eDoctor
TÍCH CỰC
Giải mỏi mệt, căng thẳng hiệu quả nhờ liệu pháp ngâm chân

Theo bác sĩ Đỗ Nam Khánh, chuyên gia sức khỏe của Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đã trao đổi trên báo Vnexpress.net, ngâm chân là biện pháp chăm sóc, phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều trị một số chứng bệnh thông qua dùng nước nóng và các loại muối khoáng, thảo mộc.

📌Những công dụng của việc ngâm chân - không chỉ là cảm giác yên tĩnh, thư thái
Ngâm chân trong bồn nước nóng chính là phương pháp trị liệu tinh thần với những “quyền năng” khiến bạn bất ngờ, bao gồm:

🔹Thư giãn và làm dịu cơ thể
🔹Thúc đẩy tuần hoàn máu

🔹Tạo kích thích, làm hưng phấn rễ thần kinh
🔹Tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung
🔹Giảm căng thẳng, lo lắng, hỗ trợ điều trị trầm cảm và các vấn đề về tâm lý
🔹Giải trừ mỏi mệt
🔹Giúp dễ ngủ
Trong thời gian ngâm chân, bạn có thể dành thời gian tĩnh lặng để xoa dịu những đau đớn về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đừng quên bật thêm một chút nhạc yêu thích và sử dụng máy xông tinh dầu nhằm tạo điều kiện thư giãn tối đa, giúp cơ thể được đặt trong trạng thái hạnh phúc nhất.

Không chỉ vậy, đây còn là biện pháp giúp giảm đau bụng, đau đầu, chuột rút, các triệu chứng cúm, ... Cùng tìm hiểu chi tiết những lợi ích nổi bật của việc ngâm chân ngay bên dưới nhé!

👉Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng
Nhìn chung, ngâm chân làm tăng nhiệt độ cơ thể, có thể làm giảm căng thẳng cơ bắp và tinh thần, giảm bớt căng thẳng và tăng hoạt động của tế bào bạch cầu.

Tất cả những điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, ngăn ngừa bệnh tật và tăng sức khỏe tổng thể.

📍Chữa lành các cơn đau
Bạn có tin không, ngâm chân bằng nước nóng có khả năng giảm đau ở các bộ phận khác của cơ thể ngoài bàn chân.

Quảng cáo



Một số tình trạng tưởng chừng như việc ngâm chân sẽ không tác động được gì, nhưng trên thực tế, ngâm chân với nước nóng và một số loại thảo mộc tự nhiên có thể giúp đỡ rất nhiều, bao gồm:

✅Đau đầu
✅Đau răng
✅Đau vùng chậu và bệnh viêm vùng chậu
✅Các vấn đề về gan
✅Chuột rút
✅Các vấn đề về tuyến tiền liệt
✅Bệnh trĩ
✅Đau nhức khớp và thấp khớp
✅Đổ mồ hôi nhiều

Quảng cáo


✅Thường hay tức ngực
✅Các triệu chứng cảm lạnh và cúm như ho, buồn nôn, ớn lạnh, ...

📍Tăng khả năng tuần hoàn máu
Ngâm và làm sạch chân trong nước nóng giúp giảm viêm và kích thích tuần hoàn, đưa máu bị tắc nghẽn đến các mạch giãn nở ở bàn chân và cẳng chân.

📍Loại bỏ độc tố
Một số chuyên gia cho rằng nước ngâm chân có chứa đất sét bentonit, một số muối và khoáng chất có khả năng giải độc cơ thể thông qua một quá trình gọi là thẩm thấu ngược, tức là muối giúp kéo các độc tố có hại ra khỏi cơ thể.

Ngâm chân bằng ion, sử dụng nước được tích điện từ các ion âm và dương, cũng được cho là có tác dụng giải độc.

📍Làm mềm và làm đẹp bàn chân
Bất cứ ai đã thường xuyên chăm sóc chân đều biết rằng một bước thiết yếu trong quy trình chăm sóc này chính là ngâm chân trong nước ấm.

Điều này giúp giảm sự xuất hiện của các vấn đề điển hình ở chân như chai chân, chai sần, da khô, bong tróc.

👉Cách ngâm chân đơn giản nhưng lại rất hiệu quả
Cách ngâm chân đơn giản nhất chính là ngâm trong nước nóng cùng với gừng tươi, muối hạt, nước nóng.

Các bước thực hiện bao gồm:

▪️Bước 1: Rửa sạch một củ gừng, để vỏ rồi giã nhuyễn, thả vào chậu ngâm chân cùng 2-3 thìa muối.

▪️Bước 2: Pha nước nóng, nước lạnh theo tỷ lệ thích hợp sao cho nhiệt độ nước 40-43 độ C và nước ngâm ngập đến mắt cá chân.

▪️Bước 3: Rửa sạch hai bàn chân và cho vào ngâm, cách 5 phút thêm nước nóng vào chậu, đảm bảo nhiệt độ nước ngâm chân luôn đạt 40-43 độ C.

Ngâm khoảng 20-30 phút, nên dừng không ngâm nữa khi thấy lấm tấm mồ hôi ở lưng, lấy khăn khô, sạch lau khô bàn chân, đặc biệt cả kẽ các ngón chân và đi dép vào để chống lạnh từ nền nhà.

💥Một số điều nhất định phải lưu ý khi ngâm chân
Thời gian ngâm chân tối đa chỉ khoảng 30 phút.

Người có thể trạng yếu, trẻ nhỏ, thời gian ngâm không được quá 30 phút. Một số trường hợp có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Những người có bàn chân lạnh, phụ nữ trung, cao tuổi nên sử dụng thêm các loại muối khoáng để làm tăng hiệu quả.

Người bị tăng huyết áp, người bị giãn tĩnh mạch chân chỉ nên ngâm nước ấm không quá 39 độ C, không cho gừng và muối. Người bị tăng huyết áp phải theo dõi huyết áp hằng ngày, dừng ngâm chân khi huyết áp có xu hướng tăng và tư vấn với bác sĩ.

Người bệnh tiểu đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ kỹ lưỡng để có cách chăm sóc bàn chân phù hợp.

Nhiệt độ nước chỉ 40-43 độ C, không ngâm nóng quá nhiệt độ trên để tránh gây bỏng. Nên sử dụng nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ nước, không nên dựa vào cảm giác nóng lạnh của bàn chân để phán đoán.

Chậu sử dụng để ngâm chân nên làm bằng gỗ hoặc nhựa tiêu chuẩn. Có thể sử dụng loại bồn ngâm chân chuyên dụng để tiện lợi và hiệu quả hơn.

Nên lau khô mồ hôi sau khi ngâm chân xong, nên tắm xong mới ngâm chân và không được đi chân trần xuống nền sau khi ngâm.

Không nên ngâm chân trong vòng một giờ sau khi ăn do lúc này máu dồn nhiều về ruột non để vận chuyển chất dinh dưỡng. Nếu ngâm chân sau khi ăn, máu xuống chân nhiều gây ảnh hưởng quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

Khi ngâm chân, cần lắng nghe và theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu thấy triệu chứng tức ngực, khó thở, chóng mặt, nên dừng ngâm ngay và hỏi ý kiến thầy thuốc.

Nguồn: vnexpress.net, somanovo.com

Tải ngay ứng dụng eDoctor: https://dl.edoctor.io/taiapp để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày hoặc truy cập https://edoctor.io/suc-khoe

#tintuc #suckhoe #biquyetsong #covid19 #cuocsong #congnghe #giamcan #phuongphap
1
1
Mấy cái này mà có mấy e xinh tươi bop đồ nữa thì ngon
0
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019