Flight Simulator: Khi những công nghệ cao cấp nhất được Microsoft kết hợp cho 1 trò chơi điện tử

P.W
18/8/2020 7:55Phản hồi: 62
Flight Simulator: Khi những công nghệ cao cấp nhất được Microsoft kết hợp cho 1 trò chơi điện tử
Cover_FS.jpg

Câu hỏi nhanh cho anh em: Anh em nghĩ dòng sản phẩm nào của Microsoft là lâu đời và đáng kính nhất vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay?

Câu trả lời là Flight Simulator. Office ra mắt năm 1990, Windows ra mắt năm 1985, Word ra mắt năm 1983. Nhưng Microsoft Flight Simulator phiên bản đầu tiên ra mắt vào tháng 11/1982. Khi ấy, Microsoft vẫn còn là một cái tên non trẻ, với tham vọng tiến công thị trường máy tính cá nhân sau khi IBM ra mắt Personal Computer 5150. Họ mua lại phần mềm Flight Simulator của subLOGIC và cha đẻ Bruce Artwick để phát hành trên những cỗ máy “PC Compatible”. Họ muốn thông qua phần mềm này, sức mạnh của cỗ máy tính cá nhân sẽ được phô diễn cho mọi người tiêu dùng hàng ngày, và cả những đối thủ cạnh tranh của họ nữa.

Tinhte_FS12.jpg

Gần 38 năm sau, vào ngày hôm nay 18/8, phiên bản mới nhất của Flight Simulator ra mắt. Những hình ảnh ra mắt trước đó chứng tỏ Flight Simulator 2020 sẽ sở hữu bộ cánh đồ họa choáng ngợp với bất kỳ ai, dù chỉ là gamer bình thường hay những người thực sự đam mê bay lượn.


Nhưng suy cho cùng, dù Microsoft có là một anh lính mới 40 năm về trước hay đã trở thành một gã khổng lồ trên thị trường công nghệ như hiện tại, thì Flight Simulator vẫn là màn trình diễn sống động và dễ tiếp cận nhất, qua đó chứng tỏ những công nghệ hiện đại có thể đem tới những trải nghiệm khác hoàn toàn, thậm chí thay đổi luôn cả cách chúng ta ngắm nhìn thế giới.

Tinhte_FS8.jpg

Nói một cách khác, Flight Simulator có thể mất nhiều thời gian để ra mắt, nhưng nó vẫn là công cụ quảng bá công nghệ xuất sắc nhất của Microsoft trong cả 4 thập kỷ qua.

Hãy bắt đầu với chính hành tinh xanh nơi anh em sẽ trải nghiệm những chặng bay trên những chú chim sắt mà anh em chọn lựa. Có thể gọi nó là bản sao kỹ thuật số của trái đất cũng không sai. Thế giới ảo của Flight Simulator 2020 vừa chi tiết vừa chân thực. Với một cỗ PC đủ mạnh, anh em có thể chọn bất kỳ địa điểm nào trên trái đất để bắt đầu cuộc du ngoạn. Những tòa nhà, ngọn đồi, cây cỏ, mặt nước, bầu trời, những áng mây, tất cả đều có trong màn chơi và được khắc họa theo cách ấn tượng nhất. Bản thân sự tự do mà game đem lại, ban đầu có thể khiến người chơi choáng ngợp vì không biết nên tập trung vào thứ gì trước.

Tinhte_FS9.jpg

Rất dễ cho chúng ta nếu chỉ tập trung vào đồ họa của Flight Simulator 2020. Nó chân thực và ấn tượng, điều đó không cần bàn thêm nhiều nữa. Nhưng bước nhảy vọt về mặt công nghệ, thứ thực sự khiến Flight Simulator quan trọng với Microsoft và thậm chí có thể khiến cả Google và Amazon run sợ, chính là cách ông lớn xứ Redmond kết hợp và tích hợp rất nhiều tầng lớp công nghệ tiên tiến để tạo ra một trải nghiệm mới mẻ, dễ tiếp cận nhưng về cơ bản không có đối thủ nào xứng tầm để đem ra so sánh.

Hồi tháng 2, giám đốc mảng Xbox, Phil Spencer tuyên bố rằng, đối thủ thực sự trong mảng giải trí tương tác đối với họ không phải Sony hay Nintendo, mà là Amazon hay Google. Với cả hai ông lớn nói trên, cùng tham vọng tiến đánh thị trường chơi game qua máy chủ đám mây, Flight Simulator 2020 có thể là lời nhắc nhở rằng Microsoft đang dẫn trước họ bao xa về mảng game.

Tinhte_FS10.jpg

Quảng cáo



Và quan trọng hơn, phải có khả năng đưa những nhóm phát triển công nghệ khác nhau cùng hợp tác chặt chẽ để tạo ra một sản phẩm như Flight Simulator 2020. Đến giờ, cả Google lẫn Amazon đều chưa có sản phẩm nào so sánh được về mặt quy mô và công nghệ.

Cất cánh


Đối với Jörg Neumann, vị giám đốc lâu năm tại Microsoft, trưởng dự án phát triển Flight Simulator, có lẽ phiên bản 2020 khởi nguồn từ Machu Picchu. Sáu năm về trước, ông làm việc để tạo ra sản phẩm HoloTour thực tế ảo tăng cường cho cặp kính HoloLens của Microsoft:

“Đó về cơ bản là thứ khởi nguồn cho Flight Simulator, vì bạn không thể tự xây dựng Machu Picchu một cách chính xác, phải không? Bạn có thể xây dựng tất cả những căn nhà và dạo chơi trên những con phố. Nhưng Machu Picchu không chỉ dừng ở đó, mà còn cả những rặng núi và khung cảnh trải dài đến bất tận. Vì thế tôi tìm đến nhóm phát triển Bing Maps, và họ có dữ liệu của cả hành tinh. Họ có dữ liệu địa hình và cả hình ảnh chụp từ vệ tinh và chúng tôi tận dụng tối đa nguồn dữ liệu này, đưa nó vào engine đồ họa và thêm thắt vài thứ, như tàn tích Machu Picchu. Tôi thề là lần đầu tiên đeo kính AR, ý tưởng đã khởi nguồn: Có cách nào chúng ta làm điều đó nhưng ở quy mô cả trái đất không?”

Tinhte_FS2.png

Khi ấy, để phát triển HoloTour, Neumann làm việc cùng Asobo Studio ở Bordeaux, Pháp, những người đã phát triển được một bộ engine đồ họa chuyên tạo ra những môi trường thế giới ảo quy mô cực lớn. Neumann phát hiện ra rằng nhóm phát triển Bing Maps có trong tay dữ liệu hình ảnh chính xác tới khoảng cách 5cm của hơn 400 thành phố lớn trên thế giới. Microsoft trước đó đã hợp tác với những nhà cung cấp dữ liệu trên toàn thế giới như Vexcel Imaging để bay vòng quanh trái đất, sử dụng lidar để tạo ra dữ liệu số về địa hình trong thế giới thật.

Quảng cáo


Neumann lấy dữ liệu Bing Maps của thành phố Seattle (“đâu áng chừng 30 40GB gì đó”, theo lời của ông) rồi gửi cho studio Pháp vào đầu năm 2017: “Asobo nhanh chóng phát triển mô hình một chiếc Cessna 172 hay gì đó, và chúng tôi bay trên thế giới ảo tạo ra từ dữ liệu bản đồ, và nó trông giống hệt thành phố Seattle vào ban ngày.” Sau đó Neumann gửi đoạn video gameplay demo cho Phil Spencer. Kết quả, Flight Simulator mới được cho phép phát triển.

TInhte_FS4.png

Nhưng dù vậy, Microsoft cũng không sở hữu trong tay dữ liệu địa hình của cả trái đất, nên họ phải đi mua hình ảnh chụp từ vệ tinh cộng với hình chụp từ máy bay. Đó là lúc Blackshark.ai tại Graz, Áo góp sức. Trùng hợp thay, cũng tại trường đại học Graz, công nghệ camera chụp địa hình của Bing đã được phát triển, với những nhà khoa học với tầm nhìn rất xa.

Blackshark ban đầu đưa ra ý tưởng một trò chơi đua drone trên dãy Alps. Neumann không quan tâm ý tưởng game cho lắm, nhưng thực sự để ý môi trường dãy núi Alps kỳ vĩ: “Họ đã giải quyết được vài vấn đề như phân tích những ngôi nhà và màu sắc mái nhà, thông qua machine learning. Vì thế tôi chia sẻ tầm nhìn của tôi cho họ: ‘Tôi thì tôi muốn bay khắp mọi nơi trên trái đất, và chúng phải thực sự chính xác’.” Và thế là Blackshark trở thành nhà phát triển phụ hợp tác cùng Asobo để tạo ra Flight Simulator 2020.

Tinhte_FS5.png

Cùng lúc ấy, Neumann đến Thụy Sỹ để gặp những người đam mê khí tượng, đề cập đến việc tích hợp công nghệ thời tiết của họ vào Flight Simulator: “Họ có thể dạy chúng tôi những kiến thức như băng ngưng tụ ở độ cao nào, trong điều kiện khí hậu ra sao.” Chưa dừng lại ở đó, nhóm phát triển còn dùng cả công nghệ Photosynth, biến hình ảnh 2D thành mô hình vật thể 3D.

Tất cả những thuật toán và dữ liệu ấy, trong đó có cả OpenStreetMap được chuyển vào hệ thống máy chủ đám mây Azure để tạo ra 2,5 petabyte dữ liệu đồ họa mô hình trái đất trong Flight Simulator, trong đó là 2 nghìn tỷ cây xanh, 1,5 tỷ tòa nhà, 117 triệu hồ nước và về cơ bản là tất cả những con đường, rặng núi, thành phố và sân bay trên hành tinh xanh. Azure không chỉ tạo ra dữ liệu mà còn được dùng để chuyển dữ liệu đó cho người chơi. Không một cỗ máy tính chơi game nào có thể chịu được 2,5 petabyte dữ liệu thế giới ảo, nên Flight Simulator sẽ tải liên tục dữ liệu địa hình, thời tiết và dữ liệu bay trong quá trình anh em chơi game. Ở chế độ offline mode, mọi thứ sẽ bớt chi tiết hơn nhiều.

[​IMG]

Neumann chia sẻ: “Tôi ngồi trong một cuộc họp với những người bạn bên Bing Maps, và chúng tôi nhìn vào một khoảnh địa hình trái đất đang được cập nhật vì ngay lúc ấy có những hình ảnh mới chụp khu vực đó, và tất cả chúng sẽ có mặt trong sản phẩm chỉ sau 2 tháng. Flight Simulator là một thế giới sống chúng ta chưa bao giờ được trải nghiệm trước đây.”

Next gen thực sự


Bất kỳ tập đoàn công nghệ khổng lồ nào cũng đang đổ hàng tỷ USD cho mảng game. Cuối năm nay, Sony và Microsoft sẽ cho ra mắt console thế hệ mới sau 7 năm vòng đời khai thác PS4 và Xbox One. Giai đoạn này thường được gọi bằng cái tên next generation, nơi những tiến bộ kỹ thuật đem tới những lợi thế lớn cho giải trí tương tác. Nhưng kỳ thực quãng 15 năm trở lại đây “next generation” cũng không mang nhiều giá trị ngoài việc tải game nhanh hơn và cháy nổ tưng bừng hơn.

Tinhte_FS6.png

Ngay cả khi hiệu suất xử lý, dung lượng bộ nhớ và băng thông bộ nhớ - vốn là những thứ kìm hãm khả năng xử lý đồ họa - đã có những bước tiến rất xa, trải nghiệm giải trí và giáo dục thông qua tương tác mà chúng ta được tiếp cận về cơ bản vẫn đứng im một chỗ. Ngay cả khi chúng được phân phối theo cách khác, như tải nhanh trên mạng internet hoặc thậm chí stream thẳng từ máy chủ đám mây, thì trải nghiệm vẫn giữ nguyên.

Lấy ví dụ Stadia của Google đi. Chỉ cần một chiếc laptop cấu hình cực yếu chạy được trình duyệt Chrome, anh em đã có thể chơi được hàng trăm game với chất lượng và độ trễ rơi vào khoảng 90% so với khi cài game vào máy để chơi. Những chúng đều là những tựa game cổ điển, được phát triển một cách truyền thống. Chẳng có game nào kết hợp những công nghệ đột phá nhất về bản đồ, khí tượng, điện toán đám mây, thực tế ảo và đồ họa như những gì Microsoft làm với Flight Simulator 2020 cả. Khi Google giới thiệu Stadia vào năm ngoái, lời hứa hẹn đáng để ý nhất của họ là xem stream trên YouTube và anh em có thể ấn một nút để nhảy ngay vào tựa game mà họ đang thưởng thức. Nhưng lời hứa đó đến giờ vẫn chưa thành hiện thực.

Tinhte_FS11.jpg

Amazon thì đang trầy trật với những game họ cho ra mắt. Còn Sony và Nintendo thì vẫn cho ra lò những tác phẩm độc quyền một cách đều đặn. Chơi thì vẫn hay, nhưng để nói một tựa game trên PS4 hay Switch mang giá trị ở tầm cỡ cách mạng thì không thể: Hiệu ứng cháy nổ vẫn đẹp hơn, thời gian tải game ngắn đi, chỉ vậy thôi. Lời giải thích đơn giản là Sony và Nintendo không có được sức mạnh cả về công nghệ lẫn tài chính của một ông lớn tầm cỡ như Microsoft để tạo ra một tác phẩm thực sự thay đổi thị trường.

Và vì thế, gọi Flight Simualtor 2020 là một tác phẩm game next generation thực sự, quả cũng không ngoa.

Nhìn thế giới từ độ cao 30.000 mét


Microsoft thành lập mảng game riêng hơn 20 năm về trước, vì họ nhận ra rằng chơi game là một cơ hội đưa những công nghệ đẳng cấp đến những người dùng bình thường, theo cái cách họ có thể hiểu và cảm nhận được.

Ngay cả ở thời điểm hiện tại, không cần biết nhiều về “điện toán đám mây”, chẳng cần tìm hiểu về “machine learning” hay “đo quang địa hình”, mà chỉ cần cài Flight Simulator vào máy tính để bay vút qua Hong Kong, Paris, Mumbai, Brooklyn, bất kỳ ai trong số chúng ta đều sẽ hiểu một cách đơn giản, Microsoft đã phát triển được, và ứng dụng được những công nghệ phức tạp cho một trò chơi giải trí. Ước mơ bay lượn là thứ ước mơ vô cùng cơ bản của loài người, chứ chẳng riêng gì những gamer thích ngồi lỳ trước màn hình máy tính. Cũng nhờ đó, Flight Simulator là công cụ hoàn hảo của Microsoft.

Tinhte_FS13.png

Còn đối với Neumann, những gì thế giới được chứng kiến thông qua Flight Simulator 2020 ra mắt vào ngày hôm nay sẽ chỉ là bước khởi đầu:

“Chúng tôi có thể mở bất kỳ máy ảo nào chúng tôi muốn. Nếu chúng tôi muốn có một bầy gia súc cả triệu con, mỗi con đều được một AI điều khiển, chúng tôi có thể làm được ngay. Ranh giới local PC đã bị phá vỡ. Nó không còn là một rào cản đối với chúng tôi nữa. Giờ câu hỏi rất đơn giản, đó là chúng ta muốn giả lập thứ gì. Chúng tôi nghĩ rất nhiều về những điều đó. Giờ giấc mơ đã trở thành sự thật, và mọi thứ đều trở nên khả thi.”

Theo Protocol
62 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tienna.it
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đỉnh thật sự 😔(
@tienna.it Từ những ngày đầu
Freenday
TÍCH CỰC
4 năm
@adagioleonard vâng chán. khi anh mua full bộ gear chơi cùng với nó sợ a ngồi cả ngày ko dứt ra được 🤣🤣
@eragonhnn đẹp nhất là 1 con game kết hợp No man's sky (về mặt cấu trúc render hành tinh/vũ trụ), Empyrion về độ chi tiết các tính năng và Satisfactory về hoạt động trên bề mặt hành tinh =))))
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@megame_anhxaem Nhưng độ chi tiết của hành tinh thì như s.hit =)) khi so với map trái đất kèm hệ thống thời tiết real-time
soskhanh
TÍCH CỰC
4 năm
Được ngắm nhìn mặt đất từ trên cao vẫn là mơ ước của nhiều người, trong đó có mình 😁
Nếu có tiền, mình muốn có một chiếc tàu bay nho nhỏ, lượn lờ trên bầu trời, ngắm nhìn bên dưới, và tận hưởng cảm giác lơ lửng giữa trời...
@soskhanh Mua con drone 450k xem cũng đc.
mày tính cùi quá, không chơi được VR
PhucLe0895
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đợi giảm giá mua để trải nghiệm thử, chứ giờ giá chát quá 😌😌
@PhucLe0895 Mua game pass 1 đô là chơi được rồi
PhucLe0895
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nightwish47 Có thể nói rõ hơn ko bạn ??
DearGodVN
TÍCH CỰC
4 năm
@PhucLe0895 Bạn mua gói xbox game pass ultimate, lần đầu là 1$/ tháng. Trong gói ấy có cả đống game cho cả xbox và pc. Những game của Mic ra thì nó sẽ cho luôn vào gói này. Nên PC đủ mạnh, vạn đăng ký gói này là chơi thoải mái
Thích thật, mình rất muốn được trải nghiệm thử
18K
CAO CẤP
4 năm
@Mikeknowsme Liên hệ mod Nam Air
@18K Tôi gọi mod Nam Air mà mod Nam Air chả nói gì với tôi cả 😔
18K
CAO CẤP
4 năm
@P.W Haha nhìn cuốn vậy cơ mà
minhqp107
TÍCH CỰC
4 năm
Đang download từ chiều. Đi học lái máy bay mà chỉ cần bỏ 60-12USD cho bộ này thì sẽ giảm được nhiều nghìn USD tiền bay thêm giờ trên mb thật <3
Penn
TÍCH CỰC
4 năm
Chỉ 1 từ: sick.
Microsoft rất ít khi khoe khả năng công nghệ, nhưng khi đã show thì...
Mua thêm cổ phiếu thôi
nvmnghia2
ĐẠI BÀNG
4 năm
Sặc mùi quảng cáo. Game bọn kia tập trung cốt truyện, game này hơn về kĩ thuật, 2 cái mục đích khác nhau đem ra so?
Demah
CAO CẤP
4 năm
@nvmnghia2 Thì bài nói về khía cạnh kĩ thuật mà bác
chjpfun
TÍCH CỰC
4 năm
@nvmnghia2 đâu phải game bắn súng hay sinh tồn đâu ta 😆
raindal
TÍCH CỰC
4 năm
@nvmnghia2 Nói tới "next gen" nghĩa là nói về kĩ thuật, công nghệ, chứ đâu có ai nói về cốt truyện.
Binhckxdtl
TÍCH CỰC
4 năm
Có map việt nam ko các bác?
ttbr408
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Binhckxdtl Có. Nhưng độ chi tiết sẽ không cao.
@Binhckxdtl nó mô phỏng trái đất nên hầu có "gần hết"
tranvinh4u
TÍCH CỰC
4 năm
Có bác nào mua và chơi được chưa, cho e xin vài lời nhận xét với
Chỉ có thể nói: Kiệt tác. Lượng dữ liệu 3D chi tiết như thế nếu mà có thể dùng để tạo ra 1 thế giới ảo như Sword Art Online thì phải nói là tuyệt cú mèo
Rất phù hợp cho tình hình hiện nay
Namgmail
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nghe tới bing map là khỏi đọc
@Namgmail Vậy bác vẫn cố gắng còm men để thể hiện gì ạ 😃
Mod cho hỏi máy bay thương mại nào bay được ở độ cao 30.000 m vậy ?
namdh7
TÍCH CỰC
4 năm
@Tú nguyễn 123456 Máy bay trong game đó bạn
@Tú nguyễn 123456 Khả năng là 30.000 feet
@Tú nguyễn 123456 Là feet á mà
Mình bay bằng flycam nên cũng cảm nhận đc phần nào. Mà không biết trò này so với Digital Combat Simulator thì thế nào nhỉ, ở DCS mình được khởi động và cất cánh con МИ-172 cũng khá chính xác như đời thật
Hi vọng anh MS ra mắt game mô phỏng giống ETS2.
Trước trên mạng có nguyên 1 album ảnh so sánh các cảnh vật thực tế và game này tái tạo lại, nhìn nhiều ảnh đôi ko khi biết đâu là game và đâu là thực luôn 😁
À mà album đó cho các bác xem thử
https://www.facebook.com/groups/maybefnews/?post_id=1147906338900941
Flight Simulato.jpg
Chit Lee
TÍCH CỰC
4 năm
@megatroll Em đoán bức dưới là ảnh, trên là game nhá
Mới xem video công nhận độ chi tiết kinh khủng
@Chit Lee chuẩn luôn bác ơi 😁
Đây không chỉ là game, đây là nền tảng cho thế giới song song trong tương lai
1 GTA quy mô toàn cầu...
libieu
CAO CẤP
4 năm
Game này có tính năng Allahu Akbar không vậy 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019