Nhạc Jazz có khó nghe như anh em vẫn nghĩ? Làm thế nào để cảm được Jazz?

toilaquangsi
5/10/2020 12:5Phản hồi: 83
Nhạc Jazz có khó nghe như anh em vẫn nghĩ? Làm thế nào để cảm được Jazz?
jazznight_wide-84b0822a7bee05759ccef8b496fcb5fbe4e7bec9-s800-c85.jpg

Với phần đông công chúng, Jazz - dòng nhạc tuyệt vời mà ai cũng nên thưởng thức, vẫn còn tương đối không phổ biến và còn nhiều ý kiến cho rằng Jazz là dòng nhạc “nhàm chán”, “nghe chẳng hiểu gì”, “tẩu”,...

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về:
1. Trải nghiệm cá nhân từ ngày bắt đầu biết đến Jazz đến lúc thực sự cảm và mê dòng nhạc này
2. Gợi ý cho anh em bắt đầu nghe Jazz
3. 5 album Jazz mà anh em nghe nhạc không được bỏ qua.
Hy vọng bài viết có thể cho anh em thêm động lực để thưởng thức (thoáng qua thôi cũng được) dòng nhạc này, từ đó làm phong phú thêm gu âm nhạc của anh em.

Xem thêm

1. Trải nghiệm cá nhân từ ngày bắt đầu biết đến Jazz đến lúc thực sự cảm và mê dòng nhạc này:


Mình nghe Jazz từ 2018, do một người bạn gợi ý. Tất nhiên, như bao anh em khác, Jazz khi ấy với mình cũng thật khó hiểu, khó nắm bắt và huyền bí (nói thẳng ra là nghe chẳng hiểu gì). Mình có cảm giác những người yêu và mê Jazz xung quanh mình dường như họ cố tình thích Jazz để bản thân “ngầu” hơn vì Jazz ít người nghe và cảm được, vì ở nhạc Jazz tỏa ra một không khí quyến rũ với những nhạc công mặc suit và chơi kèn hay đàn dương cầm tại một quán bar sang trọng trong đêm.

Tuy vậy, mình may mắn được nghe những album Jazz rất hay và đặc biệt dễ cảm dành cho người mới bắt đầu (mời anh em xem qua 5 album Jazz ở dưới nhé) vào thời điểm này. Có thể nói nhờ vậy mà mình đã không bỏ qua Jazz và cơ hội được thưởng thức dòng nhạc tuyệt vời này.

https://open.spotify.com/album/4EW0ST9Wo4fpgqQsTqHrBe#_=_

Album “Guitarman”, 2011 với những bản Jazz/Pop standard được chơi theo phong cách George Benson, tay guitar Jazz gạo cội.
Key tracks: “Tenderly”, “Don’t Know Why”, “My Cherie Amour”


george_benson-805765950.jpg
George Benson và cây guitar signature Ibanez GB10SE

https://open.spotify.com/album/05GsIfSvuy3bSY5EodA0Cc

Album “Chet Baker Sings (It Could Happen To You)”, 1958, đặc trưng phong cách Cool Jazz với sự chậm rãi, dễ nghe dễ cảm.

Quảng cáo


Key tracks: “It Could Happen To You” (nghe rất tình cảm)


057-chet-baker.png
Chet Baker, nghệ sĩ kỳ cựu của dòng Cool Jazz với khả năng chơi kèn trumpet và hát điệu nghệ

Trải qua khoảng 6 tháng nghe Jazz mỗi ngày, mình quen với âm thanh của Jazz hơn và bắt đầu tìm đến những album Jazz kinh điển. Khoảng thời gian cuối năm 2018 và xuyên suốt 2019 mình “luộc” kĩ: “Waltz For Debby” - Bill Evans, “Kind Of Blue”, “Someday My Prince Will Come” - Miles Davis, “Waves” - Antonio Carlos Jobim, “Jazz Samba” - Stan Getz, “Alone Together” - Jim Hall và Ron Carter, “Kisses On The Bottom” - Paul McCartney, “Come Fly With Me” - Frank Sinatra vốn là những album nổi tiếng mà rất nhiều người đồng ý rằng tất cả chúng ta nên thưởng thức, không chỉ những người thích Jazz.

https://open.spotify.com/album/5jOBxNZ2fXG1k0x8SYJ38e?si=v5OXm6HuRfGk5XTbn3NNog

Album “Kisses On The Bottom”, 2012, khi huyền thoại Paul McCartney từ The Beatles kết hợp với nữ nghệ sĩ Jazz lừng danh - Diana Krall (vai trò piano). Album rất tình cảm và dễ thương, tất cả các track đều hay.
Key tracks: “I'm Gonna Sit Right Down And Write Myself A Letter”, “It's Only A Paper Moon”, “Ac-Cent-Tchu-Ate The Positive”


7fe8ad9e8a91eb1914f30332693978fe.jpg

Quảng cáo


Paul McCartney và Diana Krall

Từ đầu năm 2020 đến nay, mình “tiêu hóa” và cảm được một cách tự nhiên những album Jazz phức tạp hơn nhưng cũng rất hay nếu một ngày anh em có thể nghe: “A Love Supreme”, “My Favourite Things”, “Giant Steps”, “Blue Train” - John Coltrane, “Just Coolin’” và “Moanin’” - Art Blakey & The Jazz Messengers, “Letter From Home” - Pat Metheny Group,… (tất nhiên là anh em không cần nhảy vào nghe ngay những album này nha ^^)


Nhạc phẩm Jazz guitar “James” - Pat Metheny (nghệ sĩ guitar Jazz huyền thoại, từng thắng nhiều giải Grammy), nổi tiếng với giai điệu guitar dễ thương

Trong tương lai, mình khá tự tin sẽ còn gắn bó với Jazz dài lâu. Xuyên suốt quá trình nghe Jazz, có thể nói mình nhận được rất nhiều giá trị hữu ích cho khả năng nghe và cảm nhạc nói chung, ví dụ như:
- Jazz là một dòng nhạc đặc sắc để bổ sung vào “khẩu vị” âm nhạc của mỗi người, giúp gu của ta phong phú hơn rất nhiều (chưa kể đến việc Jazz thời kì sau có sự ảnh hưởng, pha trộn của nhiều dòng nhạc khác nhau). Jazz hay vì nó thật sự hay. Người ta không nghe Jazz để “đú”, “hoài cổ” hay “trưởng giả học làm sang”.
- Nghe Jazz giúp mình tạo được thói quen nghe nhạc tập trung, khi nghe chỉ nghĩ về và cảm nhận thứ âm nhạc mình đang nghe để hiểu, để cảm được nó. Thói quen này giúp mình nghe nhạc (nói chung) tốt hơn rất nhiều và có thể nghe được nhiều hơn từ cùng một bài nhạc so với bản thân mình lúc trước (khá khó để diễn tả vì với mỗi người cảm nhận này sẽ khác nhau, nhưng nói chung là “phê”)
- Jazz còn cho mình khả năng nghe sâu hơn vì chúng ta cảm nhận được giai điệu, hòa âm và tiết tấu khi tập trung nghe Jazz. Bên cạnh đó yếu tố sắc thái của các cá nhân hay sự tương tác giữa thành viên ban nhạc cũng sẽ là một phát hiện rất thú vị khi anh em nghe ra.


Bản “My Foolish Heart” huyền thoại của Bill Evans khiến bao thế hệ người nghe Jazz xúc động. Các thành viên của nhóm tam tấu (trio) tương tác với nhau ăn ý, nhịp nhàng tự nhiên tới mức dường như họ có cùng một cảm xúc khi chơi bài này.

2. Gợi ý cho anh em bắt đầu nghe Jazz:


Như mình có nói trong phần cuối bài viết này (link), 2 lý do phổ biến nhất khiến anh em chưa cảm được Jazz là:

Lý do thứ nhất: (tạm gọi) từ phía chúng ta
Chúng ta nghe Jazz như cách nghe những bài nhạc mainstream có tính giải trí, thương mại cao (không có ý so sánh).

Trong thị trường âm nhạc hiện này, chúng ta dễ thấy nhiều ca khúc được sáng tác và sản xuất với mục đích thương mại, lợi nhuận. Nghệ sĩ và nhà sản xuất tập trung phát triển phần hình ảnh, MV cho thật cuốn hút, hướng đến càng nhiều công chúng càng tốt để tăng độ nhận diện một phần vì mục đích lợi nhuận thu được từ sự tiêu thụ sản phẩm âm nhạc hay từ tiền quảng cáo của các nhãn hàng.

Vào thời điểm Jazz thịnh hành nhất (khoảng thập niên 60s-70s), TV đã dần phổ biến (bên cạnh Radio, băng đĩa) nhưng cách thức chúng ta tiêu thụ âm nhạc vẫn còn tương đối “chính đạo”, tức là tập trung toàn tâm khi nghe để cảm cái hay của âm nhạc.

Nghệ sĩ nhạc Jazz tất nhiên cũng thu âm các sáng tác trong tâm thế thể hiện tài năng, cảm xúc bản thân thông qua âm nhạc cho khán giả nghe với sự tập trung.

Chính vì vậy, các anh em sẽ khó có thể cảm được Jazz nếu nghe dòng nhạc này khi đang đi siêu thị, đi tắm.

Lý do thứ hai: (tạm gọi) từ phía nhạc Jazz
Jazz là một dòng nhạc đặc biệt.

Thứ nhất, đặc trưng của nó là ứng tấu để thể hiện kỹ thuật và cảm xúc, cho nên không phải ai cũng dễ dàng cảm được dòng nhạc sáng tạo, tự do và đầy ngẫu hứng này ngay lần đầu nghe. Bên cạnh đó, Jazz có lịch sử phát triển tính tới nay cũng đã 100 năm (từ khoảng 1920s). Xuyên suốt quá trình phát triển, nghệ sĩ Jazz luôn nỗ lực cách tân, sáng tạo dòng nhạc này cả về giai điệu, hòa âm và tiết tấu (trong đó đặc biệt nhất là sự ứng dụng thường xuyên các âm nghịch) và cả pha trộn chất liệu cả các dòng nhạc khác vào Jazz (ví dụ: nhạc Samba của Brazil kết hợp với Jazz để cho ra đời Bossa Nova vào cuối 1950s).

Chính vì vậy, việc tiếp cận Jazz cho beginner nên được bắt đầu với những album dễ nghe, dễ cảm, được đông đảo công chúng đón nhận cả ở thời điểm ra đời lẫn cho đến bây giờ.

Tóm lại, 2 điều mà anh em nên làm để cảm được cái hay của Jazz là:
- Tập trung khi nghe (đừng căng thẳng, chỉ cần chú ý khi nghe và đừng nghĩ về việc khác hay làm việc khác là được hehe)
- Tìm và nghe những album Jazz hay, nổi tiếng và phổ biến (anh em có thể tham khảo các album mình gợi ý. Đối với những anh em muốn nghe thêm, mọi người để lại comment dưới phần bình luận nhé ^^)


“Fly Me To The Moon”, bản Jazz rất quen thuộc với người nghe tại Việt Nam, được thể hiện qua giọng ca huyền thoại Frank Sinatra

3. 5 album Jazz mà anh em nghe nhạc nói chung đừng nên bỏ qua:


Lưu ý: bên cạnh vocal, Jazz còn được thể hiện đặc sắc bởi nhiều nhạc cụ khác mà tiêu biểu là kèn (saxophone và trumpet,…), piano, guitar,… Anh em nên thưởng thức qua Jazz thể hiện bởi nhạc cụ khác để cảm nhận được đúng cái “chất” của dòng nhạc này.

1. “Kind Of Blue”, 1959 - Miles Davis:
https://open.spotify.com/album/1weenld61qoidwYuZ1GESA

Album Jazz bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc với hơn 5 triệu đĩa (chỉ tính bản vinyl). Điểm đặc biệt của “Kind Of Blue” là các nghệ sĩ chỉ dựa vào phần “khung” ý tưởng rất tối giản được phối soạn từ trước, phần solo của họ được ứng tấu tại chỗ trong một buổi thu ngắn để đảm bảo các ý tưởng được mới nguyên và sáng tạo. “Kind Of Blue” đồng thời rất quan trọng vì sự cách tân, đổi mới của Miles Davis làm thay đổi nhạc Jazz vĩnh viễn.
Key tracks: không có key tracks, cái nào cũng hay


2. “My Foolish Heart”, 1962 - Bill Evans:
https://open.spotify.com/album/0MjlKhtsyax9HSWNkYaWM2?si=DhpQAL9VTfygPKWLrCOX4Q

Album Jazz piano rất nổi tiếng trong lịch sử nhạc Jazz. Đặc trưng vì tiếng đàn piano uyển chuyển, tình cảm và nhiều màu sắc. Giai điệu của các tracks trong album nhìn chung rất dễ cảm.
Key tracks: “My Foolish Heart”, “Waltz For Debby”


3. “Full House”, 1962 - Wes Montgomery:
https://open.spotify.com/album/0Yuq8cLHzDdQekjwFMf5Bo?si=DnoAFEoASh-2zoyLdWRghw

Album Jazz guitar nổi tiếng của nhạc Jazz. Sự phát triển của nhạc Jazz chứng kiến nhiều nhân tài là những nghệ sĩ kèn trumpet, saxophone, hay piano và ít khi thấy nghệ sĩ guitar tỏa sáng. “Full House” thể hiện rõ tài năng của Wes Montgomery - Jazz guitarist vĩ đại trong lịch sử âm nhạc.
Key tracks: “Full House”, “I've Grown Accustomed To Her Smile"


4. “Jazz Samba”, 1962 - Stan Getz & Charlie Byrd:
https://open.spotify.com/album/5Lyz7ZD1UaPq6WoEqTOqom?si=WYfpY-jfQ_C_tjl-ATInGg

Album nổi tiếng khắp thế giới lúc bấy giờ với phong cách Jazz kết hợp với Samba để
cho ra chất Bossa Nova quyến rũ, ngọt ngào, nhiều năng lượng. Tiếng saxophone gợi cảm của Stan Getz được kết hợp với tiếng guitar đặc trưng chất flamenco của Charlie Byrd.
Key tracks: “Desafinado”, “Samba Dees Days”


5. “Diana Krall: Live in Paris”, 2002 - Diana Krall:
https://open.spotify.com/album/5VarMGaR1VFP4vlmzZsKgV?si=Xb_JwLDnTFGp3VUdfpDWhQ

Album Jazz từ nữ danh ca nổi tiếng Diana Krall với những bản Jazz standard phổ biến. Giọng hát gợi cảm, tiếng piano uyển chuyển mềm mại là những đặc trưng khi nói về Diana Krall.
Key tracks: “Fly Me To The Moon”, “S' Wonderful”


Như vậy, mình vừa chia sẻ cho anh em những hướng dẫn để có thể nhập môn nghe Jazz. Mong có thể giúp ích cho anh em trong quá trình thưởng thức dòng nhạc tuyệt vời này, và qua đó, có được trải nghiệm âm nhạc phong phú, trọn vẹn hơn với Jazz.

(5 albums ở trên là những album Jazz mà bản thân mình thấy dễ cảm vào những ngày đầu thưởng thức dòng nhạc này. Rất mong anh em nào biết về nhạc Jazz hay, dễ cảm cho người mới bắt đầu có thể chia sẻ để mọi người cùng thưởng thức. Sharing is caring!)
83 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Phải có năng khiếu âm nhạc hoặc tai "nhạy" hoặc tâm hồn nghệ sĩ thì mới thẩm được.
Như e không có cả 3 thứ thì thôi nghe chơi chơi thôi, thể loại gì cũng nghe, hợp tâm trạng thì nghe
@WXYZ Ko cần cao siêu vậy đâu, chỉ cần b chơi 1 nhạc cụ nào thành thục là cảm nhạc jazz thôi. M ứ bit chơi nhạc cụ nào nên ko nhai nổi jazz.
@c0mmand0 Em cũng không chơi được cái nhạc cụ nào bác ạ, hồi xưa còn nghe đại đủ các thể loại giờ e chỉ khoái underground Việt thôi ạ
kira_275
ĐẠI BÀNG
4 năm
@WXYZ Theo mình thì không cần năng khiếu đâu bạn, chỉ cần tiếp xúc nhiều thì trình độ thưởng thức âm nhạc cũng lên, giống như đi học thôi bạn.
VAdaihiep
TÍCH CỰC
4 năm
Cảm ơn bạn, bài viết rất chi tiết và tâm huyết.
Bài viết hay qua bạn ơi . Bạn có thể chia sẻ thể vài jazz guitarist để mình tham khảo thêm được không
Non-IT
ĐẠI BÀNG
4 năm
Em cực thích nghe Jazz và cũng thích hát những bài có tiết tấu Jazz để feel chất giọng! Hi hi...
metroid
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mới bập vào Jazz thì nên nghe dòng Smooth Jazz đương đại dễ thấm hơn, một khi đô lên thì mới lần về các album kinh điển.
Mời các bạn nghe Jazz Blues nhé...
Thích gì thì nghe nấy, không nên cố. Mỗi tuổi mỗi tâm trạng lại thích nghe loại nhạc khác nhau.
mrcuongth
TÍCH CỰC
4 năm
@flower_cutter Hiện nay chỉ có tính năng kiểm tra nhịp tim bất thường là được tiến hành thường xuyên vì dữ liệu tim được Apple Watch lấy rất nhanh nên có thể lấy liên tục.
nhd1986
TÍCH CỰC
4 năm
@flower_cutter Đồng quan điểm, mình cảm thấy nhạc Jazz chỉ phù hợp bật ở nhà hàng món âu, phong cách âu hoặc khi người châu á cần tạo bối cảnh lãng mạn với người yêu thích lãng mạn kiểu tây âu. Chứ lúc khác nghe nhạc Jazz lại liên tưởng đến ca cổ, ca cải lương của Việt Nam, phù hợp với người lớn tuổi hơn.
Nghe như tom và jerry
mrcuongth
TÍCH CỰC
4 năm
@nguyenvietthe Nghe như ca trù, ca cải lương ở VN vậy. Ko thích thì ko nên cố nghe làm gì.
thanhttvm
ĐẠI BÀNG
4 năm
Âm nhạc nó phù hợp với tính cách, tâm trạng từng người chứ làm gì có cái khái niệm thẩm thấu âm nhạc ở đây 😃
thanhttvm
ĐẠI BÀNG
4 năm
@c0mmand0 cái này chắc chắn nó là sở thích thôi bác e khẳng định chả liên quan gì tới thẩm thấu. Ví dụ e thích nghe hoà tấu vì sở thích của e là nghe tiếng nhạc cụ mộc mạc. Ngoài ra e thích các thể loại nhạc ballad có giai điệu nhẹ nhàng dễ nghe hoặc acoustic trance. Khi bác thích thì bác sẽ cố gắng cảm nhận nó để đạt được cái ham muốn sở thích của mình. Cùng 1 sở thích như vậy có người thích nghe tiếng đàn, có ng thích nghe tiếng trống, có ng thích tiếng kèn nhưng lại có thể cãi nhau chỉ vì sở thích mỗi ng thấy tiếng này hay tiếng kia ko hay hoặc ngược lại. Nên bài viết bảo làm thế nào để cảm nhận đc jazz e thấy nó ko hợp lí, nếu như giới thiệu cho mn nghe thử nó là 1 cái vấn đề khác.
@thanhttvm Sở thích và quan điểm được định hình bởi trải nghiệm và giáo dục nhiều. Đó là lí do vì sao những người có học nhạc (phong trào hay chuyên nghiệp tùy) mới thường thích nhạc jazz. Người ta thích cái gì gần gũi và "liên hệ được" với bản thân mà bác. Đồng ý là không khiên cưỡng được nhưng cũng đồng tình là bác nhìn nhận vấn đề tiêu cực quá
hoanghaisol
ĐẠI BÀNG
4 năm
@trungbeo2020 Đúng rồi bạn. Trải nghiệm và kiến thức càng nhiều thì người ta sẽ có khả năng định hướng/tìm hiểu sâu hơn về vấn đề mình quan tâm, từ đó mới biết được thật sự cái mình thích/không thích. Với lại sở thích sẽ thay đổi theo kiến thức/trải nghiệm mà mình tích lũy theo thời gian.
VD như lúc nhỏ thì thích girlband/boyband, ĐH thì thích rock ballad, cuối ĐH thì mình ghiền các thể loại Symphony/Mellodic metal. Còn hiện tại thì nghe classical - thứ làm mình chuyển kênh radio ngay tức khắc khi mình còn là 1 teenager 😁.
anytui
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nghe quài, riết nó hay. Kinh nghiệm của tui là vậy. Mà có thể áp dụng với tất cả các thể loại nhạc ;)))
th0.g0th
ĐẠI BÀNG
4 năm
@anytui Ngày xưa mình nghe Pink Floyld không cảm được, vẫn cố thử nhiều lần thì một ngày nọ mình nhận ra bị PF dắt đi xa ơi là xa 😁
Hijeep Vox
ĐẠI BÀNG
4 năm
@th0.g0th bài nhập môn là time ( khi 14 tuổi năm 75) kế là hey you, album another...và theo tới giờ vẫn là ban nhạc thích nhất của tui dù đôi lúc có thay đổi cuối cùng cũng nghe PL
cảm ơn bác đã có 1 bài viết hay
firestork
TÍCH CỰC
4 năm
Jazz thì có mịa gì mà khó nghe nhỉ? Nếu nói khó thì death metal còn khó cảm hơn nhiều. Mà mấy cái như rác Việt chiếu trên tv giờ vẫn đầy người nghe đó thôi
Phú1991
TÍCH CỰC
4 năm
@firestork Dm thì phải nghe hit trước rồi nghe bài thường đc. Ko thì ko nghe nổi đâu. Còn ko thì nghe thrash metal trước cho quen.
Gửi bạn vài bài nghe chơi
The world is yours -arch enemy
Salt the wound - exodus
Enemy of god - kreator
abc261181
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cod đĩa than nào nhạc Jazz hay hay mod tư vấn thêm nhé
Làm một bài viết về nhạc sàn DJ đi admin !
Đang nghe lý cây bông
mrcuongth
TÍCH CỰC
4 năm
@Đu Máy Bay chấm com Làm một bài viết về nhạc sàn DJ đi admin !
Mavinuio
TÍCH CỰC
4 năm
Nghe tùy tâm trạng, lúc sôi động lúc dịu dàng lãng mạn
Tôi thích nghe Jazz cực kỳ, đặt biệt là Jazz Vocal giọng Nữ
HMToon
CAO CẤP
4 năm
Người thì có người this người that. Giống nhau hết là robot r
robberviet
TÍCH CỰC
4 năm
Jazz nghe ở cà phê / ngồi thư giãn rất ổn. Còn lại thì mình cũng không nghe.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019