Các nhà khoa học đọc được lá thư 300 tuổi mà không cần mở

bk9sw
3/3/2021 12:18Phản hồi: 17
Các nhà khoa học đọc được lá thư 300 tuổi mà không cần mở
Nội dung trong một lá thư viết tay 300 tuổi đã được các nhà khoa học đọc nội dung mà không cần phải mở lá thư ra. Kỹ thuật được họ sử dụng hứa hẹn sẽ giúp mở khóa những "báu vật" lịch sử được niêm phong trong những bức thư cổ mà vẫn giữ nguyên trạng bức thư.

Lá thư này được viết vào ngày 31 tháng 7 năm 1697 bởi Jacques Sennacques. Nội dung lá thư chỉ đơn giản là Sennacques hỏi xin anh họ là Pierre Le Pers - một thương gia người Pháp sống ở The Hague, một bản sao được chứng thực giấy chứng tử của Daniel Le Pers.

letterlock.jpg
Bức thư của Sennacques được gói bằng một kỹ thuật gọi là "khóa thư" (letterlocking) - một kỹ thuật gấp thư phức tạp và được niêm phong bằng sáp. Kỹ thuật này được sử dụng trên toàn thế giới để bảo quản thư trước khi người ta phát minh ra bì thư. Đây cũng giống như một phương pháp bảo mật cổ, bức thư sẽ không thể được mở ra nếu không làm rách nó. Nếu vết rách xuất hiện thì đây là dấu hiệu cho thấy nó đã được mở và nội dung có thể bị giả mạo, thay đổi trước khi đến tay người nhận.


Một kiểu khóa thư được sử dụng tại Anh năm 1587.

Jana Dambrogio - một trong những tác giả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Communications cho biết: "Khóa thư là hoạt động hàng ngày, đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, xuyên suốt nhiều nền văn hóa, biên giới và tần lớp xã hội."

Kỹ thuật khóa thư đóng một vai trò không thể thiếu trong việc bảo mật thông tin liên lạc bằng vật lý trước thời đại của mật mã kỹ thuật số hiện đại. Kỹ thuật bảo mật thư tín này đã sớm xuất hiện trên những bức thư được lưu trữ ở Kho lưu trữ bí mật tại Vatican từ năm 1494. Để đọc nội dung thì các nhà nghiên cứu có thể mở lá thư ra nhưng họ muốn bảo tồn tất cả các nếp gấp.

Virtual unfold 1.jpg
Các nhà nghiên cứu đến từ viện MIT và trường King's College London đã dùng máy chụp tia X được thiết kế cho nha khoa để tạo ra các bản quét 3D phân giải cao, cho thấy chính xác cách tờ giấy được gấp. Sau đó, họ sử dụng một thuật toán tự động tạo ra hình ảnh dễ đọc về nội dung của bức thư và các nếp gấp. Theo giải thích của nhóm nghiên cứu thì việc mở ảo bức thư bằng các kỹ thuật như chụp CT là để tái tạo 3D bức thư và dùng thuật toán để tái tạo 2D bức thư, thể hiện nó như ở trạng thái phẳng, hình ảnh phẳng cả 2 mặt bức thư và nếp gấp.

Virtual unfold 2.jpg
Các thuật toán máy tính đã được sử dụng thành công trọng việc tái tạo và đọc nội dung của những tài liệu, sách được cuộn tròn với 1 hoặc 2 nếp gấp. Tuy nhiên, độ phức tạp của kỹ thuật gấp khóa thư đặt ra những thách thức với các thuật toán này.

Như bức thư tay của Jacques Sennacques nói trên là một trong những bức thư thuộc bộ sưu tập Brienne Colelction, chiếc hòm gỗ này thuộc về một người quản thư tại châu Âu chứa 3148 vật phẩm trong đó bao gồm 577 lá thư chưa từng được mở xem. Nhóm nghiên cứu đã mở được nhiều lá thư trong số này bằng các kỹ thuật mới và họ tin rằng có thể áp dụng để mở nhiều loại thư khác. Chẳng hạn như những vật phẩm chưa được mở trong số 160 ngàn bức thư hiện đang được lưu giữ tại Prize Papers - kho lưu giữ các tài liệu được Anh quốc tịch thu được từ tàu chiến địch giữa thế kỷ 17 và 19. Trước khi có sự hỗ trợ bởi máy móc và thuật toán thì các nhà nghiên cứu chỉ có thể biết được tên người nhận viết bên ngoài bức thư.

Theo: CNET
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ky Loki
ĐẠI BÀNG
3 năm
Hôm nào thử. Thích loại giấy như vầy.
Không liên quan nhưng cái bà trong clip dạy làm khóa thư cứ vụng về kiểu gì ý 😂
quangduy90
TÍCH CỰC
3 năm
@Thái Sơn HP khúc bả làm rớt tờ giấy nhìn hài hài 😆
@quangduy90 Tui tưởng pro khéo tay nên làm demo, ai ngờ 🤣
ZeusFate
TÍCH CỰC
3 năm
Khoá thư kiểu này đọc xong làm 1 tờ giấy khoá khác khoá lại thôi mà
Eldimio
CAO CẤP
3 năm
@ZeusFate Cục sáp có đóng dấu chữ ký của người gửi nhé. Bóc ra là phá cục sáp rồi.
huyhoangjo
TÍCH CỰC
3 năm
@Eldimio Trước khó chứ giờ chụp cái khoá sáp đó ra mấy ông thợ làm con khuôn thì bao nhiêu đâu hi
TT10
TÍCH CỰC
3 năm
@huyhoangjo thì trước đó rất lâu rồi mới xài cách này chứ giờ có ai xài nữa đâu hi 😆
Hieutmo
ĐẠI BÀNG
3 năm
Kỹ thuật hạt nhân kết hợp với các thuật toán tái tạo hình ảnh quá tuyệt vời. Ngoài tia X thì các tia gamma, neutron cũng đang được áp dụng để tiến hành các nghiên cứu như thế này.
Hay quá giờ mới bit
Kinh vãi
Kỳ công dữ
Hay quá, chờ một cơ số ae vào phán bọn này vô công rỗi ngề, đi làm gì có ích cho xã hội 😆
Trên thư ghi: thằng nào đọc trộm làm chó.
thietbiso
ĐẠI BÀNG
3 năm
Không đúng rồi, chắc trên thư ghi đứa nào mở ra không phải là người, đùa thôi! Đọc mà thư vẫn còn nguyên seal mới bá đạo chứ.
wuhuubac
ĐẠI BÀNG
3 năm
Độ bảo mật thời đó cũng cao đấy chứ, hì
Quả bảo mật thời xưa thấy cũng rất thú vị. Giờ thì chúng ta toàn tin nhắn thôi, dễ bị xem và đọc trộm quá.
" "Khóa thư là hoạt động hàng ngày, đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, xuyên suốt nhiều nền văn hóa, biên giới và tần lớp xã hội."

tầng nhé!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019