Nước tiểu màu gì là tốt?

_vphlinh_
24/12/2020 8:7Phản hồi: 93
Nước tiểu màu gì là tốt?
Đây là bài viết phân tích chức năng quan trọng của nước tiểu, lý do khiến nước tiểu có màu khác nhau và cách xem - phân tích nước tiểu, được biên soạn bởi Bác sĩ Huynh Wynn Tran

Nước tiểu là thước đo sức khỏe quan trọng


- Thận lọc các chất thải và tiết ra ngoài qua dạng nước tiểu. Vì vậy, nước tiểu là cách gián tiếp để xem xét sức khỏe của thận, và của cả cơ thể, như cách chúng ta thử nghiệm khói xe để xem máy xe chạy có ổn không.
- Nước tiểu chủ yếu gồm nước, muối, chất điện giải (Potassium và Phosphorus), urea, uric acid, và nhiều chất khác. Tùy vào thức ăn, thuốc uống, và cơ địa mỗi người mà nước tiểu còn có thêm các chất khác tạo ra mùi và màu sắc khác nhau.
- Bọng đái (bàng quang) của chúng ta trung bình chứa được 300-400ml nước tiểu ban ngày và có thể tăng đến 800 ml tích trữ ban đêm, giúp chúng ta có giấc ngủ dài mà không phải thức dậy đi tiểu. Tùy vào cơ thể mỗi người mà kích cỡ bọng đái có thể khác nhau.
- Mỗi ngày chúng ta tạo ra khoảng 1-2L nước tiểu, tùy vào số lượng nước chúng ta uống vào. Khi bệnh nhân nhập viện (nhất là ICU), chức năng thận và bài tiết là rất quan trọng, bác sĩ sẽ tính xem bệnh nhân tạo ra bao nhiêu nước tiểu tùy vào cân nặng, thường là 1-2 ml/ mỗi kg/ mỗi giờ.


Màu sắc, mùi, và tần suất đi tiểu nói lên rất nhiều về sức khỏe


- Màu của nước tiểu thường là vàng nhẹ cho đến vàng đậm, do chất urochrome tạo ra. Đây là chất từ tế bào hồng cầu bị phân hủy. Nước tiểu sẽ vàng nhẹ cho đến trong suốt nếu chúng ta uống quá nhiều nước hay dùng thuốc lợi tiểu (diuretics).
- Ngược lại nước tiểu vàng đặc, đậm màu nâu gợi ý chúng ta bị thiếu nước, hay nguy hiểm hơn là có những bệnh về gan. Nước tiểu lợt quá hay đậm quá nếu vẫn tiếp tục xuất hiện nhiều ngày thì ta nên gặp bác sĩ để tìm ra lý do. Đơn giản là vì cơ thể chúng ta là một bộ máy tuyệt vời, thận sẽ tự hiệu chỉnh màu nước tiểu nếu như cơ thể được chỉnh sửa. Ví dụ như nước tiểu sẽ đổi màu từ vàng đậm thành vàng nhạt nếu chúng ta uống đủ nước.
- Thường nước tiểu có mùi khai nhẹ. Tuy nhiên ăn nhiều chất bổ như Asparagus (măng tây) hay uống nhiều vitamin B6 cũng có thể làm nước tiểu khai nồng hơn. Dĩ nhiên, thiếu nước khiến nước tiểu sẽ có mùi khai nồng và màu nâu đậm.


Chúng ta nên đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày?


- Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu trung bình 6 lần (từ 4 đến 10 lần) trong ngày. Tùy vào cơ thể, tuổi tác, và tình trạng cơ thể mà mỗi người sẽ có số lần đi tiểu nhiều/ít hơn người khác. Ví dụ như phụ nữ có thai sẽ đi tiểu nhiều hơn do bọng đái bị ép, khả năng tích nước ít đi. Người lớn tuổi cũng sẽ đi tiểu nhiều lần hơn so với người trẻ.
- Cách tốt nhất để biết đi tiểu nhiều hay ít là so sánh với tần suất bình thường của bản thân so với những ngày trước. Ví dụ, một người mỗi ngày đi tiểu khoảng 6 lần, nhưng bỗng có ngày đi tiểu khoảng 10-12 lần một ngày (cứ 1-2g đi tiểu một lần) nghĩa là tăng lần đi tiểu, và nếu tần suất đi tiểu nhiều liên tục trong vài ngày thì chúng ta nên liên hệ bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, hay các bệnh lý khác về thận.
  • Tiểu nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu của tiểu đường hay các bệnh lý khác về nội tiết ví dụ như thấp hay quá cao canxi (hypo-hypercalcemia)
  • Thuốc lợi tiểu cũng khiến chúng ta đi tiểu nhiều hơn, điển hình là một số thuốc như chlorothiazide, hydrochlorothiazide (trị cao huyết áp), furosemide, torsemide (trị cao huyết áp hay suy tim), spironolactone (trị cao huyết áp hay trị mụn), triamterene (trị cao huyết áp)
  • Nếu cảm thấy mắc tiểu đột ngột, thậm chí không kịp đi tiểu mà đã ra ướt quần thì đó có thể là dấu hiệu bọng đái quá nhạy cảm (overactive bladder)
  • Cuối cùng, cafe, trà hay các thuốc tăng lực cũng có thể khiến chúng ta đi tiểu nhiều hơn


Nguyên nhân khiến nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng


- Đồ ăn như củ cà rốt, củ dền tím, quả dâu, hay các loại trái cây blackberry có thể làm nước tiểu đổi màu đỏ hay hồng. Ngoài ra máu trong nước tiểu (sạn thận), hay các bệnh về nhiễm trùng đường tiểu, bệnh về tuyến tiền liệt, hay khối u cũng có thể khiến nước tiểu màu đỏ. Thuốc kháng sinh, nhất là thuốc họ Isoniazid trị lao phổi hay giảm đau phenazopyridine để trị nhiễm trùng đường tiểu


Nước tiểu có màu xanh lá cây hay các màu lạ khác

Quảng cáo


- Thường là do thuốc uống ví dụ như thuốc gây mê propofol (thuốc do Michael Jackson xài quá liều dẫn đến tử vong) hay thuốc promethazine (trị ho), thuốc Cimetidin (trị đau bao tử), hay Metoclopramide (trị ói mửa), nhiều thuốc khác, và các chất cản quang, hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn pseudomonas. Bác sĩ sẽ hỏi nếu chúng ta có uống gì mới gần đây, dùng chất cản quang khi chụp hình, hoặc có ăn uống gì lạ hay không vì đây có thể là lý do nước tiểu đổi màu.


Nước tiểu có bọt hay có màu trắng đục


- Thỉnh thoảng nước tiểu sẽ có bọt, nhưng bọt ra quá nhiều thường xuyên, hay có màu trắng đục có thể gợi ý những bệnh nguy hiểm về thận như mất protein hay nhiễm trùng. Một trong những chức năng quan trọng của thận là lọc giữ lại protein qua các mành lưới ở cầu thận.
- Nếu như cầu thận bị hư, lưới bị vỡ thì protein lọt ra ngoài, lẫn vào trong nước tiểu, tạo ra các bọt. Xét nghiệm phân tích nước tiểu là các hiệu quả để tìm ra protein trong nước tiểu.


Xét nghiệm nước tiểu là gì?


- Phân tích nước tiểu (Urinalysis, UA) là một xét nghiệm cơ bản nhưng có thể cho biết nhiều thứ về bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, thận, tiểu đường, hay các bệnh khác. Xét nghiệm UA có thể dùng làm chẩn đoán hay theo dõi các bệnh lý.
- Trước khi xét nghiệm nước tiểu, hãy nhớ nói cho bác sĩ nếu bản thân có uống thuốc gì, có ăn gì lạ hay không, hoặc đang/sắp/hết kinh nguyệt vì những điểm này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán bằng nước tiểu.
- Lấy nước tiểu sạch và lúc giữa dòng chảy. Khi lấy nước tiểu, chùi rửa cẩn thận xung quanh lỗ tiểu, đợi đi tiểu một lát rồi mới đưa lọ vào lấy nước tiểu.

Quảng cáo




Kết quả phân tích nước tiểu bình thường, các chỉ số khác với các chỉ số bình thường có thể gợi ý những bệnh khác nhau

  • Màu: vàng nhẹ
  • Độ trong: nhìn thấu
  • Độ pH nước tiểu, khoảng từ 5.0-8.0, lưu ý là độ pH có thể từ acid đến basic vì vậy dịch kết quả phải tùy vào cơ địa của mỗi người
  • Độ đặc (concentration): 1.005-1.025. Nước tiểu đặc sẽ cao độ đặc và nước tiểu lỏng sẽ giảm.
  • Máu: không có hoặc ít hơn 3 hồng huyết cầu. Có máu trong nước tiểu sẽ cần thêm xét nghiệm khác để tìm ra lý do như sỏi thận, viêm cầu thận, hay các bệnh khác về hệ tiết niệu.
  • Hồng huyết cầu: 0-2 tế bào xem dưới kính hiển vi
  • Bạch huyết cầu: 0-5 tế bào xem dưới kính hiển vi
  • Đường: không có hoặc thấp hơn 15 mg/dl
  • Ketone: không có, nếu có đường trong nước tiểu, bệnh nhân cần phải xét nghiệm bệnh tiểu đường và các bệnh khác bằng thử máu
  • Nitrite/Esterase: không có, đây là các sản phẩm của bạch huyết cầu gợi ý có nhiễm trùng đường tiểu
  • Bilirubin: không có, nếu có thì có thể là bệnh lý về gan
  • Urobilirubin: rất ít (0.5-1 mg/dl)
  • Vi khuẩn: không có
  • Nấm: không có
  • Nhìn chung, nước tiểu có thể coi là khỏe mạnh khi chỉ hầu hết các chất quan trọng như protein, đường, bilirubin, Nitrite/Esterase đều không có trong nước tiểu

→ Tóm lại
  • Nước tiểu là dấu hiệu quan trọng để theo dõi sức khỏe chúng ta. Bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, mùi, và tần suất kéo dài đều có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm
  • Mỗi người nên uống đầy đủ nước (không nên quá nhiều, không nên quá ít) bằng cách uống ngay nước mỗi khi khát (khô môi hay khô da) và đi tiểu ngay khi mắc tiểu.

Bác sĩ Wynn Tran
93 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bìa viết hữu ích quá 😁
@imBinhh_ Comment nhạt nhẻo, lừa tình và giật tem phiếu này
5265463_anh_che.jpg
@mig29f Có như nào e nói nthe thôi.hhahaha
@imBinhh_
Cười vô mặt
Ky Loki
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình khá ít khi mắc tiểu nha. Mặc dù khi đi vẫn có nhưng kiểu không bị mắc. Và đó giờ. Như đi uống beer buổi tối. Có khi uống tầm 3 ly, bạn bè đi tiểu 2-3 lần. Vậy mà có khi về nhà mình ngủ tới sáng mới đi tiểu.
Ai hỏi cứ nghĩ mình nhịn nhưng thật ra không phải. Vì mình luôn đi tiểu trước khi ra khỏi nhà kèm tâm lý sợ dơ ít sử dụng nhà vệ sinh công cộng nên hình thành thói quen luôn.
Mình uống bia không say nhe, nhưng một khi đi đái ra thì say bê bét. Mà mới uống 2 ly là mắc rồi
trinhchop
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Ky Loki Có thể bàng quang chứa tốt quá, mức 400-500 ml là trung bình mà, có người sức chứa gấp đôi đấy
Bài viết bổ ích
Mình uống nước nhiều đến nỗi nước tiểu trong suốt
trinhchop
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Channel NTL Như vậy cũng ko ổn lắm, thận phải làm việc nhiều quá
@Channel NTL Màu sắc nước tiểu m ngâm cứu cũng lâu rồi. Ban ngày mà nước tiểu trong suốt thì hơi ko ổn nha.
Huy Vũ..
TÍCH CỰC
3 năm
Có ông nào đi kiểm tra luôn k
trinhchop
ĐẠI BÀNG
3 năm
@AnhVOtink Có chứ, bị bệnh thì cứ tháng/lần; phải theo dõi thường xuyên, nước tiểu nói lên nhiều điều lắm bạn
Huy Vũ..
TÍCH CỰC
3 năm
@trinhchop e thì 1 năm đi 2 lần , cả xét nghiệm luôn !
bài viết rất hữu ích
Mùa hè đi tiểu ít, thường trung bình tầm 4-5 lần/ngày: mở màn lúc buổi sáng thức dậy, gần trưa làm phát, giữa chiều thêm phát nữa, tối tầm 19h đi tiểu & trước khi ngủ khoảng 23h thì chốt hạ lần cuối. Còn mùa đông thì chắc cỡ chục lần, có những lúc đi được tầm 2-3 tiếng đã thấy mót muốn hết chịu nổi 😆
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@phoden Thông thường thì là thế, năm nào vào mùa hè hay mùa đông cũng tần suất kiểu như vậy đó chú 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Ryan Vu
ĐẠI BÀNG
3 năm
@crazysexycool1981 thế mùa Đông ngoài HN bác có phải dùng nhíp không?
Cười vô mặt
@crazysexycool1981 Em cũng vậy thôi
1. Ngủ dậy làm phát
2. Đến trưa làm phát
3. Đầu giờ chiều làm phát
4. Cuối giờ chiều 1 phát
6. Đi tắm phát nữa
7. Đi ngủ tuôn nốt
Dĩ nhiên là sẽ có hôm tần suất nhiều hoặc ít hơn
😂
@phoden Thế là đúng quy trình đó chú, đừng cố nhịn lâu quá là được, ko tốt 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Chia sẻ thiết thực nè
Sáng ra nước tiểu vàng khè
Ô hay trời đã từ hè sang thu

Giờ mới hiểu hết thâm ý của các cụ với cái câu con cóc này.
Sáng ra đi tiểu vàng khè ... Ô hay trời đã chuyển hè sang thu 😁
@bk9sw Tức cảnh mần thơ 😅
tạo hóa thật là kỳ diệu
tinhte.png
@lucifervnn cái j vậy
GiT
TÍCH CỰC
3 năm
@ThietKeWebChuyen-Com Hai bên thận nối xuống bàng quang chứ cái gì nữa...
nghia3d
CAO CẤP
3 năm
E tè ra mùi cafe á
@nghia3d Cái này mình thấy đúng nhưng chưa đúng nè! Nước tiểu mình hắc mùi cà phê khi uống cafe gói hoà tan nhất là G7 còn cafe phin hay máy không thấy hắc mùi này!
THONG_PQ
TÍCH CỰC
3 năm
@khoanam3004TT Chuẩn bạn
Cà phê gói uống mùi gì ra y chang mùi đấy. Cà phê nguyên chất uống xong đi tè bình thường
Màu 🍺
nphamvn
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình thì hôm nào thấy nước tiểu càng trong thì trong người cảm thấy càng khoẻ, còn nếu vàng thì cảm thấy không được khoẻ, nhất là những hôm thức khuya thì nước tiểu rất vàng.
Quá hữu ích
Uống khi khác chứ ko nhất thiết phải uống nhìu nước.
@Võ Thành Quân Cũng chưa chắc như trời đông ít ra mồ hôi hoặc hôm nào làm ít từ giấc sáng qua trưa mình mới thấy khát vậy lấy j cho thận hoạt động
makeitmine
TÍCH CỰC
3 năm
Còn uống bia tiểu ra mùi bia. Uóng nước ngọt tiểu có mùi nước ngọt là bị gì nhỉ. Hỏi thật không đùa.
Và tiểu nhiều hay ít phụ thuộc vào môi trường làm việc nữa. Làm việc đổ mồi hôi nhiều tiểu ít hơn mod ui. Máy lạnh thì tiểu suốt
1 bài viết chung chung méo dành cho ai tham khảo và đọc, đúng là tham khảo gì nên đi bệnh viện và gặp bác sĩ trực tiếp chứ google và tinh tướng vầy toi mạng cmnr

1. đái ít hay nhiều còn tùy thuộc nước uống, bài viết cứ ghi 6 đến 10 mà ko ghi rõ là dành cho người tầm 3l nước trở lại hay bao nhiêu? mình ngày uống khoảng gần 6l đi đái 13 14 lần ngày khám bệnh có bị mẹ gì đâu?
2. thận ngày lọc hơn trăm lít máu thì 3l hay 5l nước có sau đâu, uống nhiều nước tốt chứ vẹo gì
haidnacitt
ĐẠI BÀNG
3 năm
@choigiky Chưa kể còn phụ thuộc thời tiết. Như ở HN mùa này chẳng hạn, trừ lúc ngủ ra mà không 1h - 1,5h đi 1 lần thì mới là không bình thường vì không bài tiết được qua da thì phải bài tiết qua đường tiết niệu thôi
@choigiky Chắc là bạn không thấy nguồn từ một bác sĩ bằng cấp hẳn hoi 😃 Còn mấy cái ví dụ bạn nêu thì hầu như ai cũng biết 🤷‍♀️
Ryan Vu
ĐẠI BÀNG
3 năm
@choigiky bạn uống 6l nước là do ai tư vấn cho bạn hay bạn tự uống? mà uống vậy mà vẫn chưa suy thận thì bạn là người đặc biệt rồi! và có thể do tinh chất công việc làm nặn nhọc và bài tiết mồ hôi nhiều. nhưng con số 6L là nhiều đấy.
@_vphlinh_ ai cũng biết mà ai cũng khen cái bài ở trên đúng và đáng tham khảo =)) sao bất nhất thế nhễ?
@Ryan Vu ông bớt dùm tôi cái, vào hỏi 10 người tập tạ xem 1 ngày bao nhiêu lít nhé, chả đặc biệt vẹo gì ở đây cả, tôi cũng ko làm gì nặng nhọc mồ hôi như ông tưởng cả nhé

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019