Vì sao Mỹ tốn rất nhiều tiền để phát triển và vận hành GPS nhưng chúng ta lại được sử dụng miễn phí?

19/5/2021 5:19Phản hồi: 316
Vì sao Mỹ tốn rất nhiều tiền để phát triển và vận hành GPS nhưng chúng ta lại được sử dụng miễn phí?
Ngày nay có rất nhiều thiết bị điện tử được trang bị tính năng GPS để sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau. Có một sự thật rằng hệ thống GPS được sở hữu và điều hành hoàn toàn bởi chính phủ Mỹ, nó luôn hoạt động 24/7 và chi phí đầu tư cũng như điều hành cho hệ thống này là cực kì tốn kém, thế nhưng không ai bắt chúng ta phải trả tiền hàng tháng hoặc bỏ ra bất kì chi phí nào để sử dụng (trừ phí mua thiết bị), vậy tại sao lại có điều này? Tại sao Mỹ (và một vài quốc giá khác sở hữu hệ thống định vị toàn cầu) lại cung cấp dịch vụ này miễn phí cho toàn thế giới như vậy?

gps-satellite-4.jpg

Lịch sử ra đời của GPS

GPS (Global Positioning System) là hệ thống ban đầu được tạo ra với mục đính quân sự và chỉ được dùng cho quân sự. Hệ thống này được ra đời vào khoảng những năm 1970s trong thời kì Chiến Tranh Lạnh với Liên Xô, tiền thân ban đầu được gọi là các hệ thống định vị vệ tinh quá cảnh (Transit Satelite Navigation System) đã được sử dụng trong Hải quân Hoa kỳ vào năm 1965. Mục đích của hệ thống trên là giúp các tàu ngầm có thể định vị và điều hướng trong điều kiện quan sát bị hạn chế. Sau đó, chính phủ Hoa Kỳ nhận thấy rằng họ cần một hệ thống định vị bằng vệ tinh trực quan hơn, dễ dùng hơn, thế là những nhà khoa học và kĩ sư của Lầu Năm Góc đã tập hợp lại để nghiên cứu. Họ đưa ra khái niệm GPS lần đầu tiên vào năm 1973 và chế tạo thành công chiếc vệ tinh GPS đầu tiên vào 5 năm sau đó. Tên gọi chính thức mà Bộ Quốc phòng Mỹ gọi hệ thống này là NAVSTAR. Dần về sau, GPS không còn được sử dụng duy nhất trong quân sự nữa mà được mở rộng ra cho mục đích dân sự toàn cầu. Nhưng không phải khơi khơi mà GPS được chính phủ Mỹ dân dụng hoá, đó là do một sự kiện chiếc máy bay KAL007 của Korean Air Lines bị rơi vào năm 1983.



Ngày 1 tháng 9 năm 1983, chuyến bay 007 của hãng hàng không Korean Air Lines khi đang bay từ New York đến Seoul đã bị máy bay Su-15 của Liên Xô bắn hạ khi bay qua không phận của Liên Xô vào thời kì nhạy cảm giữa Mỹ-Liên Xô. Trong sự kiện này, toàn bộ 269 hành khánh và phi hành đoàn đều bỏ mạng, trong đó có một người là nghị sĩ Nghị Viện Hoa Kỳ Lawrence MacDonald. Phía Liên Xô coi rằng đây là một sự khiêu khích của Mỹ đối với họ, còn Hoa Kỳ thì cho rằng Liên Xô là bên phải chịu trách nhiệm, đồng thời buộc tội nước này đã làm khó khăn trong công tác cứu trợ và tìm kiếm nạn nhân. Sau sự kiện tang thương này, Tổng Thống Mỹ đương nhiệm lúc bấy giờ là Ronald Reagan quyết định dân dụng hoá hệ thống GPS mà chính phủ đang sở hữu để tránh việc tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.


GPS hoạt động như thế nào?

Cách hoạt động GPS thì cũng không còn gì quá xa lạ, mình xin được tóm gọn một vài ý chính từ các bài viết cũ của mod Duy Luân hoặc Nam Air. Hiện tại, trên đầu chúng ta có 31 vệ tinh GPS đang bay một cách chính xác trên quỹ đạo đã được đặt ra. Trong đó, hệ thống phải luôn đảm bảo rằng có ít nhất 24 chiếc đang trong quá trình hoạt động. Một hệ thống GPS hoàn chỉnh sẽ bao gồm 3 yếu tố:
  • Phần không gian: đó chính là 31 vệ tinh kể trên. Chúng nằm cách Trái Đất khoảng 20 ngàn km và tất cả những vệ tinh này được bố trí làm sao để 1 thiết bị thu nhận tín hiệu trên mặt đất luôn kết nối được tới ít nhất 3 vệ tinh tại bất kì đâu, bất kì thời điểm nào. Chúng sử dụng các pin mặt trời để làm năng lượng hoạt động và mỗi vệ tinh GPS cũng mang theo một đồng hồ nguyên tử cực chính xác để phục vụ cho mục đích tính toán. (Các nguồn khác nhau đưa ra nhiều số liệu khác nhau về số lượng vệ tinh. Số liệu trên mình lấy từ trang gps.gov của bộ phận điều hành GPS của chính phủ Mỹ).
gps-satellite-5.jpg
  • Trạm kiểm soát: Cũng giống như máy bay, các vệ tinh cần các trạm kiểm soát dưới mặt đất để điều phối các hoạt động của chúng. Theo thông tin mình tìm được, có 5 trạm kiểm soát được đặt rải rác trên khắp Trái Đất, trong đó có 4 trạm tự động và một trạm trung tâm điều khiển 4 trạm kia. Nhiệm vụ của các trạm này là nhận các tính hiệu từ vệ tinh, sau đó truyền lại về trạm trung tâm. Ở trạm trung tâm, các dữ liệu thu được sẽ được tính toán và chỉnh sửa sao cho đảm bảo hệ thống luôn hoạt động một cách chính xác. Nếu có lỗi xảy ra, chúng sẽ gửi lại tính hiệu cho các vệ tinh để hiệu chỉnh. Bên cạnh 5 trạm này, chúng ta cũng có 1 trạm trung tâm (dự phòng) và 6 trạm quan sát cũng như nhiều trạm dự phòng khác. Nhìn chung thì các trạm này có nhiệm vụ chính là hiệu chỉnh các sai số, ví dụ sự sai lệch của đồng hồ nguyên tử trên không gian do thuyết tương đối chẳng hạn.
gps-satellite-1.jpg
  • Thiết bị cuối: Đó chính là các điện thoại thông minh, smartwatch, thiết bị theo dõi phương tiện giao thông,… rất nhiều thiết bị điện tử xuất hiện trong đời sống hiện nay đều trang bị GPS cho nhiều mục đích khác nhau.
gps-satellite-6.jpg

Để định vị được vị trí của thiết bị cuối trong hệ thống, các thiết bị này sẽ tính toán khoảng cách từ thiết bị đến ít nhất 3 vệ tinh. Tại sao lại thế? Đầu tiên để tính được khoảng cách từ thiết bị cuối đến vệ tinh, cơ bản nhất là chúng ta có thể dùng công thức s=v.t của vật lý phổ thông. Vì vận tốc của sóng GPS truyền đi nhanh tương đương với tốc độ ánh sáng, do đó khoảng thời gian di chuyển là rất ngắn, đòi hỏi phải có một thiết bị đo thời gian có độ chính xác cao. Đây cũng là lí do vì sao trên các vệ tinh này thường được trang bị một đồng hồ nguyên tử cực chính xác. Cứ một một khoảng cách đến một vệ tinh, chúng ta lại có có tạo được một hình cầu mà ở đó, vị trí của thiết bị cuối chắc chắn phải nằm trên mặt cầu này. Do đó càng có được khoảng cách đến càng nhiều vệ tinh khác, các mặt cầu sẽ cắt nhau tạo thành các giao điểm vào giao điểm này chính là vị trí của thiết bị GPS. Thường thì các GPS receiver cần kết nối tới ít nhất 4 vệ tinh để có thể định vị chính xác nhất. Nếu ít hơn thì sẽ kém chính xác, nhưng nếu kết nối tới quá nhiều thì cũng có thể làm cho thiết bị phải xử lý nhiều hơn, dễ sai lệch hơn. Lý thuyết nghe đơn giản là thế nhưng thực tế thì phương trình và phương pháp phức tạp hơn thế nhiều, vì các vệ tinh luôn di chuyển tương đối với nhau, và với bề mặt Trái Đất. Do đó, vị trí của GPS luôn tồn tại sai số, thường là vài mét cho tới vài trăm mét. Để dễ hình dung thì anh em có thể coi hình minh hoạ 2D bên dưới về nguyên lý hoạt động.
gps-satelites.gif

GPS có thật sự miễn phí?

Có một sự thật là trung bình, chính phủ Mỹ tốn 2 triệu USD cho mỗi ngày vận hành hệ thống GPS. Thế nhưng người dùng cuối không phải trả một khoản phí dịch vụ nào. Có bao giờ anh em bị trừ tiền vì sử dụng dịch vụ GPS chưa? Câu trả lời là chưa bao giờ. Vậy tại sao chính phủ Hoa Kỳ tốn rất nhiều nguồn lực, tài nguyên và tiền của nhưng lại cung cấp miễn phí cho toàn thế giới?

Thực tế thì chính phủ Hoa Kỳ cũng nhận lại nhiều nguồn tiền phục vụ cho việc vận hành hệ thống này, trong số đó thì tiền thuế của người dân là một ví dụ. Ngoài ra, bản thân GPS cũng đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế toàn cầu. Lấy ví dụ, các ứng dụng giao hàng hoặc vận tải công nghệ sử dụng GPS để tăng cao năng suất làm việc, về vĩ mô sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn và họ cũng thu được nhiều tiền thuế hơn. Bản thân chính phủ Mỹ cũng làm ăn với nhiều công công nghệ bên thứ 3 để cung cấp dịch vụ cho họ, chính các hợp đồng bản quyền và kinh doanh này cũng đóng góp vào việc giúp hệ thống tiếp tục được hoạt động. Còn việc tại sao những công ty chấp nhận bỏ tiền ra để hợp đồng với chính phủ là vì họ có những cách kiếm tiền khác, ví dụ như lấy data để làm những sản phẩm khác, hoặc bán quảng cáo chẳng hạn.

gps-satellite-3.jpg

Ngoài ra, bên cạnh bề nổi là tất cả người dân toàn cầu đều có thể tiếp cận được GPS thì bề chìm của tảng băng là hệ thống này phục vụ cực kì mạnh cho chính quốc gia này. Nó xuất hiện trong quốc phòng, an ninh, công nghiệp,… Cần nói thêm rằng GPS dùng cho quân sự có độ chính xác cao hơn nhiều lần so với GPS dùng cho dân sự. Việc nắm được công nghệ mà phần lớn cả thế giới phải sử dụng cũng giúp Hoa Kỳ có tiếng nói hơn, thể hiện vị thế của một quốc gia phát triển thuộc hàng đầu thế giới cũng như có thể nắm bắt được nhiều khía cạnh quan trọng trong chính trị. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc tốn hàng đống tiền để cung cấp dịch vụ này cũng thể hiện đây là một động thái “chủ nghĩa xã hội” thuần tuý mà hiếm có quốc gia nào trên thế giới có thể làm được.

Quảng cáo


GPS không phải là hệ thống định vị duy nhất của hành tinh

Đúng vậy, mặc dù GPS cực kì phổ biến và được sử dụng trên nhiều quốc gia, nhưng đây không phải là hệ thống định vị duy nhất đang hoạt động. Cần phân biệt rõ giữa GPS và GNSS (Global Navigating Satellite System), trong đó GPS là một hệ thống GNSS do Mỹ chế tạo và điều hành, còn GNSS là tên gọi chung của các hệ thống định vị toàn cầu kiểu như vậy. Bên cạnh GPS của Mỹ, chúng ta còn có GLONASS của Nga, Galileo của Liên minh Châu Âu và BeiDou của Trung Quốc. Đây là những cái tên mà chúng ta ít nhiều đã từng nghe qua, nhưng cũng có hai cái tên khác ít phổ biến hơn là QZSS của Nhật Bản và NavIC (hay IRNSS) của Ấn Độ. Cũng giống như Mỹ, các quốc gia vận hành các hệ thống định vị cũng thường có mục đích chính trị cũng như nhiều chiến lược ẩn ý khác. Nhưng nhìn chung thì cơ bản là giống nhau; vì ở Việt Nam thì GPS là phổ biến nhất nên trong bài này mới đặc biệt tìm hiểu về chúng.

gps-satellite-2.jpg

Như vậy có thể thấy, GPS không hoàn toàn miễn phí, nó vẫn được nuôi bởi tiền thuế của dân và những nguồn tiền ẩn khác. Ngoài ra việc cung cấp GPS cũng mang nhiều màu sắc chính trị mà chắc chắn đây là một lợi thế mà ít quốc gia nào có thể đạt được. Cám ơn anh em đã theo dõi bài viết, có gì thì cùng thảo luận bên dưới với nhau nha 😁
Tham khảo (1), (2), (3), (4), (5), (6)
316 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

jamestran
ĐẠI BÀNG
3 năm
Sẽ có 1 ngày các chiến đấu cơ của Zịt nam xài GPS
Hun cái nè
Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm.
Thà không nói để ngta ko biết mình ngu còn nói ra rồi thì ko còn nghi ngờ gì nữa 😃
dinhbach
TÍCH CỰC
3 năm
@thaiduy_1101 Bạn có thể hình dung như này, tất cả hướng của trọng lực đều về tâm trái đất. Khi ta ở trên bề mặt trái đất thì chỉ bị tác dụng theo 1 hướng từ trên xuống của trọng trường đều. Nhưng khi ngoài không gian, khi bạn đã thắng được lực hút trái đất ở 1 vận tốc nhất định thì lực hút và lực ly tâm khỏi trái đất bằng nhau. Khi đó vệ tinh sẽ trôi theo tất cả các hướng lực về tâm trái đất. Bạn có thể thấy mặt trăng cũng vậy, các hành tinh đều quay quanh theo 1 ngôi sao trung tâm tuỳ theo hấp dẫn của nó và ngôi sao đó. Đó là lý do mặt trăng không bị hút bởi mặt trời, và mặt trời lại quay quanh trung tâm dải ngân hà. Vì lực hấp dẫn giữa 2 vật phụ thuộc vào khoảng cách và khối lượng của chúng. Nói đúng hơn hấp dẫn giữa mặt trăng và trái đất lớn hơn giữa mặt trăng và mặt trời.
@jamestran Riêng quân sự phải dùng hệ thống định vị chuyên biệt. khi chiến tranh xảy ra nó đánh vào GPS đầu tiên có mà ăn cám.
jedi9
TÍCH CỰC
3 năm
Thêm phần này nữa cho đủ tụ (có thể tăng độ chính xác xuống còn 30 cm thay vì 5m như trên bài) https://www.xda-developers.com/dual-frequency-gnss-important-location-feature-your-phone-probably-missing/
minhtienbk
TÍCH CỰC
3 năm
@The Vi Er Nó ngoài x y z còn ra thời gian nữa là 4 nghiệm đó
Ra 4 cái đó sẽ ra 1 đống thứ nữa được tính thêm như là tốc độ , hướng, …
The Vi Er
TÍCH CỰC
3 năm
@minhtienbk Thời gian cái vệ tinh nào chẳng có, thấy không cần thiết, cũng không liên quan. Mỗi cái vệ tinh tự trích xuất thời gian hồi đáp rồi.
minhtienbk
TÍCH CỰC
3 năm
@The Vi Er Nghe bạn nói là biết ko hiểu gì về GPS hay GNSS rồi.
Thời gian là chìa khoá của hệ thống GPS, nên dù sử dụng đồng hồ nguyên tử - là đồng hồ tốt nhất hiện tại- mà vẫn còn phải hiệu chỉnh thường xuyên mớ tính đc vị trí chính xác.
The Vi Er
TÍCH CỰC
3 năm
@minhtienbk Vâng vâng vâng x)
Vì chính phủ Mỹ yêu chính nghĩa, tốt bụng,.... luôn giúp đỡ nhân loại cùng nhau ........ cùng nhau phát triển. Tóm lại chính phủ Mỹ LUÔN LUÔN mặc định vai anh hùng bảo vệ chính nghĩa còn....... Câu trả lời hợp với tiêu chuẩn Tinhtuong chưa
@mandiesel Nói thật về cái gì. Gần 50 năm, lão già cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara Mỹ, cựu tổng thống Eisenhower cũng Khai Thật Nói Huỵch Toẹt sạch hết ráo trong sách Hồi ký, trả lời báo chí, lời thú nhận trong Phim Tài Liệu do chính Mỹ làm về tình hình Việt Nam ngày xưa và các trò Bẩn thỉu được quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam để KHƠI MÀO MỌI THỨ. Còn cả rất nhiều bộ phận nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, tình báo Mỹ CIA về Việt Nam và lãnh đạo miền Bắc Việt Nam khi ấy. Tiếc là, khi sự thật made in USA lộ diện bản chất thực sự thì cái sự thật made in USA GIỐNG HỆT NHƯ LỌ MUỐI TRẮNG TINH được Bộ trưởng Ngoại giao Colin Powell khoe khoang trước LHQ ngày 5/2/2003.
@mandiesel Tôi có sưu tầm ít tài liệu, link về Bản chất sự thật made in USA được chính tay nhân viên CIA, nhân viên Mỹ biên soạn. Chiến tranh qua lâu rồi. Phía Mỹ cũng giải mật rất nhiều tài liệu về cuộc chiến năm xưa. Có cần thì liên hệ nhắn với tôi một tiếng, tôi sẽ gửi link cho tham khảo nhé mandiesel ơi.

Khua môi múa mép rao giảng sự thật blah blah blah ....này nọ trong khi bản thân chẳng tìm hiểu gì về mảng đó. Thật hài hước.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara Mỹ, cựu tổng thống Eisenhower cũng Khai Thật Nói Huỵch Toẹt sạch hết ráo trong sách Hồi ký, trả lời báo chí, lời thú nhận trong Phim Tài Liệu do chính Mỹ làm về tình hình Việt Nam ngày xưa và các trò Bẩn thỉu được quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam để KHƠI MÀO MỌI THỨ. Còn cả rất nhiều tài liệu do bộ phận nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, tình báo Mỹ CIA biên soạn viết về Việt Nam và lãnh đạo Việt Nam khi ấy.
@arsenal911 Giở chiêu Ngụy biện fallacy phổ thông, kém cỏi Chụp Mũ rồi. Tại sao mày dám nói tao SAI, tại sao mày Nói Chuyện Trái Ngược Với Ý Kiến CỦA TAO----------------->chắc chắn mày là red bull, ăn lương chú phỉnh,.....

*Đầu óc như thế mãi mãi bị kẹt trong tù túng tư tưởng. Không khá lên nổi đâu arsenal911 ơi.
@thedinh02 thedinh02 nên gợi ý arsenal911 sang du lịch Nền ..... Lớn Nhất Thế Giới (Theo đài BBC) Ấn Độ vĩ đại và hít thở xứ đó. Tôi cá nền .... xứ Ấn Độ "ưu việt" hơn Bắc Triều Tiên. Hoặc Philippines cũng có thể lựa chọn thứ 2 có thể đến du lịch và hít thở, thưởng thức đặc sản ........hahahahaha
GPS đương nhiên duy trì tốn kém, nhưng hiệu quả kinh tế nó mang lại còn cao hơn rất nhiều chi phí bỏ ra cho nó. GPS chỉ cần dừng hoạt động 1h thôi là biết ngay hậu quả
princez
CAO CẤP
3 năm
@nghaimin hầu hết các quốc gia đều có các hệ thống định vị dựa trên các trạm sóng mặt đất rồi, nếu hiện đại hơn thì họ cũng có các vệ tinh của riêng họ để sử dụng trong nước rồi. Còn nếu không có nữa thì vẫn có thể sử dụng các hệ thống định vị của Nga, EU, Trung quốc ... nên GPS có ngừng hoạt động thì gần như chả có gì thay đổi cả
drhuy251291
ĐẠI BÀNG
3 năm
@princez - Các mạng viễn thông dựa vào đồng hồ GPS để giữ cho các tháp di động được đồng bộ hóa để có thể chuyển các cuộc gọi.
- Nhiều lưới điện sử dụng đồng hồ trong thiết bị tinh chỉnh dòng điện trong mạng quá tải.
- Lĩnh vực tài chính sử dụng hệ thống định thời dựa trên GPS để đánh dấu thời gian ATM, thẻ tín dụng và các giao dịch thị trường tốc độ cao.
- Đồng bộ hóa mạng máy tính, truyền hình kỹ thuật số và đài phát thanh, báo cáo thời tiết bằng radar Doppler, giám sát địa chấn, thậm chí lập trình tự nhiều camera để sản xuất phim... đều cần GPS.
- Chưa kể hàng không, tàu thủy và nhiều ngành hàng khác đều cần GPS.

Các quốc gia tiên tiến đều có hệ thống riêng, nhưng chỉ ứng dụng quân sự là chính. Còn GPS được dùng như là 1 hệ thống chuẩn chung toàn cầu. Vấn đề là ta đang sử dụng các dịch vụ mà chả biết nó đang sử dụng GPS, nên ta hay khinh thường lợi ích mà các ứng dụng này đem lại.
@princez Ông này nói chuyện như sống trên mây nhỉ 😆
Trinh_hai
ĐẠI BÀNG
3 năm
@princez Vấn đề là thiết bị đầu cuối của bạn có sử dụng được hệ thống của Nga - Tàu hay không.
rancon
ĐẠI BÀNG
3 năm
@princez Cần học và tìm hiểu thêm cho nhiều vào trước khi phát biểu để tránh bị cho là ngáo ộp bạn à.
NamAnn
TÍCH CỰC
3 năm
Nói chung hưởng sái cái gì miễn phí thì không biết ơn cũng nên đánh giá cao. Đừng như một số thành phần suốt ngày cào phím chửi ra rả nhưng vô tình hay cố ý không biết cuộc sống hàng ngày toàn xài hàng Mỹ công nghệ Mỹ.
@HoangTux Ko có Mỹ thì có thằng nào??? Bác nói e nghe coi.. Lại bắt đầu nếu nữa à... Thực tế ở hiện tại Mỹ đang dẫn dắt thế giới công nghệ rất tốt.. Đừng nếu nữa..
minhtienbk
TÍCH CỰC
3 năm
@Leubaovitien Mới đầu nói hệ thống GPS lấy giờ thấy hố thì lại nói OS lấy.
Chip GPS thì khối thằng bán, ko riêng Mỹ.
Nói chung ko rảnh giải thích
@HoangTux Vậy còn ko chịu là nếu nữa 😆)))
Ko thể phủ nhận sự tiện lợi & quan trọng của GPS trong cuộc sống ngày nay, cảm ơn Mẽo đã đem đến cho loài người thứ công nghệ ko thể tuyệt vời hơn 😘
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
ZeusFate
TÍCH CỰC
3 năm
Nuôi bằng tiền thuế của dân là dân nào. Nếu là dân Mỹ thì nói chuyện hoà vốn. Cái lợi của nó là lượng data khổng lồ đấy nhiều thằng muốn bao thằng muốn cung cấp free ko đc
@batrung2906 Hay nhất câu "đéo thích thì đừng xài", đỡ ba phải uốn lưỡi lươn lẹo.
Rõ ràng là thằng đần độn mới tưởng bở là nó cung cấp data cho Mĩ như 1 sự đánh đổi sòng phẳng... bởi đơn giản là người ta xài cái đt như LG Arena thì Mẽo lấy đc cái ccc gì đâu, nó đâu phải android mà lấy gián tiếp qua GG. À mà hồi đó còn chưa có android cũng nên.
@T.NC À tui có thêm ý này, mình nên phân biệt rõ là bên hệ thống vận hành GPS có thực sự thu thập data của mình hay là do ứng dụng nào khác âm thầm bật GPS và thu thập data, phải chửi đúng người nữa
@batrung2906 nếu bạn dẫn đường bằng here maps offline thì data đưa về kiểu gì? các máy tính hay các hệ thống lớn khác dùng gps mà không dùng os nào của mỹ thì đưa về kiểu gì?
Hello anh Hiệp vụ offline map này em thực sự ko rõ nguyên lý của nó nữa.
Còn vụ OS thì em chỉ muốn khẳng định lại với bạn chủ comment là nên phân biệt có phải bên vận hành GPS lấy data của người dùng rồi kiếm tiền hay là 1 ứng dụng nào khác chạy trên nền hệ điều hành của thiết bị; chứ việc dữ liệu GPS truyền đi như thế nào trên nền hệ điều hành thì em cũng chịu, hihi
newnick
ĐẠI BÀNG
3 năm
1 trong những cái miễn phí nữa là giúp lập bản đồ 😁
@newnick Đấy là chức năng ko ai bắt bạn thực hiện, và nó cũng ko phải có từ ban đầu đâu. GPS còn đc mở ra lúc chưa có android lẫn iphone thì phải???
Mình thắc mắc chút là nếu đang dùng điện thoại và dùng google map. Mà điện thoại và gg map thì xài GPS. Thế nếu giờ mình sang Tàu chơi thì điện thoại (iphone) nó có chuyển sang hệ sóng của Tàu không? Và nếu nó vẫn bắt GpS thì mình đi tù sao 🤣
QuynhVir
ĐẠI BÀNG
3 năm
qua đó vẫn bắt GPS bình thường nhé
hệ thống toàn cầu chứ có phải 1 chỗ đâu

Nhưng Google Maps thì bị chặn

Không ai bắt và cũng không thể bắt được, điện thoại chỉ nhận tín hiệu rồi tính toán vị trí chứ k gửi đi đâu hết.
@Lê Phú Khương Mình cũng mới đọc đc chiều nay xong. Thi thoảng thắc mắc anh em tìm hiểu :D
@hero12321 Ý là cái iphone nó bắt sóng sao bác ạ. Tập trung vào cái ggmap làm gì.
@T.NC Cảm ơn bác. Cái này là cái mình thắc mắc nè. Cái google map là để ví dụ thôi mà các bác cứ tập trung vào đó quá
hay đó, cám ơn bạn
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa khái niệm GPS và GNSS (Global Navigation Satellite System). GPS hay A GPS là hệ thống GNSS của Mẽo, Galiieo hay GLONASS, BEIDOU là các hệ thống GNSS của nước khác.
minhtienbk
TÍCH CỰC
3 năm
@suvival198 Còn nhầm lẫn giữa hệ thống GNSS (như GPS) với dịch vụ bản đồ như Google map hay Apple map nữa.
"Để định vị được thiết bị cuối trong hệ thống, các vệ tinh sẽ tính toán khoảng cách từ thiết bị đến ít nhất 3 vệ tinh. "
Câu này của bạn có phải sai không nhỉ? Theo mình hiểu thì vệ tinh không tính toán mà chính thiết bị đầu cuối nhận tín hiệu từ vệ tinh, tính ra khoảng cách từ thiết bị đó đến vệ tinh dựa vào thời gian và vị trí của vệ tinh ở gói giữ liệu nhận được áp dụng công thức v=s/t, rồi dựa vào dữ liệu của ít nhất 3 khoảng cách đến 3 vệ tinh để tính ra vị trí. Chứ vệ tinh nào rảnh đi tính toán hết tất cả vị trị của các thiết bị đầu cuối gửi lên hả bạn. Vì vậy nên ko bao giờ có chuyện quá tải GPS vì vệ tinh ko tính toán gì cả, nó chỉ phát ra thôi. dạng broadcast như truyền hình ấy.
@vankhoadesign Dạ bạn. Cám ơn bạn góp ý hihi
@vankhoadesign Cuối cùng mới thấy 1 người hiểu ra vấn đề. Cái điện thoại của người dùng thực ra chỉ nhận tín hiệu thời gian theo đồng hồ nguyên tử trên vệ tinh thôi. Lấy vận tốc ánh sáng là cố định, có thời gian thì sẽ tính ra được khoảng cách. Có tối thiểu 3 con số khoảng cách thì có thể sử dụng phương pháp "tam giác đạc" để tính ra được tọa độ. Nếu muốn thêm thông tin độ cao thì thêm số liệu từ 1 vệ tinh nữa.

Công suất phát của cái smartphone tuổi gì mà gửi được tín hiệu lên tới vệ tinh. Muốn gửi được thì chỉ có mấy cái điện thoại vệ tinh bự như cục gạch với cái ăn-ten dài thòng lú ra thôi. Còn chuyện leak data là do các ứng dụng bên thứ 3 như Facebook, Google Maps thôi chứ liên quan gì tới GPS.
@vankhoadesign Bạn @vankhoadesign nói đúng rồi:
"GPS provides special satellite signals, which are processed by a receiver. These GPS receivers not only track the exact location but can also compute velocity and time. The positions can even be computed in three-dimensional views with the help of four GPS satellite signals ...
The users of Global Positioning Systems have GPS receivers that convert these satellite signals so that one can estimate the actual position, velocity and time."
Source: https://www.eetimes.com/how-does-a-gps-tracking-system-work/#
DmooN
TÍCH CỰC
3 năm
@Long UFM điện thoại vệ tinh giá cũng trên trời luôn
.Gù.
TÍCH CỰC
3 năm
Phục vụ chiến tranh nữa, đối với nhưng cường quốc thôi nhe
những thứ người mỹ tạo ra toàn là những thiết thực trong đời sống : internet ,GPS , vaccine , windows , máy vi tính , dầu hoả , ổ đĩa cứng ............ , còn những thứ từ TQ + liên xô thì ăn hại phá hoại ăn cắp thì nhiều , chứ éo có thành tựu phát minh thiết thực cho nhân loại
@Nguyễn Chí Danh Bổ sung tiếp sức cho bạn techmen.

-Kiến trúc sư trưởng cho dự án Pentium 3 là 1 người Nga tên là Vladimir Mstislavovich Pentkovski. Ông Pentkovski vào thời Liên Xô từng tham gia thiết kế chip Elbrus 1 và 2 cho chính phủ Liên Xô. Bọn nước ngoài còn đồn Intel đặt tên dòng chip PENTinum dựa trên tên ông PENTkovski.
- Boris Artashesovich Babayan (tốt nghiệp từ trường Đại học Vật lý kỹ thuật Moscow MIPT danh giá), Giám Đốc thiết kế và Trưởng dự án hãng chip Intel từ 2007 từng là Giám Đốc Viện cơ tin học thiết kế các chương trình máy tính Liên Xô.
@Nguyễn Chí Danh Nói sơ qua về Trường Đại học Vật lý kỹ thuật Moscow MIPT: nơi Giám Đốc thiết kế Intel Boris Artashesovich Babayan mài đũng quần học tập và nghiên cứu.

-Đại học Vật lý kỹ thuật Moscow MIPT do 3 nhà bác học Lev Landau Nobel Vật lý 1962, Pyotr Kapitsa Nobel Vật lý 1978, Nikolay Semyonov Nobel Hóa học 1956 sáng lập vào năm 1946.
-Ngoài ra có thể kể thêm các nhà khoa học từng có thời gian học tập, làm việc hoặc nghiên cứu tại Đại học Vật lý kỹ thuật Moscow MIPT: Vitaly Ginzburg đồng tác giả công trình nghiên cứu đoạt giải Nobel Vật lý 2003, Alexandr Prokhorov đồng tác giả một công trình nghiên cứu về TIA LASER Nobel Vật lý 1964, Andrey Geim và Konstantin Novoselov cùng nhận giải Nobel Vật lý năm 2010 vì khám phá ra Vật liệu mới Graphene.
-Có thể tham khảo Wiki Tiếng Anh của đại học Đại học Vật lý kỹ thuật Moscow MIPT Moscow Institute of Physics and Technology - nơi tập hợp nhân tài của Liên Xô ngày xưa và nước Nga ngày nay.
@Nguyễn Chí Danh Còn cả các phát minh như Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học, trò chơi Tetris phổ biến toàn thế giới,...... Hầu như ai ai trên thế giới cũng biết tới và được ứng dụng, phủ sóng rộng rãi đến toàn thế giới. Tôi cá Nguyễn Chí Danh CHẮC CHẮN đã dùng qua phát minh Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học và Chơi trò chơi Tetris phổ biến toàn thế giới ít nhất 1-2 lần trong đời.
@Nguyễn Chí Danh Sẵn nhắc luôn. Trò chơi Ma Sói cuốn hút rất nhiều bạn trẻ Việt Nam thời gian gần đây là trò chơi bắt nguồn từ trò chơi do một ông giáo sư người Liên Xô tên là Dimitry Davidoff nghĩ ra vào năm 1986. Trò Ma Sói này sau khi ra đời đã lan toả khắp châu Âu như Thụy Điển, Anh quốc, Na Uy...... và được dân Châu Âu ưa thích. Thậm chí, người Mỹ cũng rất thích chơi trò Ma Sói này. Kiến thức kém thì im lặng nhé Nguyễn Chí Danh.
Ko hiểu nó dùng camera gì mà chụp đc ảnh rõ nét trên bản đồ..
tuan 95
CAO CẤP
3 năm
@Jen Minh Tri camera chuyên dụng, 😆)))
tuan 95
CAO CẤP
3 năm
@Jen Minh Tri samsung galaxy note 20
@tuan 95 quá đáng 😆)0
Làm gì có chuyện cho không biếu không. Xài của nó thì đi ị nó còn biết vị trí cơ mạ.
Cơ mà đọc bài này lại nhớ cách đây tầm 15 năm khi lần đầu tiên được sử dụng cái máy GPS để hỗ trợ đo vẻ bản đồ. Ôi cảm giác vẫn còn lâng lâng.
Đâu như cái nước nào đó chả có phát minh đóng góp gì cho nhân loại, dân chúng dân trí thấp mê tín dị đoan, cúng vong cầu hồn, giới trẻ thì cắm đầu vô game show hài nhảm, ngôn tình, học đại học thì đua nhau học mấy ngành như kinh tế, quản trị. chứ không học khoa học kỹ thuật. Cầm cái smartphone thì tưởng ta đây là dân công nghệ. Vậy mà còn mắc bệnh tự ái, khoái được khen nịnh ghét bị chê bai, hay giãy nảy tự ái, nhưng thích chê bai các dân tộc đặc biệt kaf cường quốc khác từ Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Trung Quốc… trong khi không dám nhìn lại bản thân mình. So với mấy nước đó thì khoảng cách khoa học kỹ thuật công nghệ còn xa hơn giữa bản thân và mấy nước còn ở chế bộ lạc du canh du cư
Mấy thằng tự ái không nói lại thì lôi ba mẹ ông bà người ta ra để bao biện lol
Cái quốc tính không dám nhận sai lầm của bản thân, tự cho luôn đúng, nghĩ là ông bà tổ tiên luôn đúng nên hèn chi muôn đời nhược tiểu
okimdull
TÍCH CỰC
3 năm
Vẫn là em à.

Sao em không đi phát minh thứ gì đó có ích cho loài người đi mà cứ suốt ngày lên cái ao làng này để tự kéo mình xuống vũng bùn thế. Suốt ngày đi chửi bới.

ĐỂ LÀM CÁI GÌ VẬY ?

Vẫn không hiểu mục đích làm gì.
toanck7
ĐẠI BÀNG
3 năm
@okimdull Đã ở vũng bùn sẵn rồi cần gì kéo. Nếu như chê bai kiểu này mà bị coi là tự nhục với chửi ông bà tổ tiên thì chắc cách mạng đấu tranh phá bỏ chế độ phong kiến là sai quá sai rồi. Sướng quá nên dùng toàn đồ ngoại, du học mẽo.
Cười vô mặt
okimdull
TÍCH CỰC
3 năm
Rồi mục đích việc chê bai này là gì, có lợi ích gì ?

Thỏa mãn sướng mồm cho cái thân phận rẻ rách trong đời thực thôi chứ còn gì khác nữa bạn.

Người nhiều công, nhiều việc, không ai rảnh lên diễn đàn hạng ba về công nghệ để suốt ngày chửi về kinh tế chính trị cả. Chấp nhận đi lũ thất bại (bao gồm cả tôil
Thế mà cứ chửi Mẽo suốt, cố lên các bạn nhi đồng =))
@okimdull Thế đừng xài đồ Mẽo bạn ơi. Xài làm gì rồi đú theo tụi ăn cháo đá bát =))
arsenal911
TÍCH CỰC
3 năm
@okimdull tất nhiên là đông rồi, tau cuồng Mỹ này 😆) rồi sao :v, k lẽ tau đi cuồng hồ cuồng Đảng =))))) :v
okimdull
TÍCH CỰC
3 năm
@John Chris Ơ kỳ lạ, tiền tôi có, tôi xài cái quái gì là quyền của tôi, tư cách gì đòi cấm vậy cu.
okimdull
TÍCH CỰC
3 năm
@arsenal911 Cuồng ai rồ ai là việc của cậu, tôi không có quyền cấm.
Kết nối GPS ----> Tomahawk bomb đến ngay !!!
Buồn ghê...
Guadiola
TÍCH CỰC
3 năm
@TroyNguyen6789 Ác
Ngầu đấy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019