Lịch sử của chiếc turntable: kỷ nguyên của vinyl trước thời streaming, nhạc số

AudioPsycho
5/10/2020 2:48Phản hồi: 12
Lịch sử của chiếc turntable: kỷ nguyên của vinyl trước thời streaming, nhạc số
Những chiếc turntable hiện nay nói chung đã khác biệt rất nhiều so với chiếc máy hát đĩa lúc mới được phát minh, sở hữu hàng tá công nghệ tiên tiến như kết nối Bluetooth hay cổng USB để “rip” đĩa vinyl thành nhạc số. Tuy nhiên nếu nói về các thành phần chính bên trong máy thì nó không thay đổi quá nhiều so với chiếc phonograph được Thomas Edison phát minh vào năm 1887.

Trước đó, Tinh tế đã có bài "Nhập môn vinyl: mua mâm và lựa đĩa", mời bạn xem thêm tại link https://tinhte.vn/thread/.3099415/

Nhập môn vinyl: mua mâm và lựa đĩa

Nếu bạn đang có hứng thú muốn thử chơi vinyl nhưng chưa bao giờ sử dụng 1 chiếc turntable, quá trình tìm hiểu có thể sẽ khá phức tạp và làm bạn cảm thấy rối rắm. Bài viết sau đây hy vọng sẽ mang đến cho anh em những hiểu biết đơn giản…
tinhte.vn


Phonograph là chiếc máy sớm nhất với khả năng thu và tái tạo lại âm thanh, và cũng là tiền đề cho sự ra đời của chiếc turntable. Định dạng vinyl cho đến nay đã trải qua rất nhiều thời kỳ thăng trầm, tuy nhiên nếu gần đây lợi nhuận của định dạng băng từ và CD ngày càng lao dốc thì vinyl lại hồi sinh một cách rất ngoạn mục.

Sự ra đời của định dạng nhạc số là một trong những lý do khiến vinyl bị “thất sủng”, và kèm theo đó là doanh số ngày càng thảm hại vào những năm đầu thập kỷ ’80. Sau đó vinyl càng bị “đè bẹp” hơn bởi sự hình thành của một loại hình mới: stream nhạc qua mạng. Các dịch vụ stream như Spotify hay Apple Music cho phép người dùng truy cập thư viện nhạc từ bất cứ đâu bằng thiết bị di động, khác hẳn với chiếc turntable (và đĩa vinyl) chỉ phù hợp để nghe ở nhà. Thế thì có phải ngày tàn của vinyl đã gần kề?

May mắn là điều đó không xảy ra. Từ khoảng đầu những năm 2000, vinyl đột nhiên hồi sinh một cách thần kỳ với mức tăng trưởng đều liên tục trong 14 năm. Các sự kiện lớn như Record Store Day cũng bắt đầu được tổ chức thường xuyên nhằm hâm nóng hơn nữa tình yêu của giới audiophile với vinyl, những người luôn quả quyết rằng chất lượng âm thanh của chiếc đĩa than chính là sự tối thượng. Và chính vì thế, dù bị lép vế trước các công nghệ mới tiện dụng hơn, song vinyl vẫn có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, chờ ngày đủ lớn mạnh để “đá văng” các đối thủ và chiếm ngôi vị cao nhất.


Record Store Day là gì?

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007, sự kiện Record Store Day chính là ngày kỷ niệm hàng năm của những cửa hàng bán đĩa độc lập. Nhiều phiên bản vinyl đặc biệt chỉ được dập và bán riêng trong sự kiện này nên chúng được giới audiophile săn lùng, còn gọi là “Record Store Day Drops”. Sự kiện diễn ra với các hình thức tương tác như nghệ sỹ biểu diễn live, các buổi gặp gỡ và trò chuyện, party... Năm nay do dịch corona nên Record Store Day được chia nhỏ ra và tổ chức trong 3 ngày nhằm tuân thủ các điều kiện về giãn cách xã hội.

Sự ra đời của chiếc máy phonograph

Chiếc máy phonograph được Thomas Edison phát minh vào năm 1877, là thiết bị đầu tiên sở hữu khả năng thu và phát lại âm thanh. Máy được cấu tạo gồm một tấm giấy bạc quấn quanh trục gỗ nối với tay quay để Edison xoay nó. Kim thu âm được cắm vào lớp giấy bạc và gắn với ống loa.

tinhte_turntable_history_2.jpg

Edison phát hiện ra rằng khi ông nói vào ống loa, các rung động từ giọng nói của ông làm di chuyển kim lên xuống và tạo ra các rãnh âm trên bề mặt lớp giấy bạc. Tùy theo ông nói lớn hay nhỏ, độ sâu của rãnh âm sẽ sâu hoặc nông. Các rãnh này chính là biểu thị cho giọng nói đã được thu lại của Edison. Edison có thể chơi lại âm thanh thu được khi đặt kim lại vị trí đầu tiên của rãnh và xoay tay quay. Thao tác này làm kim đi theo rãnh âm có sẵn, và các rung động của kim đã tạo ra sóng âm được khuếch đại bởi ống loa.

Những chiếc turntable hiện nay tuy không còn thiết kế ống loa nữa nhưng cơ chế làm việc của chúng vẫn tương tự như vậy. Thay vì sử dụng kim dò thô sơ như ở máy phonograph, turntable hiện nay sử dụng đầu kim stylus chuyên dụng gắn vào tonearm. Đầu kim stylus thường được gia công từ kim cương hay các loại đá quý như ruby, sapphire, hoặc các chất liệu đặc biệt khác như boron hay cotton fibre.

Đĩa vinyl cũng không thay đổi nhiều so với thiết kế cũ, vẫn là mặt đĩa với các rãnh âm được dò bởi kim stylus để tái tạo lại âm thanh của bản thu gốc.

Quảng cáo



Mâm turntable sẽ quay đĩa và các rung động tạo ra khi kim stylus dò trên mặt đĩa sẽ được truyền vào cartridge, sau đó được chuyển hóa thành tín hiệu điện và khuếch đại bởi amplifier và truyền đến loa, tạo ra tiếng nhạc mà chúng ta nghe.

Tuy cơ chế làm việc của những chiếc turntable hiện nay không khác nhiều so với chiếc phonograph của Edison nhưng chất lượng âm thanh của chúng trong trẻo, nhiều chi tiết và có độ chính xác cao hơn gấp bội, tất cả là nhờ các tiến bộ công nghệ trong suốt 140 năm qua.

Kỷ nguyên vàng của vinyl

Chiếc phonograph của Edison trở thành hiện tượng và gây được rất nhiều tiếng vang, tuy nhiên mãi cho đến những năm ’60 chiếc turntable mới trở nên đại trà. Theo Steve O’Hagan, đạo diễn bộ phim tài liệu When Albums Ruled the World, khoảng giữa những năm ’60 đến cuối những năm ’70, định dạng vinyl đã biến âm nhạc ở Mỹ trở thành “ngành giải trí thông dụng nhất, vượt qua cả Hollywood và thể thao”. Nó cũng chính là thứ đã mở đường cho xu hướng âm nhạc mới: kỷ nguyên album.

tinhte_turntable_history_3.jpg

Cũng trong thời gian này Beatles đã phát hành album Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club BandWhite Album, hay Pink Folyd với The Dark Side of the Moon, và Joni Mitchell cùng một trong những album tuyệt vời nhất của những năm ’70 là Ladies of the Canyon. Ý tưởng phát hành nhạc theo album dần dần trở nên đại trà và người ta không còn mặn mà với xu hướng phát hành single như những năm ’50 và ’60 nữa. Người nghe cũng bắt đầu “bỏ rơi” những chiếc đĩa single chỉ gồm 1 bài hát khoảng 3 phút mà ưa chuộng album nhạc có thời lượng từ 20 phút trở lên (theo một tiêu đề âm nhạc của Greg Kot năm 1999).

Quảng cáo



Loại hình album vinyl tuy phát triển như vậy nhưng cũng không thể không bị ảnh hưởng bởi các định dạng mới mẻ và tiện dụng hơn. Đến khoảng những năm 2000, kỷ nguyên vàng của vinyl bắt đầu lung lay với sự ra đời của những chương trình âm nhạc.

MTV và sự trở lại của đĩa single

Vào năm 1981, TV bắt đầu chiếu chương trình MTV phát nhạc cả ngày, và cũng xuất hiện của những video ca nhạc (music video – hay còn gọi tắt là MV). Những bản hit “nay nổi mai chìm” cũng nhờ đó mà bắt đầu làm lu mờ phần nào loại hình phát hành album, và tuy album vẫn có ảnh hưởng mạnh trong việc phổ biến âm nhạc nhưng doanh số đĩa vinyl đã bắt đầu giảm, nhường chỗ cho băng cassette và đĩa CD.

Băng cassette mang đến khả năng tiêu thụ và chỉnh sửa nhạc dễ dàng hơn nhiều, kèm theo mức giá rẻ của nó cũng giúp các nghệ sỹ nghiệp dư tự thu âm hay remix nhạc. Tính cơ động của băng cassette còn thúc đẩy sự phát triển của phong trào âm nhạc underground, tạo nên một nền móng mạnh mẽ cho văn hóa âm nhạc phương Tây bởi thế hệ trẻ. Sự xuất hiện của chiếc máy Sony Walkman vào năm 1979 cũng là một lợi thế khi người ta có thể nghe nhạc ở bất cứ nơi đâu mà không cần phải “ôm” theo chiếc boombox to bự kềnh càng.

Đĩa CD ra mắt năm 1984 cũng là một định dạng nữa có mức giá rẻ nhưng tính tiện lợi cao. Vinyl từ đây càng bị quên lãng và chỉ còn những “crate digger” (những người đi săn đĩa vinyl hiếm) mới để ý và quan tâm đến chúng mà thôi.

Vinyl trong thời kỳ download và Spotify

Khi Napster trình làng phương thức tải về, vinyl gần như lui vào hậu trường để nhường chỗ cho đối thủ mới quá mạnh. Mọi chuyện càng tệ hơn nữa khi Apple giới thiệu iTunes vào năm 2001. iTunes và chiếc iPod được phát hành vào năm kế tiếp đã cung cấp cho người dùng một tùy chọn nghe nhạc vô cùng tiện lợi, cho phép họ lưu trữ hàng nghìn bài hát vào chiếc máy nghe nhạc bỏ túi nhỏ xíu. Thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện những dòng smartphone đầu tiên và thế là chiếc iPod nghiễm nhiên trở thành một phụ kiện công nghệ “xuyệt tông” và không thể thiếu đối với bất cứ ai.

Loại hình tải về sau đó được thay thế bằng dịch vụ stream, bắt nguồn từ sự xuất hiện của Spotify vào năm 2006. Streaming mang đến cho người dùng khả năng truy cập thư viện nhạc khổng lồ ở bất cứ đâu và miễn phí (đa phần là theo kiểu ‘Freemium’, nghĩa là trả phí để có thêm các tính năng hữu ích hơn, nhưng cốt lõi vẫn là miễn phí sử dụng).

Sự phát triển của những dịch vụ stream và playlist nhạc đã khơi mào cho sự trở lại của những bản hit single, và người dùng thường tìm kiếm nghe bài nhạc mình thích nhất thay vì nghe cả album. Có thể nói “định mệnh” của những album giờ đây sẽ phụ thuộc vào thuật toán khuyến nghị của dịch vụ stream, khi mục tiêu của nó là hướng người dùng đi theo lối “nghe tạp” thay vì chỉ nghe một thứ nhất định nào đó.

Sự hồi sinh của vinyl

Sự thông dụng của nhạc số có lẽ đã giết chết vinyl một cách dễ dàng, tuy nhiên điều này đã không xảy ra. Từ năm 2006, doanh số vinyl bỗng dưng tăng đều, tuy chậm nhưng chắc, khiến những ai từng yêu mến định dạng này hy vọng điều thần kỳ sẽ xảy ra. Và thật vậy, nó đã và đang xảy ra.

tinhte_turntable_history_4.JPG

Có nhiều nguyên do cho sự hồi sinh khó tin của dịnh dạng vinyl. Sự kiện Record Store Day được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 ở Anh giờ đây đã trở thành một sự kiện toàn cầu, từ đó càng khiến cho nhiều người biết đến về vinyl hơn nữa. Một lý do khác chính là niềm hoài cổ khi được tận tay cầm chiếc đĩa vinyl và “chơi nhạc theo kiểu cũ”, thứ mà ta không thể có được khi chỉ bấm nút trên máy nghe nhạc hay smartphone. Phải công nhận rằng ta có thể mua nhạc trên mạng và sở hữu các hình ảnh số, lời bài hát... trên điện thoại hay máy tính, nhưng ta không thể “trưng” chúng lên kệ và nhìn ngắm “người thật việc thật”. Tự đi mua đĩa cũng là một thú vui khi ta có thể hồi hộp hy vọng rằng mình sẽ kiếm được một chiếc đĩa hiếm.

Lý do tiếp theo là rõ ràng vinyl nghe hay hơn nhạc số. Âm thanh vinyl ấm áp hơn hẳn và tạo nên một “hương vị” độc đáo cho tiếng nhạc, cộng thêm tiếng lách cách từ kim dò càng khiến ta cảm thấy “sướng” hơn nhiều so với khi nghe nhạc số.

Đĩa vinyl còn là một vật sưu tập và trang trí có giá trị chất lượng (sang chảnh) lẫn thẩm mỹ cao. So với đĩa vinyl, ảnh bìa của băng cassette quá nhỏ, còn CD thì là nhạc số nên sẽ không có kiểu tiếng ấm áp của vinyl.

Phong trào hồi sinh vinyl tuy nhiên lại không bắt đầu từ những người hoài cổ mà chính từ giới trẻ năng động và tràn đầy sự tò mò. Theo một báo cáo của Great Britain TGI, 57% lượng khách hàng mua đĩa vinyl ở Anh đều trong độ tuổi 25 trở xuống. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến những chiếc turntable ngày càng có thiết kế mới mẻ hơn, cũng như sở hữu nhiều công nghệ thời thượng hiện nay như Bluetooth, USB... Nghe nhạc từ turntable bằng kết nối Bluetooth đến loa là một sự kết hợp giữa mới và cũ hoàn hảo, càng khiến giới trẻ “phát cuồng” hơn nữa.

Định dạng vinyl có thể sống tốt trong thời buổi công nghệ ngày càng hiện đại quả là một điều đáng kinh ngạc. Nếu nói chính xác hơn thì vinyl không chỉ “sống sót”, mà nó còn ngày một vươn lên nhằm giành lại vị thế của mình trong một tương lai không xa.

Nguồn techradar
12 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vẫn chưa có tiền để chơi
nguyenlocan
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình thấy ở các nước như Úc, Nhật người ta vẫn chuộng Vinyl. ĐĨa và máy bán nhiều lắm, nhạc mới cũ gì cũng có. Có điều nó đăt tiền 😆)
hhiepbi
TÍCH CỰC
4 năm
bản cổ thì vô đối! Còn bản mới bây giờ thì nghe online cho lành.
Tr Thay
TÍCH CỰC
4 năm
Thời hoàng kim của vinyl đã bắt đầu quay lại
Thú vui xa xỉ nhỉ
Có tiền mua đầu Vinyl mà chẳng có tiền mua đĩa than, đĩa max vãi vật luôn.
@Art VU Vậy lên youtube gõ vinyl nó ra đầy. Người ta Rip nó lại rồi up lên.

Đảm bảo nghe một lần rồi không bao giờ muốn nghe nữa 😃
@p700i Thôi nghe Spotify và Deezer
@Art VU Nhiêu khi có tiền nhưng không thể mua vì nó quá mắc😃
Dĩa xưa mắc nhất hiên nay khoảng 2 triêu Trump thôi, thấp thì từ 1 vài K tinh theo giá trị của tình trạng đĩa và di nhiên là ớ chỗ quì hiếm..
Riêng ban The Beatle đĩa white album giá 790K nhe..

Pre-auction estimates pegged the album's sale price at $200,000. But never discount the fervor and deep pockets of Beatles maniacs. Ringo's "White Album" ultimately fetched $790,000 in green, making it the most expensive record(s) ever sold
C2D76CF5-6C41-4967-8EFC-E16BB2EC68EA.png
85BC84DA-2DF9-4364-88E2-FA2FBE0FE9FA.jpeg
702BE00F-BBBB-4E56-87DD-E2B7FFE587CF.jpeg
@TsanHoang Mình thích các điện thoại có logo T-Mobile lắm, cảm ơn bạn nhé.
phthinh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cái này thuộc về "chơi" vinyl chứ nghe thì chưa chắc 😁
mrcuongth
TÍCH CỰC
4 năm
Cái này thuộc về "chơi" vinyl chứ nghe thì chưa chắc 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019