Bắt đầu học lập trình IOT với mạch Microbit

tin_truc22
1/2/2021 12:45Phản hồi: 0
Bắt đầu học lập trình IOT với mạch Microbit
Xin chào mọi người. Mình đang theo học thạc sỹ, và trong lớp học có một khóa học về IoT về mạch Microbit rất là hay. Nên muốn chia sẻ với các bạn về mạch này. Do lần đầu tự làm Video giới thiệu nên nói hơi lắp bắp, video nhiều lúc out nét không rõ, các bạn thông cảm.



Mạch Microbit là gì?


Đây là một vi mạch dùng cho giáo dục được phát triển bởi BBC cho việc dạy học trong bên Vương quốc Anh. Trong đó Microsoft đóng góp về phần lập trình trên trang Makecode. Mạch có nhiều chức năng như 256 KB flash memory, 16 KB static RAM, không có CPU nhé chỉ có microprocessor (vi điều khiển) siêu nhanh 16 MHz 32-bit ARM, 3 nút bấm, 25 đèn led, bluetooth ble, nguồn vào riêng, 25 chân kết nối mở rộng. cảm biến gia tốc kế, la bàn và ánh sáng. Mạch V2 có thêm micro, loa và nút cảm ứng.

20210201_201906.jpg
20210201_201900.jpg

Mạch Microbit làm được gì?


Với chương trình giới thiệu có sẵn thì mạch có thể chạy được các chức năng, như hiển thị màn hình led, 2 nút bấm, âm thanh, gia tốc kế chơi một trò chơi nho nhỏ, cùng với nhận biết vỗ tay.

Vậy lập trình trên Microbit thế nào?


Có một công cụ lập trình trực tuyến https://makecode.microbit.org/ với giao diện kéo thả. Chỉ cần kéo các khối ví dụ như Input, Led, hoặc các câu lệnh điều kiện… Để nạp vào mạch các bạn chỉ cần tải file Hex về chép vào mạch Microbit là được.

image.png

Một điểm đặc biệt của lập trình vi mạch so với lập trình thông thường là câu lệnh forver (giống như While True) vòng lặp vô tận. Hầu hết các câu lệnh lập trình sẽ được xử lý ở đây. Nếu lập trình bằng micropython thì bạn phải tự xử lý các tín hiệu nút bấm rất khó khăn. Nhưng lập trình web bằng Makecode thì các thiết bị như nút bấm, sensor đã được hỗ trợ thành các sự kiện để dễ dàng dạy học hơn. Các em không phải viết code nhiều.

Mạch mở rộng Microbit.


Một điểm mạnh của mạch Microbit đó chính là chân mở rộng. Có thể làm được rất nhiều thứ. Ví dụ trên trang Makecode có những dự án làm robot điều khiển từ xa bằng điện thoại, đồng hồ thông minh 😃D). Nhờ vào các chân mở rộng. Mạch mở rộng của mình là của một dự án được Microsoft tài trợ ở VN, dành cho các trường học. Mạch mở rộng hỗ trợ nhiều chân kết nối cho các thiết bị như cảm biến nhiệt độ độ ẩm, đèn giao thông, công tắc đóng ngắt điện … https://github.com/chipfc/NPNBitKit

20210201_201142.jpg
20210201_201336.jpg

Quảng cáo


Tại sao mạch này lại tốt cho giáo dục?


Học sinh sẽ không cần biết nhiều về các kiến thức máy tính nền tảng, việc lập trình không khô khan. Sẽ hứng thú hơn nhiều khi có thể làm được một món đồ chơi tự tương tác với mình. Học sinh sẽ nghĩ đến việc chơi với một món đồ chơi hơn là học môn học lập trình với các câu lệnh trên màn hình máy tính.

Thiết kế mạch cũng rất an toàn, cho trẻ em, đạt được chứng nhận dùng cho giáo dục.

Mạch đủ linh hoạt để hỗ trợ việc lập trình phức tạp hơn như truyền dữ liệu qua kết nối không dây, cổng Com, chân cắm mở rộng lập trình được. Hỗ trợ phần cứng tốt hơn nếu sử dụng ngôn ngữ MicroPython

Bản thân mình thấy măc dù việc lập trình mạch này ở trình độ thạc sỹ thì có vẻ đơn giản chưa chuyên sâu. Tuy nhiên vì nó có ứng dụng trong giáo dục rất tốt. Nên sau khi học xong thì có thể giảng dạy lại cho nhiều học sinh, sinh viên khác. Vì phương pháp giảng dạy cũng là một mục tiêu của khóa học thạc sỹ.

Một vài video trên makecode về các ứng dụng của mạch.

Quảng cáo


Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019