Biếng ăn sinh lý, bệnh lý – Cách phân biệt và xử lý hiệu quả.

minhphuong9201
29/1/2021 7:44Phản hồi: 0
Biếng ăn sinh lý, bệnh lý – Cách phân biệt và xử lý hiệu quả.
Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng khá phổ biến ở trẻ. Tình trạng này khiến nhiều mẹ đau đầu không biết nguyên nhân gây ra là gì ? Biếng ăn sinh lý hay biếng ăn bệnh lý là gì? Đâu là giải pháp dành cho trẻ. Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây.


I. Phân biệt 2 loại biếng ăn ở trẻ.

1. Tình trạng biếng ăn sinh lý – mẹ đã hiểu đúng?


Biếng ăn sinh lý được hiểu là sự chán ăn, không hứng thú với đồ ăn do ảnh hưởng tâm sinh lý mà không phải do bệnh lý nào tác động. Biếng ăn sinh lý có thể xảy ra từ khi trẻ vừa chào đời hoặc cũng có thể xảy ra đột ngột ở một thời điểm nào đó trong những năm tháng đầu đời của trẻ.
Có những bé ngay khi vừa chào đời đã có biểu hiện biếng ăn. Điều này được giải thích rằng, khi mang thai, người mẹ không được bổ sung đủ chất khoáng như sắt, canxi, kali, kẽm và các loại vitamin cần thiết dẫn tới việc thai nhi bị suy sinh dưỡng. Trẻ sinh ra không được khoẻ mạnh về thể chất, bú kém và hấp thu dinh dưỡng kém mà không phải do bệnh lý khác.
Biếng ăn cũng có thể xảy ra khi trẻ thay đổi chế độ ăn: chuyển từ sữa sang thức ăn đặc hơn (ăn dặm), chuyển sang chế độ ăn như người lớn. Hệ tiêu hoá của bé trở nên quá tải nhưng chưa đến mức bị tổn thương. Để làm quen với chế độ ăn như vậy cần phải mất một khoảng thời gian.
Ngoài ra trong quá trình phát triển của trẻ, có những giai đoạn trẻ thay đổi đột ngột về thể chất và tinh thần, hay còn gọi là “Wonder Weeks“. Đây là một khái niệm khá phổ biến với những bà mẹ nuôi con theo phương pháp hiện đại. Khái niệm này bắt nguồn bởi 1 cuốn sách cùng tên của 2 nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục hành vi nổi tiếng người Hà Lan là tiến sĩ Frans X. Plooij và vợ của ông – tiến sĩ Hetty van de Rijt. Wonder Weeks được hiểu là giai đoạn khi trẻ bắt đầu học được một kỹ năng mới nào đó: biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi…Lúc này trẻ có dấu hiệu khó chịu, cáu gắt, chán ăn, ăn ít hơn so với bình thường. Sau giai đoạn này, trẻ có sự phát triển vượt bậc về thể chất và tinh thần mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy.

2. Bé chán ăn do vấn đề bệnh lý


Khác với biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý xảy ra là do cơ thể bé mắc một số bệnh khiến việc ăn uống và hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Điển hình là những bệnh khiến bé bị viêm sưng trong khoang miệng và họng, gây đau rát khi nhai, nuốt như: viêm lợi do mọc răng, loét miệng, nấm lưỡi, viêm tuyến nước bọt, viêm họng, bệnh bạch hầu… Tình trạng này gây khó khăn cho bé khi ăn nên bé sẽ ăn ít hơn.
Ngoài ra, những bệnh lý do nhiễm vi khuẩn, virus như: cảm cúm, sốt virus, viêm đường hô hấp, tiêu chảy nhiễm khuẩn… cũng là nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ. Vì lúc này cơ thể tiết ra các Cytokine (sản phẩm của quá trình viêm) một cách ồ ạt. Hay còn được gọi là Hội chứng giải phóng Cytokine gây chán ăn ở trẻ.
Một trong những lý do khiến bé dễ gặp biếng ăn bệnh lý nhất đó chính là rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi, phân sống, nôn trớ. Rối loạn tiêu hoá gây giảm khả năng tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Do đó hệ tiêu hoá trở nên trì trệ, bé bị đầy chướng bụng dẫn đến chán ăn.
Những nguyên nhân khác gây tắc nghẽn đường tiêu hoá dẫn đến việc tiêu hoá chậm như giun sán, polyp đại trực tràng cũng gây chán ăn ở trẻ.
Biếng ăn bệnh lý khiến bé không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn tới cơ thể suy nhược, có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi bé bị biếng ăn bệnh lý, việc cần làm là điều trị dứt điểm căn nguyên. Từ đó giúp bé mau chóng phục hồi sức khoẻ và lấy lại vị giác.

II – Giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý

Đa phần biếng ăn sinh lý bắt đầu khi trẻ có những thay đổi về mặt sinh học và tâm lý khi bước vào những giai đoạn cụ thể như:
  • Giai đoạn bé tập lẫy, lật và ngóc đầu: Từ 3-4 tháng tuổi.
  • Giai đoạn bé tập đi: Từ 9-12 tháng tuổi.
  • Giai đoạn bé tỏ vẻ thích thú, khám phá mọi thứ, chạy nhảy, nô đùa: Từ 16-18 tháng tuổi.
  • Ngoài ra, trong giai đoạn bé bắt đầu đi học, ăn cơm tại trường cũng khiến bé bị biếng ăn sinh lý.
Việc nhìn thế giới theo cách mới và học những kỹ năng mới có thể khiến trẻ cảm thấy choáng ngợp, sợ hãi hoặc thất vọng. Hoặc đôi khi là quá chú tâm vào những thứ xung quanh khiến trẻ không còn hứng thú với việc ăn uống.
Các dấu mốc quan trọng trẻ có thể gặp tình trạng biếng ăn sinh lý tại tuần thứ: 5, 8, 12, 17,24, 29, 36, 44, 53, 62, 73.
Một số biểu hiện cụ thể mà cha mẹ có thể.theo dõi, quan sát để phát hiện biếng ăn sinh lý ở bé:
  • Lượng thức ăn trong ngày của bé giảm đột ngột.
  • Bé không tăng cân một thời gian dài hoặc sụt cân nhanh trông thấy.
  • Bé mải mê chơi đùa, tập trung vào một việc nào đó mà không quan tâm đến việc ăn uống.
  • Bé ngậm đồ ăn hàng giờ mà không nhai, không nuốt hoặc sợ hãi khi tới giờ cơm.
Sau một thời gian khi quen với những thay đổi này, bé có thể sẽ quay lại ăn uống bình thường. Vậy thông thường biếng ăn sinh lý nếu không can thiệp sẽ tự cải thiện sau bao lâu.

III – Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu?

Thông thường, biếng ăn sinh lý ở trẻ sẽ kéo dài trong vài tuần đến vài tháng tuỳ từng giai đoạn.
  • Trẻ dưới 6 tháng: biếng ăn sinh lý có thể kéo dài trong 1-2 tuần
  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: biếng ăn sinh lý có thể kéo dài từ 2-4 tuần
  • Trẻ trên 1 tuổi: biếng ăn sinh lý có thể kéo dài từ 1-2 tháng
Dù là nguyên nhân gì, việc biếng ăn kéo dài cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu chất dinh dưỡng và sự phát triển ở trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ nên khắc phục càng sớm càng tốt để phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng cho bé.
➤ Tham khảo: Trẻ biếng ăn phải làm sao ? 8 mẹo xử lý triệt để

IV – Cách khắc phục biếng ăn bệnh lý, sinh lý.

1. Với biếng ăn sinh lý

Cha mẹ không cần quá lo lắng đối với tình trạng này. Điều quan trọng nhất là sớm cho trẻ trở lại với nhịp ăn uống bình thường sau khi trẻ.đang bước vào những giai đoạn cụ thể.

Quảng cáo


Để làm được điều đó, mẹ hãy tạo cho bé hứng.thú bằng cách tạo ra những thực đơn đa dạng và bắt mắt. Từ đó giúp bé tăng sự tò mò khám phá những món ăn.
Thật sự kiên nhẫn trong những buổi ăn của trẻ. Không nên ép trẻ quá mức vì nó có thể tạo thành tâm lý sợ ăn của trẻ. Thay vào đó hãy tạo ra những lời động viên, khích lệ, vỗ tay sau khi bé nuốt xong một miếng thức ăn. Điều này sẽ tạo cho bé tâm lý thoải mái, giúp bé ăn được nhiều hơn.

Để giúp bé ăn được nhiều hơn, phụ huynh có thể cho trẻ.ăn từng chút một với nhiều món ăn trong bữa chính.
Nếu trẻ ăn ít trong các bữa chính thì cha mẹ có thể cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày. Đồng thời, nên cho trẻ ăn những thức ăn trẻ yêu thích, lạ miệng, dễ nuốt,… trong thời điểm này.
Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn là một phương pháp hữu ích giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn.
➤ Tham khảo: Không còn nỗi lo bé biếng ăn nhờ giải pháp này- Chia sẻ dành cho mẹ.

2. Với tình trạng lười ăn do bệnh lý

Khi gặp tình trạng này thì việc thay đổi chế độ ăn, cách ăn, hay khuyến khích trẻ ăn… là không đủ. Vì mẹ cần giải quyết căn nguyên của.tình trạng bệnh của bé thì mới giúp bé ăn ngon miệng.
Trước hết, cha mẹ cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh lý gây ra chán ăn, lười ăn ở trẻ. Chẳng hạn như:
  • Dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn nếu bé gặp tình trạng nhiễm khuẩn
  • Dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm khoang miệng hoặc họng gây cản trở nhai, nuốt
  • Dùng thuốc hạ sốt nếu bé sốt cao trên 39 độ
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất nếu bé bị thiếu hụt do biếng ăn lâu ngày
Nguyên nhân chủ yếu gây biếng ăn bệnh lý như đã nói ở trên đó là do trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Lúc này, giải pháp tốt nhất là bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột và phục hồi tiêu hoá cho trẻ.
Hệ vi sinh đường ruột là yếu tố quan trọng nhất của hệ tiêu hóa. Trong hệ vi sinh đường ruột có 85% là vi khuẩn có ích. Bifidobacterium là lợi khuẩn chiếm số lượng đông nhất trong tổng lượng lợi khuẩn đường ruột (khoảng 90%). Chủng Bifidobacterium lactis BB-12 đã được nghiên cứu chứng minh lợi ích vượt trội đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là vai trò hỗ trợ tiêu hoá, tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ.

Quảng cáo


Nguồn: imiale.com
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019