Quan điểm mới về Vũ Trụ - Tôn Giáo - Con Người

doquangsang
21/8/2013 3:26Phản hồi: 494
494 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
(Phần 1)

VŨ TRỤ SINH RA TỪ ĐÂU? VÔ HẠN HAY HỮU HẠN?
Khi đặt câu hỏi về khởi nguồn của Vũ trụ, Triết học chia ra 2 hướng: đồng ý sự Trống rỗng là khởi nguồn và Không đồng ý sự Trống rỗng là khởi nguồn.
(Giả thuyết 1) Đồng ý sự Trống rỗng làm khởi nguồn.
1. Trống rỗng sinh ra từ đâu?
Trống rỗng được mặc định là cái đã có, là khởi điểm.
2. Trống rỗng vô hạn hay hữu hạn.
Trống rỗng là vô hạn.
3. Trống rỗng sinh ra năng lượng và vật chất theo cơ chế nào? Potay..com..canh

(Giả thuyết 2) Theo quan điểm của tôi:
1. Không tồn tại sự Trống rỗng (Khoa học chưa chứng minh được có sự tồn tại của Trống rỗng trong vũ trụ).
2. Trống rỗng + Năng lượng = Chân không (Khoa học đã chứng minh)
3. Bác bỏ Trống rỗng và thay thế bởi Chân không.
Do đó, Chân không được mặc định từ ban đầu và vô hạn.
4. Kết luận, Vũ trụ ban đầu là Chân không chứa đầy năng lượng và vô hạn.
5. Năng lượng sinh ra vật chất thông qua công thức: E = mc2. Đó là cách mà Vũ trụ hình thành.

P/s: Hiện con người chỉ mới chứng minh thực nghiệm 1 chiều cơ chế E = mc2 từ 1 phần vật chất có khối lượng chuyển hóa thành năng lượng.

Chiều ngược lại từ năng lượng chuyển hóa sang khối lượng thì chỉ trên lý thuyết (Higgs boson và cơ chế). Khoa học cần thêm thời gian.

(Phần 2) BẢN CHẤT VŨ TRỤ LÀ GÌ?
#quandiemmoivevutru
Matter-Universe-Concept-777x518.jpg
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
(Phần 2) BẢN CHẤT VŨ TRỤ LÀ GÌ?

Rất nhiều giả thuyết Triết học đã bế tắc vì đưa 2 đối tượng không tương xứng nhân quả Vật chất và Ý thức làm nguồn gốc của Vũ trụ. Rồi tự gài bí mình bằng câu hỏi: Cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào? Vậy Vật chất phải đi với cái gì mới tương xứng nhân quả?

Để trả lời câu hỏi này, ta phải lượng hóa được vật chất. Để làm được điều đó, ta phải quay về lại công thức E = mc2 của Einstein. Trong đó m là khối lượng đại diện để lượng hóa Vật chất. Vật chất được biểu hiện thông qua khối lượng. C là hằng số ánh sáng (299,792,458m/s). Vậy tương quan nhân quả của khối lượng là năng lượng. Chúng chuyển đổi qua lại thông qua cơ chế vận động.

Khối lượng là đại diện để lượng hóa Vật chất. Vậy năng lượng là đại diện để lượng hóa cái gì? Tôi tạm gọi nó là ZEZRO. Zezro sẽ bao gồm những thực thể chỉ mang năng lượng (không khối lượng). Như vậy, VẬT CHẤT và ZEZRO sẽ là 1 cặp tương xứng nhân quả, chuyển đổi qua lại.

ZEZRO bao gồm cả Ý thức-Linh hồn, Thần linh, Photon ánh sáng, Gluon, và các trạng thái năng lượng khác...

Theo biểu đồ bên dưới, Zezro sơ khai ban đầu là Chân không lượng tử. Vũ trụ vô hạn và đầy ắp năng lượng. Cho đến khi sự tiến hóa của những trạng thái của Zezro bằng những thay đổi trong vận động dẫn đến nhiều vụ nổ Big Bang, dẫn đến sự chuyển hóa một phần Zezro (Năng lượng) sang Vật chất (Khối lượng) diễn ra.

Các dạng Zezro cũng phát triển cấu trúc từ thấp đến cao. Trong cùng 1 cấu trúc, Zezro phát triển càng lên cao càng bền.

Các dạng Vật chất cũng phát triển cấu trúc từ thấp đến cao. Trong cùng 1 cấu trúc, Vật chất phát triển càng lên cao càng kém bền.

*Ghi chú quan trọng:

Cái gì không tồn tại thì bị bác bỏ và không cần phải đề cập đến. Trong đó, "Trống rỗng" hiển nhiên không tồn tại.

Đối tượng không có năng lượng thì không tồn tại.

Đối tượng không vận động thì không tồn tại.

Vũ trụ vô hạn là cái đã CÓ (tồn tại) - với bản thể ban đầu gọi là Zezro. Mọi trạng thái tồn tại đều sinh ra trong lòng Zezro (Vũ trụ) thông qua cơ chế phát triển và chuyển đổi tuần hoàn, dẫn đến có vô số vũ trụ giới hạn được hình thành trong lòng vũ trụ vô hạn.

KHÔNG trong vũ trụ chỉ mang tính không tạm thời. Không vĩnh viễn đồng nghĩa với không tồn tại.

Vạn vật trong vũ trụ đều là các trạng thái biểu hiện tạm thời, đều được hình thành bởi cùng 1 gốc.

Vận động quyết định sự biểu hiện của các trạng thái tồn tại trong vũ trụ. Vận động bao gồm tốc độ, hướng và các lực tương tác lẫn nhau của đối tượng đó trong hệ thống.

Không gian là hệ quả của vận động.

Không có vận tốc giới hạn mà chỉ có sự giới hạn của đối tượng đó làm giới hạn vận tốc của chính nó.

(Hình 1) do (hình 2) trải thẳng ra.

(Hình 2) Big Bang (+) tạo ra Hố Trắng giải phóng ra Vật chất (khối lượng).
Thiên hà hoặc 1 thực thể có khối lượng và kích thước khổng lồ sụp đổ tạo ra Big Bang (-). Sau đó, Big Bang (-) tạo ra Hố Đen hút tất cả mọi thứ vào nếu tiến gần nó.

(Phần 3) KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
#quandiemmoivevutru
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hình 1
45f5e25b-3dcd-4378-91dc-3b64bf8627aa_fykzgx.png
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hình 2
1606141279247_Universe.png
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
(Phần 3) KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

(1)Không gian sinh ra từ vận động. Vận động bao gồm tốc độ, hướng và các lực tương tác lẫn nhau của thực thể đó trong hệ thống.

Vận động tạo thành cấu trúc của 1 thể cơ bản và không gian gắn liền với nó. Các thể cơ bản liên kết thành 1 hệ thống nhỏ và không gian gắn liền với nó, các hệ thống nhỏ liên kết thành 1 hệ thống lớn hơn và không gian gắn liền với nó. Do có vô hạn các thể cơ bản của Zezro vận động sẽ tạo ra không gian vô tận của Vũ trụ từ ban đầu.

Sự phát triển của các trạng thái Zezro tạo nên các cấu trúc phức tạp hơn. Các cấu trúc bậc cao của Zezro sẽ tạo nên Ý thức, bậc cao hơn Ý thức là những trạng thái tâm linh, thần linh. Theo chiều hướng này các trạng thái ý thức, tâm linh phát triển càng lên thì càng bền vững, và có vô hạn các cấp độ như vậy. Do đó, sự phát triển lên cao của các trạng thái Ý thức được ví như vũ trụ vô hạn vậy.

Các trạng thái Zezro bậc cao sẽ có những đặc điểm sau: Bậc càng cao mang năng lượng càng lớn, Bậc càng cao càng bền, Bậc càng cao thông tin chứa đựng càng lớn.
Sự phát triển sai khác (đột biến) trong 1 cấu trúc Zezro bậc cao mang năng lượng khổng lồ sẽ tạo ra những "Vụ Nổ" > Hố trắng, đó là cột mốc 1 phần Năng lượng (input) chuyển hóa thành Khối lượng (output) > Giải phóng ra những hạt vật chất cơ bản vào vũ trụ.

Sự phát triển của các thể Vật chất tạo nên sự đa dạng các trạng thái Vật chất như ngày nay. Trong cùng 1 cấu trúc, Vật chất càng nặng và càng lớn sẽ càng kém bền. Như những cấu trúc lớn dần trong vũ trụ, đến 1 giới hạn về khối lượng và kích thước, chúng sẽ bị sụp đổ > tạo thành các hố đen > hút tất cả vật chất (input) gần nó vào bên trong. Và cơ chế đầu còn lại là xả ra những dạng Zezro cơ bản (output) vào lại vũ trụ. Cơ chế này cứ tiếp diễn gọi là Chu trình chuyển hóa Năng lượng - Khối lượng trong Vũ trụ tuần hoàn.

(2)Có con người, ta có khái niệm LƯỢNG hóa, đo lường, đối chiếu. Thời gian (để gọi đúng bản chất nhất mà con người đang sử dụng chính là THỜI LƯỢNG) và NĂNG LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG. Nếu không có sự tồn tại của ý thức thì ta có những thuộc tính tồn tại khách quan với ý thức là: THỜI, NĂNG, KHỐI. Còn LƯỢNG là do ý thức con người đặt vào nhằm phục vụ cho mục đích lượng hóa các thuộc tính khách quan trên.

Trong đó, THỜI là thuộc tính cơ bản của Không gian, NĂNG thuộc tính cơ bản của Zezro và KHỐI là thuộc tính cơ bản của Vật chất.

Con người lấy sự chủ quan để đo lường đối tượng khách quan:
Lấy thời gian để đo lường không gian.
Lấy khối lượng để đo lường Vật chất.
Lấy năng lượng để đo lường Zezro.

Không gian là hệ quả đầu tiên Zezro - Vật chất thông qua vận động. Biểu hiện không gian của 1 thực thể đối với con người là hình thái, sắc thái, thông tin, và môi trường tồn tại của nó.

"THỜI" là 1 điểm bất kỳ trong KHÔNG GIAN. Nên THỜI là thuộc tính của KHÔNG GIAN. Nếu ta chọn 1 điểm khác bất kỳ trong KHÔNG GIAN. Đó là sự khởi đầu cho khái niệm THỜI GIAN, do có sự đối chiếu.

Thông tin, hình thái, sắc thái chính là sự sắp xếp cấu trúc không gian của 1 thực thể sinh ra bởi vận động.
Sự khác nhau về cấu trúc của các đối tượng (thể cơ bản, hệ thống nhỏ, hệ thống lớn) dẫn đến sự khác nhau về hình thái, sắc thái, và thông tin giữa chúng.

P/s: Ví dụ về việc tìm ra 1 trong 200 tờ giấy trắng của bạn Lương Tuấn Phi trong chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam 2019.
Sự sắp xếp về cấu trúc của 1 vật thể chứa đựng thông tin. Con người có giác quan khác nhau sẽ nhìn được cấu trúc đó sâu cạn khác nhau.
Trên cấu trúc 1 tờ giấy trắng, Tuấn Phi đã nhìn như 1 cấu trúc 3D chi tiết và có các điểm kết nối thông tin khác nhau. Tại các điểm đó, cậu ta sẽ liên kết lại thành 1 hình ảnh mô phỏng (con mèo). Kiểu nhìn lên bầu trời để nối những vì sao thành 1 chòm sao.
Con người khác nhau về độ phân giải của vi sử lý bộ não thì sẽ có sự nhận diện chi tiết khác nhau. Giống như có người nghe được những sóng âm mà người thường ko nghe dc. Các con vật cũng có thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác, vị giác rất khác nhau.
Đây ko phải là 2 thế giới. Mà là tầm xử lý vĩ mô, hay vi mô tới đâu của bộ não trong cùng 1 thế giới.

(Phần 4) VẬN TỐC ÁNH SÁNG
#quandiemmoivevutru
131663_Atom_iStock-490503504.jpg
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
(Phần 4) VẬN TỐC ÁNH SÁNG

Không có vận tốc giới hạn, chỉ có sự giới hạn của một thực thể làm giới hạn vận tốc của chính nó

Giả định 1 chiếc xe được trang bị động cơ có thể làm cho chiếc xe di chuyển với vận tốc ánh sáng.
Nhưng khi chiếc xe (x) tăng tốc đến một vận tốc - Vx (nhỏ hơn vận tốc ánh sáng) thì chiếc xe đã không còn là chính nó, có thể vỡ ra từng mảnh, hoặc bị tan chảy hoặc trở thành tro bụi...do ma sát, hoặc do tương tác với các trường năng lượng... khi đặt trong các môi trường và điều kiện khác nhau. Như vậy vận tốc Vx là vận tốc cực đại gắn liền với thực thể chiếc xe.

Tương tự vận tốc ánh sáng (Vc) là vận tốc cực đại gắn liền với photon ánh sáng. Khi 1 hạt photon đạt đến vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng thì nó không còn là hạt photon nữa. Nó sẽ bị chuyển hoá thành một thực thể khác có mức giới hạn vận tốc cao hơn. Do đó, còn rất nhiều thực thể tồn tại (dạng hạt hoặc trường mang năng lượng) mà con người chưa quan sát được có thể di chuyển với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng.

P/s: Ví dụ về chiếc xe có vô số mô hình áp dụng tùy theo vật liệu xe, thiết kế, kích thước, khối lượng...và môi trường mà xe được đặt vào. Sẽ cho ra vô số kết quả về tốc độ giới hạn thuộc về chiếc xe đó trước khi nó bị biến dạng không còn là chính nó. Do đó mô hình cơ học cổ điển và cơ học lượng tử đều áp dụng được tùy điều kiện giả định. Nhưng kết quả cuối cùng là có một vận tốc cực đại Vx gắn liền với chiếc xe trước thời điểm chiếc xe bị biến dạng. Vx luôn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng vì chiếc xe là 1 vật thể có khối lượng.

Hệ qui chiếu của các thực thể không có khối lượng sẽ có cách tính khác. Mỗi công thức sẽ dùng cho mỗi hệ qui chiếu khác nhau. Không có gì là bác bỏ hay đúng sai ở đây cả.

(Phần 5) LINH HỒN LÀ GÌ?
#quandiemmoivevutru
FB_IMG_1605493538597.jpg
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
(Phần 5) LINH HỒN LÀ GÌ?
Linh hồn có thực sự tồn tại?

Có tồn tại linh hồn ngay cả khi đang sống và trong một thời gian nhất định sau khi chết.

Linh hồn là một trạng thái bậc cao của Zezro (năng lượng). Trong đó, Ý thức là một phần của Linh hồn. Ý thức - Linh hồn cũng tương đồng với Bộ não - Thân xác.

Khi con người đang sống thì năng lượng thuộc về phần linh hồn sẽ phát triển đầy đủ và trọn vẹn nhất (trường năng lượng của mỗi người sẽ quyết định đến sức khỏe người đó).

Khi con người mất đi, trường năng lượng này cũng sẽ sụt giảm dần với những vị trí mà kém bền hơn sẽ bị chuyển đổi trạng thái trước. Do Ý thức là thể Zezro phát triển cao nhất trong linh hồn, nên sẽ bền hơn và tồn tại lâu hơn trước khi bị chuyển đổi dần sang những trạng thái Zezro khác có cấp độ thấp hơn. Sau đó, nó kết hợp với những trạng thái Zezro khác để tạo thành những cấu trúc Zezro mới. Có thể cấu trúc mới là 1 linh hồn mới hoặc không. Thông tin cũ được bảo toàn 1 phần hay không tùy vào sự bao nhiêu % kết hợp và % chi phối.

Sự phát triển các bậc cao hơn của Ý thức tạo ra các trạng thái Tâm linh, thần linh như tôi đã trình bày trong phần 3.

Vì linh hồn là những trường năng lượng mang thông tin nên con người có thể cảm nhận được thế giới linh hồn, tâm linh nếu mở được cánh cửa thông qua hệ qui chiếu hoàn toàn khác biệt này. Có ít người cảm nhận và trao đổi được vì theo cách nói thông thường là họ có giác quan đặc biệt. Nhưng thực ra trong tiềm thức của họ vô tình có được sự tương đồng về hệ qui chiếu linh hồn trong một thời điểm nào đó. Do con người có 2 bản thể là Zezro và vật chất trong cùng một đối tượng là con người.

Sự cảm nhận này do giữa 2 trường năng lượng đôi lúc có cùng tần số giúp cho việc kết nối thông tin tạm thời được diễn ra. Những trường năng lượng kết nối nhau như việc kết nối sóng vô tuyến radio, truyền hình, internet...
Việc kiểm soát được tần số ta muốn kết nối không phải ai cũng làm được. Tương tự như việc chúng ta kiểm soát được năng lượng của ý thức. Do đó, trạng thái ngẫu nhiên, vô tình là phổ biến hơn.

Để phát triển được về phần linh hồn có các giải pháp sau:

Phát triển về trí tuệ (ý thức) vì ý thức là 1 phần của linh hồn.

Nuôi dưỡng sự thanh thản, nuôi dưỡng "TÂM" sáng bằng tình yêu thương. Chỉ có tình yêu mới giúp con người cảm thấy được thanh thản nhất và chỉ có tình yêu là vô hạn về dung lượng cho mọi thứ. Rèn luyện "TÂM", tức cũng chính là làm cho năng lượng trong cơ thể được vận động hài hòa, không rối loạn. Thông qua đó cũng giúp bổ trợ, kích thích khai mở được phần lớn trí tuệ tiềm ẩn.

Do Vũ trụ vô hạn nên kiến thức của con người bình thường chỉ như hạt cát trong sa mạc > sự ngu dốt. Vì vậy, sự ngu dốt là mặc định. Nhưng tình yêu thương lại là 1 sự lựa chọn.

Vận động là quy luật cơ bản của vũ trụ, do đó vận động cũng là 1 phương pháp cơ bản giúp con người sống lâu hơn.

Một quy luật cơ bản của vũ trụ nữa là không có gì trong vũ trụ tồn tại ở 1 trạng thái mãi mãi nên việc con người nghĩ đến trường sinh bất lão là hoang tưởng và mê muội.

(Phần 6) BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI
#quandiemmoivevutru
Lj.jpg
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
(Phần 6) BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI

Sự sống là đặc tính cơ bản của mọi sinh vật. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của Ý thức so với các sinh vật khác, Ý thức giúp con người càng chủ động hơn trong việc bảo về sự sống của mình gọi là đặc quyền chủ động. Đặc quyền chủ động là cơ sở hình thành nên xã hội loài người, hình thành nên mọi hoạt động, tâm sinh lý của con người.

Con người làm tất cả để bảo vệ sự sống, để được sống tốt hơn, và được thỏa mãn các nhu cầu từ thấp đến cao (tham khảo tháp nhu cầu Maslow). Mở rộng hơn, con người bất chấp các sinh vật khác để thỏa mãn và phục vụ cho sự sống của mình. Đó là nguồn gốc tất yếu của THAM. Mà tối thiểu nhất là tham sống.

THAM không chỉ đặt riêng cho Con Người nhưng THAM gắn với Con Người có khác biệt rất lớn so với THAM gắn với các sinh vật khác thông qua đặc quyền chủ động và sự phát triển cao của thể Zezro (Ý thức).

Con người có 2 trạng thái mong muốn để đạt đến:
(1)Mong muốn có thêm những gì đã có (thêm thời gian sống, thêm áo quần, tiền bạc...).
(2)Mong muốn có những gì chưa có (có thể gọi là ước muốn). Hai trạng thái này bản thân nó đều có động cơ tốt và xấu. Nếu thay thế THAM bằng ƯỚC MUỐN thì chỉ thỏa (2). Đa phần con người hiểu THAM ở 1 góc độ thuộc (1) và theo hướng tiêu cực. Nhưng THAM VỌNG lại thuộc (2).

Con người sinh ra bản chất ban đầu thiện hay ác?

Con người sinh ra đã có lòng thiện và ác trong một chữ “THAM”.

Tất cả những hành động xâm phạm, đe dọa, ảnh hưởng đến cuộc sống, sự sống của con người đều bị ngăn chặn bằng mọi giá, với mọi hình thức. Điều này hoàn toàn có thể khởi tâm Ác.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cuộc sống, sự sống:

Trực tiếp: lương thực, nước uống, không khí…

Gián tiếp: quần áo, nhà ở, tiền bạc…

Do có quá nhiều cái cần được bảo vệ, phòng ngừa... Chưa kể tới việc con người tích lũy thêm để phòng thân, để thỏa mãn các nhu cầu như trong tháp nhu cầu Maslow > con người không biết đâu là giới hạn > lòng tham vô hạn. Từ đó sự nảy sinh cái ác theo lẽ tự nhiên cũng được hình thành theo cấp số nhân.

Con người phát sinh lòng thiện một cách tự nhiên nhất, trong một điều kiện dễ dàng nhất, không có mối đe dọa hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống, sự sống của mình. Dễ dàng như việc mình có thực hiện hay không thì cũng giống nhau. Ví dụ: hét lên khi thấy 1 đứa bé cầm cái kéo nhọn, hoặc đứng gần miệng giếng. Bởi vì não bộ lập tức phản ứng trong tích tắc do có sự đồng cảm và hiểu được mối đe dọa là giống nhau cho bản thân và người khác.

Phân tích chữ “THAM” dù động cơ tốt hay xấu thì cũng sinh ra mong muốn, và nếu kết quả đạt được thì sinh ra vui, hạnh phúc; còn nếu kết quả không như mong muốn thì sinh ra buồn hoặc tệ hại hơn là đau khổ.

Do đó, hạnh phúc hay đau khổ, vui hay buồn đều xuất phát từ một chữ “THAM”.
Trong rất nhiều cái mong muốn của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao thì không phải cái nào cũng đạt kết quả như kỳ vọng.
Đau khổ phát sinh là điều tất yếu trong cuộc sống, càng hi vọng nhiều thì càng thất vọng nhiều và đau khổ nhiều. Địa ngục không đâu khác, chính là khởi nguồn từ một chữ “THAM”.
Đức Phật đã dạy điều cốt lõi này trong ba chữ THAM, SÂN, SI từ hàng ngàn năm trước.

Tối ưu hóa hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất của con người ở thế gian này. Do đó tối ưu thời gian sống không phải là mục tiêu quan trọng nhất vì sống lâu chưa chắc đã có nhiều hạnh phúc.

Vậy, con người làm thế nào để tối ưu hạnh phúc?

Từ gốc "THAM", con người có 2 động cơ tốt - xấu để dẫn đến "Thiện" và "Ác"

Thiện tức lấy hạnh phúc chính đáng của người khác làm hạnh phúc của bản thân.

Tức trong xã hội những người Thiện thì hạnh phúc chính đáng của người này sẽ là hạnh phúc của người khác. Như vậy, hạnh phúc sẽ nhân lên rất nhiều lần. Còn khi có người nào đau khổ thì sự quan tâm và chia sẻ lẫn nhau giúp cho sự đau khổ giảm đi nhiều lần.

Ác là bất chấp người khác để bản thân có được hạnh phúc.

Tức trong xã hội những người Ác thì hạnh phúc của 1 người chỉ duy nhất chính bản thân người đó được hưởng, và có thể hạnh phúc của người này được đánh đổi bởi sự đau khổ của người khác. Tương đồng với đau khổ của 1 người họ sẽ lãnh trọn vẹn do không có sự chia sẻ. Về tổng thể, trong thế giới những người Ác gần như hạnh phúc đạt được là rất ít, họ dẫm đạp lên nhau để giành lấy hạnh phúc về mình và chỉ có 1 số ít giành được như vậy phần còn lại đa phần sẽ đón nhận sự đau khổ. Và nó nảy sinh mối nguy hiểm lớn trong xã hội này là lòng hận thù. Lòng hận thù làm cho mọi con người trong xã hội này đều có lúc bị kéo xuống và đón nhận sự đau khổ nhiều khi là tột cùng. Còn hạnh phúc họ đón nhận được chỉ là tức thời, thoáng qua.

Nếu một xã hội tạo điều kiện cho cái Ác phát triển và hoành hành thì nó sẽ dần đồng hóa hết cái Thiện, nó ăn mòn và phát triển dần > trước sau xã hội cũng trở thành xã hội với cái Ác chiếm ưu thế. Người Thiện bị đồng hóa vì những lý do sau:

1)Thay đổi từ gốc do tư tưởng bị áp đặt từ nhỏ.
2)Ảnh hưởng và thay đổi do môi trường sống. Nếu người Thiện muốn không bị ảnh hưởng và bảo vệ bản thân mình trước người Ác thì chỉ có cách hoặc là phải Ác hoặc là chấp nhận buôn xuôi theo số phận và trông chờ vào may mắn hoặc là xa lánh tất cả, xa rời xã hội loài người. Chỉ còn 1 số ít người sử dụng trí tuệ vượt trội của mình có được để giành quyền chủ động và áp đặt mọi thứ theo cách sống của mình. Nhưng đó chỉ là 1 bộ phận rất rất nhỏ trong xã hội loài người.

THAM chính là nền tảng cơ bản của con người, THAM sinh ra mọi tâm lý, mọi hành vi của con người.
THAM sinh ra Thiện và Ác.
THAM sinh ra Hạnh phúc và Đau khổ.
THAM hình thành nên xã hội loài người.

(Phần 7) THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC
#quandiemmoivevutru
8089f496-d96b-4510-acbd-20a348247845_vrhaer.png
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
(Phần 7) THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC

Thiên đàng và địa ngục là trạng thái của Ý thức mà không phải là nơi chốn.

Thiên đàng và địa ngục tồn tại bất kỳ nơi đâu có ý thức con người nói riêng hay bất kỳ sinh vật nào trong vũ trụ có ý thức nói chung. Vì đó chính là nơi con người đặt vào 1 trạng thái của ý thức gọi là hạnh phúc hoặc khổ đau. Hay nói cách khác, thiên đàng hay địa ngục nằm trong chính con mỗi con người và do ý thức con người quyết định trạng thái đạt được. Do đó, tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm thiên đàng - địa ngục là nơi (không gian) riêng biệt, tồn tại khách quan với ý thức con người.

Khi con người còn sống "THAM" là nguồn gốc của mọi thứ nên hệ quả hạnh phúc hay đau khổ là tất yếu và đó cũng chính là thiên đàng hay địa ngục. (Phần 6)
Tối ưu hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất của con người ở thế gian này hay nói cách khác: lúc này, con người đạt được tối ưu trạng thái ở thiên đàng.

Khi con người chết đi, linh hồn vẫn tồn tại 1 thời gian nhất định, đặc biệt là ý thức sẽ tồn tại lâu hơn (Phần 5).

Trong khoảng thời gian tồn tại của ý thức, gốc "THAM" vẫn duy trì như 1 quán tính vì con người sống quá lâu với nó. Nên gốc "THAM" đã trở thành 1 phần của tiềm thức. Do đó, rất nhiều người sau khi chết, Ý thức của họ vẫn ngộ nhận và bị gốc "THAM" chi phối trong thời gian trường năng lượng của Ý thức vẫn còn tồn tại. Đó chính là địa ngục lớn nhất của con người sau khi chết.

Trạng thái sau khi chết là trạng thái mà ý thức không còn đóng vai trò chủ động trong việc kiểm soát thể xác. Do đó, "THAM" > mong muốn, kỳ vọng nhưng không thể kiểm soát được thể xác thông qua hành động > đau khổ > Địa ngục thực sự.

(Phần 8) VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VŨ TRỤ
#quandiemmoivevutru
20201126_201622.jpg
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
(Phần 8) VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VŨ TRỤ

Không có con người tồn tại, vũ trụ vẫn tồn tại, vận động và phát triển.
Nhưng không có vũ trụ, chắc chắn sẽ không có con người.
Ý thức không chỉ dành riêng cho con người ở trái đất này.
Con người chỉ như hạt bụi trong vũ trụ vô hạn.

Khoa học hiện đại đã quá ảo tưởng về vị trí và vai trò của con người trong vũ trụ. Thật ra, vũ trụ mà con người quan sát được chỉ là 1 trong vô số vũ trụ giới hạn được chứa trong Vũ trụ vô hạn. [Phần 1&2] Tức Big Bang cũng chỉ là small bang nếu so với Vũ trụ vô hạn.

Các sinh vật khác được tự nhiên sinh ra, ít nhất cũng được giao cho một nhiệm vụ cơ bản là làm thực phẩm cho các loài khác, để cùng nhau tồn tại (Tham khảo chuỗi thức ăn). Đó là ý nghĩa cơ bản của các sinh vật khác trên trái đất này. Hiện tại, các sinh vật đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình một cách thụ động theo quy luật tự nhiên.

Trong phạm vi trái đất, con người được tự nhiên trao cho Ý thức trong việc bảo vệ sự sống trước các mối đe dọa từ các sinh vật khác. Tức con người đã thoát khỏi vai trò bị động làm thực phẩm (trong chuỗi thức ăn) với Đặc quyền chủ động của mình [Phần 6].

Ý thức - Đặc quyền chủ động giúp con người có một vai trò khác là điều hành và lãnh đạo muôn loài ở Trái đất. Để làm được điều đó, con người phải nghĩ và hành động vì các sinh vật khác và đồng loại để thể hiện mình xứng đáng là một vị vua tốt, và xứng đáng với những gì tự nhiên đã ban tặng.

Nhưng con người đang dần trở thành một hôn quân tại vương quốc địa cầu.
Ngày nay, con người đang dùng quyền lực tuyệt đối của mình để thỏa mãn các nhu cầu bản thân, bất chấp hậu quả gây ra cho các sinh vật khác như thế nào. Đây là nhánh Ác phát triển từ gốc THAM đã được phân tích trong Phần 6.

Thỏa mãn nhu cầu bản thân vì sao không phải là ý nghĩa lớn nhất của cuộc sống như đa phần con người lầm tưởng?

Vì nếu chỉ có như thế thì con người đâu khác gì các loài động vật khác. Con người sinh ra, thỏa mãn nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển, rồi thỏa mãn các nhu cầu cấp cao hơn để được tiền bạc, danh lợi, chức quyền...thỏa mãn + thỏa mãn... + thời gian > rồi chết.

Nhiều khi niềm vui của con vật đang đói giành được miếng mồi, sự thỏa mãn tột độ khi được no nê và giao phối còn hơn cả sự thỏa mãn và hạnh phúc của chính con người.

Như nội dung trong phần 6 đã giải thích rõ: Dưới xã hội của cái Ác, hạnh phúc đạt được là thấp nhất. Do đó, con người lấy sự thỏa mãn của bản thân làm định hướng cho cuộc đời là 1 sự sai lạc nghiêm trọng.

Sai lạc đó đang là nguyên nhân phát sinh những mầm móng về sự chán nản cuộc đời, không có lý tưởng, không có niềm vui cuộc sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ có học thức trong những quốc gia, trong những gia đình giàu có tột bậc. Dẫn đến sự mất phương hướng khi mà con người không biết mình sống trong cuộc đời để làm gì?

Ngoài những xu hướng tích cực như chúng ta vẫn miệt mài đi tìm lý tưởng sống, ý nghĩa cuộc đời, tìm hiểu bản thân mình bằng nhiều cách khác nhau thông qua tôn giáo, chiêm nghiệm, tri thức, lao động, hoạt động về tâm linh...

Còn có một số người đi theo hướng tiêu cực như tìm tới các chất gây nghiện để được thỏa mãn hơn cái mình có. Một số người lại có tư tưởng thù địch, thờ cái Ác, tự hủy hoại bản thân, còn có trường hợp kiện cả cha mẹ vì đã sinh ra họ...

Có 2 sự hủy diệt mà con người đang cận kề là sự hủy diệt của tự nhiên do sự thỏa mãn không giới hạn của con người và sự hủy diệt do sự mất phương hướng chính trong mỗi con người.

Giá trị của cuộc sống không phải được tính bằng tiền bạc và danh lợi; mà được tính bằng sự ảnh hưởng, tác động tích cực của bạn đến những người xung quanh. Người sống có ích cho người khác thì mới là người có giá trị.

(Phần 9) CÁC CÂU HỎI KHÓ VÀ ĐÁP ÁN.
1. Thượng đế có thể tạo ra tảng đá mà Ngài không nhấc nổi hay không?

2. Nghịch lý Zeno "Achilles và chú rùa"
Google sẽ dễ dàng thấy và có trên wikipedia.
Kẻ chạy chậm hơn luôn thắng.

3. Đức Phật bỏ vợ bỏ con đi Tu có tạo nghiệp? Thượng Đế trừng phạt nhân loại bằng thiên tai và dịch bệnh, vậy thượng đế cũng làm điều Ác?

4. Khi Pinocchio (cậu bé người gỗ, nói dối mũi sẽ dài ra) nói rằng:" Mũi tôi sẽ dài ra":
Vậy nếu mũi dài ra, nghĩa là cậu bé đã nói thật => mũi sẽ không dài ra, nhưng nếu
nó không dài ra lại nghĩa là cậu bé đã nói dối => mũi sẽ dài ra. Nếu mũi dài ra thì
tương tự. Vậy mũi Pinocchio có dài ra hay không?

5. Con gà và quả trứng

(Phần 10) GÓC NHÌN MỚI LIÊN KẾT CÁC TÔN GIÁO VỚI KHOA HỌC
#quandiemmoivevutru
1_83FezzKLgyefE88N455tuw.jpeg
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
(Phần 9) CÁC CÂU HỎI KHÓ VÀ ĐÁP ÁN

Ngụy biện là phép thôi miên của ngôn từ.
Triết học cổ điển đưa ra rất nhiều câu hỏi nghịch lý để đánh đố nhau nhưng thủ thuật chung của các câu hỏi này là dùng ngụy biện để đánh lạc hướng người trả lời.

Trước khi đi vào trả lời các câu hỏi đã nêu ở cuối Phần 8, tôi xin trình bày 1 phương pháp mà tôi tự nghĩ ra để giải quyết các vấn đề tương tự. Phương pháp này tập trung vào phân tích nội dung câu hỏi hơn là tập trung vào câu trả lời.

Phương pháp luận đề là phương pháp phân tích chi tiết bản chất các đối tượng chính trong câu hỏi và mối quan hệ giữa chúng để tìm ra sự hợp lý của câu hỏi? Nếu câu hỏi bất hợp lý thì ta bác bỏ nó mà không cần tìm câu trả lời. Nếu câu hỏi hợp lý thì từ sự phân tích đó ta có thể tìm ra được câu trả lời hợp lý nhất. Ngoài ra, ưu điểm của phương pháp luận đề là có thể tìm ra câu hỏi đúng đắn thực sự nếu câu hỏi ban đầu thiếu hợp lý.

Khi ta đi học, các thầy cô vẫn dạy cho ta cách đọc và phân tích đề bài để thu thập tất cả dữ kiện được cung cấp nhằm chứng minh vấn đề đặt ra. Nhưng việc đi sâu vào phân tích bản chất từng đối tượng và mối quan hệ giữa chúng (nhất là câu hỏi nhân quả) thì hoàn toàn thiếu.

Sự thiếu hụt đó là do khi ta giải những bài toán chuẩn thì dữ liệu gần như cung cấp đầy đủ, các đối tượng chính trong đề bài cũng rõ ràng, tương xứng và có quan chặt chẽ với nhau...Nhưng đối với câu hỏi cần giải quyết thuộc các vấn đề mang tính xã hội, thế giới quan, vũ trụ quan...thì việc phân tích làm rõ từng đối tượng đưa ra trong câu hỏi là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Vì các vấn đề này có phạm trù rất rộng, nhiều khi không rõ ràng hoặc ít người hiểu rõ bản chất của từng đối tượng trong câu hỏi + mối tương quan giữa chúng. Nhưng đa phần theo lối mòn tư duy, chúng ta sẽ lao vào trực tiếp để giải quyết câu hỏi > Bế tắc hoặc sai lầm trong kết quả.

Phương pháp luận đề giúp ta loại bỏ rất nhiều câu hỏi tưởng chừng như cao siêu, hợp lý nhưng thực ra là thiếu logic và không tương xứng trầm trọng giữa các đối tượng (Nhất là các mệnh đề nhân quả trong câu hỏi). Kế tiếp là giúp ta hiểu rõ bản chất từng đối tượng trong câu hỏi + mối quan hệ giữa chúng như thế nào...từ đó chúng ta sẽ có hướng đi đúng đắn nhất để giải quyết chúng (Lúc này chúng ta sẽ lựa chọn tiếp phương pháp chứng minh nào phù hợp để giải quyết vấn đề nhanh chóng).
Phương pháp luận đề thuộc về phương pháp định hướng tư duy hơn vì nó là khởi đầu cho quá trình tìm ra đáp án - câu trả lời cho 1 vấn đề đặt ra.
Hướng dẫn sử dụng: Phương pháp luận đề (website: doquangsang..com)
GIẢI ĐÁP CÂU HỎI

(1) Thượng Đế có thể tạo ra tảng đá mà Ngài không nhấc nổi hay không?
wikipedia - Omnipotence paradox

Thượng Đế là đấng có năng lực vô hạn.
Tảng Đá mà Ngài không nhấc nổi là tảng đá có khối lượng vô hạn.
Thượng Đế - Tảng Đá có sự tương quan rất lớn đến Năng lượng - Khối lượng, Vũ trụ - Vật chất. Nếu Thượng Đế là Vũ trụ có năng lượng vô hạn, thì vũ trụ vẫn đang tạo Vật chất (tảng đá) nặng vô hạn chứa trong nó.
Câu trả lời là yes bởi 2 sự vô hạn.

2. Nghịch lý Zeno "Achilles và chú rùa"
Kẻ chạy chậm hơn luôn thắng.
wikipedia - Zeno's paradoxes

Zeno đã dùng ngụy biện để đánh lừa chúng ta qua sự lẫn lộn giữa lý thuyết và thực tế. Nếu tách ra riêng ra thì ta sẽ có câu trả lời.
Trên lý thuyết, đây chỉ đơn thuần là 1 mô hình chuyển động giữa 2 điểm A và B với những nguyên tắc cho trước. Bởi vì chúng ta quên nhắc đến chi tiết A đã chấp B một khoảng cách 100m, nên A đã thể hiện sự thắng thế ngay từ đầu. 100m đối với những khoảng cách nhỏ dần giữa A và B tiệm cận đến 0 gần như là 1 con số vô hạn mà A phải chấp B. Do đó, không thể kết luận B thắng A. Sự thắng thua chỉ chính xác khi A và B ở cùng 1 vạch xuất phát.
Về mặt thực tế thì càng phi lý, vì 1 bước chân của Achilles ko bao giờ là nhỏ dần tiệm cận đến 0.

3. Đức Phật bỏ vợ bỏ con đi Tu có tạo nghiệp?

Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa) khác với Đức Phật (Phật để chỉ những trạng thái đã hoàn toàn chấm dứt luân hồi nghiệp báo). Ngài đã dứt nghiệp thì mới trở thành Phật. Nếu còn nghiệp thì Ngài đã không thành Phật. Giống như iOS1 (lấy vợ, sinh con) khác với iOS 14 (thành Phật). Hạt Higg còn khối lượng thì không thể là hạt photon ánh sáng được.

Thượng Đế trừng phạt nhân loại bằng thiên tai và dịch bệnh, vậy thượng đế cũng làm điều Ác?

Không có con người thì đã có thiên tai và dịch bệnh rồi + con người tác động vào tự nhiên làm thay đổi nó > do nhân-quả hay quy luật tự nhiên quyết định tất cả. Con người chỉ thúc đẩy quá trình đó nhanh hơn mà thôi.

4. Khi Pinocchio (cậu bé người gỗ, nói dối mũi sẽ dài ra) nói rằng:" Mũi tôi sẽ dài ra":
Vậy nếu mũi dài ra, nghĩa là cậu bé đã nói thật => mũi sẽ không dài ra, nhưng nếu
nó không dài ra lại nghĩa là cậu bé đã nói dối => mũi sẽ dài ra. Nếu mũi dài ra thì
tương tự. Vậy mũi Pinocchio có dài ra hay không?

Khi đánh giá 1 người nói dối hay nói thật chỉ xét được ở ngay thời điểm đó hay quá khứ. Mà ko thể xét ở tương lai. Vì tương lai chưa xảy ra nên ko đánh giá được người đó sẽ nói dối hay nói thật ở ngay thời điểm hiện tại. Mốc thời gian nói dối/thật (hiện tại) khác với mốc thời gian mũi dài ra (tương lai).

5. Con gà và quả trứng

Câu hỏi này dẫn đến bế tắc do sự mập mờ giữa bản chất và tên gọi. Nếu tách riêng ra thì ta sẽ có đáp án.
(a)Bản chất: con gà là 1 sự phân biệt cụ thể
Quả trứng là 1 sự phân biệt mập mờ (quá nhiều loại trứng)
Do đó lấy 1 sự cụ thể và 1 sự mập mờ để khẳng định 1 hệ nhân quả là sai logic.
> Đặt sai vấn đề.
Về sinh học sẽ có 1 con họ nhà chim đẻ ra những quả trứng chim > những con chim lạ (đột biến) hoặc con người mang về nuôi đặt tên là gà > trứng gà.
(b) Tên gọi: quả trứng gà và con gà
Những quả trứng trước khi có con gà đầu tiên trên thế giới xuất hiện không thể gọi là trứng gà.
Quả trứng gà chỉ có tên gọi khi chúng ta nhìn thấy 1 con gà đẻ ra nó. Vì có rất nhiều loại chim đẻ trứng rất giống với trứng gà.
Đặc điểm để nhận dạng của 1 con gà về mặt sinh học là rất rõ ràng.
Nhưng đặc điểm để nhận dạng 1 quả trứng chim/trứng gà về mặt sinh học là có thể nhầm lẫn, trừ khi dùng đến những phương pháp trong phòng thí nghiệm. Nhưng thời điểm có con gà xuất hiện trên trái đất thì con người chỉ có thể nhận biết nó bằng giác quan.
> con gà có trước quả trứng gà

(Phần 10) GÓC NHÌN MỚI LIÊN KẾT CÁC TÔN GIÁO VỚI KHOA HỌC
#quandiemmoivevutru
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
(Phần 10) GÓC NHÌN MỚI LIÊN KẾT CÁC TÔN GIÁO VỚI KHOA HỌC
Chào các bạn! Đây cũng là phần cuối của series này. Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc những nội dung trừu tượng mà tôi chia sẻ.

Về vấn đề Tôn giáo, tôi nghĩ trong mỗi chúng ta đều đã có sự lựa chọn niềm tin cho riêng mình. Và tôi luôn tôn trọng điều đó 🙇.

Sau đây là quan điểm và niềm tin cá nhân về một Tôn giáo mà tôi đang hướng tới:

1. Vũ Trụ vô hạn là đấng mà tôi tôn thờ.
2. Quy luật của vũ trụ là kinh sách.
3. Lý tưởng sống là thuận theo tự nhiên.
4. Giá trị đạo đức: Đề cao tình yêu thương.
5. Giá trị con người: Đề cao sự ảnh hưởng tích cực đến người khác hơn là tiền bạc và danh vọng.
6. Công trình tôn giáo là nơi thiên về học thuật và nghiên cứu về thế giới - vũ trụ với những thư viện lớn, phòng đọc sách, nơi thảo luận, "Ted-talk", và xuất bản.
7. Bản thể và Thiền định sẽ được giảng dạy như 1 môn khoa học.
8. Mô hình là phi tập trung (decentralized). Tức mỗi tín đồ truyền đạt lại kiến thức mà mình có cho người khác đều là Sư thầy, Linh mục, Mục sư, Tu sĩ...Không phân cấp bậc, mọi tín đồ là ngang hàng. Hệ thống sẽ vận hành tự động.
9. Hình bên dưới là góc nhìn của tôi đối với các tôn giáo lớn khác. Trong đó, biểu đồ giải thích:
- Chúa Ba Ngôi trong Kitô Giáo, tuy 3 nhưng chỉ là 1.
Tương đồng Vũ Trụ, Zezro và Vật chất.
- Tính Không và Tính Có trong Phật học, "sắc tức thị không, không tức thị sắc"
Không là Có, và Có cũng là Không
Tương đồng Năng lượng cũng là Khối lượng và ngược lại.
- Vô Cực sinh ra Thái Cực và Thái Cực quay về với Vô Cực. Tuy 2 mà là 1.
Tương đồng Zezro và Vật chất.

(Xin nhắc lại, đây chỉ là quan điểm và niềm tin cá nhân)

Khái niệm Zezro ở [Phần 2]

#quandiemmoivevutru
Universe0.PNG
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
Một thực thể CÓ khối lượng di chuyển luôn có vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng (299,792,458 m/s). Một thực thể KHÔNG khối lượng di chuyển luôn có vận tốc tối thiểu bằng vận tốc ánh sáng.
doquangsang
ĐẠI BÀNG
3 năm
ZEZRO & MATTER LÀ GÌ?

Matter (Vật chất) là phân loại bao gồm tất cả thực thể có khối lượng.
Zezro là phân loại bao gồm tất cả thực thể không có khối lượng.

Ví dụ Matter Category bao gồm từ hạt higg, nguyên tử, phân tử đến sinh vật, vật thể, hành tinh...
Ví dụ Zezro Category bao gồm từ hạt photon, gluon đến các trường năng lượng trong vũ trụ, trong tâm hố đen, linh hồn, ý thức và các trạng thái tâm linh, thần linh.

Khối lượng, năng lượng, thông tin, hình dáng, màu sắc là các thuộc tính cơ bản của Matter (Vật chất).
Năng lượng, thông tin, hình dáng, màu sắc là các thuộc tính cơ bản của Zezro.

Zezro và Matter chỉ khác nhau bởi sự xuất hiện của khối lượng. Nhưng thực ra năng lượng và khối lượng cũng là 1 và chúng chuyển đổi qua lại qua cơ chế: E = mc2.
Nên Zezro và Matter cũng là 1.

Mọi thực thể trong vũ trụ chỉ khác nhau bởi trạng thái vận động (tốc độ, hướng và lực tương tác).
Ví dụ: Nước H2O ở nhiệt độ khác nhau sẽ biến thành các trạng thái khác nhau. Vì nhiệt độ làm thay đổi sự vận động của các nguyên tử và phân tử nước -> thay đổi cấu trúc của nó -> thay đổi các tính chất và biểu hiện bên ngoài của chúng.
Universe0.PNG

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019