"Đối diện với định kiến xã hội" - Dự án ảnh tạo tác động lớn & lan truyền cảm hứng nhiếp ảnh

tuanlionsg
2/8/2020 2:47Phản hồi: 36
"Đối diện với định kiến xã hội" - Dự án ảnh tạo tác động lớn & lan truyền cảm hứng nhiếp ảnh
Nhiếp ảnh gia dắt chúng ta đi qua dự án kéo dài một năm của cô, trải dài trên nhiều thể loại - từ chân dung, chuyện kể, tranh vẽ tường khổ lớn, và một cuộc gây quỹ bán hình in để lên tiếng đấu tranh vì quan điểm về vẻ đẹp thân thể và những người phụ nữ da màu chuyển giới.

Hậu trường cảnh chụp của Camila Falquez

Camila Falquez là một nhiếp ảnh gia và nhà làm phim gốc Colombia, Mexico, và Tây Ban Nha, hiện cô đang sống tại New York. Camila sử dụng nhiếp ảnh bởi khả năng biến những niềm tin của chúng ta thành sự thật. Cô chia sẻ, “Nhiếp ảnh có năng lực hiện thực hóa những điều không tưởng. Nó có khả năng tạo ra một thực tế mà chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy”. Với khái niệm này trong đầu, Camila - cùng với rất nhiều các tác phẩm của cô - đã có mặt trên tạp chí Vogue, tờ báo The New York Times, Dream Magazine, Sleek, Perdiz, The Fader, và cô cũng hợp tác cùng nhiều nhãn hàng danh tiếng như Nike, Hermes, và Loeffler Randall.

camila-falquez-being-in-history-photography-i.width-1440_b7R5fH3YqItaNq53.jpg

Được truyền cảm hứng từ con người, các tác phẩm của Camila vì thế mang tính đại diện cho con người trong mọi hình dạng, thể chất, và trong tất cả mọi hình hài vinh quang đa dạng của nó - có lẽ là cũng được truyền cảm hứng bởi những năm tháng lúc còn nhỏ khi cô còn học múa ballet. Hãy nhìn vào dự án trước của cô Humanidad aqua arriba để hiểu thêm; hai người mẫu - một người da màu và một người da trắng - được cùng xuất hiện, và cùng nâng niu hình ảnh cho nhau. Với chiến thuật trong đầu, cô đã trưng ra sự khác biệt giữa màu da bằng hình ảnh cận mặt, và những bức hình sâu sắc đó như những lời nhắc nhở về mối liên kết giữa chúng ta, cho dù bề ngoài chúng ta có khác biệt như thế nào. Trong số rất nhiều những bức chân dung và những hình ảnh của cộng đồng đầy lôi cuốn - đặc biệt là nhóm những người thiểu số và bị lề hóa trong xã hội - cô cũng thực hiện một serie với tiêu đề Geiko, và quan sát cách Camila ghi hình chủ thể của mình trong bộ đồ truyền thống của Geisha, khi nhân vật đang dạo qua những đường phố lạ lẫm trong màn mưa.


camila-falquez-being-in-history-photography-i.width-1440_1r247j1RtElfhpsF.jpg

Gần đây, Camila đã bắt đầu ra mắt website Being in History. Cô đã khởi động dự án này trong phòng studio của mình hơn 1 năm trước, Camila đã mời một số người bạn đến để chụp series hình chân dung. Khi cô rửa film, cô đã nhận ra chiều sâu của dự án này. “Tôi nhận ra rằng tôi đang nắm trong tay một thứ vĩ đại to lớn hơn bản thân tôi rất nhiều. Những bức chân dung đầu tiên là những cá thể mạnh mẽ, đang kể lại câu chuyện mà lâu lắm rồi chúng ta không được nghe, về vẻ đẹp”. Với ý tưởng này, cô đã đi theo một cuộc khám phá cá nhân để không những được học về lịch sử mà còn biết thêm về nghệ thuật.

camila-falquez-being-in-history-photography-i.width-1440_f31qaXFECD8zZS5x.jpg

Những điều Camila học được đã được thể hiện trong sự liên kết rõ rệt giữa quyền lực và vẻ đẹp: “Những người này giống hệt với những người trong những bức tranh mà chúng ta thường trầm trồ ngước nhìn trong bảo tàng, trong dáng đứng của quyền lực”, cô chia sẻ, “và tôi hiểu rằng bằng cách thay đổi định nghĩa về ai là người được coi là đẹp, ai sử hữu nhân phẩm và sự vương giả, chúng ta sẽ thay đổi cách xã hội hiểu về quyền lực”. Cuộc khám phá của cô đã mở ra nhận thức về trách nhiệm của cô với tư cách là người làm-ra-hình-ảnh, và trách nhiệm này lớn lên cùng với sự nhận thức của cô về chủ đề này, và cách cô sẽ giới thiệu những hình ảnh này ra với thế giới. Điều tuyệt vời nhất là, dù Camila không bao giờ kỳ vọng rằng những bức hình cô chụp sẽ được thế giới đón nhận trong bối cảnh này, cô cũng nói: “khi vấn nạn toàn cầu này bắt đầu, tôi nhận ra rằng tôi không còn có thể giữ những bức hình này cho riêng mình nữa.”

camila-falquez-being-in-history-photography-i.width-1440_HbH7W8TFQG3oGihJ.jpg

Quyết tâm hoàn thành series, Camila quyết định sẽ tự phát hành những bức hình và sẽ giới thiệu từng bức hình kèm theo câu chuyện của chủ thể với tư cách là cốt lõi tinh hoa của dự án. Cô thực hiện việc này bằng cách gửi hình đến cho từng chủ thể trong chính bức hình đó, trước khi họ cùng cô quyết định xem câu chuyện và tự sự sẽ được diễn giải như thế nào, cũng như có thêm chia sẻ của chủ thể về vấn đề quyền lực, vẻ đẹp, và lịch sử. “Chúng tôi cũng đem in hình để có thể bán gây quỹ cho những cuộc biểu tình lên tiếng ủng hộ phụ nữ da màu chuyển giới”, Camila giải thích về việc cô đạp xe tới Manhattan mỗi ngày trong vòng 2 tuần để tìm kiếm một bức tường hoàn hảo để làm nền cho hình ảnh của mình, và bức tường đó sẽ được che phủ bởi một hỗn hợp bột lúa mạch. “Sau khi nói chuyện với hơn 50 người chủ cho thuê nhà, tôi đã tìm ra 6 bức tường tuyệt đẹp để dán hình của dự án lên đó. Và cùng với sự quyết tâm và hỗ trợ từ những người bạn của tôi, chúng tôi đã dán những bức hình này lên đường phố của khu West Village và Chelsea - cũng chính là nơi 50 năm trước đã diễn ra cuộc bạo loạn The Stonewall.” (Chú thích: Bạo loạn Stonewall là một chuỗi những cuộc bạo động mang tính tự phát nhằm chống lại một cuộc vây bắt của cảnh sát Mỹ diễn ra vào sáng sớm ngày 28 tháng 6 năm 1969 tại quán rượu Stonewall, làng Greenwich, vùng Hạ Manhattan, Thành phố New York. Cuộc bạo loạn được thúc đẩy bởi các Drag queen, chủ yếu là Marsha P. Johnson.

camila-falquez-being-in-history-photography-i.width-1440_ubH5AojXPjCZwlFe.jpg

Sự kiện này thường được nhắc tới như là vụ việc đầu tiên trong lịch Hoa Kỳ khi mà cộng đồng đồng tính Mỹ phản kháng lại một hệ thống của chính phủ Mỹ nhằm trừng trị những người tình dục thiểu số, và nó trở thành sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đấu tranh cho các quyền của người đồng tính ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.)

Quảng cáo



camila-falquez-being-in-history-photography-i.width-1440_rw9vRfHCstZfdkpV.jpg

Đối với những bức hình trong dự án này, Camila chỉ ra tầm quan trọng của việc để chủ thể tự phát hành những bức hình của họ - dù cho có thể có người đánh đồng việc đó với việc thiếu nhân sự làm chỉnh sửa và biên tập. “Được là (being) là sự kết hợp giữa các thể tồn tại khác nhau, và cái nào cũng đều đẹp và mang tầm ảnh hưởng lớn”, cô chia sẻ. Mỗi bức chân dung đều đáng nhận được sự chú ý của khán giả, với từng chủ thể đưa ra câu chuyện của riêng họ, để chia sẻ góc nhìn của họ, trong dự án này. Cô miêu tả việc này là một “phong trào được tạo ra bởi chính chúng ta, cho chúng ta”, mục tiêu của Camila với dự án Being in History là để chủ thể được cảm thấy được nhìn nhận, và được đẹp.

Screen Shot 2020-08-02 at 9.25.06 AM.jpg

Tôi hy vọng những bức hình này sẽ thâm nhập vào câu chuyện thường được kể của xã hội về vẻ đẹp và quyền lực, và tôi hy vọng mọi người sẽ dám đối mặt với chính sự sợ hãi và nỗi đau của họ về giới tính”, cô kết luận. “Tôi hy vọng dự án sẽ giúp những người sống ngoài hiểu biết về giới tính và sống trong nó, mong rằng họ sẽ có thể vượt ra khỏi những thứ thường thấy, vượt ra khỏi chính dự án này, và sớm thôi, những chủ thể của hình ảnh này (và tất cả những ai thấy họ hiện diện trong dự án này) sẽ được góp mặt trên những bức tường của bảo tàng, ở tất cả các tiểu bang, ở vị thể của người nắm quyền, và được có những công việc bình thường. Cuối cùng, tôi hy vọng những chủ thể trong hình này có thể có quyền được tồn tại, và đơn giản là được làm chính họ.”



VogueES_teatro_5web.jpg

Quảng cáo

36 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

V ú quá trời. Ấn tượng tấm ảnh chân giả mà nude nhất
Mấy ông râu ria nhiều quá mà mặt đầm khó tiếp thu thiệt. Bớt râu nhìn đỡ hơn
@Timkelvin Có lẽ cũng do ý của tác giả í, họ muốn nó thể hiện mạnh hơn về ý tưởng thể hiện, nhỉ?
@tuanlionsg Đúng rồi, kiểu cơ bản thì mình không chấp nhận được dù không có kì thị. Mà nếu mình bàn tán và quan tâm như này thì đúng ý tác giả rồi 😂
xyzmen
CAO CẤP
4 năm
Mình có mấy người bạn LGBT, chơi với họ bình thường, tính họ rất tốt, chơi với nhau rất thân. Nguyên tắc là không đụng chạm cơ thể (nếu họ không chủ động, thậm chí là xã giao) không đề cập đến giới tính, cuộc sống riêng, mối quan hệ của họ. Các bạn ấy rất, rất bình thường.
@megatroll Tay nhanh hơn não à? Đọc hết cmt đi rồi hãy nói. Or không hiểu tiếng Việt à?
@caocaolatre199x Tôi hiểu hết điều bạn nói.
Bạn nghĩ chơi thân thì phải đụng chạm cơ thể?
Uh thì đụng chạm cơ thể thì làm sao? Ông nghĩ gay động vào cơ thể ông là lên à?
@megatroll Bó tay. Đầu óc chỉ có "lên" vs "xuống" vs "hứng thú" thôi à? Stop nhé.
ndkhanhs
ĐẠI BÀNG
4 năm
@megatroll Ông bình loạn chán bome 😆) nói vớ vẩn
bình thường
vuhuynhat
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hướng đi của nhiếp ảnh gia có thể đã sai "chọn hình tượng cao quý có tính lịch sử " để tạo cảm giác tương đồng cho cộng đồng lgbt , để những người có giới tính bình thường có thể hiểu họ là những người bình thường từ lâu , nhưng những người bình thường như mình lại chỉ cảm thấy họ cách biệt bởi thái độ , quần áo , màu sắc trên bức hình
Soullegend
ĐẠI BÀNG
4 năm
@vuhuynhat nếu 1 người có chiều cao hơn bạn nhiều, học giỏi hơn bạn nhiều, giàu hơn bạn nhiều...thì bạn có thấy họ cách biệt không? chúng ta khác nhau, chúng ta phải tôn trọng quyền tự do của mỗi người, họ có quyền mặc, nhuộm, xăm những gì họ muốn miễn là ko trái pháp luật. Cái quan trọng ở đây là quyền con người.
vuhuynhat
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Soullegend Cái mình đề cập nhiếp ảnh gia cần họ hòa đồng và mọi người hòa nhập nói không với tách biệt cần sự đồng cảm ở mặt tối nội tâm , còn cái bạn nói đó thể hiện cá nhân trong một cuộc thi cái này sẽ nên nằm ở 1 chủ đề khác ko nên nằm trong nhóm lgbt , họ không đủ tách biệt sao ?
zô xem được mấy cái zếu, nay hên vãi
@locthuyforever Chời đất ơi 😁 Cuối tuần vui vẻ nhé.
gabaybong
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hình đẹp, nội dung truyền tải đúng ý tác giả !
Những bức ảnh này tôi không thích lắm
@Doan Van Kha Cảm ơn bạn, nói rõ quan điểm. Chúc vui nhé.
ark_ff9
CAO CẤP
4 năm
@Doan Van Kha Không thích thì đừng xem. Ai thích thì xem.
Khâm phục tư duy của tác giả!
@phucprolangtu Họ làm được cái họ nghĩ.
Nhìn qua tưởng cu em đóng vai nữ trong 1977vlog 🤣
5095104_camila-falquez-being-in-history-photography-i.width-1440_rw9vRfHCstZfdkpV.jpg
Định kiến do chính họ tạo ra bởi cách sống, thái độ,....., thậm chí họ còn cố tình nhắc nhở mọi người xung quanh khi thấy họ "bị" coi như người bình thường.
Rev
CAO CẤP
4 năm
thấy cái núm đen thui nè 😁
Ấn tượng. Nhưng ko mê được 😔
Kalanhikov
TÍCH CỰC
4 năm
Không phải cái gì quăng lên cũng là nghệ thuật, cũng như vụ chuối dán băng dính lên tường cũng vậy thôi.
ntduy1909
ĐẠI BÀNG
4 năm
bài viết bổ ích quá
nhìn nghệ mà
Pacesharevn . com : Bài viết hay quá thank tác giả !
Tien Garis - Phu kien tu bep, phu kien tu quan ao Garis cần tìm đối tác ! Liên hệ Email: tientn@sg . garis . vn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019