Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tạo phôi thai từ 2 cá thể tê giác trắng phương bắc cuối cùng trên trái đất

Rubi Lee
18/1/2021 5:26Phản hồi: 58
Tạo phôi thai từ 2 cá thể tê giác trắng phương bắc cuối cùng trên trái đất
Sau cái chết vào tháng 3 năm 2018 của Sudan - con tê giác trắng phương bắc đực cuối cùng, trên trái đất chỉ còn lại con mẹ Najin và con gái Fatu, 2 cá thể cuối cùng của loài này còn sót lại trên thế giới. Vì thế một kế hoạch đã được thực hiện nhằm nỗ lực cứu loài tê giác này khỏi tuyệt chủng, bằng cách lấy trứng từ 2 con tê giác cái và thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng đông lạnh từ những cá thể đực đã chết để tạo ra phôi thai mới.

te-giac-1.jpg

Bước đầu của kế hoạch đã thành công vào tháng 8 năm 2019 khi 2 phôi thai tê giác trắng phương bắc được tạo ra, tiếp đến vào tháng 12/2019, phôi thứ 3 được tạo thành công. Đến nay, nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ Viện nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Laibniz, công viên safari Dvůr Králové, khu động vật hoang dã Kenya và khu bảo tồn OI Pejeta, nơi Najin và Fatu đang sinh sống, đã thông báo rằng họ đã tạo thành công thêm 2 phôi thai khả thi hơn, nâng tổng số phôi thai tê giác lên 5. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp theo là tìm kiếm cá thể tê giác trắng phương nam phù hợp để mang thai hộ và sinh con.

te-giac-3.jpg

Đây được xem là bước tiến lớn trong kế hoạch giải cứu tê giác trắng phương bắc khỏi tuyệt chủng. Tê giác trắng phương bắc là một phân loài của loài tê giác trắng thường sinh sống tại một số quốc gia khu vực Đông và Trung Phi. Tuy nhiên do nạn săn trộm lan rộng cùng với ảnh hưởng từ các cuộc nội chiến kéo dài đã khiến quần thể loài tê giác bị suy giảm mạnh và có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay về cơ bản, loài tê giác này được xem như đã tuyệt chủng về mặt chức năng. 2 cá thể Najin và Fatu thuộc sở hữu của công viên Safari Dvůr Králové ở Cộng hoà Czech nhưng đang sinh sống tại khu bảo tồn OI Pejeta ở Kenya, nơi chúng là hai trong số những loài động vật tại đây được hưởng chế độ chăm sóc và bảo vệ tốt nhất thế giới.

te-giac-5.jpeg

Ba phôi thai đầu tiên được tạo ra bằng phương pháp thu thập tế bào trứng chưa trưởng thành từ Najin và Fatu vào năm 2019, sau đó được thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đông lạnh từ 2 con đực cuối cùng là Suni (chết năm 2014) và Sudan (chết năm 2018). Kế hoạch thu thêm trứng đã bị tạm dừng vào năm ngoái do sự xuất hiện của đại dịch. Tuy nhiên, đến giữa tháng 12/2020, các nhà nghiên cứu đã khởi động lại và lấy thêm tế bào trứng. Ngay lập tức số trứng này đã được vận chuyển từ Kenya đến phòng thí nghiệm Avantea ở Ý để thụ tinh với tinh trùng của Suni, sau đó được bảo quản đông lạnh. Đến nay, 5 phôi thai được lưu trữ trong nitơ lỏng và sẵn sàng để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó sẽ được chuẩn bị để cấy vào phôi thai của con tê giác cái phương nam.

Được biết, một con tê giác đực phương nam có tên Ouwan đã được chuyển từ khu bảo tồn động vật hoang dã Lewa ở miền bắc Kenya tới khu bảo tồn OI Pejeta vào tháng 11/2020. Ouwan đã được triệt sản để đảm bảo bầy tê giác cái không mang thai với nó và được dùng với mục đích để theo dõi con tê giác cái nào đã sẵn sàng đề thụ tinh. Và khi đã tìm thấy con cái sẵn sàng, bước tiếp theo của kế hoạch sẽ được thực hiện và đến khi đó, chúng ta sẽ biết liệu kế hoạch này có thành công hay không.

Theo IFL Science
58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vẫn mong chờ ngày Mod Rubi Lee post bài: Các nhà khoa học thành công trong việc phát triển phôi thai khủng long bạo chúa T-Rex từ hoá thạch 60 triệu năm.
phamviet94
TÍCH CỰC
3 năm
@nguyenvanduy7493k45pda Cho dù có tạo thành công thì nó cũng sẽ chết ngay khi chào đời vì thay đổi môi trường sống.
@phamviet94 Nó sẽ thích nghi dần được bác ơi. Khi đã lai tạo được nó rồi thì khâu cho nó làm quen môi trường chỉ là chuyện nhỏ với công nghệ đương thời thôi.
@F5NhaTrang Tùy cách sống và cư xử mà sẽ có khủng long ăn cỏ hay loài ăn thịt 😆
F5NhaTrang
TÍCH CỰC
3 năm
@Hassler haha....khung long an chay it lam bac, da so la an thit bac oi.
Hy vọng mọi thứ sẽ thành công để cứu vãn loài tê giác trắng nhằm cân bằng sự sống ở hành tinh.!
anhnhhn1
ĐẠI BÀNG
3 năm
@BinBon2020 dù có đẻ ra đc tê giác con, nhưng hiện chỉ còn 2 con tê giác, không có đa dạng di truyền thì không cứu vãn đc loài
@anhnhhn1 Cứ dần dần từng bước, các nhà khoa học họ đã có những tính toán để có cơ hội duy trì cho loài rồi
Đình_Nam
ĐẠI BÀNG
3 năm
tất cả các phôi đều từ chung bố mẹ thì khả năng những đời sau khó mà sinh sản tự nhiên đc
@Đình_Nam Có còn hơn không!?!
@Đình_Nam Ngay từ đầu có 4 con thôi, cũng không có nhiều lựa chọn.
Giao phối gần thì dị tật bẩm sinh nhiều, tuy nhiên qua nhiều thế hệ sẽ hết thôi.
qwarl
TÍCH CỰC
3 năm
ngoài cái tên khác nhau ra thì ko biết nó có còn khác về cái gì nữa ko nhỉ
@qwarl Khác nhau về khu vực sinh sống nữa, 1 loài sinh sống ở phương Bắc và 1 loài sinh sống ở phương Nam. Về mặt sinh học thì hiện tại, nhiều nghiên cứu vẫn đang gây tranh cãi về việc tê giác trắng phương Nam và phương Bắc là hai loài khác biệt hay thuộc chung một chủng 🙃
qwarl
TÍCH CỰC
3 năm
@buithoigiano0o còn về mặt gen hay di truyền gì đó thì sao bác nhỉ, nếu giống nhau luôn thì phương nam cũng như phương bắc nhỉ
@qwarl kiểu hình và kiểu gen nào đó khác nhau. Như chó Alaska với Husky vậy đó , lướt qua thì thấy na ná nhau.
Hippo chia sẻ được thì ok
“Ouwan đã được triệt sản để đảm bảo bầy tê giác cái không mang thai với nó và được dùng với mục đích để theo dõi con tê giác cái nào đã sẵn sàng đề thụ tinh” Tội nghiệp! Cắm sừng mà cũng không biết lại nuôi chăm sóc con như con đẻ.
Lướt tinhte bài nào cũng zầy ... !
B178B9B6-B5DA-43BA-928D-6D463948A8ED.png
@Bão Sài Gòn Ai cũng phải quảng cáo thôi 😆
Mr Seen
CAO CẤP
3 năm
cám ơn bài viết của thớt
tngsa
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thôi, tha cho loài tê giác đi, chúng nó đã khổ vì con người lắm rồi.
Hình như trên thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là mài sừng tê giác ra để uống
@thanhlevan81 Tinh hoa của Đông y! TQ mà ra cả, Việt Nam học theo ảnh hưởng từ nó thôi!
@thanhlevan81 Giá mua ở đây cũng cao ngất cmn ngưởng mà, sừng trên thế giới đổ về đây hết, lại bảo không đủ sang chảnh và biết cách ăn chơi kém gì thế giới đâu.
Khoa học đã chứng minh sừng tê giác có thành phần giống móng tay mà méo chịu tin. Xứ này phải mài ra uống để còn chữa ung thư. Chịu thật
@thanhlevan81 Văn hóa hay y học thì Việt Nam đều bị ảnh hưởng nhiều bởi Trung Quốc mà
@thanhlevan81 Nhiều khi là có bệnh vái tứ phương bạn ơi, khi đó dù là 1 hy vọng mong manh hay có vẻ ngớ ngẩn người ta cũng cố để bấu víu lấy
makeitmine
TÍCH CỰC
3 năm
Những thứ đông y ảo tưởng của bọn tàu+ mà động vật trên thế giới sẽ dần tuyệt chủng
hungkanu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thank bài viết của Rubi Lee
F5NhaTrang
TÍCH CỰC
3 năm
Tội cho muôn loài từ khi con người xuất hiện.
Tạo ra rồi lại làm mồi cho bọn săn trộm.
Im lặng đi
Thú vị. Mong sẽ thành công
đọc bài này nghĩ tới "tại sao họ không làm phương pháp nhân bản vô tính ?"
@ngaunhien17693 Nhân bản vô tính vẫn cần mang thai hộ. Vả lại mục tiêu là phục hồi lại tê giác trắng phương Bắc, nhân bản vô tính thì đực ra đực, cái ra cái, mà đực chết rồi thì làm gì nhân bản ra đực được nữa.
Hi vọng mọi nỗ lực sẽ được đền đáp
Con ngừoi tài thật
Mr.D1u_QuAi
ĐẠI BÀNG
3 năm
Gọi là tê giác trắng Bắc Phi mod ơi, dịch phương Bắc nghe nó chuối quá, không phải một số báo mạng lớn dịch là "phương Bắc" thì sẽ đúng đâu.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019