Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Máy ảnh Lomography sử dụng ống kính chứa chất lỏng

tuanlionsg
2/6/2021 11:55Phản hồi: 21
Máy ảnh Lomography sử dụng ống kính chứa chất lỏng
Đây là chiếc máy ảnh mà cụm ống kính có thể đưa chất lỏng vào để tạo khúc xạ ánh sáng tạo màu sắc lạ. Máy ảnh dùng phim 35mm có khung hình panorama 104mm x 35mm, thân máy bằng nhựa, không dùng pin. Tên đầy đủ là HydroChrome Sutton's Panoramic Belair Camera. Sử dụng ống kính một tiêu cự 32mm có khẩu lớn nhất là f/11 và các khẩu f/16, f/32 và f/168 (nhỏ như lỗ kim - dạng pinhole). Khoảng lấy nét từ 1.5m đến vô cực, tốc độ màn trập cố định 1/100 và B (Bulb). Khi chụp thì chọn khẩu độ ống kính, giơ máy lên canh khung bố cục và bấm nút chụp, nếu với B thì giữ nút đến khi nào thả nút chụp ra thì màn trập đóng lại.

[​IMG]

Ống kính thiết kế bằng gốm sứ có đục lỗ để đưa chất lỏng vào. Chất lỏng bất kỳ với màu sắc tuỳ ý bạn tưởng tượng ra hiệu ứng ảnh kiểu hoài cổ các kiểu. Chất lỏng sẽ chạy lòng vòng bên trong, tạo ra hiệu ứng màu sắc hoạ tiết khác nhau. Theo nhà sản xuất, họ nói rằng người dùng sẽ thoải mái sáng tạo ánh sáng và màu sắc thật mà không phải là hiệu ứng của kỹ thuật số. Nhưng lưu ý là chất lỏng khác nhau về độ đậm đặc hay màu thì ảnh hưởng đến độ rõ nét và cả hiệu ứng biến dạng các chi tiết trong ảnh.

belair_sutton_front_4.jpg

Về cách pha màu: Bộ máy sẽ kèm theo ống dẫn và van để đưa chất lỏng vào cụm ống kính. Nhà sản xuất nói ban đầu bạn chỉ cần bơm nước vào. Chụp thử để cảm nhận hiệu ứng khi ánh sáng đi qua lớp nước như thế nào. Sau đó, bạn thêm màu sắc hoà tan trong nước, như sơn màu nước, màu thực phẩm pha loãng. Tránh các chất cồn làm tổn thương thấu kính, keo dính, sơn Acrylic (gốc nước như dễ khô cứng khó rửa sạch), sơn dầu để lại cặn, thuốc tẩy hoặc chất lỏng có axit làm hỏng thấu kính.


1216x811x2.jpg

Về cách chụp ảnh: Chụp như kiểu máy Lomo, chọn khẩu độ, thời gian phơi sáng, bấm nút. Nếu màu đậm hoặc nếu muốn có nhiều hiệu ứng thì chọn B để phơi sáng lâu hơn. Khúc xạ ánh sáng qua chất lỏng có màu sẽ tạo ra bức ảnh bất ngờ đôi khi ngoài dự đoán.

Thông tin trên trang Lomography, có thể mua máy, giá 79 USD

2020-03-03__vie__reggina-idiartegaray__hydrochrome__cn-400-135-film__tea__003_web.jpg
2020-06-22__jp__keita-ishida__staff__hydrochrome__cn400-135-film__pink-water__002_web.jpg
2020-07-06__tw__ben-liu__hydrochrome__water_collage_002_web.jpg
2020-08-26__hk__heinrik__staff__hydrochrome__004.jpg
2020-09-22__fr__lafillerenne__hydrochrome__cn-400-135-film__water_003.jpg.jpg

Trở lại cái tên nói ở đầu bài HydroChrome Sutton's Panoramic Belair Camera, thì đây không phải là ý tưởng hoàn toàn mới. Chiếc máy ảnh này lấy cảm hứng từ ống kính chứa chất lỏng của Thomas Sutton - thấu kính chứa đầy nước của ông được cấp bằng sáng chế ở Anh 28/9/1859. Hai thấu kính có đường cong đồng tâm tạo ra một khoảng rỗng để chứa đầy nước trong như pha-lê. Tài liệu ghi lại là ống kính được hoàn thiện bởi các chuyên gia nhãn khoa Thomas Ross người Anh, và nó được gọi là “thấu kính độc đáo nhất trong lịch sử quang học”. Nhắc thêm một chút, Thomas Sutton cũng là người nhận bằng sáng chế trong việc chế tạo máy ảnh phản xạ ống kính đơn (single lens reflex camera - SLR) vào năm 1861, là chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế giới thuộc loại này. Người ta còn nói có lẽ ông là người thử nghiệm đầu tiên chụp ảnh màu của James Clark Maxwell. Cơ chế chiếc máy ảnh panorama của Sutton rất đơn giản. Nó là một chiếc hộp tối, có một nắp gỗ hoạt động như cửa trập. Thấu kính chứa đầy nước giữa hai lớp cong đồng tâm có góc nhìn 120°.
collage.jpg

Quảng cáo


Phiên bản máy ảnh Lomography này cải tiến cụm ống kính và có thể thay chất lỏng tuỳ theo người dùng như nói ở bên trên. Trở lại thuở sơ khai của thiết bị chụp ảnh, chất lỏng được sử dụng trong một thời điểm của lịch sử nhiếp ảnh. Sau khi nghĩ ra cách chế ống kính chứa nước, thay vì ghép nhiều ảnh lại với nhau để có tấm toàn cảnh pano (phương pháp phổ biến trước đây), thì Sutton sử dụng một thấu kính hình cầu hai lớp chứa nước để tạo ra ảnh toàn cảnh, tạo cảm hứng đến tận bây giờ. Thật tuyệt!

292908-small.jpg
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nghiemanhtuc
ĐẠI BÀNG
3 năm
Khác gì chụp LF mấy đâu =)) cơ mà hơi khó cho các bạn vì scan tay hoặc phải dùng flatbed !
nghiemanhtuc
ĐẠI BÀNG
3 năm
Cố tí múc 617 về chơi thì hay hơn =)) hoặc mua con này về mod lại !
con này nhìn lạ lạ nhỉ
Khủng
anhtuannd
TÍCH CỰC
3 năm
Máy chụp ra ảnh siêu xấu, đúng kiểu lomography
@anhtuannd bạn chụp chưa ạ
anhtuannd
TÍCH CỰC
3 năm
@Văn PhươcSG Mình mua từ ebay về dỡ ra để lấy khung máy thay vì phải in 3d 😃
@anhtuannd à ra là v kkkk
lần đầu tiên biết vụ này luôn
cũng lần đầu tiên thấy ống kính có khẩu độ nhỏ như vậy
@nhtphuc thú vị bác he
Máy thú vị thật, F168 đúng dữ luôn
baden009
TÍCH CỰC
3 năm
Ơ lỡ màu để lâu trong thấu kính nó ố luôn cái thấu kính thì có phải chết dở ko
Cười vô mặt
@baden009 Chắc là phải thay và súc rửa nhỉ.
Lạ nhĩ
Curency
ĐẠI BÀNG
3 năm
Lạ ghê
f168 thì phơi bao lâu mới có đủ sáng z :v
@tungnguyen9x97 Chắc là chụp như mấy cái pinhole cổ xưa.
nghia3d
CAO CẤP
3 năm
xấu như ma
akabela
ĐẠI BÀNG
3 năm
mới đầu nhìn lướt cứ tưởng ống kính dùng thấu kính chất lỏng giống mắt người
Tính ra thì cái này cũng hay quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019