Ảnh: “Lang thang ngắm di tích Quận 1”

cono`scenze
10/11/2020 11:46Phản hồi: 80
Ảnh: “Lang thang ngắm di tích Quận 1”
Đam mê – là một từ có lẽ không cố định ở một lĩnh vực nào, mình mê tai nghe, loa, đồng hồ, giày, phụ kiện, sách,... cho đến cái môn nhiếp ảnh tốn kém này. Mình thì thích ảnh đẹp từ rất lâu rồi nhưng chỉ mới có thể tập trung cho môn này gần đây. Không phải đi đâu quá xa, nơi mình đang sống và làm việc – thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một trong những nơi mình chọn để dừng lại cảm nhận văn hóa, lịch sử và nhịp sống của con người nơi đây.

tinhte_Saigon_thang10-7356.jpg

Lần trước là ảnh về Quận 5, Quận 6, hôm nay sẽ là Quận 1, nơi chưa đựng rất nhiều những chứng tích lịch sử. Mời anh chị em cùng đi dạo quanh trung tâm thành phố với mình một cách chậm rãi nhé!

Dinh Độc Lập
Câu chuyện bắt đầu được kể ở Dinh Độc Lập. Đây là nơi mà mình đã từng được tham quan hồi còn trung học, sau này là đi cùng với một người bạn đặc biệt. Nay mình muốn chia sẻ những cảm xúc ngày ấy đến anh em một nơi mang đậm yếu tố lịch sử này.

Vào năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ, khi xây xong có tên gọi là Dinh Norodom (lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ). Từ 1871 đến 1887, dinh được gọi là dinh Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine). Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l'Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền.
tinhte_QuanLe-Saigon-6825.jpg
Dinh Độc Lập (ngày nay) đã được xây dựng lại trên nền đất của Dinh Toàn Quyền trong quá khứ

Ngày 27/02/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

tinhte_QuanLe-Saigon-6862.jpg
Phòng trình quốc thư ở Dinh Độc Lập là căn phòng trang trọng và uy nghiêm nhất trong Dinh - nơi các Đại sứ nước ngoài đến trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống của chính quyền Sài Gòn trước 1975

Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 01/7/1962. Trong thời gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 02/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc Lập nhưng ông ta không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975).
tinhte_QuanLe-Saigon-6859.jpg
Phòng tiếp khách của tổng thống

Nhà thờ Đức Bà - Cathédrale Notre-Dame de Saïgon - Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn
Cách Dinh Độc Lập không xa, đi bộ chừng 200m qua Pasteur tới đường Công xã Paris thì nhà thờ Đức Bà uy nghi, lộng lẫy hiện ra trước mắt mình. Tìm hiểu lịch sử công trình này một chút, vào ngày 7/10/1877, Đức cha Isidore Colombert (tên Việt là Mỹ - Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Tây Đàng trong lúc bấy giờ) đã tiến hành làm phép và đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ lớn.

tinhte_Saigon_thang11-7698.jpg

Nhà thờ được thi công khá nhanh, khoảng 2,5 năm là xong. Thời kỳ đầu gọi là Nhà thờ Nhà nước, bởi tất cả kinh phí xây dựng đều do nhà nước Pháp cung cấp với số tiền 2.500.000 francs Pháp.

Quảng cáo



tinhte_QuanLe-6986.jpg

Chiều 16.2.1959, Đức hồng y Agagianian làm phép tượng Đức Mẹ tại quảng trường trước nhà thờ nên từ sự kiện này, nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà và quảng trường phía trước được gọi là Quảng trường Đức Bà Hòa Bình.

Trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh - Hôtel de Ville – Dinh Xã Tây
Tiếp tục đi bộ, băng qua đường Đồng Khởi là tới ngay UBND Thành phố ngay đối diện phố đi bộ Nguyễn Huệ. Vào năm 1909, ngày Tòa thị sảnh được khánh thành, người ta đọc thấy hàng chữ ở mặt tiền sảnh như sau: Hôtel de Ville nhưng người dân Việt lại gọi đơn giản: Xã Tây. Xã Tây theo nghĩa dân gian là làng của Tây, do các viên chức Pháp làm việc.

ins-Saigon_thang10-7452.jpg

Bộ ba phù điêu trên tòa nhà (giữa và trái, phải, màu trắng) là hình tượng nhân cách hóa quốc gia về Nữ thần Marianne - được coi là hiện thân cho Cộng hòa Pháp, biểu hiện cho những giá trị tự do, bình đẳng, huynh đệ, bác ái.

Quảng cáo


Nét đẹp cổ kính của trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã kết thúc phần II - những hình ảnh về nét đẹp văn hóa, lịch sử trên khắp cả nước mà mình muốn lưu giữ và chia sẻ đến anh em... Bài tiếp theo mình gửi đến anh em là rất nhiều hình ảnh trong chuyến đi tham quan các danh thắng Bắc Bộ của mình cách đây không lâu. Anh em tiếp tục ủng hộ mình nhé!

Xem thêm: Ảnh: "Nét đẹp văn hóa người Hoa ở Quận 5"

Nội dung bài viết tham khảo: dinhdoclap.gov.vn, thanhnien.vn
Ảnh cho mình chụp bằng Sony A7 với lens Zeiss Batis 40CF f2 và Sigma 14-24 DG DN Art for Sony
80 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Những tòa nhà do người Pháp xây dựng đến giờ vẫn thấy đẹp, hy vọng chúng sẽ trường tồn với thời gian...
quanhp68
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Enzo Le Chính vì thế mình rất thích ngắm những ngôi nhà hoặc Biệt thự Pháp còn lại ở HP quê mình.
@andytran1986 Nó không tồn tại mãi, nhưng sẽ được bảo tồn, phục hồi khi có hư hỏng, cứ như thế kéo dài mãi về sau.
spy179
TÍCH CỰC
3 năm
@Lê Hoàng Huynh Nguyên liệu mái ngói từ Pháp, nhưng nghe nói giới KTS có tiếng phản đối ngói từ Pháp, vì ngói cũ xuất phát từ lò ở miền Nam
@spy179 Cũng nghe là ngói gốc ở VN
có công trình nào mà công ty bên Pháp vừa gởi thư kết thúc bảo hành sau hơn 100 năm thì phải.
@phucnguyen4596 khoảng 1 hay 2 năm gì thôi
@Bão Sài Gòn ông nội Pháp cũng chả dám bảo hành cái công trình 3 đời tổng thống Mỹ làm chưa xong đó
@khoanguyendinh Ha ha 🤣😝☘️
buiphutoan
ĐẠI BÀNG
3 năm
@phucnguyen4596 Nghe văng vẳng đâu 13 năm chưa xong hả bác?
NobunagaOda
ĐẠI BÀNG
3 năm
Những công trình kiến trúc Pháp thật có giá trị văn hoá
Alextr-321
ĐẠI BÀNG
3 năm
@NobunagaOda văn hoá đô hộ,thuộc địa..
NobunagaOda
ĐẠI BÀNG
3 năm
@huynhvanven1991 bạn cố tình hiểu sai hả 😆))
Alextr-321
ĐẠI BÀNG
3 năm
@NobunagaOda sai chỗ nào...công trình của pháp xây ra để phục vụ cho cai trị,đô hộ..còn văn hoá thuần Việt thì không có dính dáng gì cả...
NobunagaOda
ĐẠI BÀNG
3 năm
@huynhvanven1991 mình đang nói về giá trị kiến trúc thôi ko nói tới mấy thứ khác..
Kiến trúc Pháp bền vững xuyên thời gian. Mình phá dỡ mấy cái thủy đài cũng trần ai khoai từ...
@caffeinezzZ Công nhận, thời nào nhìn cũng đẹp
Ảnh chụp không đẹp lắm!? 😁 :p
@Cuong Nb chắc do cách lấy bố cục, nhìn hơi đơ
enderphan
ĐẠI BÀNG
3 năm
@mrtqt Thật, bố cục này mấy thím dùng đen trắng cầm lên còn chụp đc. Haizzz. Ít ra cũng căn góc xíu chứ nhỉ
Đẹp
Mr Dulo
CAO CẤP
3 năm
Chụp chưa đẹp lắm
Kiến trúc Pháp để lại quá đẹp, k bao giờ lỗi thời
Chú thích tên hình 3 chưa phù hợp.
Hamiltons
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hy vọng có một lần dc đến để cảm nhận
ruanyoufu
TÍCH CỰC
3 năm
TP.HCM đẹp quá
Vẫn là A7
ad mít
ĐẠI BÀNG
3 năm
😍😍
Hay và đẹp ấy bạn
phongvan00
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thằng viết bài bố láo bỏ mẹ. Nêu tên người không kèm kính ngữ.
FiReReD
ĐẠI BÀNG
3 năm
@phongvan00 Gọi trống không tên họ như thế, chán chả muốn đọc nữa.
Hay quá bác, ngàn like cho bài viết

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019