CR929 - đối thủ của Dreamliner do liên doanh Nga - Trung phát triển sẽ được sản xuất trong năm nay

bk9sw
4/2/2021 17:38Phản hồi: 137
CR929 - đối thủ của Dreamliner do liên doanh Nga - Trung phát triển sẽ được sản xuất trong năm nay
CR929 - dòng máy bay thân rộng được phát triển hợp tác giữa Nga và Trung Quốc sẽ bắt đầu được sản xuất trong năm nay. Như vậy sau gần 10 năm thì dự án CR929, trước đây là COMAC C929 mới có thể hiện thực hóa sau khi Nga và Trung Quốc đạt được thỏa thuận với các đối tác cung ứng.

CRAIC.jpg
Dự án CR929 khởi nguồn từ COMAC vào năm 2011 khi tập đoàn hàng không Trung Quốc đang nghiên cứu về 2 dòng máy bay thân rộng là C929 290 ghế và C939 390 ghế. Đến năm 2012 thì Nga và Trung Quốc thành lập liên doanh gọi là Tập đoàn máy bay thương mại quốc tế Nga - Trung (CRAIC) gồm Tập đoàn hàng không thương mại Trung Quốc (COMAC) và Tập đoàn phòng thủ, không gian của Nga (United Aircraft Corp - UAC), phía Nga đặt mục tiêu tạo ra dòng máy bay thay thế cho Ilyushin Il-96 thân rộng 4 động cơ nhưng không mấy thành công khi chỉ có 30 chiếc được sản xuất.

Với CR929 thì CRAIC ước tính thời gian phát triển sẽ kéo dài 7 năm, chi phí 7 - 12 tỉ đô. Phía Nga sẽ chịu phần kỹ thuật còn Trung Quốc góp tài nguyên. Thỏa thuận liên doanh giữa 2 bên là 50 - 50. Theo kế hoạch ban đầu, chuyến bay đầu tiên của CR929 được ấn định vào năm 2025 và sẽ được thương mại hóa vào năm 2028 - 2029. CRAIC tham vọng sẽ có thể lấy được 10% thị trường vốn vẫn đang được thống trị bởi hơn 9100 chiếc máy bay thân rộng của Airbus và Boeing trong vòng 20 năm tới. CR929 được cho sẽ có chi phí vận hành thấp hơn từ 10 đến 15%.

CR929 cockpit.jpg
Tuy nhiên, đến năm 2018 thì lịch trình mới được rút ngắn xuống 2 năm, COMAC lên kế hoạch sản xuất ngay trong trong năm 2021, từ đó chuyến bay đầu tiên của CR929 cũng sẽ sớm hơn 2 năm, tức vào năm 2023 và thương mại hóa 2025. CR929 sẽ bắt đầu được sản xuất vào cuối năm nay sau khi CRAIC đạt được thỏa thuận với các nhà cung ứng về nhiều thông số của chiếc máy bay bao gồm hình dạng, kích thước, vật liệu được sử dụng. Những thông số này đã được thông qua từ năm 2018.


Ngoài ra, CRAIC cũng đã chốt danh sách các nhà cung cấp tham gia dự án. Danh sách các nhà thầu này vẫn chưa được công bố nhưng trước đó CRAIC đã kêu gọi đề xuất từ các nhà cung cấp của châu Âu, Trung Quốc và Nga. Một số cái tên đáng chú ý như Liebherr của Đức từng cung cấp càng hạ cánh cho dòng C919, Safran Landing Systems làm càng hạ cánh cho dòng A330 và A350 của Airbus, Hydromash của Nga làm càng hạ cánh cho Irkut MC-21.

CR929 shape.jpg
Yang Zhigang - kỹ sư trưởng của Comac thì giai đoạn thiết kế của CR929 đã hoàn tất. Những thông số của phiên bản CR929-600 cho thấy nó có thân rộng 5,61 m, dài 63,755 m, sải cánh rộng 63,86 m và cao 17,9 m tính từ mặt đất. So với đối thủ chính là Boeing 787 Dreamliner như biến thể 787-10 lớn nhất thì CR929-600 rộng hơn 0,12 m, ngắn hơn nhưng sải cánh rộng hơn 3,74 m.

CR929 business class.jpg
CR929-600 sẽ có thể chở tối đa 440 khách với thiết lập 1 hạng ghế, tương tự như 787-10 Dreamliner nhưng trọng tải cất cánh (MTOW) ở 245 tấn trong khi đối thủ của Boeing là 254 tấn. Tầm bay tối đa ở 12 ngàn km của CR929, xa hơn 90 km so với 787-10 Dreamliner. Dù vậy, thông tin về động cơ trang bị cho CR929 vẫn là một ẩn số. Chiếc máy bay sẽ cần 2 động cơ turbofan với lực đẩy ở 77 ngàn - 88 ngàn lbf và sẽ phải đạt hiệu quả nhiên liệu tốt hơn so với các giải pháp hiện có của Rolls-Royce hay GE 10%.

Aviadvigatel PD-14.jpg
Hiện tại cả phía Nga và Trung Quốc đều đang theo đuổi các chương trình phát triển động cơ phản lực riêng. Chẳng hạn như Aviadvigatel của Nga đang phát triển dòng PD-35 - biến thể mạnh hơn và hiệu quả nhiên liệu cao hơn của dòng PD-14 trên Irkut MC-21, dự kiến được khai thác vào năm 2025. Trong khi đó Trung Quốc đang phát triển độc lập dòng động cơ CJ-2000 với những thông số phù hợp với CR929.

CRAIC kỳ vọng CR929 sẽ có thể cạnh tranh với dòng Dreamliner của Boeing và sẽ có thể bán được 1000 chiếc từ năm 2023 đến 2045. Những hàng hàng không Trung Quốc được cho sẽ là nhóm khách hàng chính của CR929.

ARJ21.jpg
Ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc trong những năm qua chứng kiến sự phát triển rất nhanh chóng. Năm 2019, chiếc regional jet đầu tiên của COMAC là ARJ21 đã đi vào hoạt động thương mại với 3 hãng hàng không lớn của Trung Quốc. Dòng máy bay này đến nay đã có 208 đơn đặt hàng đến từ chủ yếu là các hãng hàng không trong nước và một số hãng nhỏ nước ngoài. COMAC cũng đã giao được tổng cộng 46 chiếc trong đó 21 chiếc được giao ngay trong năm 2020, rất ấn tượng đối với một dòng máy bay được COMAC nói là thiết kế nội địa (dù nhiều ý kiến cho rằng nó được sản xuất theo giấy phép của dòng MD-80/90 của McDonnell Douglas).

Quảng cáo



COMAC C919.jpg
Thêm vào đó, dòng C919 thân hẹp, đối thủ của Boeing 737 MAX hay Airbus A320neo cũng sẽ được COMAC giao đến khách hàng vào cuối năm nay. Hãng hàng không đầu tiên khai thác C919 là OTT Airlines, hãng con của China Eastern Airlines.

Theo: SimpleFlying
137 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thị trường máy bay thương mại là rất khó khăn vì nó liên quan đến an toàn. hiện tại cũng chỉ có hai tay chơi thì cũng không hay lắm. nếu mà liên minh này thành công tạo ra đối trọng thì cũng tuyệt vời. Nhưng nó đòi hỏi phải thực sự giỏi và mạnh, chứ lèng phéng không giải quyết được vấn đề, lại vứt tiền qua cửa sổ.
@harry.pham16 Hôm qua chạy ngang qua bách hoá xanh tụi nó treo bảng để bán “ chân giò heo “ không biết chúng nó bị gì nữa
vhchode
ĐẠI BÀNG
3 năm
@harry.pham16 Sao tinh tế không chặn mẹ cái thằng ml tên nửa chó nửa người này đi vậy ? Vô đây thấy nó sủa thúi hoắc à ?
quana75
TÍCH CỰC
3 năm
Thuật ngữ chuyên ngành hàng không thôi mà, "Tàu bay" bao gồm "Máy bay". (http://img2.caa.gov.vn/2019/11/16/16/56/1-Phan-01-Cac-chinh-sach-thu-tuc-va-dinh-nghia-chung-3-2018.pdf)
Tàu bay.PNG
Máy bay.PNG
máy bay mà nghe TQ thì thiệt tình ngồi lên cũng hơi rén =))
@Nhất Linh 93 Mình cũg v
@boybala Bạn phân biệt đc giữa thằng gia công và thằng làm chủ công nghệ ko???
"Design by Apple in California, Assembled in China" thì thằng nào lao động đầu óc, thằng nào chân tay b biết ko?
Mà VN chưa làm đc là Tàu nó làm cái gì mình phải khen cái đó. Kiểu như b ko nấu ăn đc thì ai đưa c*t cho b ăn cũng ko đc chê hả ????
@supervisor 03m Cái gì tốt hơn cái gì thử nêu vài ví dụ bạn. Chứ bạn kể vậy sao mình biết 😆
heocon0504
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tàu đang mở rộng phát triển dòng dân dụng regional jet ( máy bay nội địa ) là ARJ-21 , sau đó đến thân hẹp ( narrow-body ) C919 của COMAC và giờ là wide-body C929 , nói chung là bước đi hợp lý nhằm bao phủ hết các mảng hàng không có thể phát triển
Hai thằng này đều lởm như nhau mà bày đặt liên doanh làm máy bay dân dụng chở khách. Ai dám ngồi trên quan tài bay
@supersheep Thôi dẹp thằng nào mua của hai thằng này cũng điều là cùng loài thôi
rongict
CAO CẤP
3 năm
Bạn có biết mafia chính phủ ko. Ko biết về mang gà qua đây thày dạy cho.
supersheep
TÍCH CỰC
3 năm
Đi mua hàng thì nhìn vào mặt hàng, có lợi thì mua, còn ấu trĩ thì thiệt thân thôi. Nói đâu xa? Ngày xưa Vn cũng ghét Mỹ ra mặt, bỏ qua bao nhiêu cơ hội, giờ vẫn không cơm lành canh ngọt nhưng biết tận dụng ưu điểm của nó để làm kinh tế. Có phải tốt hơn không? NATO chống Nga nhưng mua dầu của Nga vì nó có lợi, còn cuồng cái gì cũng sinh ra cực đoan.
irtel_neyugn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@thanhlevan81 Ko có gì là mãi mãi, các phát kiến Âu Mỹ cũng trải qua thất bại nhiều lần mới được thành công như ngày nay đó bạn.
Đồ TQ thì mẫu mã đẹp, nhiều tính năng nhưng độ an toàn và bền bỉ thì thời gian mới đánh giá được, không biết phối hợp với anh Nga có cải thiện được không !
@Vuong Hua Tôi thấy đồ TQ giờ bt, k đẹp nhưng nhét nhiều thứ. Điển hình ô tô.
princez
CAO CẤP
3 năm
@Vuong Hua Nga chịu trách nhiệm về kỹ thuật thì không lo, coi như máy bay Nga mác TQ thôi nên vẫn thấy yên tâm hơn. Chỉ sợ là máy bay TQ mác TQ thì mới sợ 😆
Làm đc máy bay đã khó. Để các nước họ cấp phép cho bay cũng gian nan.
@[HD]YêU cÔnG NgHệ bán cho mấy hãng nội địa làm chuột bạch trước chứ bác 😁
@[HD]YêU cÔnG NgHệ TQ cũng chẳng cần giấy phép của mấy nước âu mỹ, họ chỉ cần bán được cho mấy hãng nội địa & bay đến mấy con nợ là dư lợi nhuận rồi.
ky vo phong
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tương lại khả quan đấy. Về thì trường TQ bao tiêu (dân sự thì không biết có kiểu mua về tháo ra rồi nhái lại không) về kỹ thuật Nga cân.
Trước khi mua đồ của Airbus và Boeing thì Nga (trước kia là Liên Xô) đã sản xuất máy bay chở khách rồi. Liên doanh Nga - Trung này chắc chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ thị phần máy bay chở khách thôi nhưng chắc cũng đủ cho thị trường nội địa TQ và mấy nước nghèo có xu hướng nhận nhiều đầu tư của TQ
techmen
TÍCH CỰC
3 năm
@nghaimin Trước 1991, 1/2 thế giới đi MB do Liên Xô sản xuất, tốt hay ko ko biết
Run4yrlife
TÍCH CỰC
3 năm
@techmen Giờ thì sao?
Có vẻ tích cực. Nhưng phải thật sự cân nhắc nếu tổ quốc chọn lựa.
Nga thì rẻ hơn âu, tàu thì nhiều hơn mỹ.
Nhưng âu, mỹ nó thâm niên lắm rồi. Nó còn hỏng thì nga tàu cũng phải cố tránh khỏi trả giá.
ôi máy bay mua rồi mới biết chi phí ban đầu rẻ hơn nhưng chi phí đào tạo nhân viên phi công bảo dưởng máy bay linh kiện rồi động cơ rất là mệt. các hãng toàn chủ yếu dùng 1-2 loại như ông này dùng general thì dùng cả còn pt cũng thế. còn việt nam như thấy ông vietjet toàn chơi safran thì phải nói chung là lằng nhằng lắm chưa kể độ bền ko kiểm chứng trong 5-7 năm tới.
Bay đâu cũng được, đừng qua Việt Nam là ok
wuhuubac
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đến bản thân các hãng TQ cũng còn không mặn mà gì với máy bay nội địa thì khả năng cạnh tranh với 2 ông kia hơi khó
@wuhuubac Họ thường ảo tưởng ghế gớm mấy hãng đt cũng vậy
Cười vô mặt
Khựa đã ăn cắp gần xong, nhưng vẫn thiếu trang cuối 😆
convoi9999
TÍCH CỰC
3 năm
Vẫn tin tưởng vào hãng mỹ hơn liên doanh trung- nga 😃
Sút lợn
TÍCH CỰC
3 năm
Máy bay thương mại Nga làm cho đến giờ còn không nên thân. Những chiếc quan tài bay của Nga thì quá nổi tiếng rồi.
Thế giới chắc ít có khả năng mua rồi. Còn tàu nó bán cho nội địa càng tốt, góp phần giảm bớt dân số.
@Sút lợn Nhớ có lần máy bay j100 bay biểu diễn bị rơi là ớn rồi, Nga chỉ giỏi bề máy bay chiến đấu
Sút lợn
TÍCH CỰC
3 năm
Khác biệt giữa xã hội mở và đóng. Mở thì sẽ thấy nhiều cái xấu hơn (không đồng nghĩa nghĩa là nhiều cái xấu hơn), còn đóng thì sẽ thấy toàn cái tốt nhưng tin hay không thì là chuyện khác.
@Sút lợn Mb quan trọng nhất cái động cơ, mà trong lĩnh vực này thì Nga Trung ôm nhau khóc.
Sút lợn
TÍCH CỰC
3 năm
@c0mmand0 Động cơ phàn lực của Nga có 3 đặc điểm: tuổi thọ kém hơn rất nhiều lần của phương tây, độ ồn quá lớn nên bị cấm đáp ở hầu hết các nước và uống xăng kinh khủng.
hoangunited
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cockpit lai giữa Airbus và Boeing 😂 con này làm ra chắc chỉ có các hãng nội địa Nga với Trung mua chứ phân khúc đường trung - dài này khó mà qua được 787 hoặc A330neo
laiviet
TÍCH CỰC
3 năm
@hoangunited 787 so với 350
Còn 777 so với 330
Mặc dù giờ 787 và 350 ra dẫm chân hai thằng 777 và 330
the beo93
TÍCH CỰC
3 năm
Bạn nhầm rùi 787 phải đi cùng a330 neo còn 777x phải đi cùng A350. Không hề dẫm chân nhau.
hoangunited
ĐẠI BÀNG
3 năm
@laiviet Bác trên nói đúng rồi đấy, 787 với 350 ra mắt gần nhau nên mọi người cứ nghĩ nó cạnh tranh nhau nhưng 2 con khác phân khúc hoàn toàn, 350 ra mắt thì 777 ngáp liền, Boeing phải ra con 777X để thay thế 747-8i vì các hãng bây giờ cần máy bay 2 động cơ nhưng chở nhiều khách như con 747 ấy.
787 là thay thế cho dòng 767 cũ, A330 ngày xưa cũng cạnh tranh gắt gao với 767 nên Airbus ra con 330Neo để cạnh tranh.
Chính bởi vậy khó có đất cho hãng thứ 3 trong phân khúc trung-dài lắm. Regional jet kiểu E190 hay A220 thì may ra.
Ko ăn thua nghe tên nhà sx là thấy hok an toàn mấy
Buồn ghê...
@Võ Thành Quân thì chỉ cần bán nội địa, bay nội địa thì có lợi nhuận rồi: tq vs nga vừa lớn vừa đông dân mà.
@c0mmand0 Chắc vậy
Cười vô mặt
Trông livery của con C919 không khác gì màu của Bamboo Airways, không biết FLC có phải sân sau không nhỉ?
dacchieu
ĐẠI BÀNG
3 năm
TQ rất cần Nga để giảm tiếng xấu về chất lượng.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019