10 lời khuyên giúp bạn tạo động lực học tập (kỳ 1)

Dung Thuy Vuong
23/9/2020 10:24Phản hồi: 2
10 lời khuyên giúp bạn tạo động lực học tập (kỳ 1)

Mỗi người sẽ có động lực và đưa ra lựa chọn cho mình hình thức học tập khác nhau nhưng đều xuất phát từ một mục tiêu chung là trau dồi kiến thức và phát triển bản thân. Một số người thích nghe về những gì người khác đang làm, những cuốn sách audio hay đài phát thanh. Những người khác lại thích đọc sách về thiên nhiên và một số khác lại thích đọc tin tức đời sống xã hội.



Để tạo được động lực học tập sau khi bạn tốt nghiệp và bắt đầu đi làm thật sự là một điều khó khăn đối với nhiều người. Ví dụ, bạn không thích học ngôn ngữ khi còn đi học. Bây giờ, nhiều năm sau khi bạn ra trường, bạn cảm thấy khó khăn để thúc đẩy bản thân học ngôn ngữ mới, mặc dù làm như vậy sẽ cải thiện đáng kể về thu nhập cùng sự thăng tiến trong công việc.

Vì vậy, dưới đây là một số cách có thể giúp bạn tạo động lực học tập ngay cả khi bạn đã tốt nghiệp ra trường.


Bạn có thể chọn những gì bạn học
Khi ở trường, bạn có ít lựa chọn về những gì bạn đã học. Tất cả chúng ta đều được giáo dục những điều tương tự.

Trong trường hợp của tôi, các môn cơ bản là toán, vật lý, ngôn ngữ (tiếng Anh) và các môn chuyên ngành khoa học. Việc tôi ghét toán chẳng là vấn đề gì cả, tôi vẫn phải học nó trong suốt 4 kì học.



Hôm nay, tôi có thể chọn những gì tôi muốn học. Điều đó làm cho việc học những điều mới trở nên thoải mái và vui vẻ hơn. Trong hai tháng qua, tôi đã học về thiết kế website, tiếp thị truyền thông xã hội và thiền định. Tất cả những môn học này đều rất hấp dẫn và thú vị.

Nhắc nhở bản thân về kết quả


Một trong những điều tôi đã chọn để học trong năm nay là tiếng Hàn. Thực ra, tôi là một fangirl chính hiệu và việc sử dụng tiếng Hàn gần như thường xuyên giúp tôi có thể tìm kiếm những thông tin và giao lưu cùng thần tượng của mình. Tôi muốn khả năng giao tiếp bằng tiếng Hàn của mình trôi chảy hơn.

Tôi không thích học ngôn ngữ, phần lớn quá trình học ngôn ngữ mới của tôi thường bị bỏ giữa chừng và không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, vào những ngày tôi không có tâm trạng để học, tôi tự nhắc nhở bản thân lí do tôi học nó.

Quảng cáo





Tôi tưởng tượng ra viễn cảnh khi đến các fanmeeting hay concert cùng trò chuyện với thần tượng của mình bằng chính ngôn ngữ của họ. Cảm giác thật hạnh phúc và tự hào. Một ngày nào đó, tôi có thể đến đất nước đó tự khám phá, tìm hiểu những địa điểm du lịch nổi tiếng mà không cần hướng dẫn viên du lịch. Hoặc đi xe taxi và cùng bàn luận về những tin tức mới nhất với người lái xe. Điều này sẽ khiến tôi trở lại trạng thái ‘có tâm trạng’ học tập và tôi sẽ sớm học được nhiều động từ, danh từ và cách chia các thì.

Học tập mang nhiều cảm xúc mạnh mẽ
Học một cái gì đó mới để bạn có thể giành được một cuộc tranh luận hoặc phần thưởng trong văn phòng của bạn không phải là một động lực mạnh mẽ để học một cái gì đó mới. Chắc chắn, khoảnh khắc chiến thắng ngắn ngủi đó có thể mang lại sự hài lòng nhưng nó sẽ không kéo dài.

Nhưng nếu lý do học tập của bạn là để bạn phát triển một kỹ năng mới sẽ giúp công việc của bạn tốt hơn hoặc hiệu quả hơn, bạn sẽ luôn có động lực mạnh mẽ để tiếp tục học hỏi.

Trước khi bắt đầu một kế hoạch học tập mới, hãy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn học môn học cụ thể đó và đảm bảo động lực mạnh mẽ và kết nối với một số dạng nhu cầu cảm xúc.

Quảng cáo


Khi lý do của bạn được kết nối với một cảm xúc như hạnh phúc, tình yêu hoặc sự thỏa mãn, bạn sẽ luôn tìm thấy động lực để ngồi xuống và học hỏi.

Có một mục tiêu cụ thể
Mục tiêu của tôi khi học tiếng Hàn là làm một bài thuyết trình giống như TED bằng tiếng Hàn vào tháng 6 năm sau. Mỗi lần ngồi học tiếng Hàn, tôi lại tự nhắc nhở về mục tiêu của mình và tôi tưởng tượng việc giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn cho khán giả.

Nhưng không chỉ vậy, tôi cũng muốn nói ngôn ngữ đó tốt đến mức nếu ai đó nghe tôi trên radio hoặc trên podcast, họ sẽ không thể nói tôi là người nước ngoài nói tiếng Hàn mà giống như là người bản xứ. Mục tiêu này không chỉ mang lại áp lực thời gian (nói trôi chảy vào tháng 6 năm sau), nó còn mang lại cho tôi một sự phấn khích vì tôi có thể tưởng tượng tôi sẽ cảm thấy thế nào khi ngồi xuống nói chuyện.

Tạo nhiều cách học khác nhau
Khi tôi ở trường đại học, chỉ có một cách để học và nghiên cứu đó là đọc sách giáo khoa. Tôi đang có tấm bằng Kỹ sư thực phẩm và nếu bạn chưa bao giờ ngồi đọc sách giáo khoa về luật thực phẩm, bạn sẽ không bao giờ phát hiện ra một cuốn sách giáo khoa có thể nhàm chán đến mức nào.

Ngày nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp học khác nhau mang lại hiệu quả cao. Chúng ta có thể bắt đầu với Wikipedia để có được sự hiểu biết cơ bản về một chủ đề, sau đó chúng ta có thể tìm kiếm trên Tiki để tìm sách về chủ đề này và chúng ta có thể truy cập YouTube và xem video về chủ đề này. Cả ba con đường học tập này tôi đã sử dụng gần đây khi tôi học về thiết kế website và Marketing Digital. Tôi có thể chọn cách tôi muốn học tùy thuộc vào tâm trạng của tôi.



Học một cái gì đó mới có thể khó khăn. Trong sự vội vàng của hứng thú ban đầu, thật dễ dàng để có động lực để học; nhưng theo thời gian, sự phấn khích ban đầu đó rút đi và bạn cần tìm những cách khác để thúc đẩy bản thân.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề 10 lời khuyên giúp bạn tạo động lực học tập (Kỳ 2).

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

Source:Wiki Cabinet
Via:Wiki Cabinet
2 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

à thấy 5 điều trước đây rồi, hộm qua đọc thấy mỗi 5 điều sau😆
phải có mục tiêu thì mới cố gắng được

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019