Ceramic: Hành trình tìm ra chất liệu lý tưởng dành cho những cỗ máy thời gian

Ceramic: Hành trình tìm ra chất liệu lý tưởng dành cho những cỗ máy thời gian
Tinhte_Zenith7.jpg

Bước ngoặt trớ trêu của công nghệ, hay nói đúng hơn là quá trình khám phá những chất liệu mới của con người đã và đang khiến ngành công nghiệp đồng hồ thế giới có một bước chuyển dịch, dù chậm nhưng vô cùng chắc chắn. Từ kim loại quý, mềm dẻo dễ chế tác, con người chuyển sang những chiếc đồng hồ vỏ thép, cứng cáp hơn, bền hơn, và dĩ nhiên là hệ thống máy móc cũng cần thay đổi để sản xuất. Nhưng rồi ngay cả thép có cao cấp đến đâu đi chăng nữa thì vẫn dễ xảy ra tình trạng xước dăm, vẫn dễ biến dạng khi va đập, có chăng cũng chỉ bền hơn vàng mà thôi.

Tham vọng tạo ra những chiếc đồng hồ trường tồn với thời gian đưa các hãng đến với một chất liệu mà dám đoán rằng chỉ khoảng 30 hay 40 năm về trước, không ai nghĩ sẽ trở nên phổ biến: Ceramic. Khi kỹ nghệ chế tác của con người càng ngày càng tiến bộ, chúng ta cũng phát hiện ra rằng, luôn có cách xử lý những chất liệu dù là cứng và khó chế tác nhất. Cuối thế kỷ XX cho đến giờ, titanium là một trong những chất liệu ổn nhất mà nhiều anh em yêu thích, vì nó nhẹ, bền, chịu va đập tốt. Nhưng nếu xét về tính thẩm mỹ, thì chất màu xám xịt đơn điệu của titanium cũng chính là một nguyên nhân khiến nhiều người vẫn lựa chọn đồng hồ thép.

Nhưng rồi ceramic bắt đầu hoàn thiện, bắt đầu thu hút sự chú ý của nhiều dân chơi.

Tinhte_Zenith12.jpg

Bài học hóa học căn bản, chất liệu ceramic mà các hãng đồng hồ ngày nay sử dụng để sản xuất những cỗ máy thời gian cao cấp rất khác nhau, nhưng suy cho cùng, những chất liệu đó thường đến từ sự kết hợp giữa hợp chất á kim và phi kim, ví dụ hợp chất của á kim với oxy, nitơ, cacbon. Ở một số trường hợp khác, cacbua với kim loại cũng có thể coi là vật liệu ceramic. Các kỹ sư bắt đầu nghiên cứu những hợp chất liên kết ion, kết hợp với hợp chất liên kết cộng hóa trị, từ đó tạo ra một loại vật liệu sở hữu tính chất đáng nể: Độ cứng và độ bền cao, chống nhiệt tốt. và thậm chí là dễ xử lý để tạo ra những tông màu ấn tượng, thứ mà thép thường khó xử lý.

Tinhte_Zenith13.jpg

Ở khía cạnh ngược lại, bản thân loại chất liệu này chỉ có độ bền co giãn rất thấp. Hiểu một cách ngắn gọn, ceramic có thể chịu được tác động gây biến dạng rất tốt. Nhưng đến ngưỡng định mức không chịu được lực tác động nữa, nếu như kim loại sẽ biến dạng vì tính chất dẻo, thì với chính bản chất kết cấu tinh thể ngẫu nhiên của ceramic đồng nghĩa với việc nó sẽ không biến dạng, mà sẽ nứt vỡ. “Cứng quá thì giòn”, điều này luôn đúng với ceramic.

Nhưng anh em đừng lo, để ceramic đứt gãy kết nối tinh thể, lực tác động là rất lớn, lớn hơn nhiều so với lực đủ sức khiến thép xước, móp hoặc biến dạng.

Ceramic alloy dùng trong ngành công nghiệp đồng hồ ngày nay dù đa dạng, nhưng dễ gặp nhất, có lẽ vì dễ chế tác nhất chính là zirconium oxide và titanium carbide. Chúng hoàn toàn không giống gốm sứ tạo ra từ cao lanh, dùng để làm bát chén hay gạch ốp anh em gặp hàng ngày. Không như đất nung, những chất liệu ceramic để làm đồng hồ được chọn từ những vật liệu rất tinh khiết, để đảm bảo tính nhất quán trong sản phẩm đầu ra.

Tinhte_Zenith15.jpg

Bên cạnh tính chất giòn dễ vỡ, thì yếu điểm thứ hai của ceramic đến từ chính ưu điểm lớn nhất của nó. Ceramic là một trong số những dạng vật liệu cứng nhất loài người từng tạo ra. Chế tác sản phẩm từ chất liệu này, vì lý do đó, không dễ dàng chút nào. Ceramic cứng hơn thép không gỉ từ 3 đến 4 lần. Chế tác khó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến yếu điểm thứ ba: Đồng hồ ceramic không rẻ, chí ít là với những mẫu sở hữu hoàn thiện đẹp, không “bóng lộn” như những gì chúng ta nghĩ về chất liệu sứ nói chung. Để tạo ra một chiếc case đồng hồ ceramic, bột tinh thể oxide hoặc cacbua được đúc vào khuôn, rồi nung ở nhiệt độ cao tới mức thép cũng có thể nóng chảy. Quy trình sản xuất một cái case như vậy phức tạp và khó tới ngưỡng, chúng ta sẽ thấy bình thường nếu thấy giá đồng hồ ceramic đắt hơn nhiều so với đồng hồ thép hoặc thậm chí titanium, nhưng vẫn rẻ hơn nhiều so với các kim loại quý như vàng hay platinum, vì nguyên liệu đầu vào rẻ, quá trình chế tác mới đắt.

Vậy nên anh em có thấy Apple Watch ceramic giá gấp 3 gấp 4 lần bản nhôm thì cũng đừng bất ngờ.

Tinhte_Zenith14.jpg

Bền hơn thép, nhẹ như nhôm, và rẻ hơn chất liệu sợi carbon, không khiến da tay dị ứng như kim loại, không thể xảy ra tình trạng rỉ sét, đấy chính là những lý do mình mạnh dạn đưa ra thiển ý rằng, ceramic là một trong những chất liệu lý tưởng để làm đồng hồ đeo tay cao cấp.

Tất cả những điều trên, mình nghĩ sẽ là vô nghĩa, nếu chúng ta không có một món đồ chơi dùng làm ví dụ minh họa cụ thể. Mình có thể nói cả ngày về lịch sử đồng hồ, nhưng hãy tạm đề cập một cách phiên phiến về quá trình ngành đồng hồ cơ chập chững những bước đầu tiên với thứ chất liệu ceramic ở đoạn văn đâu đó phía dưới. Còn bây giờ để giải đáp thắc mắc của anh em, thì chiếc xanh lè mình đăng ảnh trong bài từ đầu đến giờ là Zenith Defy Classic Skeleton Ceramic. Chiếc này mình mượn của anh bạn thân chơi đồng hồ chung, khi nào trả thì chưa biết vì đeo vẫn đang mê, hy vọng anh bạn mình không đọc được câu này mà chỉ tập trung xem ảnh.

Tinhte_Zenith4.jpg


Nhìn bề mặt hoàn thiện đánh xước trên bezel, núm crown, hay từng góc cạnh của vỏ case chiếc Defy Classic này, cũng dễ nhầm lần chiếc này làm bằng thép sơn PVD xanh. Nhưng không, Defy Classic Skeleton được chế tác từ chất liệu ZrO2 siêu bền. Để tiết kiệm chi phí, chiếc Defy này chỉ có vỏ case, và khóa được làm từ ZrO2, còn Zenith tặng kèm dây cao su trùng màu với vỏ đồng hồ.

Bộ máy lên cót tự động nhìn ở mặt lưng cũng ấn tượng chẳng thua kém gì mặt trước, với búa lên cót nhìn rất nổi, không đơn điệu như “miếng kim loại bán nguyệt” mình hay thấy trong đồng hồ tự động. Bản chất khả năng trữ cót 48 tiếng đồng hồ và lò xo cân bằng silicon chống từ của bộ máy Elite 670 SK không phải thứ nổi bật nhất của chiếc Defy này, nhưng nó cũng mô tả được sự chỉn chu của Zenith.

Có lẽ, Zenith, cái tên lừng lẫy của lịch sử ngành đồng hồ thế giới, dựa vào kinh nghiệm của họ, thừa hiểu rằng một chiếc skeleton sẽ chỉ chạm được đến cảm xúc của người đeo nếu vẻ ngoài của lớp vỏ đủ đơn giản, khiến người nhìn không bị mệt mỏi khi từng chi tiết xiên xẹo tầng tầng lớp lớp kết hợp với vỏ case phức tạp.

Tinhte_Zenith2.jpg

Hệ quả, Defy Classic Skeleton có lớp vỏ đơn giản hết mức, dù đường kính ô tròn những 41mm, nhưng lug rất ngắn, tay bé người Việt Nam vẫn đeo thoải mái. Vỏ đơn giản, để tiện cho anh em… lạc ánh mắt vào tầng tầng lớp lớp chi tiết của Defy Classic Skeleton: Từ ba kim sáng loáng, rồi bộ cọc số góc cạnh hợp rơ với kim giờ kim phút, rồi đến phía dưới là lớp khung cách điệu 5 cánh cùng tông màu với cả chiếc đồng hồ, ẩn hiện phía dưới là hệ thống máy móc, chân kính, và cả vành số ô lịch ngày, hiển thị ở góc 6 giờ, dễ nhìn hơn vì có ô nền trắng xinh xinh. Rối mắt khi mới bắt đầu nhìn, điều đó là lẽ chắc chắn, nhưng “xấu” chắc chắn không phải tính từ mô tả chiếc này.

Tinhte_Zenith1.jpg

Có thể, ở một chừng mực nâng cao quan điểm nhất định, chất liệu ceramic chính là thứ khẳng định rõ ràng nhất phép ẩn dụ mà Zenith muốn có với chính cái tên Defy. Họ muốn tự mình lột xác, thay đổi chính phong cách riêng của thương hiệu lâu đời, để không bị đào thải, để đến được với nhiều người trẻ tuổi hơn, với những mẫu đồng hồ tươi tắn, vui vẻ và hợp thời. Nâng cao quan điểm là ở chỗ, từ chất liệu, đến thiết kế, và trải nghiệm đều mới mẻ, không hề thủ cựu như thời kỳ của những chiếc El Primero. Những gì Audemars Piguet chưa làm được với Code 11:59, Zenith đã làm được với Defy.
Cái mình thích nhất ở chiếc này chính là những góc cạnh trên vỏ case, sắc nét, rõ ràng, gọn gàng, tinh tế. Và anh em cũng có thể yên tâm rằng, nếu chăm sóc cẩn thận cho chiếc đồng hồ, thì vài chục năm nữa, những đường nét nơi thân đồng hồ tiếp giáp với dây cao su vẫn không suy suyển, tất cả nhờ vào độ bền của vật liệu ceramic.

Tinhte_Zenith3.jpg

Nhìn từ xa, liệu đeo Defy Skeleton xanh có giống đồng hồ trẻ con không? Câu trả lời là có. Tông màu xanh thẫm rất vui mắt, hợp với quần áo tươi trẻ của anh em, hệt như những gì G-Shock làm được. Nhưng nhìn gần, ngay lập tức anh em nhận ra ngay chất lượng hoàn thiện trứ danh của Zenith, rất đáng đồng tiền bát gạo, đáng từng xu với con số gần 8 ngàn Đô mà Zenith báo giá cho Defy Classic Skeleton Ceramic.

Nói vui theo cách của ông anh bạn mình thì, “đeo cái này quên luôn Hublot đi là vừa”.

Từ những ngày đầu tiên, khi Rado vào năm 1962 tạo ra chiếc DiaStar với vỏ bằng tungsten carbide, cũng là một dạng kết cấu vật liệu ceramic, rồi tiếp đến là Omega những năm 70 kết hợp ceramic tungsten carbide với oxide nhôm để tạo ra chất liệu cermet, sản xuất chiếc đồng hồ Seamaster Cermet, nickname khá kêu “Black Tulip”, hành trình hoàn thiện và tối ưu thứ vật liệu siêu bền và nhiều ưu điểm của thế giới đồng hồ đã có chặng đường trưởng thành tương đối.

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

93 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ceramic. Trải nghiệm dư tiền của mấy anh mới mua xe ô tô.
@Bạn và 500 Anh Em =))))
Pony.
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Bạn và 500 Anh Em Dark vl =)))
hoang559
TÍCH CỰC
3 năm
@vezper Mình chưa hiểu lắm, bạn giải thích được không😅
Hailezzzz
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Bạn và 500 Anh Em [=))))))))
Xịn, lạ.
tuchangioi
TÍCH CỰC
3 năm
ZN quá đỉnh. Mấy em HL toàn máy của ETA thôi
fank2000
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tuchangioi Thương hiệu non trẻ mà bác, cứ từ2
@tuchangioi Hublot có máy in-house rồi nhưng giá cao lắm
Steve107
ĐẠI BÀNG
3 năm
@tuchangioi Hublot máy base trên ebouche của sellita.
@Steve107 sellita chỉ với những dòng cơ bản rẻ nhất cho người mới nhập môn như Hublot Classic Fusion hoặc Hublot Bigbang Chronograph chứ lên tới Unico và spirit of Bigbang thì đã sử dụng máy inhouse rồi nhé bạn và đương nhiên giá sẽ cao gấp 3 đến 4 lần 1 chiếc Fusion
Steve107
ĐẠI BÀNG
3 năm
@TrungnguyenLuxury Không sai. Flagship của các hãng lớn hiện nay đều có inhouse movement. Các brand thấp hơn Hublot như Oris, Tag Heuer cũng đã trang bị rồi nên Hublot là đương nhiên.
Autumn19
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nghèo nên ko dám đú theo. Thép cũng đủ dùng rồi
Thien Quoc
TÍCH CỰC
3 năm
@Autumn19 Ceramic hay được gọi là "gốm" phải không nhỉ? Vì thấy quảng cáo đồng hồ vỏ gốm chẳng hạn. Ngoài ra, cái dây đồng hồ gốm bán ngoài thị trường có phải là ceramic không? Xài thấy rất hay là bóng, đẹp, không gỉ, bẩn chùi sơ là sạch. Nhược là dễ vỡ, quơ tay đập trúng đâu là vỡ dây. Mà đồng hồ đứt dây là bay ngay nên sau này về lại dây thép cho nó lành.
Autumn19
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Thien Quoc Thì nó là một dạng "gốm" thôi mà. Nhưng ko hẳn là gốm mà mình dùng làm bát đâu. Nó giống như ceramic dùng trong phanh đĩa xe hơi ý. Một dang trộn lẫn giữa các loại với nhau
nnquangit
TÍCH CỰC
3 năm
@Thien Quoc Nó đó bác. Đồ rẻ tiền thì trộn ít kim loại nên nó giòn dễ vỡ.
renzoson
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Thien Quoc Đúng rồi nó là gốm đó nhưng mà gốm cũng chia cấp độ cao thấp khác nhau do thành phần trong gốm. Ví dụ như trong đồ hồ thì thành phần gốm chứa rất nhiều oxit kim loại nên nó cứng hơn nhiều so với gốm bát đĩa thông thường
Cục đất sét thần thánh 😆🤣
@Bão Sài Gòn Định mệnh 🤣
steals1988
TÍCH CỰC
3 năm
@Bão Sài Gòn Mua về bôi lên xe mới đc kkk
Phu Vu 1802
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mặt đồng hồ quá đẹp quá xuất sắc
cái đồng hồ màu độc đáo quá anh em. xịn ghê luôn
@cuhiep Có j đâu ... đất sét thôi... thương hiệu mà. ☘️
Ceramic mình vẫn thích Rado. Ko tìm hiểu kỹ nhưng cầm cái Rado ceramic nó mát tay, nhìn rất thích và cảm giác cầm cũng đã
thinhpham_nt
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đồng hồ nhìn ngầu thật. Màu cũng đẹp
CH MINH TUE
ĐẠI BÀNG
3 năm
Có 8k à
Mấy dòng zenith này đẹp.
Ceramic
Grand-Seiko-Ceramic-spring-drive-5.jpg
tiengiang01
ĐẠI BÀNG
3 năm
@iceteazz e nó đẹp quá thí chủ có link không?
Mê cái đồng hồ trong bài quá!
đẹp thật
8k, Rẻ chán so với đồng hồ vỏ thép của mấy hãng top đầu
Blue AZ
ĐẠI BÀNG
3 năm
màu quá đẹp quá độc. gần giống màu xanh hoàng gia
@Blue AZ Cái này gần màu iPhone 12 hơn =))
id@wn...
TÍCH CỰC
3 năm
@P.W Ý nói cái này chôm cái màu của cái ip hả.
Blue AZ
ĐẠI BÀNG
3 năm
@P.W màu iphone xấu hơn 😆)
VA20
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hóng cái ảnh mặt sau mà không thấy.
colenao00
TÍCH CỰC
3 năm
Nhìn cái đồng hồ rối mắt quá
Cái viền siêu bền, va đập rơi rớt các kiểu vẫn như ngày đầu. Giá chưa tới 2 củ
2512C03E-F50B-48CC-A697-9FF81EB8BF44.jpeg
@khonggianbonchieu_dh Huawei hả cụ
@khonggianbonchieu_dh giống huawei gt thế bác
@cupidangel3112 Chính xác rồi bạn, viền gốm bảo vệ màn hình

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019