Không phải chip 7nm nào cũng giống nhau: 7nm là gì, các loại dây chuyền 7nm hiện nay

Duy Luân
11/8/2020 0:56Phản hồi: 117
Không phải chip 7nm nào cũng giống nhau: 7nm là gì, các loại dây chuyền 7nm hiện nay
cover_home_soc_7nm.jpg

Khi chúng ta nói về SoC trong điện thoại ngày nay chúng ta sẽ nói về dây chuyền 7nm. Tuy nhiên không phải mọi chip 7nm đều giống nhau, ngay cả khi chúng đều cùng được sản xuất bởi 1 công ty (TSMC). Mình đọc được bài giải thích về 7nm này rất hay, viết lại cho anh em đọc chung.

Hiện tại có một số dây chuyền đang được dùng để làm chip 7nm như sau:
  • TSMC N7: Snapdragon 855, HiSilicon Kiron 990, Apple A12, AMD Zen 2
  • TSMC N7P: Snapdragon 865, Apple A13
  • TSMC N7+: HiSilicon Kirin 990 5G
  • Samsung 8LP: Exynos 9820, Snapdragon 730
  • Samsung 7LPP: Exynos 9825

Đó, anh em thấy rằng tuy rằng cùng series chip nhưng chúng vẫn có thể được sản xuất bởi các dây chuyền rất khác nhau. Thậm chí có cả dây chuyền 8nm từ Samsung nữa kìa, nó chỉ “to” hơn chỉ 1nm mà thôi.

Ngày nay, con số 7nm không phải là kích thước bóng bán dẫn, cũng không phải là kích thước giữa 2 cực của bóng bán dẫn như ngày xưa. Nó chỉ đơn giản là tên gọi cho dây chuyền sản xuất mà thôi. Số càng nhỏ thì người tiêu dùng sẽ nghĩ rằng nó càng xịn, và nó giúp các hãng cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ. Bạn có thể xem ý nghĩa thực tế trong bài: 14nm, 10nm, 7nm... thật sự có ý nghĩa là gì?


Trước khi đi tiếp, anh em cần xem hình này. Nó là lát cắt của 1 bóng bán dẫn, và các kích thước quan trọng khi nói về một bóng bán dẫn hiện đại. Khoảng cách giữa hai cái “vây” (fin) gọi là gate pitch (GP), còn chiều cao của cả bóng bán dẫn gọi là cell height. Còn khoảng cách giữa hai đường nội liên kết (interconnect) trong bóng bán dẫn gọi là minimum metal pitch (MP, hay M1 pitch).
Kich_thuoc_ban_dan.png

Snapdragon 855 sản xuất bởi 2 dây chuyền 7nm?


TSMC bắt đầu vận hành sản xuất hàng loạt dây chuyền 7nm của mình vào tháng 4/2018. Theo kế hoạch của TSMC, tiến trình 7nm là kế hoạch dài hạn, trước đó là 16nm. Với TSMC thì 10nm là một kế hoạch ngắn hạn trong lúc chuyển đổi từ 16nm xuống 7nm mà thôi.

Như ở trên mình có đề cập, các lô chip 7nm đầu tiên (N7FF - FF là FinFet) được sử dụng trong chip Qualcomm Snapdragon 855, Huawei Kirin 990 hay các chip AMD Zen 2. TSMC nói rằng so với dây chuyền 16nm thì dây chuyền 7nm của họ tăng tốc độ cho chip tối đa 35-40% khi chạy ở cùng mức điện năng, hoặc giảm điện năng tiêu thụ xuống thì có thể tiết kiệm đến 65% so với trước. Đây chỉ là những con số lý thuyết, còn chip thực tế sẽ thấp hơn.

Dây chuyền N7 của TSMC dùng công nghệ deep ultraviolet (DUV - tia cực tím sâu) để khắc ra các bóng bán dẫn khi nhúng miếng silicon vào argon fluoride (ArF). Gate pitch của bóng bán dẫn được giảm xuống còn 57mm, còn interconnect pitch là 40nm. So với các thế hệ trước của chip Intel thì bóng bán dẫn trong chip TSMC nhìn sẽ như thế này.

7nm_3.jpg

Lưu ý rằng hình này lấy từ WikiChip, và số liệu của WikiChip cũng như một vài bên đều khác nhau. Ví dụ, TSMC nói dây chuyền 10nm của họ có GP=64nm, MP=42nm, nhưng khi trang TechInsights nghiên cứu kĩ hơn thì họ thấy rằng con số đúng phải là 66nm và 44nm, còn WikiChip thì lấy số 66nm và 42nm. Anh em nhớ để ý vụ này, trong bối cảnh bài này thì sự chênh lệch như vậy là tạm chấp nhận.

Ở dây chuyền TSMC N7, phần rãnh của bóng bán dẫn sử dụng cobalt thay vì tungsten như thế hệ trước nên điện trở của phần này được giảm đi 50%. Chiều dài, chiều rộng của fin cũng thay đổi (nếu bạn vẫn chưa rõ thì fin là phần “vây” trồi lên của bóng bán dẫn trong công nghệ sản xuất FinFET. Nó là phần màu cam trong hình bên dưới, còn phần màu xanh được gọi là gate).

Quảng cáo


Việc tăng chiều cao của fin sẽ giúp cân bằng hiệu quả của cả bóng bán dẫn trong khi giảm được hiện tượng nhiễu điện, củng cố cường độ dòng điện hiệu dụng (Ieff) và điện dung hiệu dụng (Ceff).

chip_7nm_4.jpg

Tuy nhiên, dây chuyền TSMC N7 có hai giải pháp, một cái tập trung vào hiệu năng cao (HP - high performance), một cái tập trung vào việc giảm điện năng tiêu thụ (HD- High Density). Bên dưới là sự khác biệt giữa fin pitch của các thế hệ.

7nm_5.jpg

Rõ ràng mật độ bóng bán dẫn của 7nm HP và 7nm HD cũng khác nhau. Dây chuyền N7 HD có mật độ 91,2 MTr / mm vuông (MTr là 1 triệu bóng bán dẫn, như vậy bạn có thể đọc số này là 91,2 triệu bóng bán dẫn trên diện tích 1 mm vuông). Dây chuyền N7 HP thì có tới 65 Mtr / mm vuông. Sự khác biệt rất lớn.

Nếu bạn chưa hiểu được những con số này, đừng lo, bạn có thể hình dung nó bằng cách nghĩ về một số con chip cụ thể:

Quảng cáo


Năm 2019, Qualcomm nói rằng dây chuyền N7 cho phép con chip Snapdragon 855 có thêm khoảng 30-35% "chip area bonus" (so với thế hệ Snapdragon 845 trước đó dùng dây chuyền 10nm của Samsung), bao gồm các mạch logic, khu vực để chứa SRAM, và các loại IC khác. Nói cách khác, Qualcomm có thể dùng 30-35% đế chip cho những tính năng khác mà không phải làm chip to lên. Qualcomm nói thêm: ở cùng mức tiêu thụ điện, Snapdragon 855 có tốc độ nhanh hơn 10% so với 845, còn nếu giữ tốc độ hai chip như nhau thì Snapdragon 855 dùng ít điện hơn 35%.

Snapdragon 855 có tổng cộng 6,7 tỉ bóng bán dẫn. Nhân CPU của nó được chia làm 3 nhóm:
  • 1 nhân Cortex-A76 (Kryo 485 Gold) chạy ở xung nhịp 2,84GHz
  • 3 nhân Kryo 485 Gold chạy ở xung 2,42GHz
  • 4 nhân Cortext-A55 (Kryo 485 Silver) chạy ở xung nhịp 1,8Ghz
Với cụm 3 nhân 2,42GHz, Qualcomm nói hiệu năng của nó tốt hơn 20% so với Snapdragon 845 ở cùng mức năng lượng, trong khi cụm nhân A55 thì tăng hiệu năng 30%. Tất nhiên, ngoài việc tăng số bóng bán dẫn thì còn phải kể đến sự cải tiến về mặt kiến trúc nữa. Hai thứ này cộng lại mới ra được hiệu năng cao hơn như đã nói ở trên.

Snapdragon-855-Details-980x577.jpg

Một điều thú vị đó là 1 trong các nhân Kryo 485 Gold được làm bằng dây chuyền N7 HP, còn 2 nhân kia dùng dây chuyền ND. Sự kết hợp này sẽ tăng chi phí đấy, nhưng Qualcomm có ý đồ và muốn như thế. Như vậy, bạn có thể thấy là ngay cả trên cùng 1 con chip thì nhân 7nm cũng chưa chắc đã giống nhau.

N7P và N7+


N7 là thế hệ đầu tiên của dây chuyền 7nm mà TSMC sử dụng. Năm ngoái hãng giới thiệu thêm N7P (N7 Performance) là thế hệ thứ hai. Nó vẫn dùng tia cực tím để khắc bán dẫn, và hoàn toàn tương thích với các chip đã từng sản xuất với dây chuyền N7. N7P có thể tăng hiệu năng thêm khoảng 7% ổ cùng mức tiêu thụ điện, hoặc giảm tiêu thụ điện 10% nếu chạy ở cùng tốc độ.

Chip Apple A13 trong iPhone 11 đang dùng dây chuyền N7P, Snapdragon 865 cũng thế.

N7+ và N7P thì lại khác nhau. Dây chuyền N7+ sử dụng tia cực tín cực ngắn (EUV - extreme ultraviolet) để khắc một số lớp quan trọng trong chip. N7+ bắt đầu đi vào vận hành vào nửa sau năm 2019, nó có thể tăng được mật độ bóng bán dẫn lên 1,2 lần, hiệu năng tăng 10% ở cùng mức tiêu thụ điện, hoặc giảm 15% điện nếu chạy cùng tốc độ.

Nói tóm lại, N7+ tốt hơn N7P. TSMC nói năng suất dây chuyền N7+ của họ gần như tương đương với N7.

Con chip Kirin 990 5G của Huawei được sản xuất bằng dây chuyền N7+ này.

Hiện tại TSMC đã giới thiệu dây chuyền N6 (6nm) rồi, nó sử dụng EUV để khắc thêm một số lớp nữa (ít nhất 5 lớp, hiện N7+ chỉ là 5 lớp). Tuy nhiên, N6 chỉ là giai đoạn chuyển tiếp, không phải kế hoạch dài hạn. Cũng cần nói thêm rằng kế hoạch của TSMC chôN cũng sẽ khác, vì hai dây chuyền này không tương thích với nhau.

Nguồn: EETimes
117 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bhuubao
CAO CẤP
4 năm
Bước tiếp theo sẽ là dây chuyền 5nm hay 6nm nhỉ?
@Trungsao1987 Có mấy đứa iFan đòi so 865 với A14 kìa 😃 lấy lí do là phải so sánh cùng năm cho "công bằng", hoặc là 821 so với A10 (2 con này thời gain ra mắt rất gần, cách có 4 ngày à) trong nó chỉ là nâng cấp nhỏ của 820, trong khi 835 mới là đối thủ trực tiếp của nó. Android có truyền thống dùng chip cùng cấp với Apple trễ hơn 1 năm rồi mà kha khá người vẫn còn tư tưởng đó thì sao lại trách mình hỏi.
Freenday
TÍCH CỰC
4 năm
@bắc54 are you sure about that =)) ếch ngồi đáy giếng :v
camzhin
ĐẠI BÀNG
4 năm
Những bài như này của Duy Luân đang góp phần giữ 2 chữ "công nghệ" cho tinhte.
huybm
TÍCH CỰC
4 năm
@camzhin Cũng nhiều người viết về computer, đánh giá hiệu năng laptop, mobile, phân tính linh kiện, phối hợp thiết bị mà bạn...
hết hồn, tưởng 7cm 😅
@caffeinezzZ 7 phân còn nhìn thấy được.
dlcr
TÍCH CỰC
4 năm
Nghe nói dây chuyền 10mm của intel ngon về số lượng bóng bán dẫn và xịn về chất lượng performance không kém gì 7 nm của tsmc(amd) asssss có bài nào nói về cái này k
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@ragefighter tui khen hồi nào nhỉ =)), cái nào tốt thì tui nói tốt không thì thôi.
một ông lớn như intel đi thuê vì nguồn cung từ nhà không đủ đáp ứng, ừ thì cứ cho là bị thọt đi nhưng ai mà biết được sau này khi tiến trình đạt giới hạn thì đâu nó cũng vào đó cả
@BenGlo thôi bớt xạo ke đi thím. thím lục lại cm của thím lúc trước xem. Ở đó còn chối ah?
nguồn cung ở nhà ko làm được chứ ko đủ đáp ứng nha thím.
Có intel bị giới hạn tiến trình chứ mấy ông kia có kế hoạch từ lâu rùi thím. thím làm như ai cũng kém như intel ah? bán giá cpu thì cắt cổ. công nghệ cổ lổ sỉ.
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@ragefighter khiếp nói về làm được hay không thì nó không khó như ông đang tưởng, intel hay bất kỳ hãng bán dẫn đều có thể và đã làm được những con chip 7nm thậm chí là 3nm rồi, nhưng cái vấn đề ở đây là làm ra sản phẩm đầu tiên rồi đấy nhưng nó có ổn định hay không sau cùng là có bán ra hay chỉ để nghiên cứu cho nó tốt trước.
ừ không hạn chế, sau này tất cả đều xuống 3nm thậm chí là 1nm thì cũng hết đát.
@BenGlo nằm mơ hả thím? 7nm còn chưa có mà tưởng tượng 3nm hả thím? intel nội bộ còn chưa có plan nào 3nm mà thím dám chém gió có thể và đã hả thím?
sau này của intel 3nm chắc 10 năm nữa đó thím.
Bởi mới nói thím nhà quê như intel vì các hãng khác đã nghiên cứu vật liệu mới hơn 10 năm nay rùi chứ ko phải lay hoay 10nm như intel đâu.
Cả finfet còn bị kiện bản quyền thì nằm mơ xuống 3nm đó thím.
Phúc Luca
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài viết hay quá.
Bước tiếp chắc là 5nm 😁
bobo19966
ĐẠI BÀNG
4 năm
Ơ thế 10nm của intel bằng 7nm của hãng khác là thật hã ta :v hóng bài phân tích kĩ hơn :v

P/s: Và hiện tại chip kirin 990 5G đang xài dây chuyền xịn nhất :v hèn chi mát vs tiết kiệm pin vậy :v
anhmk95
TÍCH CỰC
4 năm
@max-20091 giá trên nóc nhà sao 1-2 năm gần đây lại cận giá AMD thế nhỉ 😃) nó hút máu thì có
mushu
TÍCH CỰC
4 năm
@max-20091 Đó là lý do Intel cần dây truyền có tỷ lệ lỗi siêu thấp. Vì nếu không may lỗi là toi cả con chip. Và theo báo cáo thì dây truyền 10nm của intel không đảm bảo sản lượng có lẽ do tỷ lệ lỗi còn cao nếu đem sản xuất chip có die lớn thì hỏng nhiều quá nên thiếu hụt sản lượng. Còn AMD chơi bài chia khối khá hay. Lỗi thì bị vào một khối con còn các khối khác vẫn xài được.
@anhmk95 Nó xài tiến trình 14nm mới rẻ vậy chứ 10nm làm còn chưa ra hồn mà đòi giá rẻ 😆
Bài này mình đọc lâu rồi nhưng ko hiểu hết. Đại khái có 2 cái này:

True 7nm EUV áp dụng trên Kirin 990 5G chạy bằng TSMC N7+ và xịt lốp 9825 Samsung 7nm LPP. Mấy con xài N7 và N7P của TSMC đều là DUV + nguồn sáng ArF (bước sóng 193nm), so với nguồn sáng EUV của N7+ thì mẫu mạch kém chính xác hơn. 10nm + ArF < 7nm + ArF < 7nm + EUV.

Mật độ bóng bán dẫn mới thực sự là cái quan trọng, thường thực tế thấp hơn công bố. Có ảnh nhưng nguồn ko đảm bảo chính xác hết.

Bài của Mod đã dịch vắn tắt hết cỡ rồi, bài gốc dài hơn. Các bạn thích thì có thể đọc.

P/s: bài trên sai 1 chỗ là tấm wafer silicon ko đc nhúng vào vào nguồn sáng. nguồn nó chảy từ trên máy qua photomask rồi ịn mẫu mạch lên wafer. Wafer chỉ đc nhúng/tráng qua acid để ăn mòn đi rồi lại quay lại khắc tiếp bằng nguồn sáng. Cản quang là cái đi cùng nguồn sáng, nó cản sáng ko cho đi qua nên chỗ nào có hoặc ko có cản quang rửa acid nhiều lần sẽ thành mẫu mạch như ý.
tsmc density with 7nm.png
Đọc xong k hiểu mô tê gì cả 🤣😂. Thớt viết mà thớt có hiểu k? Nếu hiểu thì cho hỏi 1 bóng bán dẫn có diện tích bao nhiêu, bóng này cách bóng kia bao nhiêu, 7nm là khoảng cách của cái gì?
@ragefighter nó vẫn làm nhiều được mà, nó maximize diện tích thôi, nên cái của bạn nói về việc tăng transitor không chắc chắn là lý do. Nếu có thì cho mình xin cái link đọc thử.
@Duy Luân thì lý do mấy con 14nm của intel giờ tdp tăng tới 250w đó trong khi mấy năm trước chỉ 140w hết cos. Đó là lý do các hãng chạy đua giảm transistor chứ nhét thêm nhiều tăng diện tích có là bao đâu?

https://tinhte.vn/thread/tim-hieu-ve-tien-trinh-vi-xu-ly-tai-sao-cac-hang-lai-chay-dua-tien-trinh-nho-co-loi-gi.2994784/

"Dĩ nhiên việc thu nhỏ tiến trình có giá trị của nó, nhất là với những thiết bị di động như điện thoại hay laptop với pin là nguồn sống. Như đã đề cập từ đầu, tiến trình nhỏ hay kích thước bán dẫn nhỏ hơn sẽ dùng ít điện năng hơn để xử lý cùng một phép tính so với các tiến trình lớn hơn. Ngược lại với cùng một mức điện năng tiêu thụ, vi xử lý tiến trình nhỏ hơn, mật độ bán dẫn lớn hơn sẽ có thể xử lý được nhiều phép toán hơn so với vi xử lý tiến trình lớn."


Cũng có câu chốt này nè. để tăng hiệu năng mà giảm tiêu thụ năng lượng giúp giảm tỏa nhiệt. thay vì nhồi các transitor kích thước to sẽ nóng và hao điện.

https://genk.vn/tai-sao-cac-nha-san-xuat-chip-khong-tang-kich-thuoc-chip-de-tang-so-luong-transistor-ma-phai-tim-moi-cach-de-thu-hep-chip-2019041011562773.chn

"Tăng cường thêm mật độ bóng bán dẫn không phải là nguyên nhân duy nhất cho việc các nhà sản xuất liên tục tìm cách chuyển sang các tiến trình nhỏ hơn: bên cạnh nhiều ưu điểm khác, các bóng bán dẫn nhỏ hơn sẽ sử dụng ít năng lượng hơn.

Trong khi một con chip lớn hơn dù có nhiều bóng bán dẫn hơn, nhưng lại không làm các bóng bán dẫn đó có hiệu quả năng lượng cao hơn. Bạn vẫn có thể tích hợp thêm một số tính năng lên die chip kích thước lớn đó, nhưng mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi bóng bán dẫn vẫn sẽ giữ nguyên, với cùng tần số và điện thế.

Tại sao các nhà sản xuất chip không tăng kích thước chip để tăng số lượng transistor mà phải tìm mọi cách để thu hẹp chip? - Ảnh 4.
Die chip của Intel Core i7-5960X với 8 lõi 16 luồng ra mắt năm 2014.


Điều đó sẽ kéo theo một giới hạn khác: đó là về điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị. Đối với các máy tính desktop, điện năng tiêu thụ cao sẽ cần có thêm các bộ phận tản nhiệt và làm mát. Còn đối với các thiết bị di động, giới hạn về điện năng sẽ càng trở nên quan trọng hơn khi chúng đều chạy bằng pin."

Viết bài về công nghệ bán dẫn nm mà cái lý thuyết căn bản này lại ko biết ah? Chỉ đơn giản tăng mật độ thì các hãng chẳng tốn tiền đầu tư dây chuyền nm nhỏ làm gì mà sử dùng 18nm hay 14nm cho rẻ, cứ việc nhồi thôi phải ko?
@ragefighter Để đọc sau nha 😆 giờ buồn ngủ quá
@Duy Luân ngủ sớm vậy?
stevedat
TÍCH CỰC
4 năm
765G thì sao?
@stevedat hình như 7nm tsmc
@mimi_emyeu ss chứ tsmc gì thim? google đi thím
1 con chip chỉ là phi kim ,kim loại vô tri vô giác mà sao nó điều khiển cả 1 bộ máy phức tạp nhỉ ?
@Thiếu nữ thôn quê Sức mạnh của toán học đó bạn.
ddamme
TÍCH CỰC
4 năm
@Thiếu nữ thôn quê Con chip bác đang nói nó chả có gì ghê ghớm đâu, nó chỉ có đóng cách cho tín hiệu chạy qua hay không thôi, ngôn ngữ mà nó hiểu chỉ là 0:1 thôi, cái bác dùng 2 từ “ điều khiển” đó nó nằm trong mọi phần mềm khi họ viết và cuối cùng xuất ra ngôn ngữ máy. Không tin thì bác thử hỏi tất cả anh em học bên điện tử xem khi build xong 1 cái ct gì khi nạo vào chip đều phải biên dịch lại cho nó và cái ngôn ngữ này chỉ có 0 và 1 thôi chứ con chip nó cũng không ghê ghớm gì đâu 😃
khoa-ckd
TÍCH CỰC
4 năm
@Thiếu nữ thôn quê Có bài này trên yt á bác. Các trans sẽ được nối với nhau tạo thành cổng so sánh or và and, nhiều cổng or và and này lại kết hợp với nhau thạo thành một mạch logic để tính các phép tính đơn giản, các phép tính đơn giản nối với nhau thành phép tính phức tạp... Ngoài ra trên chip còn có cổng Nor, dùng để đóng tắt mạch điện khi cần thay đổi công thức tính nữa.
@khoa-ckd Mấy cái or and nor liên quan đến bitwise thì phải, cái bitwise này khó học bm @@
@Still Alove Đó là lý do người ta làm tháng tính bằng chục ngàn, thậm chí trăm ngàn đồng B.Franklin... 😃
trước em cũng thấy chip trên máy tính khó hơn
dlcky
TÍCH CỰC
4 năm
Có thể intel sẽ tạo đột phá lớn với tình hình bế tắc hiện nay, dù sao thì chúng ta cũng không thể thu nhỏ như thế này mãi được.
New Hope
ĐẠI BÀNG
4 năm
Exynos 990 hình như 7nm nhỉ
@New Hope 7nm euv
hgbinh
TÍCH CỰC
4 năm
mấy bài học thuật lắm thế này sẽ không thấy mặt thằng bot @crazysexycool1981 vô chém gió Intel mua bài như thể nó có kiến thức lắm =)))
quân ken
TÍCH CỰC
4 năm
@hgbinh Kkk sao mà tiêu cực bức xúc đến nổi lôi tên người ta vào thế bác
@hgbinh Biết mịa j đâu mà chém ^^
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
Một rổ lỗi chính tả.
nguyenrm
ĐẠI BÀNG
4 năm
Không phải vô cớ mà thằng Tàu Cộng cứ muốn nuốt Đài Loan.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019