Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Công nghệ bảo mật bằng mạch máu trên mu bàn tay

Rubi Lee
18/2/2021 6:34Phản hồi: 48
Công nghệ bảo mật bằng mạch máu trên mu bàn tay
Những năm gần đây, công nghệ nhận diện sinh trắc học đã trở nên phổ biến hơn và được sử dụng ở khắp mọi nơi từ quầy thủ tục ở sân bay đến sở cảnh sát, thậm chí là trong cả hộp đêm. Bên cạnh đó, nhận diện bằng mống mắt, dấu vân tay và cả giọng nói cũng được áp dụng tại nhiều lĩnh vực khác nhau phục vụ cho mục đích chính vẫn là an ninh. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, mới đây các nhà nghiên cứu đến từ Đại học New South Wales, Úc đã giới thiệu công nghệ nhận diện mới bằng mạch máu trên mu bàn tay. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học IET Biometrics.

Lý do cho việc xuất hiện thêm công nghệ nhận diện mới là vì các nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp sinh trắc học có một vài điểm yếu như dấu vân tay có thể bị thu thập và sao chép từ bề mặt vừa chạm vào để tạo nên vân tay giả, trong khi đó một số công nghệ nhận diện bằng khuôn mặt thì có thể bị đánh lừa bởi ảnh trên mạng xã hội, kính áp tròng có thể đánh lừa dược hệ thống nhận diện mống mắt.

nhan-dien-mach-mau-2.jpg

Vì thế theo nhà nghiên cứu Syeh Shah giải thích: “Các mạch máu bên dưới da, do đó chúng sẽ không để lại bất kỳ dấu vết như dấu vân tay hay có sẵn ảnh trên mạng xã hội như ảnh chụp khuôn mặt và cũng không thể lấy khuôn mẫu như móng mắt. Do đó, chúng tôi tin rằng việc nhận diện bằng mạch máu sẽ bảo mật và khó gian lận hơn nhiều.”

nhan-dien-mach-mau-5.jpg

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng camera chiều sâu Intel RealSense D415 để chụp 17.500 bức ảnh từ 35 người tham gia. Theo đó, những người này sẽ nắm chặt tay lại và để lộ ra hình dáng mạch máu trên mu bàn tay. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo để trích xuất các đặc điểm riêng biệt từ những mẫu này. Từ đó có thể được dùng để xác định một cá nhân với độ chính xác lên đến hơn 99% với nhóm đối tượng là 35 người tham gia.

nhan-dien-mach-mau-3.jpg

Shah cũng cho biết: “Việc lấy mẫu tĩnh mạch đòi hỏi phải nắm chặt tay vì thế rất khó để những kẻ gian có thể lấy chúng một cách lén lút.” Thực tế, ý tưởng dùng mạch máu để nhận diện một người là không mới nhưng nó thường đòi hỏi công nghệ phức tạp và chuyên môn. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu của Shah đã sử dụng máy ảnh 3D có sẵn để thực hiện. Công nghệ nhân dạng mới này có thể được dùng để xác thực thay cho các phương pháp khác trên các thiết bị cá nhân như máy tính xách tay và điện thoại di động.

Theo CNN
48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

đừng để bị mất bàn tay là được đúng không ta
@ngocthi07070 mất tay rồi còn mạch máu với tĩnh mạch không
vn_soft
CAO CẤP
3 năm
@ngocthi07070 trước sợ mất 1 ngón, bây giờ phải lo bảo vệ cả bàn tay
@vn_soft Bàn tay mà bị chặt thì máu không lưu thông cũng như áp lực máu thay đổi thì mạch máu không còn hiệu lực. Mình nghĩ vậy nên chỉ có thể ép người vẫn còn đang có bàn tay nguyên vẹn chứ chặt ra mất thì ko dùng được. An toàn hơn. 😆
Sơn Kao
TÍCH CỰC
3 năm
@ngocthi07070 Trên mu bàn tay mà mất bàn tay thì còn mu. Khéo lo 🤓
dangtu4444
TÍCH CỰC
3 năm
@ngocthi07070 Thế thì cất mấy bộ phim heo vào thư mục mã hoá 2 ,3 lớp vào cho yên tâm 😂😂
tuantran203
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đúng cho câu bàn tay ta làm lên tất cả
@tuantran203 biết cách dùng cảm xúc sẻ thăng hoa
"Phẩy tay 1 cái là xong" - said All in the future!
Duong70
TÍCH CỰC
3 năm
LG G8 cũng dùng bảo mật dưới lòng bàn tay gọi là hand ID, hihi giờ sử dụng trên mu bàn tay thì gọi là gì ta??
@stevencao91 Mu ID
dangtu4444
TÍCH CỰC
3 năm
@stevencao91 Chậm bỏ mẹ ra ý ! Cả cái face id luôn. Nhanh nhất vẫn là vân tay,ngang ngửa mưa nắng trong túi hay ngoài quần đều phát ăn luôn, tuy nhiên nó không bảo mật được bằng face id. Nhưng mà cứ nói cho oai chứ mình thì ko cần đến cỡ bảo mật cao tới thế.
Duong70
TÍCH CỰC
3 năm
@dangtu4444 Hihi vân tay cũng có cái bất tiện lắm ý bác vị dụ: đeo bao tay không mở được, cảm biến vân tay phải lau chùi thường xuyên nó mới nhạy
dangtu4444
TÍCH CỰC
3 năm
@stevencao91 Bác sĩ đâu mà suốt ngày đeo bao tay ??? Còn chuyện lau chùi thì do tùy máy,tùy người.chứ trước h bao năm tôi chả trượt phát nào cả. Có lau chùi thì thỉnh thoảng rảnh nôi ra lau cọ chứ k lau nó cũng nhận hết. Không phải phét !

Mà cái nào chả có lúc bất tiện, nhưng phải nhìn vào đại số chứ nhìn gì tiểu số.
mu là thấy khoái rồi
Duong70
TÍCH CỰC
3 năm
@nhucongpro haha bác này fan của Mu ak
nghe đồn quay số nhiều gân tay nổi nhiều 😁
Rồi cứ tạm coi cái công nghệ này đi, xong giờ thiết bị quét mạch máu to ntn? Tính ứng dụng rộng rãi trên đt hay lap dc k? Công cụ (chỗ) nắm với tóm trên đt và laptop để scan mạch máu là j?
ndthuanx
TÍCH CỰC
3 năm
Các hãng điện thoại chắc có hàng tỷ dữ liệu dâu vân tay của chúng ta
Tốt
virus912
TÍCH CỰC
3 năm
Fujitsu có từ đời nào rồi mà, chắc tầm chục năm
Cái này cũ quá rồi, 1 công ty bảo mật ở vn đã từng phát minh ra bảo mật trên Mu rùa ở dưới rốn cách đây 20 năm
vicki_iphone
ĐẠI BÀNG
3 năm
Sau này để an toàn, kín đáo hơn công nghệ mạch máu trên mu sẽ ra đời!
Sút lợn
TÍCH CỰC
3 năm
Mai mốt có bảo mật bằng... 😃
Sirlee41
ĐẠI BÀNG
3 năm
Từ từ sẽ tới vân lưỡi, vân ngón chân,... rồi cấy chip dưới da sẽ phổ biến 😄😄
cũng gọi là sáng tạo nhưng ứng dụng thì chắc không cao
Dandeli
TÍCH CỰC
3 năm
cảm giác không khả dụng lắm
tuanphien
TÍCH CỰC
3 năm
Công nghệ này thì trong SAMSUNG đã áp dụng từ năm 2012 với những người ra vào khu bảo an (nơi sản xuất). Không phải đây là lần đầu tiên, còn với lần đầu tiên trên điện thoại và thiết bị cầm tay thì chắc đang nghiên cứu. Nếu ai vào SAMSUNG thì vẫn phải lấy tĩnh mạch sau đó mới vào line được. Khi không lấy được tĩnh mạch thì không thể vào line được. Việc lấy sẽ được lặp lại hàng tháng nếu không lấy sẽ bị out và lần sau sẽ không vào được line.
Theo mình bảo mật nhất chính là con người . 1 số ngân hàng Thuỵ Sĩ bắt buộc người phải đến trực tiếp để làm việc

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019