Vài dòng viết ngắn về lịch sử chiếc đồng hồ đeo tay

P.W
11/8/2020 10:22Phản hồi: 196
Vài dòng viết ngắn về lịch sử chiếc đồng hồ đeo tay
Cover_Dongho.jpg

Có lẽ, không một món trang sức nào của người đàn ông lại kết hợp hoàn hảo được cả công năng lẫn thẩm mỹ như chiếc đồng hồ đeo tay. Và tương tự, cũng hiếm có món phụ kiện hay trang sức nam nào có được đông đảo người quan tâm và hâm mộ như chiếc đồng hồ cả. Giữa cái thời smartwatch và điện thoại di động hiển thị thời gian còn chính xác hơn cả đồng hồ cơ, hiển thị được cùng lúc nhiều múi giờ và có những tính năng chỉ có những chiếc đồng hồ triệu Đô mới làm được, đã có người nghĩ rằng, thế giới đồng hồ cơ sẽ dần biến mất, như những món trang sức phụ kiện khác như mắt kính đơn hay đai nịt kéo tất không để bị nhăn vậy.

Tinhte_Dongho1.jpg

Nhưng không, ở năm 2020, người ta vẫn tự hào với chiếc đồng hồ kim trên cổ tay, với cỗ máy cơ khí hiển thị thời gian mà đôi khi phải tiết kiệm nhiều năm ròng mới mua được.

Tinhte_Dongho13.jpg


Và thực tế thì, dù lịch sử ngành đồng hồ đã trải dài hàng trăm năm, nhưng lịch sử của chiếc đồng hồ đeo tay lại không dài đến mức đó. Tất cả bắt đầu với chiếc đồng hồ quả quýt anh em xem phim cổ hay nhìn thấy trong túi áo gilet của những quý ông. Giờ này anh em có bói ra cũng không thấy mấy người cầm đồng hồ quả quýt ra đường xem giờ nữa, nhưng chí ít đến cuối thế kỷ 19, “đàn ông là phải dùng đồng hồ quả quýt.” Còn đồng hồ đeo tay nhỏ nhắn giống như một món trang sức thay thế cho chiếc vòng đeo tay của các chị em. Thực tế thì cũng không chỉ là một quyết định về mặt thời trang, đồng hồ quả quýt cũng có một lý do rất thực dụng, khiến đàn ông lựa chọn:

Trước thế kỷ XX, chiếc đồng hồ xem giờ rất dễ bị những yếu tố ngoại cảnh tác động: Độ ẩm, nhiệt độ, bụi rất dễ lọt vào bên trong và ảnh hưởng tới từng cái bánh răng, lò xo, từng linh kiện bên trong, từ đó khiến đồng hồ bớt chính xác. Những người đàn ông khi ấy đều làm việc trong những môi trường lắm khói bụi, nhiệt độ cao, thậm chí vài người thì ở trong quân đội, ngành đường sắt hay những ngành đòi hỏi sự chính xác trong thời gian. Cũng vì thế, nhu cầu xem giờ chính xác của nam giới khi ấy cao hơn các chị em nhiều. Thời trang thì không thể nào phang thời tiết được, nên đồng hồ quả quýt không chỉ là lựa chọn về mặt thẩm mỹ, mà còn cả công năng nữa.

Tinhte_Dongho2.jpg

Có lẽ, ví dụ đầu tiên của một chiếc đồng hồ “đeo tay” là khi những người lính Anh Quốc ra trận, tham gia cuộc chiến tranh Miến Điện và xứ Boer cuối thế kỷ XIX. Trên cổ tay họ là chiếc vòng tay bằng da, có ngàm để lắp đồng hồ quả quýt lên đó. Nhờ vậy, những người lính không cần phải lôi đồng hồ từ trong túi ra nữa, mà nó nằm ngay trên cổ tay, xem giờ rất tiện lợi. Đến những năm 1890, vài công ty bắt đầu sản xuất và bán loại đồng hồ này ra thị trường, thậm chí đôi khi còn thêm thắt vài phụ kiện rất hữu ích như la bàn trên dây da để tìm đường chẳng hạn. Chúng thường được quảng cáo dưới cái tên đồng hồ “Campaign” hay “Service”, không chỉ hướng tới những người lính.

Tinhte_Dongho3.png

Những người lính Anh Quốc từ Miến Điện và Boer trở về vẫn tiếp tục đeo chiếc đồng hồ mà họ tin tưởng trên cổ tay. Và những người đàn ông khác, nhìn thấy những con người dám hy sinh vì Tổ quốc đeo một món đồ họ từng coi là “trang sức đàn bà”, nên cũng dần bắt chước đeo theo.

Tinhte_Dongho4.jpg
Jack London, tác giả hai tác phẩm kinh điển: Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã, và Nanh Trắng.

Quảng cáo


Các hãng đồng hồ cũng rất nhanh nhạy với thị trường. Họ không chỉ sản xuất “đồng hồ quả quýt đeo được lên cổ tay”, mà vào cuối thế kỷ XIX, họ cũng bắt đầu nghiên cứu chế tạo những chiếc đồng hồ đeo tay đúng nghĩa, gọn gàng trên cổ tay người dùng. Một trong những cái tên đầu tiên ấy là Girard-Perregaux. Giờ anh em thấy đồng hồ Girard-Perregaux chỉ ở một góc khuất mà chỉ những người thực sự hâm mộ mới để tâm đến, và họ gần như lẩn khuất sau cái bóng của những cái tên nổi tiếng đương đại như Omega hay Hublot. Nhưng họ từng có quá khứ vô cùng hào hùng, với nhiều khách hàng tầm cỡ, như nữ hoàng Victoria, hay vua Farouk xứ Ai Cập. Girard-Perregaux là một trong những thương hiệu đầu tiên sản xuất đại trà đồng hồ đeo tay cho cánh nam giới, đặc biệt là cho những người lính thuộc Hải quân Hoàng gia Đức. Một cái tên khác vẫn tồn tại đến ngày hôm nay là Waterbury Clock Company, giờ anh em biết đến với cái tên Timex cũng làm điều tương tự, trong cùng khoảng thời gian ấy.

Tinhte_Dongho5.jpg

Đến năm 1907, Louis Cartier thiết kế một chiếc đồng hồ đeo tay cho người bạn của mình, phi công người Brazil Alberto Santos-Dumont. Dòng đồng hồ ấy đến giờ vẫn tồn tại và mang tên Santos, hay đầy đủ là Santos de Cartier:

Tinhte_Dongho12.jpg

Tuy nhiên thời kỳ ấy, doanh số của các hãng sản xuất đồng hồ đeo tay cho nam giới không ổn cho lắm. Cơ bản phần đông đàn ông vẫn muốn bên trong chiếc áo gilet của họ là một chiếc đồng hồ quả quýt lên cót tay lôi ra ấn bụp một cái bung nắp che để xem giờ, hoặc có chăng cũng chỉ mua đến dây wristlet để lắp đồng hồ quả quýt vào cổ tay.

Nếu nói là góp công thì sẽ hơi phũ phàng, vì tổn thất đối với nhân loại là không thể đong đếm được, nhưng thực sự hai cuộc Chiến tranh Thế giới đầu và giữa thế kỷ XX đã định hình lại cái nhìn của đồng hồ đeo tay trong mắt các anh em khi ấy.

Quảng cáo


Tinhte_Dongho6.jpg

Thế chiến thứ Nhất là nơi những cỗ xe tăng và khí cụ cơ giới lên ngôi, trong khi con người ở mỗi phe thì cố thủ trong những giao thông hào, với những trận chiến gần như không hồi kết. Và chiếc đồng hồ đeo tay cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến ấy. Trước Thế chiến thứ Nhất, những đợt tấn công được cấp trên chỉ thị và các cánh quân phối hợp nhờ dấu hiệu để những người lính quan sát. Nhưng những trận chiến ở Thế chiến thứ Nhất có quy mô quá lớn, và những người lính đều trốn dưới giao thông hào, nên việc tạo ra những dấu hiệu trực quan không phải lựa chọn tối ưu. Vì thế, đồng hồ được sử dụng để những người lính cùng đồng bộ thời gian, qua đó thực hiện việc tấn công một cách hiệu quả nhất thông qua thời điểm đã nhất trí trước đó.

Để làm được điều này, những sĩ quan Anh Quốc tiếp tục dùng chiếc đồng hồ đã theo họ trên chiến trường Boer và Miến Điện: Cái đồng hồ quả quýt gắn vào dây da. Nhưng rồi vài người bắt đầu chọn những chiếc đồng hồ đeo tay được thiết kế và sản xuất để chịu đựng những tác động trên chiến trường, mặt số đồng hồ có cả khung kim loại bảo vệ mặt kính, hay những tinh chỉnh khác về độ bền. Nhưng cùng lúc, những cỗ máy thời gian ấy vẫn giữ được thiết kế đầy tinh tế và gọn gàng. Những công ty đồng hồ ở Anh cũng bắt đầu “chạy theo trend” để sản xuất những chiếc “trench watch” phục vụ những người đang ăn dầm ở dề trong từng con giao thông hào ngoài chiến tuyến.

Trong số những nhà sản xuất đồng hồ đó, có cả Hans Wilsdorf. Anh em sẽ nhớ và quen thuộc với thương hiệu ông khai sinh ra hơn là chính cái tên của nhà sản xuất đồng hồ lừng lẫy:

Tinhte_Dongho10.jpeg

Trench watch không được một công ty duy nhất sản xuất, và những sĩ quan hay người lính muốn trang bị đồng hồ đeo tay để ra trận cũng phải tự mua vì quân đội không cung cấp chúng như những trang bị tiêu chuẩn. ĐIều này tạo ra một thị trường trench watch bùng nổ, với những sản phẩm mà ngày hôm nay anh em hoàn toàn có thể lên eBay tậu về một chiếc làm đồ sưu tầm.

Cuộc cạnh tranh bán đồng hồ giữa thời chiến tranh này cũng giúp cho những đột phá về công nghệ và cơ khí hiện diện trên chiếc đồng hồ. Kim giờ và vạch số được quét một lớp radium dạ quang để nhìn giờ trong bóng tối. Mặt kính thủy tinh thông thường được thay thế bằng mặt kính tinh thể khó vỡ để chịu lực tốt hơn. Chân lug để lắp dây da được kéo thẳng ra từ vỏ case đồng hồ, nhìn thẩm mỹ và hiệu quả hơn nhiều. Mặt số sứ được thay bằng mặt số kim loại. Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, chính là case đồng hồ có nắp lưng chống nước và bụi, giúp đồng hồ vận hành chính xác hơn.

Tinhte_Dongho7.jpg
Giống hệt như những cựu chiến binh trở về từ Boer hay Miến Điện, những cựu chiến binh Thế chiến thứ Nhất trở về với chiếc trench watch trên tay, và công chúng cũng bắt chước theo, hệt như vài chục năm về trước. Và đến năm 1930, doanh số đồng hồ đeo tay ở Anh Quốc lần đầu vượt mặt đồng hồ quả quýt.

Nãy giờ chúng ta mới chỉ nói về châu Âu, cụ thể hơn là nước Anh. Vậy còn Mỹ thì sao? Tốc độ thay thế từ đồng hồ quả quýt sang đồng hồ đeo tay ở đây chậm hơn nhiều. Ngày 9/7/1916, tờ The New York Times có một bài viết đưa ra câu hỏi mà họ không thể lý giải, vì sao những người châu Âu bắt đầu đeo những chiếc đồng hồ giống như trang sức phụ nữ. Những cỗ máy thời gian chuyển từ túi áo gilet sang cổ tay mọi người, và xu hướng này rõ ràng phải có một cách giải thích nào đó.

Tinhte_Dongho9.jpg

Bài viết hơn trăm năm trước của người Mỹ viết như thế này: “Gần đây, người Mỹ coi đồng hồ đeo tay giống như một trò đùa không hơn không kém. Những danh hài đã sử dụng chúng như một công cụ gây cười cho khán giả.” Nhưng giờ nó không còn là trò cười nữa: “Dịch vụ điện thoại và tín hiệu từ xa, vốn đã trở thành thứ vô cùng quan trọng trong chiến tranh hiện đại đã khiến việc đeo đồng hồ trở thành một việc cần thiết đối với những người lính. Cách thực dụng duy nhất là đeo đồng hồ lên cổ tay, nơi thời gian có thể được quan sát nhanh nhất có thể, thứ mà đồng hồ quả quýt không thể làm được.”

Tinhte_Dongho10.jpg

Những cải tiến trong công nghệ liên lạc đã giúp quân đội có thể hiệp đồng tác chiến một cách vô cùng chính xác, và cảm giác giữa trận chiến, bỏ tay ra khỏi khẩu súng trường để thò tay vào túi lôi đồng hồ ra xem giờ có vẻ không hợp lý?

Và rồi, từ một công cụ phục vụ trên chiến trường, chiếc đồng hồ đeo tay dần trở thành một biểu tượng thời trang dành cho đàn ông và phụ nữ, với những món đồ chơi đầy ấn tượng ra mắt những năm 60 và 70 của thế kỷ trước. Những người làm văn phòng chọn dress watch từ những năm 60 để có một món đồ xem giờ gọn gàng dưới ống tay áo sơ mi. Những thợ lặn cần một chiếc đồng hồ xuống nước không bị áp lực khiến vỡ nát. Những tay đua cần một chiếc đồng hồ đếm xem họ chạy một vòng đường đua hết bao lâu,… Nó bắt đầu phục vụ nhiều nhu cầu dân sự hơn, với nhiều tính năng được khám phá và hoàn thiện với tốc độ công nghệ thay đổi nhanh chẳng kém gì thời kỳ máy tính điện tử.

Tinhte_Dongho8.jpg

Nếu đầu thế kỷ XX, những cuộc chiến tranh đã giúp chiếc đồng hồ đeo tay có chỗ đứng trên thị trường, thì đến giữa thế kỷ, kỷ nguyên truyền hình và điện ảnh đã trở thành công cụ đem những cái tên đình đám nhất đến với công chúng. Điệp viên 007 do Sean Connery thủ vai trong Golfinger có thể đi bơi mặc mỗi cái quần xà lỏn nhưng trên tay vẫn phải có đồng hồ. Hay những buổi truyền hình trực tiếp nơi công chúng nhìn thấy chiếc Vulcain Cricket, hay Rolex Day-Date dây Presidential vàng óng ả trên tay Lyndon Johnson hay Richard Nixon cũng là một ví dụ khác.

Tinhte_Dongho11.jpg

Năm 2013, Alexis McCrossen, giáo sư sử học trường đại học Southern Methodist, tác giả cuốn “Dấu mốc thời gian: Lịch sử đồng hồ, đồng hồ đeo tay và những công cụ thời gian trong lịch sử Mỹ” nói rằng, với sự ra đời của smartwatch, vòng quay lịch sử “bỏ đồng hồ quả quýt, chọn đồng hồ đeo tay” sẽ diễn ra, nhưng lần này là với những chiếc đồng hồ cơ. Cô cho rằng, việc con người dùng smartphone ngày càng nhiều cũng khiến đồng hồ đeo tay bớt phổ biến, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, những người dùng chiếc điện thoại để xem giờ, cùng rất rất nhiều công năng khác. Ở một khía cạnh nào đó, cô nói cũng không sai, vì để nhận định một cách công bằng, giờ chúng ta mua đồng hồ để đeo cho đẹp, chứ chẳng mấy ai coi việc xem giờ là điều quan trọng như xưa nữa.

Nhưng còn nhận định smartwatch sẽ thay thế hoàn toàn đồng hồ cơ? Hẳn chúng ta đều đã có câu trả lời cho riêng mình.

Tham khảo Art of Manliness, The Atlantic
196 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tóm tắt bài viét là không thể lấy cái quá khứ để áp dụng cho tương lai . Chấm hết .
Fải thừa nhận SW & SB đang thịnh hành hơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại, phong trào đeo những chiếc như AW hay các thương hiệu khác gần như thấy ở everywhere nhưng cảm giác đâu đó vẫn thấy bóng dáng 1 cơ số ít người sử dụng ĐHC, có lẽ ĐHC ít nhiều vẫn có chỗ đứng giữa thế giới hiện đại ngày nay, khó mà lui vô dĩ vãng 😎
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@danghoa_nd e dân kỹ thuật thôi ạ. thấy giá đó vừa tầm. chỉ lo k biết có phải chính hãng k. thấy nó cũng có nhiều mẫu nhiều loại dây
Bò kho
TÍCH CỰC
4 năm
@crazysexycool1981 Trong tâm hồn cứng rắn của đàn ông đôi khi vẫn len lỏi chút yếu mềm của phụ nữ mà 😁😁😁😁
@Bò kho Tròn quá kiểu đúng nghĩa đen thì ko phải gu của mình 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
danghoa_nd
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Bò kho Ko căng đâu bác. Đặt joma về có mấy mẫu size 38.39 giá về vậy thôi ạ
Mr Dulo
CAO CẤP
4 năm
vài dòng mà dài nhỉ
@haichin tưởng vài dòng vào đọc xem sao mà bị cuốn tới cuối luôn
Mr Dulo
CAO CẤP
4 năm
@THONG_PQ 😅😅😅
Rev
CAO CẤP
4 năm
@Bui Duy Loc cuộn con chuột quá trời mới hết bài 😆
Mr Dulo
CAO CẤP
4 năm
@Rev haha
Mod này viết bài về đồng hồ hay thật sự!
@Lê Phú Khương Xào nấu là nghề của blogerviet
reaper911
TÍCH CỰC
4 năm
@Lê Phú Khương Mê lão này viết về đồng hồ và game 😁 có chất lượng thật sự.
@reaper911 He he đúng rồi bác. Mình cũng mê đọc mấy bài đồng hồ của ổng
nima1984
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Lê Phú Khương bác làm quả chữ ký đá móc đá xoáy hay quá, ngoài ra bác trả lời cũng chuẩn, cho thèng cha điên cuồng sex bớt cmts nhảm nhảm lại😆)
bài viết rất hay
dkchoi
TÍCH CỰC
4 năm
Bài viết hay quá.
Đang đeo Apple Watch series 4 bản thép, tính mua cái Omega De Ville mà thấy hơi tiếc tiền
Bò kho
TÍCH CỰC
4 năm
@harry.pham16 Cái omega đổi lấy 10 cái serie 4 đó vẫn còn dư 😁😁
@harry.pham16 Tiếc thì ko nên mua ... khi nào mà mình cảm thấy mua mà ko suy nghĩ thì mua. Giờ mua bác sẽ hụt hẫng lắm đấy!
@Bão Sài Gòn Mua sợ không đeo mà đeo AW nhiều hơn
@Bão Sài Gòn Apple Watch bản thép tới $750 lận, titan $850, còn gốm thì $1200
@harry.pham16 Giờ không đeo 10 năm sau đeo vẫn được chớ SW thì chỉ 3-4 năm
hungtomtest
ĐẠI BÀNG
4 năm
cũng có sở thích đồng hồ
@hungtomtest Chủ yếu khoe của
Đồng hồ là trang sức của đàn ông.
Nên thà đeo đồng hồ rẻ tiền mà chính hãng hơn là đeo hàng mỹ kí (fake)

Bác nào cùng quan điểm với e k?
@phamthanhhieu178 Phụ nữ cũng có đồng hồ mà
hihiun
ĐẠI BÀNG
4 năm
@phamthanhhieu178 Đồng quan điểm
ph@m.duy
TÍCH CỰC
4 năm
Có cái đồng hồ cổ truyền dùng 5 năm năm mà kính sapphire nó vẫn như mới. Nhưng đang tính đeo aw nhờ những tính năng thông báo.
binhle976
ĐẠI BÀNG
4 năm
@ph@m.duy Bán đi
đã từng dùng qua cả đống SW, chán phèo
Hẳn là “vài dòng ngắn ngủi” 😆
@BlackBerryz Thế này là quá ngắn rồi bạn.
Ko lẽ bây giờ đeo 2 cái 2 tay chứ ... aw tay trái ... con cơ tay phải 😆
@Bão Sài Gòn Mình cũng từng có ý định vậy hahha
@Lê Phú Khương Kkk
giờ người ta quan trọng sức khỏe nữa nên ít nhiều chuyển qua smarwatch rồi, mình cũng yêu đồng hồ cơ nhưng nó hơi nặng và chỉ để xem giờ là chủ yếu
@bthieu2212 Quan trọng sức khoẻ cần gì smartwatch. Đeo cái tracker của Garmin, Fitbit ngon hơn nhiều
Non-IT
ĐẠI BÀNG
4 năm
@bthieu2212 Dân chơi đồng hồ cơ thì hoặc họ dành thời gian thể dục giữ sức khỏe, hoặc họ có hẳn bác sĩ riêng, chứ cái đám đeo SW chủ yếu đi lòe người khác chứ giữ sức khỏe cái nỗi gì! Chưa kể có cái SW nào mà có chức năng siêu phàm tới độ thay thế hết cả những thiết bị y tế chuyên dụng khác! Nói ra là thấy....nhảm rồi bác ơi!
@bthieu2212 Xàm, lo mà tháo đồng hồ nhảy vào mà nâng tạ đi, sức với chả khỏe, đeo vào lòe thiên hạ là chính.
@Non-IT Bạn nói đúng mình sáng chạy bộ chiều tập gym đây ,chủ yếu cho sức khoẻ ,nhưng rất oải khi đeo mấy cái đồng hồ cho thể thao,hầu như nó chẵng có ích gì cho thực dụng còn vướng víu mất thời gian vì nó,cuối cùng đành bỏ ra
Tiếc tiền nên trấn An đeo để nhận thông báo, Nhưng nhận thông báo cũng đâu có yên gặp mấy cái nhóm, nó bảo Liên tù tì bực cả mình cuối cùng đành tắt, duy nhất ưng mỗi cái báo thức có rung ,là ok
Non-IT
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tinhphieulang77 Dạ đúng rồi bác! Quan điểm cá nhân của em thì ai thích đeo gì cứ đeo cái đó, em ko phủ nhận những lợi ích nhất định nào đó của smart watch, tuy nhiên, đồng hồ cơ là cái thể hiện gu thẩm mĩ, cá tính và nhất là sự đa dạng mẫu mã mà smart watch ko thể có được. Khi so sánh thì em thấy đồng hồ cơ nó có quá nhiều cái em cần hơn là cái smart watch nên em cũng chỉ mua đồng hồ cơ, thậm chí thể dục em cũng đeo. 😃
yokel
TÍCH CỰC
4 năm
Smartwatch có thể có có thể không nhưng đồng hồ cơ 3 kim 1 lịch lúc nào cũng có ít nhất 1 em . Thâý đồng hồ cơ đeo rất đẹp - phong cách và chiêm ngưỡng bộ máy cơ đánh vân vảy cá tinh xảo chuyển động. Hơn nữa không phải sạc pin không phải dành thời gian cho việc bấm bấm sạc pin như smarwatch
buithongthai
ĐẠI BÀNG
4 năm
@yokel Vâng và khi đeo đhc chúng ta phải chú ý đủ thứ, từ cách đeo, cách chỉnh giờ, cách bảo quản, tránh từ trường, lên cót, ko thể mang khi chơi thể thao .... ( tất nhiên richard mille không nằm trong số đó hi hi)
Nhưng những cái kể trên là cái mà chúng ta thích và yêu quý nó
traitay95
TÍCH CỰC
4 năm
mình thì thực dụng, smartwatch vẫn hơn
Bài viết nhầm một chỗ : nhãn hiệu GP hiện nay vẫn là hãng rất tầm cỡ đắt tiền. Chứ không phải rẻ tiền. Chắc do ad viết nài này quá nhiều tiền nên nghĩ nó là đồ rẻ dễ chơi ??!!!
[Zeus]
CAO CẤP
4 năm
@thachdaigia9291 Rẻ với mấy hãng siêu đắt, tầm mấy chục ngàn $ gọi là cao cấp thì vài trăm ngàn tới triệu $ thì gọi là gì giờ, nên đạp nó xuống 1 Level. 😂
Hijeep Vox
ĐẠI BÀNG
4 năm
@[Zeus] so với ultra luxury làm chi , GP cũng nằm top tuy rằng dưới 5 ông kẹ luxury kia
Vẫn thích đồng hồ cơ hơn các loại khác
dankimson
ĐẠI BÀNG
4 năm
lạc vào thế giới đồng hồ thì tốn lắm, cả time lẫn của
IMG_1723.jpg
@dankimson đại gia đây rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019