Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Nhậm Chính Phi: Bán mảng smartphone Honor sẽ giúp tránh cấm vận từ Mỹ

P.W
28/11/2020 9:44Phản hồi: 60
Nhậm Chính Phi: Bán mảng smartphone Honor sẽ giúp tránh cấm vận từ Mỹ
Cover_Honor.jpg

Nhà sáng lập Huawei Technologies, Nhậm Chính Phi vừa cho biết, thương vụ bán mảng smartphone giá rẻ Honor của họ sẽ tạo ra lợi thế giúp cho mảng smartphone này không bị ảnh hưởng do lệnh cấm vận từ Mỹ, qua đó tạo ra một ông lớn mới trên thị trường smartphone lớn nhất thế giới, Trung Quốc. Ông Nhậm lên án những chiến lược từ phía chính quyền tổng thống Trump, nỗ lực để kiểm soát Huawei. Ông cũng gửi tin nhắn tới các nhân viên, khẳng định rằng Honor sẽ nhanh chóng quay trở lại sản xuất sau khi có lại được nguồn cung cấp công nghệ và linh kiện từ đối tác Mỹ.

Những tuyên bố của Nhậm Chính Phi đến chỉ vài ngày sau khi Huawei chính thức công bố thương vụ bán Honor cho một nhóm nhà đầu tư bao gồm hơn 30 tập đoàn Trung Quốc, đứng đầu là Shenzhen Smart City Technology Development Group Co.

Tinhte_Honor1.jpg

Ông Nhậm tuyên bố như thế này: “Đối mặt với hết lần này đến lần khác phía Mỹ tấn công, chúng tôi cuối cùng cũng nhận ra rằng các quan chức Mỹ đang không cố gắng sửa quy mô của chúng tôi, mà đang tìm cách để tiêu diệt chúng tôi. Một khi Honor tách khỏi Huawei, Huawei sẽ không cố gắng tìm cách hợp tác với Huawei. Chúng tôi đang xử lý quá trình chia tách theo cách trưởng thành nhất có thể, và chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để tuân thủ tất cả những quy định và luật pháp quốc tế.”


Nhà sáng lập kiêm CEO của Huawei có vẻ như đang không chắc chắn về việc, khi Honor bị bán đi, mảng smartphone giá rẻ này liệu có được tiếp tục hợp tác với những đối tác cung cấp công nghệ, phần cứng và quan trọng nhất là chip bán dẫn từ Mỹ hay không. Không loại trừ khả năng, những người chủ mới của Honor vẫn sẽ phải xin giấy phép từ Bộ thương mại Mỹ để được làm việc với các đối tác nước này.

Về phần nước Mỹ, lấy lý do nguy cơ đối với an ninh quốc gia, kể từ năm 2018, chính phủ Mỹ đã có những động thái và chiến dịch nhằm kiểm soát Huawei. Một trong số những động thái đó chính là việc giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ ở Canada. Tiếp đến là sắc lệnh của tổng thống Mỹ, đưa Huawei vào danh sách đen, cấm sử dụng thiết bị hạ tầng mạng 5G tại Mỹ, cũng như những quốc gia thân Mỹ như Anh và Nhật Bản. Rồi đòn đánh chí mạng nhất phải là việc Nhà Trắng đưa ra những yêu cầu với các công ty Mỹ, rồi sau đó là tất cả những công ty sử dụng trang thiết bị và công nghệ Mỹ sản xuất sản phẩm, không cho phép họ làm việc và hợp tác với Huawei. Nước đi sau cùng này đã khiến Huawei không còn cửa nào mua các sản phẩm chip bán dẫn sản xuất sẵn để tiếp tục ra mắt sản phẩm mới.

Tinhte_Honor2.jpg

Về phần Honor, cho tới trước khi bị bán đi, mảng smartphone giá rẻ này vẫn luôn là một phần không thể tách rời của Huawei, thậm chí từng có thời điểm quy mô của nó còn lớn hơn cả mảng smartphone của Samsung. Nhưng giờ vì lệnh cấm vận của Mỹ, Honor gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua bán linh kiện và phần mềm cần thiết để tiếp tục vận hành. Honor bị bán đi, tạo ra khả năng thương hiệu này sẽ được tiếp cận trở lại với những công nghệ và linh kiện Mỹ, qua đó giúp thương hiệu smartphone vừa có được sự quan tâm của giới trẻ và đối tượng người tiêu dùng tầm trung và bình dân tiếp cận những thị trường lớn như châu Âu. Tầm cỡ của Honor cũng có thể giúp chính nó trở thành đối thủ đáng gờm của Xiaomi hay Oppo, những cái tên đang cạnh tranh trong cùng tầm giá sản phẩm.

Bản thân thương vụ Huawei bán Honor cũng minh chứng được tác động không đồng đều từ lệnh cấm vận của chính quyền Mỹ áp đặt lên tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc, nơi mảng thiết bị tiêu dùng của họ vẫn đang gặp khó khăn chồng chất, hệt như mảng thiết bị viễn thông của họ. Về phần mảng thiết bị 5G, Huawei có thể đã tích trữ đủ linh kiện để tiếp tục duy trì sản xuất đến ít nhất là năm 2021, trước khi lệnh cấm vận của Mỹ có hiệu lực.

Tinhte_Honor3.jpg

Những người chủ mới của Honor bao gồm những tập đoàn lớn như Shenzhen Expressway và Shenzhen Energy, cùng với những đối tác như Suning, nhà bán lẻ thiết bị điện máy lớn nhất Trung Quốc, được hậu thuẫn bời chính Alibaba, thông qua đó tối ưu hóa khả năng phân phối các sản phẩm đóng mác Honor.

Ông Nhậm gửi lời tới các nhân viên dưới quyền: “Dưới quyền quản lý mới, Honor sẽ rất nhanh chóng tiếp tục quá trình sản xuất và giải quyết những vấn đề với các đối tác. Nước Mỹ là một siêu cường về công nghệ, với những công ty xuất sắc. Các bạn nên làm việc một cách chặt chẽ và mạnh dạn với họ.”

Quảng cáo



Theo Bloomberg
60 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nghe thằng này phát biểu câu nào khắm câu đó nhỉ. Giống cái thằng gì chủ tịch WHO đó. Ik chang nhau
@Fbiprohj Haha bênh cha dữ vậy con. Chắc cuối năm nó thưởng cho cái honor mà ngửi
@hoainamaloha Thằng heo quay này chết cụ nó cũng đáng chá bên gì ?? Hở cái chụp mũ 😂
@Fbiprohj Đúng òi.
Cười vô mặt
@Fbiprohj Căng đét 😃
Lách luật 😁
Ez! Đưa Honor vào Entity list
Lách kiểu gì cũng bị thịt nếu không tuân theo luật chơi của Mỹ
Nắm đc cốt lõi công nghệ như sếp Bkav thì đã không rơi vào thảm cảnh này.
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Hệ điều hành BOS khác biệt nhé. Chip hay ram chỉ là linh kiện, nhà cung cấp nào đáp ứng đc thì mua. Apple có sx mấy thứ đó k?
@Lạc Việt 2020 Bảo sao bị người ta ghét.
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Anti hùa và anti thuê thì có nói kiểu gì thì có ưa đc đâu? Chính nghĩa sẽ thắng. Luật đời là vậy.
@Lạc Việt 2020 Bọn chửi trên là anti hùa , còn ku lạc việt là anti thuê có phải vậy ko . Sao nói ra câu nào câu náy càng làm người dùng VN ngày càng ghét Bphone hơn
“Một khi Honor tách khỏi Huawei, Huawei sẽ không cố gắng tìm cách hợp tác với Huawei.”

Là sao?
@hakuruno Chắc là nhầm thôi =))
@Jason Hoang Chắc có sự nhầm lẫn gì đó
Huawei trong cơn hấp hối 😆
Mình cảm giác đây chỉ là chiêu cờ mới để nhằm lách lệnh cấm của Mỹ. Thẩm Quyến là thủ phủ của Huawei nên hơi nghi khi mấy công ty mua lại có sự sắp đặt của Huawei và chính quyền?.
Chống Mỹ là công việc. Định cư Mỹ là cuộc sống.
@from team b with love Nhậm giáo chủ bị Mỹ nó bóp cu chứ có chống đâu, mà lão già đó sống ở tàu mà
thâm quyến à.
@Mỹ.
TÍCH CỰC
3 năm
Thôi thì ta phải xa con một thời gian, đợi Bai Đần làm Đầu tàu. 🤣
anhvu161
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cách đây 1 tháng còn nghe thằng Huawei tuyên bố ko hề có ý định bán Honor 😆 đúng là tụi khựa cg như Huawei toàn lũ lươn lẹo, nói chẳng tin đc câu nào.
Nghe sướt mướt, cảm động ghê hen. Kiểu bây giờ ta không đủ điều kiện nuôi con ta sẽ gửi con cho nhà khác đợi khi nào t đủ điều kiện ta sẽ chuột con lại. 😂😂
Không hiểu mấy thằng tàu con trên Tinh Tế cứ suốt ngày ra rả tàu nắm công nghệ lõi, vậy mà Mỹ nó cấm một cái tàu ị hết muốn ra hơi !!!! Vãi công nghệ lõi tàu, kkkkk
@khunghoang kinhte 2008 Công nghệ lõi mẽo nó nắm hết rồi. Còn mấy nước khác thì cũng là đồng minh.
@khunghoang kinhte 2008 Tư tưởng “ đại hán “ của họ mà 😔
@khunghoang kinhte 2008 Có thể đám tinhte là đám bựa con.
Đổi chủ hy vọng đổi vận 😁
Lại lươn lẹo rồi
Khả năng cao lần này Huawei tái cấu trúc công ty. Thay vì là một công ty khổng lồ thì Huawei sẽ bán hết các mảng kinh doanh liên quan đến nước ngoài hay sử dụng công nghệ nước ngoài cho nhóm 30 công ty kia, thông qua hoán đổi cổ phiếu; chỉ giữ lại mảng kinh doanh nội địa, giáo dục hay các mảng không liên quan đến công nghệ.
Mỹ lần này cố tình giết Huawei, nhưng cũng có thể vô tình tạo ra một con quái vật khác.
Cấu trúc công ty lúc trước dễ dàng tổn thương do cấm vận, nhưng một khi tái cấu trúc/bán mảng kinh doanh cho 30 công ty kia thì khả năng cấm vận sẽ khó hơn.
@lazyboy76 Liên quan gì, Mỹ cứ nắm đầu thằng to là đc. Thích bán gì thì bán, bán hết mảng nhỏ, hổng lẽ mảng nhỏ ăn cám để sống. Cũng phải ra điện thoại chứ.
@congalete Bây giờ Mỹ cấm Hisilicon, Huawei; Huawei chuyển sang chỉ kinh doanh trong nước, bán Honor, Hisilicon cho Alibaba và nhóm công ty kia thì bạn cấm vận ai?
Lúc trước cấm vận còn có lý do chính phủ tài trợ Huawei, Huawei ăn cắp tài sản trí tuệ, giờ bán cho Alibaba thì có cấm vận Alibaba không? Và lý do là gì?
Mảng nhỏ không ăn cám sống mà bán đứt cho Alibaba (cùng nhóm công ty kia), các công ty nhỏ này sẽ bán hàng cho Honor (cũng bán đứt cho Alibaba).
Đổi lại Huawei nhận về cổ phần không chi phối, cũng không đủ đến ngưỡng là bên liên quan của nhóm công ty kia (lấy ví dụ 9% đổ về chẳng hạn).
Lúc đó chiếu theo quy định quốc tế thì Huawei sẽ không liên quan đến Alibaba và nhóm công ty kia.
Không phải ngẫu nhiên mà họ nói là làm theo quy định quốc tế, nếu làm cách này thì Huawei sẽ đơn thuần chỉ là cổ đông lớn, không hơn không kém.
Tóm lại:
Để ra được điện thoại:
Công ty sản xuất điện thoại (Honor): bán cho Alibaba (và nhóm 30 công ty), hoán đổi cổ phiếu.
Công ty sản xuất chip (Hisilicon): bán cho Alibaba, hoán đổi cổ phiếu.
Công ty sản xuất linh kiện khác: bán cho Alibaba, hoán đổi cổ phiếu.
Kết quả: Huawei nắm cổ phần dưới ngưỡng được cho là bên liên quan tại 30 công ty kia, đổi lại 30 công ty đồng sở hữu nhóm công ty sản xuất điện thoại, thiết bị điện tử.
Nghe thì có vẻ bất lợi cho Huawei, tuy nhiên nó lợi hơn rất nhiều so với việc từ bỏ thị trường quốc tế mà không nhận lại gì. Mỹ cũng không nắm được Honor hay nhóm công ty kia bởi tỷ lệ sở hữu (gián tiếp) của Huawei tại các công ty này chưa đủ để hình thành quan hệ có liên quan.
Không phải ngẫu nhiên mà họ bán cho 30 công ty/tập đoàn, lý do ở đây khả năng là do sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Huawei sẽ không ở mức cao trong nhóm công ty/tập đoàn này và sẽ được nhìn nhận là khoản đầu tư tài chính theo thông lệ quốc tế.
@lazyboy76 Hình như bạn chưa từng đi làm cho những cty kiểu ủy quyền như Nike nhỉ? Thằng Mỹ nó đẻ ra cái kiểu kim thiền thoát xác này.
Phi này cũng thâm như tập nhỉ
does_it_come
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Văn phòng phẩm pk Thâm thì có thâm nhưng chắc chưa đủ tầm như cẩu bình được. Cái tầm của Phi kia thì cũng chỉ là mớ rau con cá sống qua ngày. Tầm của cẩu bình nó ở mức bá chủ thiên hạ trên mọi phương diện của cuộc sống 😄 nó bá hơn nhiều.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019