thuật của nó. Theo Moréas, những người theo Chủ nghĩa tượng trưng bao gồm “những khúc gợn sóng”, “những dấu chấm lửng bí ẩn”, "những câu thơ về dòng chảy”, và những công cụ viết khác được các nhà thơ quan tâm đến vì có thể “tự do phóng đi những phi tiêu dữ dội của ngôn ngữ”. Những yếu tố của Chủ nghĩa tượng trưng này đặc biệt rõ ràng trong thơ văn xuôi của Charles Baudelaire, các tác phẩm phức tạp của Stéphane Mallarmé và nghệ thuật thơ của Paul Verlaine.

Bên cạnh thơ ca, những nhà văn theo Chủ nghĩa tượng trưng cũng viết văn xuôi, và họ xuất bản chúng theo kỳ, như Le Figaro, và những tạp chí văn học, bao gồm Le Plume.

TRONG MỸ THUẬT


symbolism-4.jpg

Quảng cáo


Gustav Klimt, “Judith I,” 1901
(Photo: Wikimedia Commons [Public Domain])

Không giống như các nhà văn, các nghệ sĩ theo Chủ nghĩa tượng trưng không có một sự thống nhất về thẩm mỹ hoặc phong cách duy nhất. Thay vào đó, công việc của họ được tiêu biểu hóa bởi một sở thích chung trong việc triển khai các bức tranh và bản vẽ của họ với các tài liệu tham khảo cá nhân và các ẩn dụ rời rạc, thường mơ hồ. Thông thường, các tác phẩm của họ thường liên quan đến các chủ đề khiêu dâm, lãng mạn, bệnh hoạn và huyền bí. Khi biểu tượng học đứng thứ hai sau các ý tưởng, thì tồn tại một loạt các chủ đề về Chủ nghĩa tượng trưng.

Gustave Moreau và Pierre Puvis de Chavannes, là hai ví dụ của việc ưu ái những chủ thể mang tính mơ mộng, có nguồn gốc từ các chuyện cổ tích huyền bí; Gustav Klimt ưa thích vẽ chân dung thanh tao của phụ nữ và mô phỏng những câu chuyện ngụ ngôn siêu thực; Edvard Munch thì lại rất xuất sắc trong các bức tranh tối tăm và buồn tẻ; và Odilon Redon là người thích khám phá tất cả mọi thứ từ những bông hoa trôi sông đến những loài nhện hình người thể hiện trong thứ mà ông tin là màu sắc tâm linh nhất: màu đen.

Màu đen là màu sắc thiết yếu nhất”, Redon chia sẻ. “Nó truyền tải sức sống mãnh liệt của một sinh vật, năng lượng và tâm trí của sinh vật đó, tâm hồn của nó, và sự phản chiếu về sự nhạy cảm của sinh vật. Mỗi người đều cần tôn trọng sắc đen này. Không ai và không điều gì có thể nhục mạ nó. Nó không làm cho con mắt cảm thấy thoải mái, và nó cũng không khơi dậy bất cứ sự gợi cảm nào. Nó là tác nhân của tâm trí, hơn rất nhiều so với những màu sắc đẹp nhất trong bảng màu hay trong lăng kính”.


Ảnh hưởng


symbolism-5.jpg
Alphonse Mucha, posters cho triển lãm “The Slav Epic”, 1928
(Photo: Wikimedia Commons [Public Domain])

Chủ nghĩa tượng trưng vẫn là một phong trào phổ biến ở Pháp, Nga và Bỉ trong thế kỷ này. Tuy nhiên, đến năm 1910, nó đã dần giảm đi sự nổi bật - nhưng đương nhiên không quên để lại một di sản sâu sắc.

Các nhà văn sau đó đã tìm đến các nhà thơ theo Chủ nghĩa tượng trưng để tìm cảm hứng trong nhiều thập kỷ. Cụ thể, như nhà văn Wallace Fowley đã lưu ý, "kể từ thời kỳ phong phú của Chủ nghĩa tượng trưng. . . thơ ca Pháp đã bị ám ảnh bởi ý tưởng về sự thuần khiết” - một khái niệm được các nhà thơ theo Chủ nghĩa tượng trưng tiên phong. Tuy nhiên, không chỉ các nhà văn đồng nghiệp là những người đã tìm đến các tác phẩm này. Các nhà soạn nhạc cũng đã trích dẫn những bài thơ thuộc Chủ nghĩa tượng trưng như thể là nàng thơ của họ, ví dụ như Claude Debussy, Clair de lune (tác phẩm dựa trên một bài thơ của Paul Verlaine) là một điển hình đặc biệt nổi tiếng.

Các nghệ sĩ theo chủ nghĩa hiện đại cũng bị lôi cuốn vào Chủ nghĩa tượng trưng. Nghệ sĩ Art Nouveau - Alphonse Mucha - một nhân vật đương đại, đã thích ứng và phỏng theo phong trào với cách sử dụng phép ẩn dụ và hình ảnh mơ mộng để tạo ra những câu thần chú và tranh vẽ và hình in về sự tội lỗi. Les Nabis, một nhóm những người theo trường phái yêu thích màu sắc, cũng thích kết hợp các biểu tượng có ý nghĩa vào tranh của họ, trong khi các nhà Siêu thực (Surrealism) lại cố gắng kết nối sự nhấn mạnh vào trí tưởng tượng của Chủ nghĩa tượng trưng, nổi tiếng dựa vào tiềm thức như một nguồn sáng tạo.

Trí tưởng tượng thường thường sẽ biến thành hiện thực” - nhà tiên phong cho Chủ nghĩa siêu thực André Breton đã chia sẻ.



Nguồn: mymodernmet
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tranh vẽ các nữ thần (hoặc phụ nữ) Hy Lạp thời Phục Hưng toàn nude không nhỉ.
@Bạn và 500 Anh Em nam cũng nude ko riêng gì nữ bạn ạ 😆)
@Bạn và 500 Anh Em Ngày xưa chưa có làm ra vải dc nên ko có phải nude 😆😆😆😝
@Bạn và 500 Anh Em bức đầu tiên, mình sẽ cắt bỏ 1/3 bên phải. Ai cho mình link hires với. Vẽ đẹp quá.
@c0mmand0 https://ids.lib.harvard.edu/ids/view/17329117?width=3000&height=3000
Tìm kiếm bằng hình ảnh thôi
@Bạn và 500 Anh Em Người ta có câu đẹp khoe, xấu che. Mục đích để tôn vinh vẻ đẹp hình thể người phụ nữ. Mình cũng rất thích ngắm nhưng tiếc là ngoài đường ít người khoe
ericlam988
TÍCH CỰC
4 năm
Thới xưa trang phục khá mát mẻ
Khá mát mẻ. Trong phim thấy cũng thế, ko giống phim cổ trang tq @@
@toivaem986 Người Châu Á mình sao mà hở hang như Châu Âu được văn hóa khác nhau mà.
@Bao andr ios 3493 Chắc bạn chưa xem văn hoá thời Tuỳ Đường rồi =]] Toàn bưởi dưa hấu ko à =]] muoamuoa
“Trí tưởng tượng thường thường sẽ biến thành hiện thực” Tôi biết các ông đang nghĩ gì rồi đấy nhé 😁
adthuyanh
TÍCH CỰC
4 năm
@Bon Rực Rỡ “Chân gồng tay xóc óc tưởng tượng”
;)
@Bon Rực Rỡ Nghe như đang hút cần nhỉ 😃
tamdinh69
TÍCH CỰC
4 năm
@adthuyanh Thủ dâm tinh thần thường xuyên dễ dẫn đến liệt cậu nhỏ, hehe
Mấy ông họa sĩ, nhà điêu khắc toàn mơ gì không à
@WXYZ Mơ về vẻ đẹp hoàn mỹ thoát tục của con người thôi mà!!!
dukichlang
TÍCH CỰC
4 năm
Bảo sao bên phương tây nó bắt học sinh học 1 khóa cảm nhận nghệ thuật, thằng nào thích thì tiến sau vào tìm hiểu rồi vẽ vời đủ thứ.
Nude quá
Sison
TÍCH CỰC
4 năm
Thực ra đọc nhanh cả bài cũng ko hiểu “Trí tưởng tượng thường thường sẽ biến thành hiện thực” thể hiện ở ví dụ nào
@Sison Tui đọc chậm, đọc đi đọc lại còn chẳng hiểu. Nên đọc bài tiếng anh...dễ hiểu hơn nhiều
dukichlang
TÍCH CỰC
4 năm
Theo bức hình này thì đây là sản phẩm của trí tưởng tượng hay là sản phẩm có thật ?
image002-1.jpg
IQ52
TÍCH CỰC
4 năm
nay tinhte lấn cả sang hội họa à, riêng tranh Mucha thì mình dành riêng 1 folder, thích nhất bộ Slav Epic và Le Pater
Alphonse Mucha. Le Pater(2) 1899.jpg
Tranh châu âu hồi xưa toàn chim cò, vếu các thể loại. Mình chỉ cảm nhận tranh tới được đây thôi, bác nào hậu duệ của picasso xin đừng ném đá 😆
Trí tưởng tượng rất tốt và vẽ cũng rất đẹp, mình rất thích xem những bức hình thế này
bài này lang man khó hấp thụ quá 😔
zackichun
TÍCH CỰC
4 năm
Sử dụng LSD sẽ giúp bạn trí tưởng tượng bay xa
hoan_tbd45
TÍCH CỰC
4 năm
Cảm giác như quay lại môn văn học nghệ thuật nước ngoài ngày xưa. Đọc được xíu chóng mặt quá 😔
Tranh mình chỉ thích cái hình nhiều số và 1 hình kèm theo thôi 😁
tamdinh69
TÍCH CỰC
4 năm
Xét về bộ môn âm nhạc em cũng thấy đúng đó á
Ví dụ như khi em nghe được 1 nốt cao hoặc cảm được 1 cách hát nào đó thì auto em hát được đúng nốt đó & copy được đúng cách hát đó
thời xưa có vẻ khá thoáng về tư tưởng, ko đề cao quá nhiều về đạo đức, thuần phong mỹ tục nên tranh ảnh "thiếu vải" là bình thường. Giá mà thời nay cũng như thời xưa nhỉ =)))
dukichlang
TÍCH CỰC
4 năm
@toilatoi199x Ông đang áp văn hoá khổng tử vào văn hoá phương tây à?
tắm đầu là về 1 bà ghét chồng bứng đầu lên coi chơi à, p ko các bác

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019