Chuyện về cái sân bay vắng nhất thế giới ở Sri Lanka

bk9sw
11/4/2021 13:46Phản hồi: 78
Chuyện về cái sân bay vắng nhất thế giới ở Sri Lanka
Chi phí đầu tư một sân bay không hề nhỏ và để khai thác nó hiệu quả, mang lại lợi nhuận thì nó cũng phải đáp ứng các yếu tố như "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Trên thế giới đã chứng kiến nhiều sân bay được đầu tư khủng khiếp nhưng vì một hoặc nhiều yếu tố không thuận lợi tác động khiến chúng trở thành những sân bay từ vắng bóng người đến bỏ hoang. Một trong những sân bay như vậy là Mattala Rajapaksa International Airport gọi tắt là MRIA (mã IATA: HRI, ICAO: VCRI) tại thị trấn Mattala, quận Hambantota, Sri Lanka. Nó được đặt theo tên tổng thống Sri Lanka khi đó là Mahinda Rajapaksa và được khai trương vào năm 2013.

"Sân bay vắng nhất thế giới"


Mattala Rajapaksa MRIA 5.jpg
Chúng ta hãy theo chân phóng viên Wade Shepard của Forbes trong một chuyến đi đến sân bay này vào năm 2016 cũng vì sự tò mò. Thật khó mà tin khi một sân bay lớn, mới xây, nằm gần những địa điểm du lịch của Sri Lanka như vịnh Arugam hay công viên quốc gia Yala lại vắng khách. Ít ai đến sân bay này vì họ có chuyến bay mà chủ yếu là những người đến đây để xem cái sân bay trống không.

Shepard kể: "Tôi đến HRI, nó nằm phía nam của quận Hambantota vào giữa buổi sáng và tới đây, tôi nhìn thấy một nhóm khách du lịch đang tụ tập với nhau trước nhà ga hành khách. Tôi hỏi họ tại sao họ lại muốn đến thăm một sân bay vắng người thì một người trả lời rằng: 'Công trình này thật sự đẹp'".

Mattala Rajapaksa MRIA 2.jpg

Thật vậy, sân bay này có thể nói là một điểm nhấn, một biểu tượng của sự tiến bộ trong khu vực Hambantota của Sri Lanka vốn nằm trong một khu rừng rậm, cách thủ đô Colombo 250 km đi bằng xe hơi. Sân bay này có một nhà ga rộng 12.000 m2, 12 quầy làm thủ tục, 2 cổng, một đường băng dài đến 3500 m đủ để đón các máy bay thương mại lớn nhất và công suất thiết kế đáp ứng 1 triệu hành khách mỗi năm.

Mattala Rajapaksa MRIA 1.jpg
Theo lời kể của Shepard thì anh phải trả một khoảng phí nhỏ để vào thăm sân bay. Tại đại sảnh, không gian tự nhiên bừng sáng bởi những khung cửa sổ lớn, dẫn anh đến một bức tượng khổng lồ của Đức Phật đặt ngay tại trung tâm của nhà ga. "Khi tôi bước tiếp, tiếng bước chân của tôi vang vọng khắp tòa nhà. Có rất ít âm thanh khác, không có thông báo chuyến bay qua hệ thống phát thanh công cộng, không có cảnh tưởng hành khách nói chuyện điện thoại, không có tài xế taxi cố gắng mời mọc hành khách. Các hành lang trên cao vắng bóng du khách, ngoại trừ tôi."

Mattala Rajapaksa MRIA 4.jpg
Thế nhưng về cơ bản thì MRIA vẫn có đầy đủ những thứ của một sân bay như quầy thông tin với đầy đủ nhân viên, Shepard nói là 3 cô gái ăn mặc đẹp lịch sự, có nhân viên bảo vệ túc trực, có lao công quét dọn sàn nhà, có các cửa hàng lưu niệm bán các món đồ lấp lánh và một quán cafe nhỏ có bếp và nhân viên thu ngân ở đây làm việc với thái độ nghiêm túc. Dịch vụ thì đầy đủ nhưng sân bay này thiếu người để được phục vụ.

Tham vọng của Sri Lanka


Sân bay này được xây vì nhiều lý do, một trong số đó là tình trạng tắc nghẽn ngày một tăng tại sân bay quốc tế Bandaranaike và đất nước này cần phải có một sân bay thứ 2. Ngoài ra, chính phủ của Rajapaksa cũng muốn hồi sinh ngành công nghiệp du lịch sau cuộc nội chiến Sri Lanka kéo dài từ năm 1983 đến 2009 và một sân bay nằm ở quận Hambantota sẽ gần với nhiều địa điểm du lịch của Sri Lanka ở phía Nam.

Hambantota.jpg
Tuy nhiên sân bay này chỉ là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Sri Lanka đó là biến Hambantota thành thành phố lớn thứ 2 của đảo quốc này. Nó được định hướng đến một điểm đến giao dịch và thương mại quốc tế, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, sẽ có những công ty liên doanh, nói chung là tất cả những gì mà một thành phố hiện đại cần có. Bên cạnh sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa thì Sri Lanka còn xây dựng một cảng nước sâu khổng lồ với chi phí lên đến hơn 1,4 tỉ đô, một khu công nghiệp, một trung tâm hội nghị lớn, một sân vận động cricket tầm cỡ thế giới, phát triển nhà ở và một khu vực khách sạn và nghỉ dưỡng dành cho khách du lịch. Kết nối tất cả các hạ tầng này là một trong những hệ thống đường cao tốc hiện đại nhất của Sri Lanka. Đây là một kế hoạch rất tham vọng và logic nhưng:

MRIA location.jpg
Thực tế thì thị trấn Mattala lại không phải là một khu vực lý tưởng để phát triển đô thị bởi nơi đây là một làng chài nhỏ, bao quanh là rừng rậm và thành phố mới sẽ phải được xây dựng từ đầu với từng viên gạch. Tại sao Sri Lanka lại chọn một địa điểm khó khả thi như Hambantota? Chỉ biết Hambantota cũng chính là quê nhà của cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa.

Quảng cáo



Deshal de Mel - một nhà nghiên cứu kinh tế đến từ công ty Heyleys Plc ở Colombo, Sri Lanka cho biết: "Tôi cảm thấy vị trí của sân bay này sai sai thế nào đó. Thế nên tôi không thấy nó sớm khả thi. Để có một sân bay quốc tế thì bạn cần phải có dân cư, bạn cần có những điểm thu hút người nước ngoài đến và bạn cần một số cơ sở hạ tầng thương mại. Tất cả những điều này không có ở Hambantota."

Magampura Mahinda Rajapaksa port.jpg
Dù vậy, sân bay này vẫn được xây dựng cùng với các công trình khác như cảng biển nước sâu Magampura Mahinda Rajapaksa cũng như sân đấu cricket Mahinda Rajapaksa International. Hambantota đã trở thành một thành tựu của thời đại tổng thống Rajapaksa, một vị tổng thống cai trị Sri Lanka gần một thập niên như một nhà độc tài. Ông đã chỉ định các thành viên gia đình mình và bạn bè vào các vị trí nắm giữ quyền lực. Thế nên không ngạc nhiên khi ông đặt tên mình cho các công trình này.

Để có chi phí xây dựng những siêu dự án kể trên, Sri Lanka đã phải tìm tới những nguồn viện trợ từ nước ngoài. Tuy nhiên, do mối quan hệ với phương Tây trở nên xấu đi, EU và Hoa Kỳ ngưng nhượng bộ kinh tế vì những cáo buộc tội ác chiến tranh trong giai đoạn sau của cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ thì Sri Lanka phải đi tìm một nhà tài trợ mới. Lựa chọn của Rajapaksa là Trung Quốc và ít nhất Sri Lanka đã vay 4,8 tỉ USD, chủ yếu là các khoản vay mềm. Sân bay Mattala Rajapaksa được đầu tư 190 triệu đô từ Trung Quốc theo chương trình đầu tư được gọi là Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

China New Silk Road.jpg
Vị trí địa lý của Sri Lanka là thứ thu hút sự đầu tư từ Trung Quốc. Quốc đảo này nằm tại trung tâm của Ấn Độ Dương, một khu vực chiếm 25% trữ lượng đất và 40% trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên, nơi chiếm 1/3 dân số thế giới và lại nằm ngay trên trục đường vận chuyển dầu thô của Trung Quốc từ Trung Đông và châu Phi. Sri Lanka đã tở thành một hub trung chuyển chính dọc theo Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 với một loạt các cảng biển được kết nối với nhau do Trung Quốc đầu tư và vận hành, trải dài từ đồng băng sông Dương Tử và Châu Giang qua Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, đến bờ biển châu Phi và qua kênh đào Suez đến Hy Lạp.

Đi vào hoạt động và không chuyến bay

Quảng cáo


Vào tháng 3 năm 2013, sân bay Mattala Rajapaksa bắt đầu đi vào hoạt động với những chuyến bay thương mại đầu tiên. Một người quản lý tại sân bay nói với Wade Shepard rằng: "Lúc đầu chúng tôi có 7 chuyến bay mỗi ngày. Từ đây đến Colombo có 2 chuyến, lúc nào cũng đầy khách. Thậm chí nhân viên sân bay cũng không thể mua vé được."

Mặc dù các chuyến bay đều kín ghế nhưng thực chất, hành khách trên các chuyến bay này là hành khách nối chuyến, nhu cầu của khách địa phương từ Hambantota bay đi các nơi khác hầu như không có và chính hãng hàng không SriLankan Airlines cũng xác nhận điều này. Vào năm 2014, theo thống kê của Cục hàng hàng không dân dụng Sri Lanka thì sân bay Mattala Rajapaksa có đến 3000 chuyến bay nhưng chỉ chỉ 21.000 khách.

SriLankan Airlines.jpg
Mặc cho những thách thức về tài chính thì hãng hàng không quốc gia SriLankan Airlines vẫn bị buộc phải hoạt động tại sân bay Mattala Rajapaksa. Bởi lẽ, tổng thống Rajapaksa đã đề cử anh rể của mình làm chủ tịch hãng hàng không này. Trong giai đoạn đầu, có khá nhiều đường bay được mở giữa Mattala, Hambatota đến và đi từ Băng Cốc, Bắc Kinh, Chennai, Jeddah, Male, Riyadh, Thượng Hải, Sharjah, Tiruchirappalli và thủ đô Colombo. Tuy nhiên, những đường bay này sớm bị ngưng khai thác bởi các hãng hàng không không tìm thấy lợi nhuận. Bản thân sân bay Mattala Rajapaksa đã phải báo lỗ khoảng 18 triệu đô mỗi năm.

Mahinda Rajapaksa.jpg
Những gì chính quyền tổng thống Mahinda Rajapaksa đã làm với các dự án tại Hambantota đã gây phẫn nộ bởi dư luận cũng như những đối thủ chính trị của ông. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015, Rajapaksa bị lật đổ bởi Maithripala Sirisena (nhiệm kỳ 2015 - 2019, hiện tổng thống Sri Lanka là ông Gotabaya Rajapaksa). Ông này đã thu hút được một lượng lớn người ủng hộ khi cáo buộc Rajapaksa tham nhũng, lừa dối quan hệ với Ấn Độ và phương Tây cũng như bán tương lai của đất nước cho Trung Quốc với những khoản vay cơ sở hạ tầng ngày một phình to.

Maithripala Sirisena.jpg
Sirisena đã thề rằng nếu trở thành tổng thống, ông sẽ hủy nhiều dự án do Trung Quốc hậu thuẫn và thật vậy, khi lên nắm quyền vào đầu năm 2015, ông đã giữ lời. Động thái đầu tiên của tân tổng thống Sirisena là cho phép hãng hàng không SriLankan Airlines hủy tất cả các chuyến bay đến Mattala và thanh lý hub điều hành tại đây. Hãng hàng không SriLankan Airlines sau đó công bố chính thức lý do ngưng hoạt động tại Mattala một cách thẳng thừng rằng: "Thực tế một sân bay như Mattala Rajapaksa International không cần thiết và nó chi phối những nỗ lực chuyển mình của SriLankan Airlines. Hãng hàng không chúng tôi đã phải tiếp tục hoạt động khi không đạt lợi nhuận cao và việc phải đáp ứng yêu cầu về chính trị để phát triển và vận hành trung tâm tại đây còn khiến việc đạt được những mục tiêu tài chính chính yếu của hãng trở nên khó khăn hơn."

Mattala Rajapaksa MRIA 3.jpg
Và thế là, sân bay hoành tráng Mattala Rajapaksa đã bị bỏ lại giữa rừng rậm. Nó hầu như không còn chuyến bay nào và đã sớm trở thành một nơi nổi tiếng trên thế giới vì sự vắng vẻ. Người ta vẫn đang kể hàng tá câu chuyện xoay quanh sân bay này, từ việc nhà ga được tận dụng để chứa gạo, đường băng được cho thuê đậu máy bay dài hạn cho đến việc huy động đến 300 binh lính và cảnh sát để ngăn động vật hoang dã xuất hiện trên đường băng. Thú vị thay, hoạt động ngoài chức năng của sân bay như cho thuê làm kho lại sản sinh ra nhiều lợi nhuận hơn là hoạt động đúng chức năng.

Elephant Mattala.jpg
Còn nói về vụ binh lính và cảnh sát được điều động để xua đuổi động vật hoang dã thì đây là một vấn đề của Mattala Rajapaksa ngay từ khi nó được xây dựng. Một người địa phương nói với Wade Shepard: "Họ gặp vấn đề lớn đó là có rất nhiều động vật hoang dã trong sân bay, thường là chim và voi." Shepard ngạc nhiên hỏi lại: "Voi ở sân bay á?" thì người này khẳng định: "Đúng rồi đúng rồi, đây là rừng rậm. Chúng đi vào sân bay để đi ra đường."

Hoạt động tại sân bay Mattala Rajapaksa ngày càng trở nên khó khăn hơn bởi nó không chỉ không có chuyến bay mà nó còn gặp trở ngại trong việc vận hành. Quản lý sân bay cho biết sân bay ban đầu có 600 nhân viên, sau đó cắt xuống còn 300 người, đó là thời điểm mà mỗi ngày chỉ có 10 đến 20 hành khách.

Mattala Rajapaksa MRIA 6.jpg
Tuy nhiên, sân bay Mattala Rajapaksa vẫn le lói tia hy vọng. Hồi năm 2016, hãng hàng không nội địa Cinnamon Air đã mở một chuyến bay hàng ngày nối giữa Hambantota và Colombo. Dù không thu hút khách thập phương đến vì một trung tâm thương mại như ý định ban đầu nhưng Hambantota vẫn có điểm cuốn hút riêng nhờ bãi biển, cảnh quan thiên nhiên với rừng rậm và động vật hoang dã.

Dù vậy, hạ tầng di chuyển công cộng vẫn chưa phát triển khiến tiềm năng này vẫn chưa thể khai thác. Khoảng cách giữa sân bay Mattala Rajapaksa và thị trấn Mattala lên đến 17 km. Anh Shepard cũng đã trải nghiệm được điều này khi đến thăm sân bay Mattala Rajapaksa. Khi hỏi vị quản lý sân bay cách trở lại thị trấn, người này cho biết: "Chúng tôi có một cơ số xe bus chính phủ nhưng lại không có lịch hoạt động." Sau cùng người này khuyên anh Shepard nên đi bộ 5 km đến điểm giao đường cao tốc và bắt xe từ đó.

Theo: Forbes
78 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ky Loki
ĐẠI BÀNG
3 năm
Đi bộ 5km để bắt xe 😆
@Ky Loki
Cười ra nước mắt
Để bắt xe mà được khuyên đi bộ tới 5km thì có gì đó sai sai 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Xin chào Đức Phật, sân bay đẹp quá
Bên trong nhà ga lúc nào cũng xịn nhỉ
Trời, nhìn ảnh cái thành phố mà thấy HN vẫn còn dễ thở chán
stevenvmc
TÍCH CỰC
3 năm
Người ta quy hoạch đẹp thế mà chê. Thấy còn đẹp và thoáng.
@stevenvmc Mình cứ thấy nhiều nhà cao tầng là ngộp thở rồi, còn quy hoạch phải đến tận nơi chứ nhìn mỗi cái hình thì chưa biết được đâu
@sskkb Nhìn cát linh hà đông ấy.
stevenvmc
TÍCH CỰC
3 năm
@sskkb Thực tế cũng từ render mà ra. Hà Nội nội đô như đống rác bê tông, ham gì nổi.
Ae nên tranh thủ đi du lịch Sri Lanka, kẻo nhỡ nó lại gặp vấn đề như Myanmar thì khó mà đi được nữa
thao94
ĐẠI BÀNG
3 năm
@sskkb Mẹ vợ tương lai tôi kẹt bên đó từ tận t3 năm ngoái do k có chuyến bay về nè fen
Vậy mà ở VN giờ tỉnh nào cũng đòi có sân bay. 😆)
pomme_bleu
TÍCH CỰC
3 năm
@Mr.Whisky Có làm thì mới có ăn
okimdull
TÍCH CỰC
3 năm
@Mr.Whisky Có thì tốt chứ sao, hãy để quy luật thị trường quyết định.

Như Quảng Ninh kia kìa, sân bay Vân Đồn được Sungroup thi công rất nhanh, giúp lượng khách tới Quảng Ninh du lịch rất đông.
@Mr.Whisky Phải xin thế thì mới có đất nền ven sân bay phân lô được.
Gif
TÍCH CỰC
3 năm
Lấy gì chứng minh sân bay này vắng nhất TG vậy?
Về khoảng bù lỗ thì VN cũng chẳng thua kém ai đâu, tỉnh nào cũng có 1 sân bay.

Hiện nay, chỉ có 6 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Liên Khương, Phú Bài trên tổng số 22 sân bay trên địa bàn cả nước có lãi, còn lại 16 cảng khác đều đang phải bù lỗ để duy trì hoạt động. Nếu cứ "trăm hoa đua nở", các tỉnh khác tiếp tục xây sân bay, thì khả năng có lãi là rất không khả thi.
Trích báo lao động
@Gif Ô hay, các nước khác thì không quan tâm bđs quanh sân bay chứ riêng đông lào thì bất động sản là số một, là lợi ích lớn nhất, là tất cả. Đầu tư vô bđs mới phất lên nhanh và dễ chứ sân bay chỉ là vỏ bọc thôi : https://tienphong.vn/dat-ven-du-an-san-bay-bi-thoi-gia-post1322847.tpo
NobunagaOda
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Gif sân bay ko hoạt động cũng đi lôi vô ?
@Methanol Ko kiếm được tiền từ bds nên cay cú à? 😆 đúng là hậu duệ ducang. Đây là chủ đề về sân bay vắng/đông khách, thích nói về bds thì cút sang topic khác mà nói
@sskkb Còn bồ thì là hậu duệ chính cống của chóp bu đỏ, hốt bộn tiền từ bđs nên cay cú khi bị nhắc đến nhể. Cả đống báo trong và ngoài nước nó đều đưa tin xin sân bay thổi giá đất nền, hẳn là ở đông lào đất nền nó không liên quan đến sân bay.
caoanh666
ĐẠI BÀNG
3 năm
tiền nhiều để làm gì
@caoanh666 Để bù lổ ۔۔۔
Dân tiền rừng biển bạc ۔
@caoanh666 để nhét vô mồm mấy ông quan chức bạn êi
bẫy nợ tung cẩu không chừa 1 ai
@khoanguyendinh Cái giá phải trả cho việc chơi với nhầm người.
@khoanguyendinh Quan trọng là lãnh đạo phải sáng suốt, đừng có ảo tưởng hoang phí. Xin tiền của Tây cũng không dễ, mà còn điều kiện này nọ nữa nhiều khi rất khó nuốt
@nghaimin Tây vẫn dễ thở hơn Tàu
@wuchengcai Nếu không giữ được độc lập, tự chủ thì vào tay Tây hay Tàu cũng bị biến thành con rối của họ thôi. Nhìn Ukraine hiện nay là rõ, bám Tây, giờ đất nước rơi vào nội chiến
@wuchengcai Chưa chắc, hỗn loạn ở Trung Đông đều do Tây cả. Mà dính vào Tây là đổ máu, tàn phá, bạo loạn chính trị
princez
CAO CẤP
3 năm
Cái ý kiến này của Deshal de Mel - một nhà nghiên cứu kinh tế đến từ công ty Heyleys Plc ở Colombo, Sri Lanka cho biết: "Tôi cảm thấy vị trí của sân bay này sai sai thế nào đó. Thế nên tôi không thấy nó sớm khả thi. Để có một sân bay quốc tế thì bạn cần phải có dân cư, bạn cần có những điểm thu hút người nước ngoài đến và bạn cần một số cơ sở hạ tầng thương mại. Tất cả những điều này không có ở Hambantota." mình thấy nó không hoàn toàn đúng. Nếu nhìn sang Dubai, họ xây dựng sân bay quốc tế để trung chuyển hàng hóa từ những năm 1930 - 1960, thời đó nhìn vào Dubai họ có những điều kiện trên không??? không có nhiều dân cư, không có nhiều điểm thu hút, không có hạ tầng thương mại, đương nhiên chả có ma nào đến một bãi cát hoang mạc Dubai để làm gì cả. Vấn đề là nó nằm ở vị trí trung chuyển và họ chỉ cần vậy. Nên Sri-Lanka đã hơi vội vàng khi ngừng hoạt động sân bay này rồi.
@princez Có thể, nhưng vấn đề của Sỉ Lanka là họ đi sau. Khi Dubai xây dựng sân bay là chưa có hoặc rất ít sân bay trung chuyển giữa Âu/Phi và Á. Giờ thì sân bay trung chuyển nhiều, máy bay đi đc xa hơn nên hoặc họ dừng ở Trung Đông, hoặc họ cố bay tí đến Thái/Sing luôn
phthinh
ĐẠI BÀNG
3 năm
Dubai nó chỉ mới đánh dấu sự chuyển dịch sang du lich-dịch vụ trong khoảng 20 năm trở lại đây thôi. Nó là 1 quốc gia quân chủ chuyên chính, tiềm lực kinh tế gần như vô hạn =)) nên muốn làm gì cũng đc và nó chỉ phải phát triển mỗi cái trung tâm chính là Dubai.

Còn thằng Srilanka thì sao ? Dù đã có sẵn một sân bay quốc tế và cụm cảng, nhà máy, dân số đông ở thủ đô nhưng thằng cha thủ tướng vẫn nhất quyết vay tiền đi xây 1 cụm khác ở quê hương và hy vọng nó hái ra tiền như Dubai 😁

Ngoài ra, khu vực Trung đông - ấn độ dương này là đại bản doanh của rất nhiều hãng hàng không lớn và chủ sở hữu cực kỳ giàu có khác ngoài Emirates, ví dụ như Saudi, Omar, Etihad, Egypt, Turkish...
Cất cánh mà gặp voi thì đánh lái kiểu gì 😆
@phoden Thì cởi lên voi 😋
Hí hí con đường tơ lụa sũng nước đi vô hà lội luôn à =]]
vẫn thua mấy nhà máy ethanol, nhà máy giấy ... của Vịt, xây xong thanh lý ve chai chưa hoạt động ngày nào!
_ Muốn thay đổi dễ lắm. Đổi sân bay thành sân bay quân sự, cái cảng nước sâu gần đấy cũng thành cảng quân sự, rồi cho TQ thuê 50 năm giá kếch xù. Done, easy money 😁
@iceteazz mượt =)))
@iceteazz Ý tưởng được vãi, chuyển sang sân bay quân sự và cho tq thuê, đồn trú thì hét giá thoải cmn mái luôn.
Dính vào cái bẫy nợ của khựa thì đen rồi!
@bacgiangman nước lạ là giỏi vẽ dự án lắm
bay tới nơi xong đi bộ 5km để bắt xe =))
@nhtphuc thật là đỉnh cao của trekking 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019